Giáo án sự bay hơi và sự ngưng tụ - Vật lý 6 - Giáo viên Trần Thị Lan - Trường THCS Định Hóa - Kim Sơn - Ninh Bình

Cô giáo Lan | Chat Online
11/07/2017 20:34:52
1.947 lượt xem
Tải file tài liệu:
Bình luận
Vũ Trường Dũng | Chat Online
22/05/2019 21:27:58
rất hữu ích
0 0
Gửi ý kiến bình luận của bạn tại đây:
Hình ảnh (nếu có):

(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Nội dung tài liệu dạng văn bản
Bài 26. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được sự bay hơi của chất lỏng. - Trình bày được yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của chất lỏng. 2. Kĩ năng - Nêu được ví dụ sự bay hơi của các chất, sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ, sự bay hơi phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng. 3. Thái độ - Tích cực và hăng hái xây dựng bài. II. Chuẩn bị - Giáo viên: sách, giáo án, phấn. - Học sinh: sách, vở, bút. III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu sự nóng chảy, sự đông đặc? - Trong quá trình đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng? 3. Nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Sự bay hơi GV: ai cũng biết sau khi mưa thì sân ướt, đường ướt, nếu là sân gạch hay đường nhựa ta thấy sau chừng ba bốn tiếng đồng hồ thì sân khô, đường khô. Vậy nước ở sân, ở đường đi đâu mất? HS: nước biến thành hơi nước. GV: vậy là ở đây có sự chuyển từ nước ở thể lỏng sang thể hơi (khí). Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (khí) của một chất gọi là sự bay hơi của chất đó. Bất kì chất lỏng nào cũng bay hơi. Bài 26. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ I. Sự bay hơi Hoạt động 2: Sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ GV: Hãy nêu một số ví dụ về hiện tượng bay hơi của nước hay của một chất lỏng nào khác. HS: Khi đun nồi nước thấy hơi nước bốc lên GV: Vậy có phải nước chỉ bay hơi khi đun nồi nước không? HS: Không cần đun. GV: Dựa vào đâu mà em biết không cần đun nước vẫn bay hơi. HS: Nước sông, nước biển không đun được nhưng vẫn bốc hơi để tạo thành mây sinh ra mưa. GV: Như vậy chứng tỏ ở mọi nhiệt độ nước đều bay hơi. Điều đó không chỉ đúng với nước mà đúng với mọi chất lỏng. Vậy ở mọi nhiệt độ chất lỏng đều bay hơi. 1. Nhớ lại những điều đã được học từ lớp 4 về sự bay hơi Nhận xét: - Mọi chất lỏng đều bay hơi. - Chất lỏng bay hơi ở mọi nhiệt độ Hoạt động 3: Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi GV: Ta vừa nói ở nhiệt độ nào nước cũng bay hơi nhưng tại sao phơi các đồ vật ướt, chẳng hạn quần áo ướt, người ta lại thường phơi ngoài trời nắng? HS: Vì phơi ở ngoài trời nắng mau khô hơn. GV: Mau khô hơn nghĩa là bay hơi nhanh hơn, trời nắng nghĩa là nhiệt độ cao. Vậy điều này có y nghĩa gì? HS: Điều này chứng tỏ, khi ở nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng nhanh. GV: Các em hãy lấy thêm ví dụ chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ. HS: sân, đường,…sau cơn mưa nếu trời nắng thì khô nhanh hơn. GV: Theo các em, ngoài nhiệt độ ra thì tốc độ bay hơi còn phụ thuộc vào yếu tố nào không? Lấy ví dụ. HS: Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng nhanh. Diện tích mặt thoáng chất lỏng càng lớn thì bay hơi càng nhanh. Ví dụ như phơi quần áo nơi có gió khô nhanh hơn, quần áo phơi khi trải rộng ra thì khô nhanh hơn khi để chụm lại. GV: Vậy qua những ví dụ trên có thể thấy tốc độ bay hơi của nước phụ thuộc vào những yếu tố nào? HS: Tốc độ bay hơi của nước phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng. GV: Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm kiểm tra trong SGK và trả lời câu hỏi sau: - Tại sao phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau? - Tại sao phải đặt đĩa trong cùng một phòng không có gió? - Tại sao chỉ hơ nóng một đĩa? HS: - Dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau vì diện tích mặt thoáng như nhau. - Đặt đĩa trong cùng một phòng không gió vì yếu tố gió không thay đổi. - Hơ nóng một đĩa vì thay đổi nhiệt độ của một đĩa. GV: Như vậy, để kiểm tra tốc độ bay hơi phụ thuộc vào một yếu tố thì ta phải giữ nguyên hai yếu tố còn lại. GV: Ở trên lớp, các em được nghiên cứu thí nghiệm kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước, ta phải làm cho nhiệt độ thay đổi, còn giữ nguyên diện tích mặt thoáng và không cho gió tác động. Về nhà hãy tự vạch kế hoạch kiểm tra tốc độ bay hơi có phụ thuộc vào các yếu tố gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng không. GV: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá? HS: Vì khi phạt bớt lá thì làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng là nước ở trong lá cây nên làm giảm sự thoát hơi nước của cây. 2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào? a) Quan sát hiện tượng b) Rút ra nhận xét - Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng nhanh. - Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng nhanh. - Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng nhanh. c) Thí nghiệm kiểm tra - Mục đích: kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước. - Dụng cụ: - Bước tiến hành: d) Vận dụng 4. Củng cố - Mọi chất lỏng đều bay hơi. - Chất lỏng bay hơi ở mọi nhiệt độ - Sự bay hơi nhanh hay chậm của chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố: + Nhiệt độ + Gió + Diện tích mặt thoáng của chất lỏng 5. Dặn dò - Về nhà làm bài tập trong sách bài tập và chuẩn bị nội dung kiến thức bài mới. IV. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo