Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 47 - 53: NUCLEOTIDE Đơn phân cấu tạo nên Nucleic acid là nucleotide. Thành phần cấu tạo của đơn phân nucleotide: gồm 3 thành phần chính: (1) một phân tử photphoric acid. (2) một phân tử đường 5C (pentose): deoxyribose (C5H10O4) ở DNA và ribose (C5H10O5) ở RNA. (3) một trong các loại nitrogenous bases. Các nucleotide liên kết với nhau theo kiểu đường deoxyribose của nucleotide phía trước ...

Trần Bảo Ngọc | Chat Online
05/09 12:46:35 (Tổng hợp - Lớp 12)
6 lượt xem

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 47 - 53:

NUCLEOTIDE

Đơn phân cấu tạo nên Nucleic acid là nucleotide. Thành phần cấu tạo của đơn phân nucleotide: gồm 3 thành phần chính:

(1) một phân tử photphoric acid.

(2) một phân tử đường 5C (pentose): deoxyribose (C5H10O4) ở DNA và ribose (C5H10O5) ở RNA.

(3) một trong các loại nitrogenous bases.

Các nucleotide liên kết với nhau theo kiểu đường deoxyribose của nucleotide phía trước liên kết với photphoric acid của nucleotide phía sau bằng liên kết cộng hóa trị (liên kết este) theo chiều 5’ – 3’ tạo thành mạch polynucleotide được gọi là cấu trúc bậc 1 của DNA.

Khi Erwin Chargaff và cộng sự phân tích thành phần DNA của nhiều sinh vật khác nhau, họ thấy rằng nồng độ của thymine luôn bằng nồng độ của adenine và nồng độ của cytosine luôn bằng với nồng độ của guanine. Trên cơ sở đó, họ đã đưa ra kết luận: số lượng A = T, G = C; tỉ số A+T/G+C đặc trưng cho mỗi loài sinh vật.

Watson và Crick đã mô tả mô hình cấu trúc không gian của phân tử DNA như sau:

- Phân tử DNA gồm hai chuỗi polynucleotide xoắn song song ngược chiều quanh một trục chung. Các gốc nitrogenous bases quay vào phía trong của vòng xoắn, còn các gốc H3PO4, pentose quay ra ngoài tạo phần mặt của hình trụ.

- Khoảng cách giữa các cặp nitrogenous base là 3,4 Ao. Cứ 10 nucleotide tạo nên một vòng quay. Chiều cao của mỗi vòng xoắn là 34Ao, gồm 10 bậc thang do 10 cặp nitrogenous bases tạo nên. Đường kính của vòng xoắn là 20Ao.

- Tính chất bổ sung giữa các cặp nitrogenous base dẫn đến tính chất bổ sung giữa hai chuỗi polynucleotide của DNA. Do đó biết thành phần, trật tự sắp xếp của các nucleotide trên chuỗi này sẽ suy ra thành phần, trật tự sắp xếp của các nucleotide trên chuỗi kia.

Hình 1. Cấu trúc không gian của phân tử DNA

Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Đơn phân cấu tạo nên nucleic acid là nucleotide. Các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết _______ theo chiều 5’ – 3’ tạo thành mạch polynucleotide được gọi là cấu trúc bậc 1 của DNA.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 47 - 53: NUCLEOTIDE Đơn phân cấu tạo nên Nucleic acid là nucleotide. Thành phần cấu tạo của đơn phân nucleotide: gồm 3 thành phần chính: (1) một phân tử photphoric acid. (2) một phân tử đường 5C (pentose): deoxyribose (C<sub>5</sub>H<sub>10</sub>O<sub>4</sub>) ở DNA và ribose (C<sub>5</sub>H<sub>10</sub>O<sub>5</sub>) ở RNA. (3) một trong các loại nitrogenous bases. Các nucleotide liên kết với nhau theo kiểu đường deoxyribose của nucleotide phía trước liên kết với photphoric acid của nucleotide phía sau bằng liên kết cộng hóa trị (liên kết este) theo chiều 5’ – 3’ tạo thành mạch polynucleotide được gọi là cấu trúc bậc 1 của DNA. Khi Erwin Chargaff và cộng sự phân tích thành phần DNA của nhiều sinh vật khác nhau, họ thấy rằng nồng độ của thymine luôn bằng nồng độ của adenine và nồng độ của cytosine luôn bằng với nồng độ của guanine. Trên cơ sở đó, họ đã đưa ra kết luận: số lượng A = T, G = C; tỉ số A+T/G+C đặc trưng cho mỗi loài sinh vật. Watson và Crick đã mô tả mô hình cấu trúc không gian của phân tử DNA như sau: - Phân tử DNA gồm hai chuỗi polynucleotide xoắn song song ngược chiều quanh một trục chung. Các gốc nitrogenous bases quay vào phía trong của vòng xoắn, còn các gốc H<sub>3</sub>PO<sub>4</sub>, pentose quay ra ngoài tạo phần mặt của hình trụ. - Khoảng cách giữa các cặp nitrogenous base là 3,4 A<sup>o</sup>. Cứ 10 nucleotide tạo nên một vòng quay. Chiều cao của mỗi vòng xoắn là 34A<sup>o</sup>, gồm 10 bậc thang do 10 cặp nitrogenous bases tạo nên. Đường kính của vòng xoắn là 20A<sup>o</sup>. - Tính chất bổ sung giữa các cặp nitrogenous base dẫn đến tính chất bổ sung giữa hai chuỗi polynucleotide của DNA. Do đó biết thành phần, trật tự sắp xếp của các nucleotide trên chuỗi này sẽ suy ra thành phần, trật tự sắp xếp của các nucleotide trên chuỗi kia. Hình 1. Cấu trúc không gian của phân tử DNA ...
Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Đúng
0 %
0 phiếu
B. Sai
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

Trắc nghiệm mới nhất

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k