Tác giả tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất - Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
Ngọc Anh | Chat Online | |
31/10 09:04:40 |
Tác giả tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất - Ngữ văn 7
I. Tác giả- Tác giả dân gian
II. Tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất1. Thể loại
Tục ngữ
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác- In trong kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính chủ biên
3. Phương pháp biểu đạtNghị luận
4. Tóm tắt Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất- Các câu tục ngữ là kinh nghiệm đúc kết từ dân gian về nghề trồng trọt của người nông dân
5. Bố cục tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất- Phần 1: câu 1: tầm quan trọng của đất
- Phần 2: câu 2, câu 3 :kinh nghiệm trồng lúa
- Phần 3: câu 3: kinh nghiệm trồng khoai
- Phần 4: câu 4: kinh nghiệm mùa vụ
- Phần 5: còn lại: kinh nghiệm trồng lúa
6. Giá trị nội dung tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất- Kinh nghiệm dân gian về trồng trọt
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp
- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
- Hình thức và nội dung đối xứng với nhau
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất1. Câu tục ngữ số 1
- Tấc đất, tấc vàng
- Tấc” là đơn vị đo lường của ông bà ta khoảng bằng 1 gam tay
+ “đất” là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất
+ “vàng” chính một kim loại quý giá, có giá trị kinh tế rất cao.
→ Tấc đất, tấc vàng nói về sự quý hiếm của đất đai. Từ đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.
2. Câu tục ngữ số 2- Người đẹp vì lụa , lúa tốt vì phân
+ Lụa là một mảnh vải đẹp khi mặc lên tôn lên vẻ đẹp của con người
+ Phân là thức ăn của cây lúa có chưa nhiều dưỡng chất để cây phát triển, sinh trưởng tốt
→ Phân được so sánh với lụa để cho thấy mức độ cần thiết, không thể thiếu
3. Câu tục ngữ số 3- Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa
+ Nhai kỹ thì có thể hút được nhiều dinh dưỡng từ thức ăn
+ Những dưỡng chất này nuôi cơ thể, ruột hấp thụ được nhiều
+ Cày sâu, bừa kỹ thì đất sẽ tươi xốp, nhiều dưỡng chất nuôi lúa
4. Câu tục ngữ số 4- Khoai ruộng lạ,mạ ruộng quen na
- Ruộng lạ là chỉ việc luân canh
+ Khoai trồng ruộng lạ thì mới tốt
+ Còn lúa muốn tươi tốt phải trồng ruộng quen
5. Câu tục ngữ số 5- Mưa tháng tư hư đất, mưa tháng ba hoa đất
- Mưa tháng ba nhiều, lớn làm hư đất hoa màu bị thiệt hại
- Mưa tháng 4 làm cho cây cối tươi tốt, nảy nở
6. Câu tục ngữ số 6- Lúa chiêm núp ở đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm,phất cờ mà lên
- Lúa chiêm là vụ lúa vào tháng 5
- Sấm và mưa đầu mùa đem lại đạm và nước cung cấp cho lúa chiêm tươi tốt.
Tài liệu khác:
- Tác giả tác phẩm: Tục ngữ và sáng tác văn chương - Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội - Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Cách gọt củ hoa Thủy Tiên - Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Kéo co - Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Dòng “sông Đen” - Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết - Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Đừng từ bỏ cố gắng - Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Tôi đi học - Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Bàn về đọc sách - Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Tự học một thứ vui bổ ích - Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo