Tác giả tác phẩm Sơn Tinh - Thủy Tinh (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
Ngọc Anh | Chat Online | |
17/10 11:09:58 |
18 lượt xem
Tác giả tác phẩm: Sơn Tinh - Thủy Tinh - Ngữ văn 9
I. Tác giả Nguyễn Nhược Pháp
- Nguyễn Nhược Pháp (1914 - 1938) quê ở Hà Nội.
- Sáng tác của ông thuộc nhiểu thể loại như kịch, truyện ngắn, thở nhưng người đọc biết đến ông nhiểu hơn cả ở tư cách nhà thơ với những bài thở tiêu biểu như: Ngày xưa, Chưa Hương, Tay ngà,... Sơn Tinh - Thuỷ Tinh được đánh giá là một trong nhưng bài thơ đặc sắc nhắt của Nguyến Nhược Pháp.
II. Đọc bài thơ: Sơn Tinh - Thủy Tinh
Ngày xưa, khi rừng mây u ám
Sông núi còn vang um tiếng thần,
Con vua Hùng Vương thứ mười tám,
Mỵ Nương, xinh như tiên trên trần.
Tóc xanh viền má hây hây đỏ,
Miệng nàng hé thắm như san hô,
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ:
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ.
Hùng Vương thường nhìn con yêu quá,
Chắp tay ngẩng lên giời tạ ân;
Rồi cười bảo xứng ngôi phò mã,
Trừ có ai ngang vì thần nhân.
Hay đâu thần tiên đi lấy vợ!
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lòng tơ vương,
Không quản rừng cao, sông cách trở,
Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương.
Sơn Tinh có một mắt ở trán,
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì.
Một thần phi bạch hổ trên cạn,
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
Hai thần bên cửa thành thi lễ,
Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu.
Nhưng có một nàng mà hai rể,
Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!
Thuỷ Tinh khoe thần có phép lạ,
Dứt lời, tay hất chòm râu xanh,
Bắt quyết hò mây to nước cả,
Dậm chân rung khắp làng gần quanh.
Ào ào mưa đổ xuống như thác,
Cây xiêu, cầu gẫy, nước hò reo,
Lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc,
Bò, lợn, và cột nhà trôi theo.
Mỵ Nương ôm Hùng Vương kinh hãi.
Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo,
Vung tay niệm chú. Núi từng dải,
Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò
Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn.
Mỵ Nương khép nép như cành hoa:
“Con đây phận đào tơ bé mọn,
Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha!”
Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước,
Rồi bảo mai lửa hồng nhuốm sương,
Lễ vật thần nào mang đến trước,
Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương.
II
Bình minh má ửng đào phơn phớt,
Ngọc đỏ rung trên đầu lá xanh.
Ngọn liễu chim vàng ca thánh thót,
Ngự giá Hùng Vương lên mặt thành.
Mỵ Nương bên lầu son tựa cửa,
Rèm ngọc lơ thơ phủ áo hồng.
Cánh nhạn long lanh vờn ánh lửa,
Mê nàng, chim ngẩn lưng giời đông.
Rừng xanh thả mây đào man mác,
Sơn Tinh ngồi bạch hổ đi đầu
Mình phủ áo bào hồng ngọc dát,
Tay ghì cương hổ, tay cầm lau.
Theo sau năm chục con voi xám
Hục hặc, lưng cong phủ gấm điều,
Tải bạc, kim cương, vàng lấp loáng,
Sừng tê, ngà voi và sừng hươu.
Hùng Vương trên mặt thành liễu rủ,
Hớn hở thần trông, thoáng nụ cười.
Thần suốt đêm sao dài không ngủ,
Mày ngài, mắt phượng vẫn còn tươi.
Sơn Tinh đến lạy chào bên cửa,
Vua thân ngự đón nàng Mỵ Nương.
Lầu son nàng ngoái trông lần lữa,
Mi xanh lệ ngọc mờ hơi sương.
Quỳ lạy cha già lên kiệu bạc,
Thương người, thương cảnh xót lòng đau.
Nhìn quanh, khói toả buồn man mác,
Nàng kêu: “Phụ vương ôi! Phong Châu!”
Kiệu nhỏ đưa nàng đi thoăn thoắt,
Hùng Vương mơ, vịn tay bờ thành.
Trông bụi hồng tuôn xa, xa lắc,
Mắt nhoà lệ ngọc ngấn đầm quanh...
Thoảng gió vù vù như gió bể,
Thuỷ Tinh ngồi trên lưng rồng vàng.
Yên gấm tung dài bay đỏ choé,
Mình khoác bào xanh da giời quang.
Theo sau cua đỏ và tôm cá,
Chia đội năm mươi hòm ngọc trai,
Khập khiễng bò lê trên đất lạ,
Trước thành tấp tểnh đi hàng hai.
Hùng Vương mặt rồng chau ủ rũ,
Chân trời còn phảng bóng người yêu,
Thuỷ Tinh thúc rồng đau kêu rú,
Vừ uất vì thương, vừa bởi kiêu.
Co hết gân, nghiến răng, thần quát:
“Giết! Giết Sơn Tinh hả hờn ta!”
Tức thời nước sủi reo như thác,
Tôm cá quăng ngọc trai mà hoa.
III
Sơn Tinh đang kèm theo sau kiệu,
Áo bào phơ phất nụ cười bay.
(Vui nhỉ mê ai xinh, mới hiểu)
Thần trông kiệu nhỏ, hồn thêm say.
Choàng nghe sóng vỗ, reo như sấm,
Bạch hổ dừng chân, lùi, vểnh tai.
Mỵ Nương tung bức rèm đỏ thắm,
Sơn Tinh trông thấy càng dương oai.
Sóng cả gầm reo lăn như chớp,
Thuỷ Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng.
Cá voi quác mồm to muốn đớp,
Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng.
Càng cua lởm chởm giơ như mác;
Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao.
Sơn Tinh hiểu thần ghen, tức khắc
Niệm chú, đất nẩy vù lên cao.
Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo.
Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng,
Đạp long đất núi, gầm xông xáo,
Máu vọt phì reo muôn ngấn hồng.
Mây đen hăm hở bay mù mịt,
Sấm ran, sét động nổ loè xanh.
Tôm cá xưa nay im thin thít,
Mở quác mồm to kêu thất thanh.
Mỵ Nương kinh hãi ngồi trong kiệu,
Bỗng chợt nàng kêu mắt lệ nhoà.
(Giọng kiêu hay buồn không ai hiểu,
Nhưng thật dễ thương): “Ô! Vì ta!”
Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể,
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương.
Trần gian đâu có người dai thế,
Cũng bởi thần yêu nên khác thường!
4-1933
III. Tìm hiểu tác phẩm Sơn Tinh - Thủy Tinh
1. Thể loại Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh thuộc thể loại thơ bảy chữ.
2. Xuất xứ Sơn Tinh - Thủy Tinh
- “Sơn Tinh – Thủy Tinh” trích trong tập thơ “Hoa một mùa”, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2018, tr217 – 223)
3. Phương thức biểu đạt Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
4. Bố cục Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Phần 1 (từ đầu đến…uy nghi): Sơn Tinh và Thủy Tinh ứng tuyển khi Hùng Vương thứ mười tám kén chồng cho con gái Mị Nương.
- Phần 2 (tiếp theo đến…Mị Nương): Những yêu cầu trong sính lễ mà Hùng Vương thử thách đưa ra cho hai chàng.
- Phần 3 (tiếp theo đến…quắp đuôi xôn xao): Sơn Tinh đến trước và rước Mị Nương về.
- Phần 4 (đoạn còn lại): Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận và giải thích lí do hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.
5. Giá trị nội dung Sơn Tinh - Thủy Tinh
- “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
6. Giá trị nghệ thuật Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.
- Cách kể chuyện qua những vần thơ đầy lôi cuốn, hấp dẫn.
IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Sơn Tinh - Thủy Tinh
1. Cốt truyện, cách kể chuyện của bài thơ
- Miêu tả cụ thể:
+ Mị Nương: Tóc xanh viền má hây hây…
+ Sơn Tinh: một mắt ở trán…
+ Thủy Tinh: râu ria quăn xanh rì…
- Nhân vật Mị Nương có những lời nói, sự ảnh hưởng đến cốt truyện:
+ Vua Hùng hỏi Mị Nương muốn chọn ai thì Mị Nương bèn nói “Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha”.
+ Khi Thủy Tinh thể hiện khiến bò lợn, cột nhà trôi theo. Mị Nương đã sợ hãi và Sơn Tinh thể hiện sự bình tĩnh khi trấn an Mị Nương “Nàng đừng lo”.
+ Khi Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau thì Mị Nương cũng đã thốt lên “Ôi, tại ta…”
- Cách kể chuyện: Sử dụng các câu thơ bảy chữ, kèm những hình ảnh, biện pháp tu từ, kèm cả những từ ngữ bộc lộ cảm xúc với các nhân vật.
2. Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh
a. Mị Nương
- Chi tiết miêu tả Mị Nương:
Mị Nương xinh như tiên trên trần
Tóc xanh viền má hây hây đỏ,
Miệng nàng hé thắm như san hô,
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ...
=> Mị Nương là một người con gái hội tụ đầy đủ các vẻ đẹp về ngoại hình.
b. Tài năng của Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Sơn Tinh: “Vung tay niệm chú, núi từng dải; Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò” => Thần Sơn Tinh phi bạch hổ, oai phong lẫm liệt.
- Thủy Tinh: “Bắt quyết hô mây to nước cả; Giậm chân rung khắp làng xung quanh” => Thủy Tinh mang theo dáng vẻ phong trần với râu ria quăn xanh rì.
3. Tính chất kì ảo trong bài thơ
- Qua ngoại hình của Sơn Tinh: Ba mắt.
- Phương tiện di chuyển của các thần: Cưỡi trên con thú – rồng, hổ.
- Các phép của hai vị thần như hô mưa gọi gió và phép tạo núi chặn dòng nước…
=> Cách miêu tả yếu tố kì ảo đặc sắc: nhiều chi tiết về các con vật đặc trưng ở trên cạn và dưới nước cùng tham gia giao tranh, kết hợp với các động từ mạnh tạo nên một trận chiến kì ảo đầy sức hấp dẫn.
V. Các đề văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Sơn Tinh - Thủy Tinh
Bài tham khảo 1
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có vô vàn những tác phẩm có giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử sâu sắc, đó là những truyền thuyết, những câu chuyện cổ những câu ca dao được lưu truyền từ đời này qua đời khác như một thứ tài sản tinh thần vô giá. Những truyền thuyết ấy đã phản ánh một cách khách quan và khái quát về vẻ đẹp cuộc sống sinh hoạt cùng những giá trị tinh thần sâu sắc, tích cực, về ước muốn những ước muốn và niềm tin cao đẹp của con người muôn đời nay. Sơn Tinh, Thủy Tinh là một trong những truyền thuyết có xuất xứ lâu đời nhất, gắn liền với tuổi thơ của nhiều độc giả thông qua lời kể của bà của mẹ. Câu chuyện thể hiện niềm khao khát chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta, trước nỗi lo thiên tai bão lụt vẫn thường hoành hành hằng năm.
Bối cảnh của truyền thuyết là vào thời Hùng Vương thứ 18, ông chỉ có một cô con gái là công chúa Mị Nương. Vì tình cảm yêu thương con gái và nỗi lòng của cha mẹ nên vua Hùng muốn chọn cho con người chồng tốt nhất thiên hạ. Chính vì thế mới có cuộc kén rể, đọ tài đọ sức giữa hai chàng trai có xuất thân và sức mạnh phi thường. Người thứ nhất là thần núi Tản Viên, thường gọi là Sơn Tinh với khả năng 'vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi'. Còn chàng trai còn lại cũng chẳng kém cạnh, bởi chàng xuất thân là chúa vùng nước thẳm 'gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về'. Xét tổng thể, cả hai chàng trai đều làm vừa lòng vua Hùng, khiến ông rất khó chọn lựa, chính vì thế mới có chuyện thách cưới của vua Hùng.
Lễ vật thách cưới mà vua Hùng đưa ra cũng chẳng phải là những thứ tầm thường dễ kiếm, nào là 'một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao'. Tuy nói là lễ vật đưa ra công bằng cho cả hai chàng trai, nhưng nếu xét thật kỹ thì thật ra vua Hùng dường như có ý thiên vị cho Sơn Tinh hơn cả. Nói vậy bởi những sính lễ mà vua Hùng đưa ra, phần lớn đều chỉ có ở trên cạn, mà Sơn Tinh lại là thần núi, tìm kiếm những vật ấy thì có khó gì, ngược lại Thủy Tinh là thần nước thẳm, quanh năm chẳng mấy khi lên cạn thì làm sao chỉ trong vòng một đêm mà tìm thấy sính lễ. Hơn thế nữa, vua Hùng vốn cai trị cả một nước, nhưng thường xuyên quanh năm phải đau đầu vì chuyện thiên tai bão lũ, mưa gió bão bùng, thế nên sâu trong nội tâm hẳn ông cũng không mấy hài lòng với người tên Thủy Tinh chăng?
Cuối cùng, Sơn Tinh lấy được công chúa Mị Nương dường như đã là chuyện chắc chắn. Tuy nhiên, việc đến sau và không lấy được công chúa đã gây nên sự phẫn nộ trong lòng Thủy Tinh, bởi thứ nhất là sự ghen tức với Thủy Tinh, thứ hai là vì phần sính lễ gây khó dễ kia. Chính vì vậy, Thủy Tinh đã đuổi theo đánh Sơn Tinh nhằm cướp lại công chúa Mị Nương. Thủy Tinh 'hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn', 'nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước'. Khả năng thần thông của Thủy Tinh đã đem đến một đợt thiên tai ngập lụt khủng khiếp, vốn là nỗi sợ ngàn đời của nhân dân ta. Tuy hiểm họa khôn lường như thế nhưng Sơn Tinh chẳng hề nao núng, chàng 'bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ', 'Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu'. Vì ngang tài ngang sức, nên cả hai đánh nhau ròng rã mấy tháng trời mà vẫn bất phân thắng bại, tuy nhiên theo lẽ thường, kẻ gây hấn trước mà mãi không thắng được, thường rất nhanh nản chí, đuối sức. Thủy Tinh dần dà mệt mỏi đành rút quân, Sơn Tinh giành chiến thắng vẻ vàng bởi ý chí kiên cường chống lại cái ác, cái phi lý. Nhưng với lòng thù hận sâu sắc vì thua cuộc, vì không có được Mị Nương vẫn khiến Thủy Tinh ghi thù, nên năm nào cũng gây ra bão lũ làm khổ nhân dân suốt mấy tháng trời, tuy nhiên cũng chưa bao giờ Thủy Tinh thắng được Sơn Tinh mà năm nào cũng phải ngậm ngùi rút quân về. Đây được cho là sự giải cho việc thiên tai bão lũ cứ liên tục xuất hiện hàng năm, rồi lại thoái lui là vậy.
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có nhiều nét nghệ thuật đặc sắc, xây dựng cốt truyện ly kỳ, hấp dẫn, có nhiều yếu tố kỳ ảo. Nhân vật được thần thánh hóa, có sức mạnh phi thường, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ tượng trưng cho hai thế lực là sức mạnh của con và sức mạnh của thiên nhiên. Kết thúc truyện hợp lý, giải thích được lý do cho những đợt thiên tai hằng năm trên đất nước ta. Đồng thời cũng thể hiện một niềm tin, niềm khao khát chế ngự và chiến thắng thiên nhiên của ông cha ta từ xưa đến nay.
Bài tham khảo 2
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh lầ một trong những truyền thuyết lâu đời nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam và đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao người. Câu chuyện thể hiện niềm khao khát chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta, trước nỗi lo thiên tai bão lụt vẫn thường hoành hành hằng năm qua.
Đầu tiên, truyền thuyết này như muốn nói về hiện tượng thiên tai, bão lũ hàng năm cũng như lòng quyết tâm chống lại thiên tai của nhân dân ta. Sơn Tinh Thuỷ Tinh kể về đời vua Hùng thứ 18. Kể rằng vua Hùng có một người con gái vô cùng xinh đẹp, lại nết na, hiền dịu có tên là Mị Nương. . Nay nàng đến tuổi thành thân, nên vua cha muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Trong số đó có hai chàng trai kiệt xuất là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Một người là ''chúa vùng non cao''. Một người là ''vua vùng nước thẳm''. Vì đưa được sính lễ tới trước là ''voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao'' nên Sơn tinh đã cưới được Mị Nương về làm vợ. Tức tối, ghen ghét vì thua cuộc , Thủy Tinh đã hô mưa gọi gió, tạo ra lũ lụt để đánh bại Sơn Tinh.Thủy Tinh dâng nước thì Sơn Tinh dời núi non. Thủy Tinh đại diện cho thiên nhiên giông bão, lũ lụt; còn Sơn Tinh là nhân vật biểu trưng cho nhân dân ta với tinh thần kiên cường bất khuất, sự mưu trí và anh dũng không chịu đầu hàng trước thiên tai, số phận.
Tiếp đó, tác giả dân gian đã lựa chọn được hình ảnh, nghệ thuật đặc sắc để diễn tả được hình ảnh thiên tai bão lũ và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trước thiên tai. Đây là câu chuyện được viết theo kiểu thần thoại Việt Nam nên có thể thấy được truyện chưa nhiều yếu tố kỳ ảo để nói về những hiện tượng thiên nhiên. Từ tình huống vua Hùng kén rể , ta có thể tháy đươc là núi non, nhân dân luôn được đặt lên hàng đầu . Vua Hùng đặt ra sính lễ là''voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao''. Những lễ vật này có thể thấy được là dễ dàng tìm ở vùng núi rừng chứ không phải biển cả. Sơn tinh đã có một lợi thế rõ ràng trước Thủy TInh. Sau đó, một loạt những chi tiết kỳ ảo như ''Thủy tinh hô mưa, gọi gió.'', ''Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu.'' như vẽ nên bức tranh thiên tai ngày xưa. Lũ lụt càng lên cao, dân ta càng gắng sức chiến đấu, chống lại thiên tai. Cùng với đó là hình ảnh người dân Văn Lang cùng Sơn Tinh chống lại cuộc tấn công của Thủy tinh càng tô đậm vẻ kiên cường của nhân dân Việt Nam trước bão lũ.
Câu chuyện Sơn Tinh , Thủy Tinh được khắc họa qua các chi tiết kỳ ảo, sinh động về hai vị thần rất thành công trong việc đưa người đọc đến với hình ảnh của người dân thời xưa đối mặt với sự tức giận từ thiên nhiên như thế nào. Truyện gắn mãi với bao thế hệ, luôn nhắc nhở chúng ta về tình đoàn kết của nhân dân trước mọi khó khăn, thử thách.
I. Tác giả Nguyễn Nhược Pháp
- Nguyễn Nhược Pháp (1914 - 1938) quê ở Hà Nội.
- Sáng tác của ông thuộc nhiểu thể loại như kịch, truyện ngắn, thở nhưng người đọc biết đến ông nhiểu hơn cả ở tư cách nhà thơ với những bài thở tiêu biểu như: Ngày xưa, Chưa Hương, Tay ngà,... Sơn Tinh - Thuỷ Tinh được đánh giá là một trong nhưng bài thơ đặc sắc nhắt của Nguyến Nhược Pháp.
II. Đọc bài thơ: Sơn Tinh - Thủy Tinh
Ngày xưa, khi rừng mây u ám
Sông núi còn vang um tiếng thần,
Con vua Hùng Vương thứ mười tám,
Mỵ Nương, xinh như tiên trên trần.
Tóc xanh viền má hây hây đỏ,
Miệng nàng hé thắm như san hô,
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ:
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ.
Hùng Vương thường nhìn con yêu quá,
Chắp tay ngẩng lên giời tạ ân;
Rồi cười bảo xứng ngôi phò mã,
Trừ có ai ngang vì thần nhân.
Hay đâu thần tiên đi lấy vợ!
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lòng tơ vương,
Không quản rừng cao, sông cách trở,
Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương.
Sơn Tinh có một mắt ở trán,
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì.
Một thần phi bạch hổ trên cạn,
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
Hai thần bên cửa thành thi lễ,
Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu.
Nhưng có một nàng mà hai rể,
Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!
Thuỷ Tinh khoe thần có phép lạ,
Dứt lời, tay hất chòm râu xanh,
Bắt quyết hò mây to nước cả,
Dậm chân rung khắp làng gần quanh.
Ào ào mưa đổ xuống như thác,
Cây xiêu, cầu gẫy, nước hò reo,
Lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc,
Bò, lợn, và cột nhà trôi theo.
Mỵ Nương ôm Hùng Vương kinh hãi.
Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo,
Vung tay niệm chú. Núi từng dải,
Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò
Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn.
Mỵ Nương khép nép như cành hoa:
“Con đây phận đào tơ bé mọn,
Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha!”
Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước,
Rồi bảo mai lửa hồng nhuốm sương,
Lễ vật thần nào mang đến trước,
Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương.
II
Bình minh má ửng đào phơn phớt,
Ngọc đỏ rung trên đầu lá xanh.
Ngọn liễu chim vàng ca thánh thót,
Ngự giá Hùng Vương lên mặt thành.
Mỵ Nương bên lầu son tựa cửa,
Rèm ngọc lơ thơ phủ áo hồng.
Cánh nhạn long lanh vờn ánh lửa,
Mê nàng, chim ngẩn lưng giời đông.
Rừng xanh thả mây đào man mác,
Sơn Tinh ngồi bạch hổ đi đầu
Mình phủ áo bào hồng ngọc dát,
Tay ghì cương hổ, tay cầm lau.
Theo sau năm chục con voi xám
Hục hặc, lưng cong phủ gấm điều,
Tải bạc, kim cương, vàng lấp loáng,
Sừng tê, ngà voi và sừng hươu.
Hùng Vương trên mặt thành liễu rủ,
Hớn hở thần trông, thoáng nụ cười.
Thần suốt đêm sao dài không ngủ,
Mày ngài, mắt phượng vẫn còn tươi.
Sơn Tinh đến lạy chào bên cửa,
Vua thân ngự đón nàng Mỵ Nương.
Lầu son nàng ngoái trông lần lữa,
Mi xanh lệ ngọc mờ hơi sương.
Quỳ lạy cha già lên kiệu bạc,
Thương người, thương cảnh xót lòng đau.
Nhìn quanh, khói toả buồn man mác,
Nàng kêu: “Phụ vương ôi! Phong Châu!”
Kiệu nhỏ đưa nàng đi thoăn thoắt,
Hùng Vương mơ, vịn tay bờ thành.
Trông bụi hồng tuôn xa, xa lắc,
Mắt nhoà lệ ngọc ngấn đầm quanh...
Thoảng gió vù vù như gió bể,
Thuỷ Tinh ngồi trên lưng rồng vàng.
Yên gấm tung dài bay đỏ choé,
Mình khoác bào xanh da giời quang.
Theo sau cua đỏ và tôm cá,
Chia đội năm mươi hòm ngọc trai,
Khập khiễng bò lê trên đất lạ,
Trước thành tấp tểnh đi hàng hai.
Hùng Vương mặt rồng chau ủ rũ,
Chân trời còn phảng bóng người yêu,
Thuỷ Tinh thúc rồng đau kêu rú,
Vừ uất vì thương, vừa bởi kiêu.
Co hết gân, nghiến răng, thần quát:
“Giết! Giết Sơn Tinh hả hờn ta!”
Tức thời nước sủi reo như thác,
Tôm cá quăng ngọc trai mà hoa.
III
Sơn Tinh đang kèm theo sau kiệu,
Áo bào phơ phất nụ cười bay.
(Vui nhỉ mê ai xinh, mới hiểu)
Thần trông kiệu nhỏ, hồn thêm say.
Choàng nghe sóng vỗ, reo như sấm,
Bạch hổ dừng chân, lùi, vểnh tai.
Mỵ Nương tung bức rèm đỏ thắm,
Sơn Tinh trông thấy càng dương oai.
Sóng cả gầm reo lăn như chớp,
Thuỷ Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng.
Cá voi quác mồm to muốn đớp,
Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng.
Càng cua lởm chởm giơ như mác;
Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao.
Sơn Tinh hiểu thần ghen, tức khắc
Niệm chú, đất nẩy vù lên cao.
Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo.
Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng,
Đạp long đất núi, gầm xông xáo,
Máu vọt phì reo muôn ngấn hồng.
Mây đen hăm hở bay mù mịt,
Sấm ran, sét động nổ loè xanh.
Tôm cá xưa nay im thin thít,
Mở quác mồm to kêu thất thanh.
Mỵ Nương kinh hãi ngồi trong kiệu,
Bỗng chợt nàng kêu mắt lệ nhoà.
(Giọng kiêu hay buồn không ai hiểu,
Nhưng thật dễ thương): “Ô! Vì ta!”
Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể,
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương.
Trần gian đâu có người dai thế,
Cũng bởi thần yêu nên khác thường!
4-1933
III. Tìm hiểu tác phẩm Sơn Tinh - Thủy Tinh
1. Thể loại Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh thuộc thể loại thơ bảy chữ.
2. Xuất xứ Sơn Tinh - Thủy Tinh
- “Sơn Tinh – Thủy Tinh” trích trong tập thơ “Hoa một mùa”, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2018, tr217 – 223)
3. Phương thức biểu đạt Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
4. Bố cục Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Phần 1 (từ đầu đến…uy nghi): Sơn Tinh và Thủy Tinh ứng tuyển khi Hùng Vương thứ mười tám kén chồng cho con gái Mị Nương.
- Phần 2 (tiếp theo đến…Mị Nương): Những yêu cầu trong sính lễ mà Hùng Vương thử thách đưa ra cho hai chàng.
- Phần 3 (tiếp theo đến…quắp đuôi xôn xao): Sơn Tinh đến trước và rước Mị Nương về.
- Phần 4 (đoạn còn lại): Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận và giải thích lí do hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.
5. Giá trị nội dung Sơn Tinh - Thủy Tinh
- “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
6. Giá trị nghệ thuật Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.
- Cách kể chuyện qua những vần thơ đầy lôi cuốn, hấp dẫn.
IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Sơn Tinh - Thủy Tinh
1. Cốt truyện, cách kể chuyện của bài thơ
- Miêu tả cụ thể:
+ Mị Nương: Tóc xanh viền má hây hây…
+ Sơn Tinh: một mắt ở trán…
+ Thủy Tinh: râu ria quăn xanh rì…
- Nhân vật Mị Nương có những lời nói, sự ảnh hưởng đến cốt truyện:
+ Vua Hùng hỏi Mị Nương muốn chọn ai thì Mị Nương bèn nói “Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha”.
+ Khi Thủy Tinh thể hiện khiến bò lợn, cột nhà trôi theo. Mị Nương đã sợ hãi và Sơn Tinh thể hiện sự bình tĩnh khi trấn an Mị Nương “Nàng đừng lo”.
+ Khi Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau thì Mị Nương cũng đã thốt lên “Ôi, tại ta…”
- Cách kể chuyện: Sử dụng các câu thơ bảy chữ, kèm những hình ảnh, biện pháp tu từ, kèm cả những từ ngữ bộc lộ cảm xúc với các nhân vật.
2. Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh
a. Mị Nương
- Chi tiết miêu tả Mị Nương:
Mị Nương xinh như tiên trên trần
Tóc xanh viền má hây hây đỏ,
Miệng nàng hé thắm như san hô,
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ...
=> Mị Nương là một người con gái hội tụ đầy đủ các vẻ đẹp về ngoại hình.
b. Tài năng của Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Sơn Tinh: “Vung tay niệm chú, núi từng dải; Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò” => Thần Sơn Tinh phi bạch hổ, oai phong lẫm liệt.
- Thủy Tinh: “Bắt quyết hô mây to nước cả; Giậm chân rung khắp làng xung quanh” => Thủy Tinh mang theo dáng vẻ phong trần với râu ria quăn xanh rì.
3. Tính chất kì ảo trong bài thơ
- Qua ngoại hình của Sơn Tinh: Ba mắt.
- Phương tiện di chuyển của các thần: Cưỡi trên con thú – rồng, hổ.
- Các phép của hai vị thần như hô mưa gọi gió và phép tạo núi chặn dòng nước…
=> Cách miêu tả yếu tố kì ảo đặc sắc: nhiều chi tiết về các con vật đặc trưng ở trên cạn và dưới nước cùng tham gia giao tranh, kết hợp với các động từ mạnh tạo nên một trận chiến kì ảo đầy sức hấp dẫn.
V. Các đề văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Sơn Tinh - Thủy Tinh
Bài tham khảo 1
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có vô vàn những tác phẩm có giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử sâu sắc, đó là những truyền thuyết, những câu chuyện cổ những câu ca dao được lưu truyền từ đời này qua đời khác như một thứ tài sản tinh thần vô giá. Những truyền thuyết ấy đã phản ánh một cách khách quan và khái quát về vẻ đẹp cuộc sống sinh hoạt cùng những giá trị tinh thần sâu sắc, tích cực, về ước muốn những ước muốn và niềm tin cao đẹp của con người muôn đời nay. Sơn Tinh, Thủy Tinh là một trong những truyền thuyết có xuất xứ lâu đời nhất, gắn liền với tuổi thơ của nhiều độc giả thông qua lời kể của bà của mẹ. Câu chuyện thể hiện niềm khao khát chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta, trước nỗi lo thiên tai bão lụt vẫn thường hoành hành hằng năm.
Bối cảnh của truyền thuyết là vào thời Hùng Vương thứ 18, ông chỉ có một cô con gái là công chúa Mị Nương. Vì tình cảm yêu thương con gái và nỗi lòng của cha mẹ nên vua Hùng muốn chọn cho con người chồng tốt nhất thiên hạ. Chính vì thế mới có cuộc kén rể, đọ tài đọ sức giữa hai chàng trai có xuất thân và sức mạnh phi thường. Người thứ nhất là thần núi Tản Viên, thường gọi là Sơn Tinh với khả năng 'vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi'. Còn chàng trai còn lại cũng chẳng kém cạnh, bởi chàng xuất thân là chúa vùng nước thẳm 'gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về'. Xét tổng thể, cả hai chàng trai đều làm vừa lòng vua Hùng, khiến ông rất khó chọn lựa, chính vì thế mới có chuyện thách cưới của vua Hùng.
Lễ vật thách cưới mà vua Hùng đưa ra cũng chẳng phải là những thứ tầm thường dễ kiếm, nào là 'một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao'. Tuy nói là lễ vật đưa ra công bằng cho cả hai chàng trai, nhưng nếu xét thật kỹ thì thật ra vua Hùng dường như có ý thiên vị cho Sơn Tinh hơn cả. Nói vậy bởi những sính lễ mà vua Hùng đưa ra, phần lớn đều chỉ có ở trên cạn, mà Sơn Tinh lại là thần núi, tìm kiếm những vật ấy thì có khó gì, ngược lại Thủy Tinh là thần nước thẳm, quanh năm chẳng mấy khi lên cạn thì làm sao chỉ trong vòng một đêm mà tìm thấy sính lễ. Hơn thế nữa, vua Hùng vốn cai trị cả một nước, nhưng thường xuyên quanh năm phải đau đầu vì chuyện thiên tai bão lũ, mưa gió bão bùng, thế nên sâu trong nội tâm hẳn ông cũng không mấy hài lòng với người tên Thủy Tinh chăng?
Cuối cùng, Sơn Tinh lấy được công chúa Mị Nương dường như đã là chuyện chắc chắn. Tuy nhiên, việc đến sau và không lấy được công chúa đã gây nên sự phẫn nộ trong lòng Thủy Tinh, bởi thứ nhất là sự ghen tức với Thủy Tinh, thứ hai là vì phần sính lễ gây khó dễ kia. Chính vì vậy, Thủy Tinh đã đuổi theo đánh Sơn Tinh nhằm cướp lại công chúa Mị Nương. Thủy Tinh 'hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn', 'nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước'. Khả năng thần thông của Thủy Tinh đã đem đến một đợt thiên tai ngập lụt khủng khiếp, vốn là nỗi sợ ngàn đời của nhân dân ta. Tuy hiểm họa khôn lường như thế nhưng Sơn Tinh chẳng hề nao núng, chàng 'bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ', 'Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu'. Vì ngang tài ngang sức, nên cả hai đánh nhau ròng rã mấy tháng trời mà vẫn bất phân thắng bại, tuy nhiên theo lẽ thường, kẻ gây hấn trước mà mãi không thắng được, thường rất nhanh nản chí, đuối sức. Thủy Tinh dần dà mệt mỏi đành rút quân, Sơn Tinh giành chiến thắng vẻ vàng bởi ý chí kiên cường chống lại cái ác, cái phi lý. Nhưng với lòng thù hận sâu sắc vì thua cuộc, vì không có được Mị Nương vẫn khiến Thủy Tinh ghi thù, nên năm nào cũng gây ra bão lũ làm khổ nhân dân suốt mấy tháng trời, tuy nhiên cũng chưa bao giờ Thủy Tinh thắng được Sơn Tinh mà năm nào cũng phải ngậm ngùi rút quân về. Đây được cho là sự giải cho việc thiên tai bão lũ cứ liên tục xuất hiện hàng năm, rồi lại thoái lui là vậy.
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có nhiều nét nghệ thuật đặc sắc, xây dựng cốt truyện ly kỳ, hấp dẫn, có nhiều yếu tố kỳ ảo. Nhân vật được thần thánh hóa, có sức mạnh phi thường, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ tượng trưng cho hai thế lực là sức mạnh của con và sức mạnh của thiên nhiên. Kết thúc truyện hợp lý, giải thích được lý do cho những đợt thiên tai hằng năm trên đất nước ta. Đồng thời cũng thể hiện một niềm tin, niềm khao khát chế ngự và chiến thắng thiên nhiên của ông cha ta từ xưa đến nay.
Bài tham khảo 2
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh lầ một trong những truyền thuyết lâu đời nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam và đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao người. Câu chuyện thể hiện niềm khao khát chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta, trước nỗi lo thiên tai bão lụt vẫn thường hoành hành hằng năm qua.
Đầu tiên, truyền thuyết này như muốn nói về hiện tượng thiên tai, bão lũ hàng năm cũng như lòng quyết tâm chống lại thiên tai của nhân dân ta. Sơn Tinh Thuỷ Tinh kể về đời vua Hùng thứ 18. Kể rằng vua Hùng có một người con gái vô cùng xinh đẹp, lại nết na, hiền dịu có tên là Mị Nương. . Nay nàng đến tuổi thành thân, nên vua cha muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Trong số đó có hai chàng trai kiệt xuất là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Một người là ''chúa vùng non cao''. Một người là ''vua vùng nước thẳm''. Vì đưa được sính lễ tới trước là ''voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao'' nên Sơn tinh đã cưới được Mị Nương về làm vợ. Tức tối, ghen ghét vì thua cuộc , Thủy Tinh đã hô mưa gọi gió, tạo ra lũ lụt để đánh bại Sơn Tinh.Thủy Tinh dâng nước thì Sơn Tinh dời núi non. Thủy Tinh đại diện cho thiên nhiên giông bão, lũ lụt; còn Sơn Tinh là nhân vật biểu trưng cho nhân dân ta với tinh thần kiên cường bất khuất, sự mưu trí và anh dũng không chịu đầu hàng trước thiên tai, số phận.
Tiếp đó, tác giả dân gian đã lựa chọn được hình ảnh, nghệ thuật đặc sắc để diễn tả được hình ảnh thiên tai bão lũ và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trước thiên tai. Đây là câu chuyện được viết theo kiểu thần thoại Việt Nam nên có thể thấy được truyện chưa nhiều yếu tố kỳ ảo để nói về những hiện tượng thiên nhiên. Từ tình huống vua Hùng kén rể , ta có thể tháy đươc là núi non, nhân dân luôn được đặt lên hàng đầu . Vua Hùng đặt ra sính lễ là''voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao''. Những lễ vật này có thể thấy được là dễ dàng tìm ở vùng núi rừng chứ không phải biển cả. Sơn tinh đã có một lợi thế rõ ràng trước Thủy TInh. Sau đó, một loạt những chi tiết kỳ ảo như ''Thủy tinh hô mưa, gọi gió.'', ''Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu.'' như vẽ nên bức tranh thiên tai ngày xưa. Lũ lụt càng lên cao, dân ta càng gắng sức chiến đấu, chống lại thiên tai. Cùng với đó là hình ảnh người dân Văn Lang cùng Sơn Tinh chống lại cuộc tấn công của Thủy tinh càng tô đậm vẻ kiên cường của nhân dân Việt Nam trước bão lũ.
Câu chuyện Sơn Tinh , Thủy Tinh được khắc họa qua các chi tiết kỳ ảo, sinh động về hai vị thần rất thành công trong việc đưa người đọc đến với hình ảnh của người dân thời xưa đối mặt với sự tức giận từ thiên nhiên như thế nào. Truyện gắn mãi với bao thế hệ, luôn nhắc nhở chúng ta về tình đoàn kết của nhân dân trước mọi khó khăn, thử thách.
Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Tags: Tác giả tác phẩm Sơn Tinh - Thủy Tinh,Kết nối tri thức 2024 Ngữ văn 9,Tác giả Nguyễn Nhược Pháp,bài thơ: Sơn Tinh - Thủy Tinh
Tài liệu khác:
- Tác giả tác phẩm Ngọc nữ về tay chân chủ (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Nỗi niềm chinh phụ (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Tiếng đàn mưa (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Một thể thơ độc đáo của người Việt (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Dế chọi (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Đề thi tuyển sinh vào 10 chuyên Hóa sở GD Cần Thơ năm 2022
- Đề thi tuyển sinh vào 10 chuyên Lý sở GD Cần Thơ năm 2022
- Đề thi tuyển sinh vào 10 chuyên Toán sở GD Cần Thơ năm 2022
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu