Khảo sát ý kiến Tạo khảo sát của bạn

Hacker có xấu không?

NoName.1152
14/04/2018 19:21:21
2.057 lượt xem
Vui lòng chờ trong giây lát!
Nhấp vào lựa chọn của bạn để biểu quyết
Kết quả
5.31 %
12 phiếu
Không
5.75 %
13 phiếu
Có haker xấu, có hacker tốt
73.01 %
165 phiếu
Không biết
15.93 %
36 phiếu
Tổng cộng:
226 phiếu
Bình luận (1)
Biết Tuốt | Chat Online
14/04/2018 19:22:10
Hacker là người có thể viết hay chỉnh sửa phần mềm, phần cứng máy tính bao gồm lập trình, quản trị và bảo mật. Những người này hiểu rõ hoạt động của hệ thống máy tính, mạng máy tính và dùng kiến thức của bản thân để làm thay đổi, chỉnh sửa nó với nhiều mục đích tốt xấu khác nhau.

hacker là gì,hacker,các loại hacker,hacker mũ trắng,hacker mũ xanh,hacker mũ đen,hacker là lập trình viên giỏi,hacker là chuyên gia mạng và hệ thống,hacker là chuyên gia phần cứng,blue hat,grey hat,hacker mũ trắng là gì,hacker mũ xanh là gì,hacker mũ đen là gì

Phân loại hacker theo hành động thâm nhập
1. Hacker mũ trắng là từ thường được gọi những người mà hành động thâm nhập và thay đổi hệ thống của họ được xem là tốt, chẳng hạn như những nhà bảo mật, lập trình viên, chuyên viên mạng máy tính.
2. Hacker mũ đen là từ thường được gọi những người mà hành động thâm nhập là có mục đích phá hoại, hoặc vi phạm pháp luật.
3. Ngoài ra còn có hacker mũ xanh (blue hat), mũ xám (grey hat)... với ý nghĩa khác, nhưng chưa được công nhận rộng rãi.

hacker là gì,hacker,các loại hacker,hacker mũ trắng,hacker mũ xanh,hacker mũ đen,hacker là lập trình viên giỏi,hacker là chuyên gia mạng và hệ thống,hacker là chuyên gia phần cứng,blue hat,grey hat,hacker mũ trắng là gì,hacker mũ xanh là gì,hacker mũ đen là gì

Phân loại hacker dựa trên lĩnh vực
1. Hacker là lập trình viên giỏi
Trên phương diện tích cực, người hacker lập trình giỏi là người hiểu biết rất sâu về các ngôn ngữ lập trình và có khả năng lập trình rất nhanh và hiệu quả. Những người hacker thuộc phân loại này là những chuyên gia được đánh giá cao và có khả năng phát triển chương trình mà không cần đến các quy trình truyền thống hoặc trong các tình huống mà việc sử dụng các quy trình này không cho phép. Thực tế là có những dự án phát triển phần mềm đặc thù rất cần đến sự tự do sáng tạo của hacker, đi ngược những quy trình thông thường. Tuy vậy, mặt trái của sự tự do sáng tạo này là yếu tố khả năng bảo trì lâu dài, văn bản lập trình và sự hoàn tất. Với tính cách luôn ưa thích "thách thức và thử thách", người hacker tài năng thường cảm thấy buồn chán khi họ đã giải quyết được tất cả những vấn đề khó khăn nhất của dự án, và không còn hứng thú hoàn tất những phần chi tiết. Thái độ này sẽ là rào cản trong môi trường cộng tác, gây khó khăn cho những lập trình viên khác trong vấn đề hoàn tất dự án. Trong một số trường hợp, nếu người hacker không mô tả bằng văn bản kỹ lưỡng các đoạn mã lập trình, sẽ gây khó khăn cho công ty tìm người thay thế nếu người này rời vị trí.

hacker là gì,hacker,các loại hacker,hacker mũ trắng,hacker mũ xanh,hacker mũ đen,hacker là lập trình viên giỏi,hacker là chuyên gia mạng và hệ thống,hacker là chuyên gia phần cứng,blue hat,grey hat,hacker mũ trắng là gì,hacker mũ xanh là gì,hacker mũ đen là gì

2. Hacker là chuyên gia mạng và hệ thống
Về lĩnh vực mạng và hệ thống, hacker là người có kiến thức chuyên sâu về các giao thức và hệ thống mạng. Có khả năng hoàn thiện và tối ưu hóa hệ thống mạng. Mặt tối của những hacker này là khả năng tìm ra điểm yếu mạng và lợi dụng những điểm yếu này để đột nhập vào hệ thống mạng. Đa số những hacker mũ đen hiện nay có kiến thức sơ đẳng về mạng và sử dụng những công cụ sẵn có để đột nhập, họ thường được gọi là "script kiddies".

3. Hacker là chuyên gia phần cứng
Một loại hacker khác là những người yêu thích và có kiến thức sâu về phần cứng, họ có khả năng sửa đổi một hệ thống phần cứng để tạo ra những hệ thống có chức năng đặc biệt hơn, hoặc mở rộng các chức năng được thiết kế ban đầu. Các ví dụ về hacker ở phân loại này bao gồm:
- Sửa đổi phần cứng máy tính để tối ưu hóa và tăng tốc hệ thống.
- Sửa đổi hệ thống game Xbox để chạy hệ điều hành Linux.
- Sửa đổi hệ thống iPhone để sử dụng hệ thống mạng khác ngoài AT&T.
- Phá mã máy iPhone để sử dụng các phần mềm lậu của hãng thứ 3.

Nhóm hacker Anonymous
Anonymous (được sử dụng như một danh từ chung) là một mạng lưới liên kết lỏng lẻo tầm quốc tế của các nhà hoạt động và các tổ chức hacker xã hội ẩn danh. Một trang web trên danh nghĩa thuộc về Anonymous mô tả nhóm như là "việc tập trung đông người trên Internet" với "một cấu trúc lệnh rất lỏng lẻo và phân cấp hoạt động trên những ý tưởng hơn là các chỉ thị". Nhóm Anonymous được biết đến với đấu tranh cho tự do ngôn luận và tự do Internet bằng cách xuống đường biểu tình hay thực hiện tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) vào các trang web của các chính quyền, tôn giáo, và công ty quốc tế.
Các thành viên Anonymous (được gọi tắt là Anons) có thể nhận diện nơi công cộng khi đeo chiếc mặt nạ Guy Fawkes trong bộ truyện tranh "V for Vendetta".

Thành lập: khoảng năm 2004
Loại: Tổ chức tình nguyện, cộng đồng ảo
Mục đích: Chống kiểm soát Internet; hoạt động Internet
Khu vực phục vụ: Toàn cầu
Thành viên: Các nhóm thân hữu địa phương


Hacker là gì,Nhóm hacker Anonymous,Anonymous
"Một người không đầu" tượng trưng một tổ chức không lãnh tụ và ẩn danh.

Hàng chục người đã bị bắt vì dính líu tới những vụ tấn công mạng của Anonymous, tại những quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc, Hà Lan, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Đánh giá các hoạt động và hiệu quả của nhóm thì khác biệt xa với nhau. Những người ủng hộ gọi nhóm này là "freedom fighters" (chiến sĩ tự do) và Robin Hood kỹ thuật số trong khi những người chỉ trích mô tả họ là " nhóm tư hình mạng" hay "khủng bố mạng". Năm 2012, báo Time xếp Anonymous là một trong "100 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới thế giới.".

Hacker là gì,Nhóm hacker Anonymous,Anonymous
Những cá nhân Anonymous xuất hiện công cộng, đeo mặt nạ Guy Fawkes

Hoạt động
Năm 2014
Chiến dịch Ice ISIS
Anonymoss Vào tháng 9 năm 2014, Nhóm Anonymous cho biết trên Twitter, với tên Chiến dịch Ice ISIS một chiến dịch tấn công mạng nhắm vào tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (IS) đã được mở màn. Mục đích chiến dịch là làm giảm ảnh hưởng của IS trên các mạng xã hội. Theo đó một số lớn chương mục trên Twitter và Facebook đã bị khám phá, chiếm lấy hay làm cho không thể sử dụng được nữa.

Năm 2015
Phá hỏng âm mưu khủng bố đảo Djerba
Nhóm Anonymous "Ghost Security Group" (Ghostsec), xem mình là điệp viên hơn chiến sĩ mạng, cho biết đã phá hỏng một âm mưu khủng bố. Sau cuộc tấn công vào một bãi biển ở Tunesia vào tháng 6 năm 2015, trong đó 38 người, đa số là du khách Anh, đã thiệt mạng, báo Anh "Independent" tường thuật vào tháng 7, vài tuần sau đó, đảo Djerba có tên trong danh sách dự tính tấn công của khủng bố ISIS. Michael Smith, người thành lập hãng an ninh mạng Kronos và là người liên lạc giữa tin tặc và nhà cầm quyền, xác nhận với báo "Süddeutschen Zeitung", là có nhận được cảnh báo và đã đưa tin này cho FBI.

Chiến dịch Paris
Vào ngày 16.11.2015 - ba ngày sau Các vụ tấn công Paris tháng 11 năm 2015 với trên 130 người chết – Anonymous tuyên bố, tổ chức IS, mà đã tự nhận trách nhiệm, không thể không bị trừng phạt và lại khởi chiến với họ. Với cái tên Chiến dịch Paris Anonymous sẽ xâm nhập vào các trang mạng của tổ chức khủng bố này. Ngày 20 tháng 11, theo nhóm tin tặc này, IS đã lấy mạng xã hội làm kênh thông tin, tuyên truyền và chiêu mộ tân binh, Anonymous cho biết đã đánh sập hơn 20.000 tài khoản Twitter có liên quan tới nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).

Năm 2016
Nhóm Anonymous nói vào ngày Cá tháng tư 1-4 sắp tới sẽ tấn công vào các website của tỉ phú Donald Trump như trumpchicago.com, trump.com, donaldjtrump.com và trumphotelcollection.com, bằng phương pháp tấn công DDos. Trong đoạn video clip đưa lên Youtube trong ngày thứ ba 15-3, người đại diện của nhóm Anonymous nói: "Đây không phải là lời cảnh báo, đây là lời tuyên bố tổng tấn công. Chúng tôi đã theo dõi ông từ lâu và thấy rất chướng mắt. Chiến dịch tranh cử đầy thù địch của ông không chỉ làm nước Mỹ mà khiến cả thế giới phải sốc. Ông không đại diện cho bất cứ điều gì, ngoại trừ ham muốn quyền lực và lòng tham của chính mình".

Vi phạm luật pháp
Vào tháng 7 năm 2011 có 35 vụ khám nhà ở Hoa Kỳ, 14 ở Hà Lan và 4 vụ ở Anh Quốc, qua đó một người có lẽ là thành viên Anonymous bị bắt. Sau đó có thêm 35 lệnh bắt của FBI.

Để trả đũa cho những giam giữ này, Hacker đã xâm nhập một máy chủ với 70 trang mạng của các cơ quan truy nã Hoa Kỳ và sao chép 10 Gigabyte dữ liệu.

Các tài liệu của Vụ tai tiếng do thám bí mật người dân (2013 - nay) chứng minh, mật thám Anh GCHQ đã chú tâm theo dõi Anonymous.
2 0
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×