Tác giả tác phẩm: Bài ca Côn Sơn - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Ngọc Anh | Chat Online | |
23/10/2024 16:12:44 |
34 lượt xem
Tác giả tác phẩm: Bài ca Côn Sơn - Ngữ văn 8
I. Tác giả Nguyễn Trãi
- Tên: Nguyễn Trãi
- Sinh năm: 1380 – 1442
- Hiệu: ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh.
- Quê quán: Chi Ngại – Chí Linh- Hải Dương, sau: Nhị Khê- Thường Tín – Hà Tây.
- Ông là người toàn đức, toàn tài, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh.
- Là người VN đầu tiên được công nhận: danh nhân văn hoá thế giới (1980)
- Cuộc đời: Gặp nhiều thăng trầm, oan ức.
- Là nhà văn lớn của dân tộc.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập...
II. Đọc tác phẩm Bài ca Côn Sơn
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong rừng thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhà.
III. Tìm hiểu tác phẩm Bài ca Côn Sơn
1. Thể loại
- Thơ Lục bát
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ Côn Sơn ca được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép phải cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn.
- Bài thơ được viết bằng chữ Hán trong tập “Ức Trai thi tập”.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Bài ca Côn Sơn có phương thức biểu đạt là biểu cảm.
4. Ý nghĩa nhan đề Bài ca Côn Sơn
Địa danh Côn Sơn: núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình; là mảnh đất gắn bó máu thịt với Nguyễn Trãi từ thủa ấu thơ đến tuổi già. Sau này Nguyễn Trãi trở về với Côn Sơn như về với nơi chôn rau cắt rốn, về với bạn bè tri kỉ tri âm.
5. Tóm tắt Bài ca Côn Sơn
Bài thơ này được viết vào những năm Nguyễn Trãi về quê ở ẩn. Những năm tháng ấy ông sống trong cảnh thiên nhiên của Côn Sơn. Bài thơ như những nốt nhạc thanh thản của Nguyễn Trãi sau khi cáo quan trường về sống với làng quê thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên Côn Sơn hiện lên thật đẹp qua cảm nhận của tác giả. Chúng ta như đắm chìm cùng những sắc đẹp nơi đây
6. Bố cục bài Bài ca Côn Sơn
Gồm 2 phần
+ Phần 1 – Cảnh trí Côn Sơn
+ Phần 2 – Cuộc sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
7. Giá trị nội dung
- Nhân cách thanh cao, tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Trãi.
8. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ lục bát, giọng điệu nhẹ nhàng.
- So sánh, liên tưởng, lấy động gợi tĩnh
IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bài ca Côn Sơn
1. Cảnh trí Côn Sơn
- Cảnh trí Côn Sơn:
+ Suối chảy rì rầm - đàn cầm
+ Đá rêu phơi – chiếu êm
+ Thông – như nêm
+ Trúc râm
- Nghệ thuật lấy động để tả tĩnh:
- Tiếng suối rì rầm => sự tĩnh lặng, thanh bình
= > Thiên nhiên êm ái, dịu dàng đầm ấm bao dung. Một thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh và nên thơ.
2. Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn
- Đại từ “ta” - Có mặt 5 lần - Chỉ Nguyễn Trãi đang sống những ngày nhàn tả, ẩn dật ở Côn Sơn.
+ Ta nghe tiếng suối
+ Ta ngồi trên đá
+ Ta lên
+ Ta nằm
+ Ta ngâm thơ nhàn
=>Thời gian rỗi rãi một cách bất đắc dĩ. Với tâm hồn thi sĩ đây là dịp để thảnh thơi, thả hồn vào suối, vào thông, vào trúc nơi rừng cao bóng cả.
- Chữ “nhàn”: tâm trạng của NTrãi thực tế chỉ nhàn một nửa, thực chất ông vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm muốn đem sức mình phò vua, giúp nước.
- Chữ “nhàn” mang tính tích cực, không hề bất lực, không buông xuôi mà vẫn tha thiết với đời.
=> Hiện lên hình ảnh Nguyễn Trãi đang sống trong ung dung, nhàn tả, thả hồn mình vào cảnh trí Côn Sơn, ông giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên.
=> Thể hiện nhân cách thanh cao, phẩm chất thi sĩ, nghệ sĩ lớn của Nguyễn Trãi.
V. Đề văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài thơ Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi
Từ xưa đến nay, đề tài thiên nhiên trong thơ ca cổ thường rất phong phú. Các nhà thơ Việt Nam thời trung đại đã viết nhiều áng thơ hay về vẻ đẹp của quê hương, trong đó có Nguyễn Trãi, nhà thơ tài hoa, cũng là vị anh hùng xuất sắc của dân tộc ta, đã sáng tác 'Bài Ca Côn Sơn' trong những ngày ông về ở ẩn nơi quê nhà. Bài thơ vửa khắc họa cảnh thiên nhiên yên tĩnh, trong lành, vừa bộc lộ những cảm xúc đẹp của thi sĩ khi ngắm nhìn rừng núi quê hương:
'Côn Sơn suối chảy rì rầm
...
Trong màu xanh ngát ta ngâm thơ nhàn'
Bài thơ vốn được viết bằng chữ Hán nhưng đã được dịch ra tiếng Việt với thể thơ lục bát du dương, uyển chuyển. Bản dịch được đánh giá là hay, thể hiện đầy đủ xúc cảm của nguyên tác. Mở đầu bức tranh Côn Sơn là một âm thanh êm đềm:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên trước hết bằng thị giác, và từ đó, đối tượng trữ tình là phong cảnh Côn Sơn hiện ra rất tao nhã, yên tĩnh. Âm thanh tiếng suối của thiên nhiên được so sánh với 'tiếng đàn cầm bên tai'. Tiếng đàn thánh thót thường thể hiện cảm xúc và tâm trạng của người nghệ sĩ. Còn tiếng suối kia, phải chăng là tiếng của núi rừng êm êm tâm tình cùng người thi sĩ? Tả tiếng suối bằng tiếng đàn là một cách miêu tả thật độc đáo, ta có cảm giác như nhân vật trữ tình đang say sưa thưởng thức âm thanh đó như thưởng thức nghệ thuật tuyệt đỉnh của mẹ thiên nhiên. Về sau này, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng có lần tả 'Tiếng suối trong như tiếng hát xa', cũng là so sánh một âm thanh của tự nhiên với một âm thanh du dương do con người tạo ra. Hai nhà thơ ở hai thời đại khác nhau đều gặp gỡ ở tình yêu thiên nhiên tha thiết, nhưng tiếng suối - đàn cầm của Nguyễn Trãi thì đẹp một cách cổ điển, còn tiếng suối - tiếng hát của Hồ Chí Minh thì đẹp hiện đại, lấp lánh trẻ trung...
Thế đấy, nhà thơ tả tiếng suối để khắc họa không gian yên tĩnh, đây là nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Và giữa không gian ấy là hình ảnh:
'Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm'
Nhà thơ tả 'đá' mới thật độc đáo làm sao: Ông cảm nhận đá qua màu rêu đã phơi nắng phơi mưa qua bao ngày bao tháng. Hình ảnh ấy khiến người đọc có cảm giác rằng đá Côn Sơn đã bao lâu 'trơ gan cùng tuế nguyệt'. Có lẽ nó mang trong mình chiều dài năm tháng và bề dày của những trang lịch sử, là hình ảnh của một thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy mà nhà thơ mến yêu và gắn bó. Chính vì vậy, Nguyễn Trãi 'ngồi trên đá như ngồi chiếu êm'. Lại là nghệ thuật so sánh rất đặc sắc, đưa thiên nhiên trở nên gần gũi vô cùng. Côn Sơn như ngôi nhà lớn, mà thảm rêu phơi kia đã trở thành chiếu êm của con người, giúp cho nhân vật trữ tình thảnh thơi ngồi nghỉ, để viết lên những vần thơ hay, êm êm như cảnh Côn Sơn.
Côn Sơn còn có những rừng thông tươi xanh bốn mùa, để nhà thơ hòa mình sảng khoái:
'Trong rừng thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.'
Người xưa thường yêu thông, vì nó là loài cây không sợ sương tuyết, cứ xanh tươi và mọc thẳng bất chấp phong ba. Hình ảnh rừng thông khiến cho cảnh Côn Sơn trở nên hùng tráng, với cách so sánh giản dị 'thông mọc như nêm'. Cánh rừng thông ấy không bao giờ gục ngã trong bão gió, đây là nét đẹp của sức sống, của niềm tin. Phải chăng ẩn ý của nhà thơ là như vậy? Rồi, con người xuất hiện dưới bóng mát rừng thông, trong một hành động thể hiện tâm thế thoải mái, thân thuộc là 'ta lên ta nằm'. Rừng và thi nhân hài hòa trong một mối gắn bó mật thiết, bóng thông mát rượi che cho nhà thơ say giấc nồng ban trưa. Người đọc như cảm nhận được một tâm hồn dạt dào thi hứng và yêu mến thiên nhiên quê hương của Nguyễn Trãi.
Côn Sơn không phải chỉ có thông reo, mà còn có rừng trúc tươi đẹp, hiền hòa, làm say đắm cả lòng người:
Trong rừng có bóng trúc râm
Trong màu xanh mát, ta ngâm thơ nhàn.
Cây trúc là loài cây đặc trưng của nhiều vùng quê Việt Nam. Có lẽ ở Côn Sơn thì trúc mọc thành rừng, nên nhà thơ dùng những cụm từ gợi tả như: 'trúc râm', 'màu xanh mát' để vẽ lên cảnh đẹp. Trúc tượng trưng cho người quân tử trong thơ ca cổ, và cũng gợi lên những ý nghĩa tốt lành nhất. Nhà thơ Nguyễn Khuyến khi viết về quê ông, vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng điểm xuyết và hình bóng tương đẹp của trúc: 'Ngõ trúc quanh co khách vắng teo'. Trở về với Nguyễn Trãi, dưới bóng trúc, nhà thơ 'ngâm thơ nhàn' thì thật là thú vui thanh cao, nguồn tưới tươi mát cho tâm hồn con người. Giọng ngâm thơ sang sảng khiến cho rừng trúc càng xanh, càng đẹp!
Bút pháp miêu tả bức tranh Côn Sơn của Nguyễn Trãi thật tài tình: hình ảnh thơ tươi đẹp, liên tưởng thú vị độc đáo, hình ảnh thiên nhiên và con người sóng đôi một cách tự nhiên... Từ đó, ta thấy được sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, và nhân cách thanh cao, ung dung của nhà thơ tòa sáng trên từng câu chữ. 'Bài ca Côn Sơn' không phải chỉ là một bức tranh đẹp, nó quả thật còn là một bản nhạc về tình yêu thiên nhiên và niềm hạnh phúc khi được ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên quê hương của nhà thơ.
I. Tác giả Nguyễn Trãi
- Tên: Nguyễn Trãi
- Sinh năm: 1380 – 1442
- Hiệu: ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh.
- Quê quán: Chi Ngại – Chí Linh- Hải Dương, sau: Nhị Khê- Thường Tín – Hà Tây.
- Ông là người toàn đức, toàn tài, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh.
- Là người VN đầu tiên được công nhận: danh nhân văn hoá thế giới (1980)
- Cuộc đời: Gặp nhiều thăng trầm, oan ức.
- Là nhà văn lớn của dân tộc.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập...
II. Đọc tác phẩm Bài ca Côn Sơn
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong rừng thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhà.
III. Tìm hiểu tác phẩm Bài ca Côn Sơn
1. Thể loại
- Thơ Lục bát
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ Côn Sơn ca được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép phải cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn.
- Bài thơ được viết bằng chữ Hán trong tập “Ức Trai thi tập”.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Bài ca Côn Sơn có phương thức biểu đạt là biểu cảm.
4. Ý nghĩa nhan đề Bài ca Côn Sơn
Địa danh Côn Sơn: núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình; là mảnh đất gắn bó máu thịt với Nguyễn Trãi từ thủa ấu thơ đến tuổi già. Sau này Nguyễn Trãi trở về với Côn Sơn như về với nơi chôn rau cắt rốn, về với bạn bè tri kỉ tri âm.
5. Tóm tắt Bài ca Côn Sơn
Bài thơ này được viết vào những năm Nguyễn Trãi về quê ở ẩn. Những năm tháng ấy ông sống trong cảnh thiên nhiên của Côn Sơn. Bài thơ như những nốt nhạc thanh thản của Nguyễn Trãi sau khi cáo quan trường về sống với làng quê thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên Côn Sơn hiện lên thật đẹp qua cảm nhận của tác giả. Chúng ta như đắm chìm cùng những sắc đẹp nơi đây
6. Bố cục bài Bài ca Côn Sơn
Gồm 2 phần
+ Phần 1 – Cảnh trí Côn Sơn
+ Phần 2 – Cuộc sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
7. Giá trị nội dung
- Nhân cách thanh cao, tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Trãi.
8. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ lục bát, giọng điệu nhẹ nhàng.
