Mạc Đĩnh Chi (chữ Hán: 莫挺之, 1280 - 1346), tên tự là Tiết Phu (節夫), hiệu là Tích Am (僻庵) là một quan đại thần triều Trần trong lịch sử Việt Nam.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Mạc Đĩnh Chi quê ở xứ làng Bàng Hà và Ba Điểm. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 đã theo hàng quân Nguyên. Nhà Trần sau chiến thắng đã trị tội cả làng, bắt dân làm lính hầu cho các vương hầu nhà Trần, không cho làm quan, nhưng sau này năm 1304, Mạc Đĩnh Chi vẫn được ứng thi và làm quan.
Theo Lịch triều hiến chương loại chí, Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay), tổ tiên là Mạc Hiển Tích đỗ khoa Thái học sinh năm Bính Dần đời vua Lý Nhân Tông. Ông thông minh hơn người, nhưng tướng mạo xấu xí.
Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc mở học đường, tập hợp văn sĩ bốn phương, chu cấp cho ăn mặc, đào tạo nhiều nhân tài, trong đó có Mạc Đĩnh Chi. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng, thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời. Dù nghề vặt như đá cầu, đánh cờ, không nghề ghì không thông thạo; từng mở học đường ở bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài như Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở Hồng Châu v.v... gồm 20 người, đều được dùng cho đời.
Giương cung bắn Mặt Trời
Câu đối tỏ rõ bản lĩnh của sứ thần Mạc Đĩnh Chi, chẳng khác gì nói rằng mình có thể bắn thẳng vào mặt vua Nguyên!
Đó chính là Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) đời nhà Trần. Ông quê ở làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Dương (nay là làng Long Động, xã Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương), đỗ Trạng nguyên vào năm 1304 triều vua Trần Anh Tông.
Sau khi thi đỗ, Mạc Đĩnh Chi được ban chức Thái học sinh hỏa dũng thủ, sung làm Nội thư gia tức quản lý kho sách của thư viện Hoàng gia. Sau đó thăng dần lên Hàn lâm Đại học sĩ, Nhập nội hành khiển, Hữu ty lang trung, Tả ty lang trung.
Ông làm quan trải bốn triều vua Trần: Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông. Ông được cử đi sứ 2 lần sang nhà Nguyên vào các năm 1308 và 1324. Quanh chuyện đi sứ của ông có nhiều điều thú vị.
Một lần, đoàn sứ bộ đi đến cửa quan thì đã muộn, cửa quan đã đóng. Sứ bộ ta gọi cửa mãi mà không được. Một lúc sau thấy từ trên vọng lâu thòng xuống một mảnh giấy, trên đó là một vế đối, thách sứ giả ta đối được thì mới mở cửa quan cho đi. Vế ra như sau: Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan (Tới cửa quan trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua).
Đây là một vế đối khó, phải tìm được một câu trong đó một từ phải được lặp lại 4 lần và một từ phải được lặp lại 3 lần tương ứng với hai từ ở vế ra. Mạc Đĩnh Chi đã rất nhanh ý, lấy ngay hoàn cảnh của mình lúc này để đối lại: Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối (Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời tiên sinh đối trước).
Nói là mời tiên sinh đối trước (ý nhún nhường) nhưng bản thân đây đã là một vế đối hoàn hảo rồi. Câu này cũng có chữ đối được lặp lại 4 lần và chữ tiên được lặp lại 3 lần, ý tứ rất chỉnh. Những người giữ cửa quan đành phải mở cho đoàn sứ bộ của ta đi qua.
Khi Mạc Đĩnh Chi được diện kiến vua Nguyên, vua ra vế đối: "Nhật: hoả, vân: yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ (mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng). Có ý tự phụ ta đây là vua của Thiên triều, là bậc Thiên tử, như mặt trời đỏ có thể thiêu cháy tất cả, còn các nước chư hầu như mặt trăng yếu ớt, chỉ dám sáng vào ban đêm, còn ban ngày sẽ bị mặt trời thiêu cháy.
Với sự thông minh, mẫn tiệp và dũng cảm, Mạc Đĩnh Chi đã khẳng khái đối lại: "Nguyệt: cung, tinh: đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô (Mặt Trăng là cung, sao là đạn, hoàng hôn bắn rơi mặt trời). Vế đối lại của Mạc Đĩnh Chi rất chỉnh, ý tứ rất mạnh mẽ. Câu đối tỏ rõ bản lĩnh của sứ thần, chẳng khác gì nói rằng mình có thể bắn thẳng vào mặt vua Nguyên! Quả thật là táo bạo. Vua Nguyên dù hậm hực nhưng đành chịu tài sứ giả, chẳng bắt bẻ vào đâu được.
Mạc Đĩnh Chi suốt đời sống liêm khiết, vì vậy tuy làm quan mà vẫn nghèo. Có lần đang đêm vua sai người lén bỏ 10 quan tiền trước cửa nhà ông. Sáng ra ông thấy tiền liền đem nộp triều đình, nhưng không ai nhận cả.
Vua nói: Tiền đó không ai nhận thì là của nhà ngươi, ngươi hãy cầm lấy mà dùng. Thật ra đây chỉ là một hình thức trợ cấp mà nhà vua có ý dành cho Mạc Đĩnh Chi. Về sau ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung truy tôn là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng đế.