Tác giả tác phẩm: Hành trình của bầy ong - Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Ngọc Anh | Chat Online
14/11/2024 15:01:27
69 lượt xem

Tác giả tác phẩm: Hành trình của bầy ong- Ngữ văn 6

I. Tác giả

Nguyễn Đức Mậu (1948)

- Quê quán: Nam Định

- Là nhà thơ, nhà văn quân đội.

- Ông sáng tác thơ, trường ca, truyện ngắn, phê bình và tiểu thuyết,…

- Ông từng nhận được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001; Giải thưởng văn học Asean năm 2001.

- Tác phẩm chính: Một số tập thơ như Thơ người ra trận, Cây xanh đất lửa, Trường ca sư đoàn, … Truyện ngắn Con đường rừng không quên, Tiểu thuyết Tướng và lính, Tiểu luận phê bình Niềm say mê ban đầu,…
 

II. Tác phẩm Hành trình của bầy ong
1. Thể loại

Thơ lục bát

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Văn bản bài thơ do tác giả cung cấp.

3. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Hành trình của bầy ong

Với nhiều hình ảnh ẩn dụ, kết hợp biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc,... cùng các từ láy, dấu câu sinh động, linh hoạt, bài thơ ca ngợi hành trình âm thầm mà ý nghĩa của bầy ong khi lưu giữ những mùa hoa tàn phai cho đời. Đồng thời ca ngợi quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.

5. Bố cục tác phẩm Hành trình của bầy ong

Gồm 3 phần:

- Phần 1: Khổ 1: Sự kiên nhẫn của bầy ong trong cuộc hành trình vô tận của mình.

- Phần 2: Khổ 2+3: Những nẻo đường và những miền đất trong cuộc hành trình tìm hoa, hút nhụy của bầy ong.

- Phần 3: Khổ 4: Ý nghĩa công việc của bầy ong. Giá trị của sản phẩm mà bầy ong đem đến cho con người trong cuộc hành trình gian khổ của mình.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Hành trình của bầy ong

- Nhà thơ ca ngợi hành trình âm thầm mà ý nghĩa của bầy ong khi lưu giữ những mùa hoa tàn phai cho đời. Đồng thời ca ngợi quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hành trình của bầy ong

- Nhiều hình ảnh ẩn dụ, kết hợp biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc,... cùng các từ láy, dấu câu sinh động, linh hoạt.
 

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hành trình của bầy ong
1. Hành trình tìm mật ngọt của bầy ong

- Khái quát cuộc hành trình vô tận:

+ Cuộc hành trình chứa đựng những khó khăn: Đôi cánh đẫm nắng trời → Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

+ Cuộc hành trình cả đời không kết thúc: Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.

+ Định nghĩa về không - thời gian của cuộc hành trình:

Không gian: Nẻo đường xa → Không gian mở, mơ hồ, gợi cảm giác xa xôi tới những vùng đất mới

Thời gian: Vô tận mở ra sắc màu → Thời gian không chấm dứt, dài đến vô tận, mang nhiều màu sắc thú vị. (Ẩn dụ: Thời gian - mở ra sắc màu).

- Cuộc hành trình cụ thể:

+ Địa điểm: Nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo, khơi xa. → Địa điểm khắp mọi miền đất nước, mở ra không gian vô tận.

+ Các loài hoa: Hoa chuối, hoa ban, hoa cây chắn bão, hoa nở không tên... → Những loài hoa gắn với đặc trưng từng vùng miền. Những loài hoa có tên và không tên đều góp phần tạo mật ngọt cho đời.

→ Điệp từ, điệp cấu trúc: Tìm nơi...

2. Ý nghĩa của cuộc hành trình ấy

- Những hy sinh lặng thầm của bầy ong:

+ Những con đường ong bay.

+ Trải qua mưa nắng vơi đầy.

- Nối những vùng đất với nhau bởi những 'ngọt ngào':

+ Nối liền mùa hoa.

+ Nối rừng hoang với biển xa.

+ Nơi đâu cũng tìm ra 'ngọt ngào'. → Nơi đâu cũng tìm ra mật ngọt, thành quả (kể cả có là ở trời cao). → Câu thơ được đưa vào ngoặc kép là một điểm đặc biệt.

- Giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai nhờ chắt được vị ngọt, mùi hương vào những giọt mật.

3. Ý nghĩa hàm ẩn về văn chương

- Vầng trăng vốn là chất liệu của thi ca → Ám chỉ vầng trăng mang lại những nguồn thi liệu dồi dào cho sáng tác thơ ca.

- 'Trời sao' có sự liên kết với 'trời cao' ở câu trên → Chú ong mang mật ngọt khắp vùng trời.

- 'Bầy ong - con chữ' → Đặt ngang hàng, dấu gạch ngang như thay thế từ 'là'. Quá trình ong nối liền mùa hoa cũng giống như con chữ nối lời bài ca.

- Thời gian: 'đêm nay' - liên hệ với 'vầng trăng' + Biện pháp so sánh 'như thức cùng tôi' → Thức để sáng tạo nghệ thuật chăm chỉ, để cảm nhận được những vị mật của cuộc đời.

→ Hành trình sáng tạo nghệ thuật cũng giống như hành trình của bầy ong. Đầu tiên phải tìm chất liệu (hoa, mật hoa), vượt qua những khó khăn, phải trải nghiệm nhiều nơi, tiếp xúc nhiều thứ (cả nổi tiếng lẫn vô danh) để có thể đủ nguyên liệu liên kết tất cả các yếu tố. Điểm đích của cuộc hành trình đó là tạo ra sáng tạo nghệ thuật, những thành công, mật ngọt lưu giữ lịch sử, văn hóa,... của nhân loại.

→ Ca ngợi người nghệ sĩ cũng giống như loài ong chăm chỉ trên chặng đường sáng tạo nghệ thuật.
 

IV. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Hành trình của bầy ong
Bài tham khảo 1

Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên…

Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
(Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm)

Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

Bài thơ nói lên hành trình của bầy ong đã cần mẫn bay khắp mọi nẻo đường xa để tìm hoa gây mật, đem lại ngọt ngào cho đời.

Trong khổ thơ đầu có nhiều chi tiết nói lên hành trình của bầy ong: “đôi cánh đàn thắng trời”, “bay đến trọn đời tình hoa”, “neo đường xa”, “thời gian vô tận.

Bầy ong bay đến nhiều nơi: rừng sâu, bờ biển, quần đảo, khơi xa, rừng. hoang, biển xa… Đó là những nơi có vẻ đẹp rất đặc biệt là nhiều hoa thơm. Là nơi rừng sâu “Bập bùng hoa chuối, trắng nhiều hoa ban”. Là nơi bờ biển sóng tràn có “làng cây cắt bão, chịu làng tù hoa”. Là nơi quần đảo “có loài hoa nở như là không tên”, nghĩa là loài hoa lạ, hoa quý. ”. Đoạn thơ trên cho thấy sự cần cù, siêng năng giúp ong vượt qua mọi khó khăn. Công việc của những chú ong mang rất nhiều ý nghĩa và vẻ đẹp. Vì vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa héo theo thời gian. Người ta vẫn cảm nhận được màu sắc của hoa vẫn được “giữ lại” trong hương thơm và vị ngọt của mật. Có thể nói, loài ong giữ được vẻ đẹp của thiên nhiên, ban tặng cho con người, giúp cuộc sống của con người trở nên hạnh phúc hơn. Tác giả cũng muốn con người như là con ong chăm chỉ vậy

Câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” ca ngợi sự cần mẫn, sáng tạo, tích lũy của bầy ong tìm hoa, tìm phấn, làm ra từng giọt mật. Lại câu cuối bài thơ, tác giả nói về công việc tìm hoa làm mất của bây ong. Đó là một hành trình vô tận, gian lao, đầy sáng tạo:

“Bầy ong giữ hộ cho người, Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày”.

Quan đoạn thơ này, tác giả muốn ca ngợi đức tính tốt đẹp của bầy ong. Bầy ong đã giữ hộ cho người những mùa hoa phai tàn. Ong chắc được mật từ trong những cánh hoa rất lạ và xa xôi với hành trình vô tận. Ong luôn kiên trì để tìm kiếm đem lại cho con người mật ngọt. Chúng mang lại hương vị tinh túy nhất cho đời.

Bài tham khảo 2

Trong bài thơ Hành trình của bầy ong thì khổ thơ thứ tư được đánh giá là một khổ thơ sâu sắc và để lại nhiều cảm xúc trong lòng bạn đọc. Khổ thơ cuối cùng của bài nêu bật lên ý nghĩa của những chú ong, những giá trị mà những chú ong đem lại cho đời là vô cùng đáng trân trọng. Bằng cách vận dụng biện pháp tu từ nhân hoá một cách khéo léo và độc đáo và các từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi tả, nhà văn Nguyễn Đức Mậu đã ngợi ca quá trình làm việc chăm chỉ, kiên trì và miệt mài của những chú ong. Chúng lao động chăm chỉ để “chắt” trong vị ngọt và mùi hương của những bông hoa tươi đẹp tô điểm cho cuộc đời. Không những vậy chúng còn phải làm việc trong những thử thách và khó khăn, điều kiện thời tiết khắc nghiệt “Trải qua mưa nắng vơi đầy” nhưng chúng chưa bao giờ từ bỏ, luôn kiên trì và nhẫn nại. Và cuối cùng thành quả đã đến, những chú ong chăm chỉ đã thu hoạch được thứ “men” của trời đất để làm “say” cả đất trời, có thể thấy đây là sự ngợi ca của tác giả dành cho thành quả của những chú ong, những thành quả ấy không hề nhỏ bé mà còn mang lại những giá trị vô cùng to lớn. Thông qua hai dòng thơ cuối cùng của bài, khép lại toàn bộ bài thơ, những chú ong nhờ vào những giọt mật ngọt mà lưu giữ lại cho con người cả thời gian và vẻ đẹp, đó chính là khoảng thời gian có những mùa hoa đẹp nhất thi nhau trổ sắc khoe hương. Bầy ong đã giữ lại hương vị của những bông hoa, mật hoa cho con người sau khi các mùa hoa đã hết, điều đó là vô cùng kì diệu và đáng quý. 

Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Gửi ý kiến bình luận của bạn tại đây:
Hình ảnh (nếu có):

(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×