- So sánh, liên tưởng, lấy động gợi tĩnh
IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bài ca Côn Sơn
1. Cảnh trí Côn Sơn
- Cảnh trí Côn Sơn:
+ Suối chảy rì rầm - đàn cầm
+ Đá rêu phơi – chiếu êm
+ Thông – như nêm
+ Trúc râm
- Nghệ thuật lấy động để tả tĩnh:
- Tiếng suối rì rầm => sự tĩnh lặng, thanh bình
= > Thiên nhiên êm ái, dịu dàng đầm ấm bao dung. Một thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh và nên thơ.
2. Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn
- Đại từ “ta” - Có mặt 5 lần - Chỉ Nguyễn Trãi đang sống những ngày nhàn tả, ẩn dật ở Côn Sơn.
+ Ta nghe tiếng suối
+ Ta ngồi trên đá
+ Ta lên
+ Ta nằm
+ Ta ngâm thơ nhàn
=>Thời gian rỗi rãi một cách bất đắc dĩ. Với tâm hồn thi sĩ đây là dịp để thảnh thơi, thả hồn vào suối, vào thông, vào trúc nơi rừng cao bóng cả.
- Chữ “nhàn”: tâm trạng của NTrãi thực tế chỉ nhàn một nửa, thực chất ông vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm muốn đem sức mình phò vua, giúp nước.
- Chữ “nhàn” mang tính tích cực, không hề bất lực, không buông xuôi mà vẫn tha thiết với đời.
=> Hiện lên hình ảnh Nguyễn Trãi đang sống trong ung dung, nhàn tả, thả hồn mình vào cảnh trí Côn Sơn, ông giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên.
=> Thể hiện nhân cách thanh cao, phẩm chất thi sĩ, nghệ sĩ lớn của Nguyễn Trãi.
V. Đề văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài thơ Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi
Từ xưa đến nay, đề tài thiên nhiên trong thơ ca cổ thường rất phong phú. Các nhà thơ Việt Nam thời trung đại đã viết nhiều áng thơ hay về vẻ đẹp của quê hương, trong đó có Nguyễn Trãi, nhà thơ tài hoa, cũng là vị anh hùng xuất sắc của dân tộc ta, đã sáng tác 'Bài Ca Côn Sơn' trong những ngày ông về ở ẩn nơi quê nhà. Bài thơ vửa khắc họa cảnh thiên nhiên yên tĩnh, trong lành, vừa bộc lộ những cảm xúc đẹp của thi sĩ khi ngắm nhìn rừng núi quê hương:
'Côn Sơn suối chảy rì rầm
...
Trong màu xanh ngát ta ngâm thơ nhàn'
Bài thơ vốn được viết bằng chữ Hán nhưng đã được dịch ra tiếng Việt với thể thơ lục bát du dương, uyển chuyển. Bản dịch được đánh giá là hay, thể hiện đầy đủ xúc cảm của nguyên tác. Mở đầu bức tranh Côn Sơn là một âm thanh êm đềm:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên trước hết bằng thị giác, và từ đó, đối tượng trữ tình là phong cảnh Côn Sơn hiện ra rất tao nhã, yên tĩnh. Âm thanh tiếng suối của thiên nhiên được so sánh với 'tiếng đàn cầm bên tai'. Tiếng đàn thánh thót thường thể hiện cảm xúc và tâm trạng của người nghệ sĩ. Còn tiếng suối kia, phải chăng là tiếng của núi rừng êm êm tâm tình cùng người thi sĩ? Tả tiếng suối bằng tiếng đàn là một cách miêu tả thật độc đáo, ta có cảm giác như nhân vật trữ tình đang say sưa thưởng thức âm thanh đó như thưởng thức nghệ thuật tuyệt đỉnh của mẹ thiên nhiên. Về sau này, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng có lần tả 'Tiếng suối trong như tiếng hát xa', cũng là so sánh một âm thanh của tự nhiên với một âm thanh du dương do con người tạo ra. Hai nhà thơ ở hai thời đại khác nhau đều gặp gỡ ở tình yêu thiên nhiên tha thiết, nhưng tiếng suối - đàn cầm của Nguyễn Trãi thì đẹp một cách cổ điển, còn tiếng suối - tiếng hát của Hồ Chí Minh thì đẹp hiện đại, lấp lánh trẻ trung...
Thế đấy, nhà thơ tả tiếng suối để khắc họa không gian yên tĩnh, đây là nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Và giữa không gian ấy là hình ảnh:
'Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm'
Nhà thơ tả 'đá' mới thật độc đáo làm sao: Ông cảm nhận đá qua màu rêu đã phơi nắng phơi mưa qua bao ngày bao tháng. Hình ảnh ấy khiến người đọc có cảm giác rằng đá Côn Sơn đã bao lâu 'trơ gan cùng tuế nguyệt'. Có lẽ nó mang trong mình chiều dài năm tháng và bề dày của những trang lịch sử, là hình ảnh của một thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy mà nhà thơ mến yêu và gắn bó. Chính vì vậy, Nguyễn Trãi 'ngồi trên đá như ngồi chiếu êm'. Lại là nghệ thuật so sánh rất đặc sắc, đưa thiên nhiên trở nên gần gũi vô cùng. Côn Sơn như ngôi nhà lớn, mà thảm rêu phơi kia đã trở thành chiếu êm của con người, giúp cho nhân vật trữ tình thảnh thơi ngồi nghỉ, để viết lên những vần thơ hay, êm êm như cảnh Côn Sơn.
Côn Sơn còn có những rừng thông tươi xanh bốn mùa, để nhà thơ hòa mình sảng khoái:
'Trong rừng thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.'
Người xưa thường yêu thông, vì nó là loài cây không sợ sương tuyết, cứ xanh tươi và mọc thẳng bất chấp phong ba. Hình ảnh rừng thông khiến cho cảnh Côn Sơn trở nên hùng tráng, với cách so sánh giản dị 'thông mọc như nêm'. Cánh rừng thông ấy không bao giờ gục ngã trong bão gió, đây là nét đẹp của sức sống, của niềm tin. Phải chăng ẩn ý của nhà thơ là như vậy? Rồi, con người xuất hiện dưới bóng mát rừng thông, trong một hành động thể hiện tâm thế thoải mái, thân thuộc là 'ta lên ta nằm'. Rừng và thi nhân hài hòa trong một mối gắn bó mật thiết, bóng thông mát rượi che cho nhà thơ say giấc nồng ban trưa. Người đọc như cảm nhận được một tâm hồn dạt dào thi hứng và yêu mến thiên nhiên quê hương của Nguyễn Trãi.
Côn Sơn không phải chỉ có thông reo, mà còn có rừng trúc tươi đẹp, hiền hòa, làm say đắm cả lòng người:
Trong rừng có bóng trúc râm
Trong màu xanh mát, ta ngâm thơ nhàn.
Cây trúc là loài cây đặc trưng của nhiều vùng quê Việt Nam. Có lẽ ở Côn Sơn thì trúc mọc thành rừng, nên nhà thơ dùng những cụm từ gợi tả như: 'trúc râm', 'màu xanh mát' để vẽ lên cảnh đẹp. Trúc tượng trưng cho người quân tử trong thơ ca cổ, và cũng gợi lên những ý nghĩa tốt lành nhất. Nhà thơ Nguyễn Khuyến khi viết về quê ông, vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng điểm xuyết và hình bóng tương đẹp của trúc: 'Ngõ trúc quanh co khách vắng teo'. Trở về với Nguyễn Trãi, dưới bóng trúc, nhà thơ 'ngâm thơ nhàn' thì thật là thú vui thanh cao, nguồn tưới tươi mát cho tâm hồn con người. Giọng ngâm thơ sang sảng khiến cho rừng trúc càng xanh, càng đẹp!
Bút pháp miêu tả bức tranh Côn Sơn của Nguyễn Trãi thật tài tình: hình ảnh thơ tươi đẹp, liên tưởng thú vị độc đáo, hình ảnh thiên nhiên và con người sóng đôi một cách tự nhiên... Từ đó, ta thấy được sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, và nhân cách thanh cao, ung dung của nhà thơ tòa sáng trên từng câu chữ. 'Bài ca Côn Sơn' không phải chỉ là một bức tranh đẹp, nó quả thật còn là một bản nhạc về tình yêu thiên nhiên và niềm hạnh phúc khi được ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên quê hương của nhà thơ.
Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Tài liệu khác:
- Tác giả tác phẩm: Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Đề thi thử học kì 2 môn Địa lý lớp 8 có hướng dẫn
- Đề thi thử học kì 1 môn Địa lớp 8 năm 2020 – 2021 có đáp án
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lớp 8 năm 2020 – 2021 THCS Đinh Tiên Hoàng
- Tác giả tác phẩm: Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Vắt cổ chày ra nước - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: May không đi giày - Ngữ văn 8
- Tác giả tác phẩm: Trong lời mẹ hát - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Nhớ đồng - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu