Tác giả tác phẩm Bí ẩn của làn nước (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
Ngọc Anh | Chat Online | |
18/10 10:53:10 |
20 lượt xem
Tác giả - Tác phẩm: Bí ẩn của làn nước - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức
I. Tác giả văn bản Bí ẩn của làn nước
- Bảo Ninh (1952) tên thật là Hoàng Ấu Phương, ngoài ra ông cò nhiều bút danh khác như Nhật Giang, Mã Pí Lèng,…
- Quê quán: xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Ông là nhà văn quân đội, từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam trước năm 1975.
- Bảo Ninh ra mắt công chúng bằng truyện ngắn đầu tay Trại “Bảy chú lùn” in trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1987.
- Ít lâu sau, cuốn tiểu thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh xuất hiện nhưng do thị hiếu người đọc lúc bấy giờ nhà xuất bản đã đặt cho nó cái tên Thân phận của tình yêu.
=> Đến năm 1991, tác phẩm đạt giải nhất Giải thưởng Hội nhà văn. Tâm sự về thành công ban đầu ấy, nhà văn bộc lộ: “Thật ra, đấy là sự ghi dấu của nền văn học Việt Nam thời đổi mới nên một tác giả mới như tôi vẫn được chú ý và cuốn Nỗi buồn chiến tranh đã được nhận giải thưởng vào thời kì đặc biệt đó, thời kì văn học có những thay đổi sâu sắc và đích thực”.
- Bảo Ninh là một nhà văn từng xông pha trận mạc nên ông rất am hiểu về chiến tranh, ông chuyên viết về đề tài về chiến tranh và muốn “văn của mình phải mang vẻ đẹp quân đội”. Ông từng chia sẻ mình “biết nhiều câu chuyện đương thời ở Việt Nam, nhưng không viết” , nhà văn chỉ tập trung viết về quá khứ chiến trường và cái quá khứ xa hơn của nó ở Hà Nội mà ông vẫn gọi là “thành phố quê hương thứ hai của tôi” .
- Luôn đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn. Ông cho rằng mỗi nhà văn phải đi tìm cho mình một cái gì đó thật mới, thật riêng không lẫn với người khác. Bởi thế mà khi chọn viết về đề tài chiến tranh, Bảo Ninh cũng đã có nhiều trăn trở để tìm cho mình một góc cạnh khác trên mảnh đất ấy.
II. Đọc văn bản Bí ẩn của làn nước
Các dòng sông trôi đi như thời gian, và cũng như thời gian, trên mặt nước các triền sông biết bao nhiêu là chuyện đời đã diễn ra. Nhất là về đêm, trên làn nước của dòng sông quê hương tôi lấp lánh hằng hà những đốm sáng bí ẩn, có cả điều bí ẩn của đời tôi.
Năm ấy, nhằm trúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, một loạt bom Mỹ phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng tôi. Dứt dây nổ của bom và tiếng gầm ghê rợn của máy bay cường kích là chuỗi ầm ầm long lở của dòng sông phá bung đê tràn ngang vào đồng ruộng.
Từ trên điển canh tôi chạy lao về làng. Hồi chiều nghe tin vợ ở nhà trở dạ nhưng tôi không thể rời vị trí hộ đê. Bây giờ giời đất sập rồi, trong tôi chỉ còn con tôi, vợ tôi. Tôi dốc toàn lực bình sinh vào đôi chân. Đằng sau, cơn đại hồng thủy đuổi bén gót. Nước đã ngập làng. Tôi về, kịp dìu vợ leo lên mái thì vừa đợt dâng nước thứ hai. Mái nhà tranh của vợ chồng tôi bị lôi đi trong đêm. Đến khi mái rạ sắp rã tan ra thì ơn trời nó vương vào thân đa trước đình làng.
Đã cả một đám đông bám trên các cành. Nhiều bàn tay chìa xuống giúp tôi đỡ vợ con trèo lên. Vợ tôi ôm khư khư đứa con mới sinh, nhất định không để tôi bế đỡ.
- Con trai... con trai mà... yên tâm, con trai... Để yên em ẵm, anh vụng lắm...
Nhiều giờ trôi qua. Mưa tuôn, gió thổi. Mực nước không dâng cao hơn, nhưng chảy xiết hơn. Cây đa đầy người hơn. Tôi mỏi nhừ. Tay ôm chặt vợ, tay níu mình vào chạc cây. Vợ tôi yếu lả, ướt lướt thướt, lạnh ngắt.
Khoảng gần sáng, bỗng có tiếng quẫy nước ngay dưới cành đa của vợ chồng tôi. Một giọng nghẹn sặc với lên:
- Cứu mẹ con tôi mấy... cứu mấy... con gái tôi...
Một bàn tay nhớt và lạnh như tay ma rờ vào chân tôi đang buông thõng. Tôi vội cúi xuống, đưa tay ra. Nhưng bàn tay của người đàn bà dưới nước trôi đi, chìm nghỉm. Cành đa kêu rắc, chao mạnh. Vợ tôi 'ối' kêu một tiếng thảng thốt, và 'ùm', con trai tôi, đứa con sơ sinh tôi chưa được nhìn thấy mặt, tuột khỏi bọc ni lông trên tay mẹ nó, sa xuống làn nước tối tăm.
III. Tìm hiểu văn bản Bí ẩn của làn nước
1. Thể loại
- Văn bản Bí ẩn của làn nước thuộc thể loại: truyện ngắn.
2. Xuất xứ
- Trích trong Những truyện ngắn, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2021, tr21-24.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến ...sa vào làn nước tối tăm): nhân vật Tôi sa vào làn nước.
- Phần 2 (đoạn còn lại): nhân vật “tôi” nhận ra sự thật đằng sau làn nước ấy.
5. Giá trị nội dung
- Câu chuyện về bí ẩn của cuộc đời người kể chuyện xưng tôi gắn với làn nước. Trong nước lũ, nhân vật Tôi tưởng cứu được con mình nhưng thực tế đứa bé ông cứu là con gái người đàn bà bị lũ cuốn. Và ông quyết định giữ bí mật ấy suốt đời và mang theo nỗi đau không nguôi được theo năm tháng. Từ đó nhà văn đặt ra vấn đề trong cuộc sống, nhiều khi con người phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn mà quyết định nào cũng dằn vặt, khổ đau.
6. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, cốt truyện lôi cuốn, hấp dẫn.
IV. Tìm hiểu chi tiết văn bản Bí ẩn của làn nước
1. Nhân vật “tôi”
- Nhân vật 'tôi' đối xử với con gái đầy yêu thương, mặc dù con gái không phải con anh, nhưng anh vẫn coi con như con ruột.
- Điều bí mật mà chỉ có 'dòng nước' biết chính là đứa bé anh cứu được, bây giờ là cô gái xinh đẹp nhất làng lại không phải là con gái anh. Con anh là bé trai đã bị dòng nước cuốn trôi cùng người mẹ bất hạnh.
- Nhân vật 'tôi' lại giữ bí mật đó trong lòng vì:
+ Sự mất mát người thân yêu là hoàn cảnh không thể nào thay đổi, cách tốt nhất là sống trọn vẹn với những gì đang có nên hãy để bí mật đó trội theo dòng nước.
+ Nếu nói ra, người con gái sẽ đau khổ và chịu thêm tổn thương mất mát. Khi im lặng nghĩa là giữ lại hạnh phúc cho con, hãy coi hạnh phúc trao đi để đón lại hạnh phúc.
=> Việc giữ bí mật đó thể hiện anh là người giàu lòng nhân ái.
2. Ý nghĩa câu chuyện
- Câu truyện trên được tác giả Bảo Ninh chắp bút viết nên với chủ đề vô cùng quen thuộc, nhưng lại vô cùng mới lạ, đó là sự mất mát của con người khi chiến tranh qua đi.
- Tác giả đã dùng những từ ngữ đơn giản nhưng giàu sức gợi hình, gợi tả, và điểm nhìn đặc biệt từ dưới lên trên đã khiến người đọc không khỏi cảm động và rút ra những thông điệp ý nghĩa cho riêng mình.
V. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Bí ẩn của làn nước
Bài tham khảo 1
Chiến tranh chính là nỗi hiểm họa, là thứ cướp đi sinh mạng của hàng triệu con người vô tội, chỉ vì lòng tham không đáy của những kẻ thống trị. Khi chiến tranh tới nó đem đến một cơn bão lớn, tới khi rời đi thì để lại bao nhiêu đau thương và mất mát. Những người còn sống sót qua năm tháng lịch sử ấy là những người đau khổ nhất, phải đối mặt với cái chết của người thân xung quanh mình , trở nên cô độc, lạc lõng trên mảnh đất hoang tàn và Bảo Ninh – nhà văn quân đội đã gửi nỗi niềm mình vào trong văn chương, tác phẩm “Bí ẩn của làn nước” chính là bức tranh hiện thực khắc họa lại khung cảnh trật vật, quặn lòng của con người với làn nước dữ dội để dành được sinh mệnh.
“Bí ẩn của làn nước” kể về câu chuyện của nhân vật “tôi” một người canh gác hộ đê trên điển, khi nghe tin vợ trở dạ cũng không rời bỏ trách nhiệm với công việc để quay về chứng kiến hình ảnh thiêng liêng nhất, sự xuất hiện trên trần đời của đứa con nhỏ và bên cạnh, chắm sóc lúc vợ yếu đuối, đau đớn nhất. Nhưng lúc bấy giờ, nước ta phải đối mặt với tai họa lớn – giặc Mỹ, chúng sang xâm lược ta với lòng hiếu thắng, quyết tâm biến nước ta trở thành thuộc địa, phục tùng chúng. Tiếng bom đạn trở thành một phần trong cuộc sống của mỗi người dân.
Thời điểm câu chuyện gặp phải hiểm họa với làn nước chính là vào lúc đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, Mỹ ném hàng loạt bom đạn xuống phá tan đê điều trước làng, đê vỡ như cơn đại hồng thủy lấn vào làng. Nhân vật tôi nhanh nhạy thấy được điều đó nên lập tức chạy về, kéo theo vợ và con, hai người vật lộn với những làn nước dữ, leo được lên đến mái nhà thì gặp phải đợt lũ thứ hai, mái nhà bị cuốn trôi may mắn thay lại vướng vào thân đa trước đình làng. Nhờ đó mà gia đình nhỏ đã sống sót bằng cách gắng gượng bám vào cành cây, bản năng muốn thoát khỏi cái chết của con người lúc nào cũng mãnh liệt, nhân vật tôi với tâm trạng gấp rút, lo lắng lúc ấy cũng theo chính bản năng trong tiềm thức mà bảo vệ gia đình nhỏ, thể hiện tư chất của một người chồng, người cha.
Nhưng thời gian trôi đi, mực nước ngày càng dâng lên mà không có ý định rút xuống, cây đa trở thành “Phao cứu sinh” của tất cả mọi người, ai cũng muốn mình và gia đình sống sốt qua kiếp nạn lần này. Song vẫn có người không thể thoát được số phận đã định trước, điển hình là hai mẹ con trong truyện, mặc dù nhân vật tôi đã cố gắng hết sức mình đưa tay ra nhưng lại không thể cứu được được họ. Hay khi cành cây – chỗ mà gia đình nhỏ của anh bám lấy bị gãy, mọi thứ trở nên hỗn loạn hơn thể, cả đứa con và vợ đều rơi xuống nước “Nước lạnh, ngầu bùn, sâu hút và cuốn mạnh”, anh cũng phi xuống theo, cứu được con gái bé mới sinh nhưng không thể cứu được vợ và con trai. Đến khi tỉnh dậy trên chiếc ca nô cứu nạn đầy ắp người, bên cạnh chỉ còn lại đứa con nhỏ đang được một người phụ nữ lạ ôm trong vòng tay và nói lời an ủi với anh. Những điều đó tưởng chừng là bình thường, lại trở thành động lực cho chiếc dao sắc bén, cứa vào trái tim kích thích đến tâm trí nhân vật “tôi”– về sự thất bại, đến lúc cuối cũng không thể cứu vớt được gia đình, mọi thứ trở nên đổ vỡ, nỗi đau ấy chảy theo dòng ký ức sâu đậm trong lòng người đàn ông này.
Cho tới khi về già, đứa bé sơ sinh khi ấy đã lớn lên trở thành một thiếu nữ xinh đep, thì trong thân tâm nhân vật tôi vẫn còn nặng nề, phảng phất về cảnh tượng kinh hãi lúc ấy. Dù cho dòng chảy thời gian vẫn cứ trôi nhưng ký ức, nỗi đau mất đi người thân vẫn trở thành cái gai với biết bao người, hình tượng nhân vật “tôi” được tác giả khắc họa lên nhằm trần thuận về đời sống khổ cực của nhân dân trong thời điểm chiến tranh chống Mỹ, về nỗi đau mất đi người thân không bao giờ có thể nguôi ngoai.
Bài tham khảo 2
Dù thời gian có thay đổi thế nào thì những kí ức về chiến tranh đâu thương có lẽ sẽ vẫn sẽ luôn không thể nào nguôi ngoai trong lòng những người chứng kiến và từng chịu đựng. Có người sẽ luôn giữ nó trong tim mình nhưng cũng có người như tác giả Bảo Ninh, muốn gửi gắm nó lại qua những trang giấy, qua những câu chuyện ngắn bằng những lời tự sự chân thành mà đầy tình cảm. “Bí ẩn của làn nước” chính là một tác phẩm truyện ngắn mà tác giả muốn thông qua nó kể lại câu chuyện của mình và nhờ những trang giấy lưu giữ những kí ức ấy.
“Bí ẩn của làn nước” kể về câu chuyện bi thương trong kí ức của tác giả về làn nước lũ năm ấy. Ông là người canh gác vị trí hộ đê trên điển, dù nghe tin vợ trở dạ nhưng vẫn vì trách nhiệm mà không hể quay về nhà chứng kiến khoảnh khắc con gái ra đời, ở bên nắm tay vợ, chăm sóc vợ. Tuy nhiên năm ấy, vào đúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, Mỹ ném hàng loạt bom phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng, đê vỡ như cơn đại hồng thủy lấn vào làng. Ông chạy vội về nhà, trong đầu chỉ có con và vợ. Nước ngập hết cả làng, hai người kéo theo đứa con trai cùng ôm trọn đứa con bé nhỏ vừa ra đời vào lòng mà chạy. Hai người vật lộn với những làn nước dữ, leo được lên mái nhà thì gặp phải đợt lũ thứ hai, mái nhà bị cuốn trôi may mắn thay lại vướng vào thân đa trước đình làng. Nhờ đó mà gia đình nhỏ đã sống sót gắng gượng bám vào cành cây.
Thời gian trôi, mực nước cũng ngày càng dâng cao. Cây đa đầy người hơn, mọi người đều cố gắng hết sức để bám vào nó. Một tay bám vào cây, một tay ôm người vợ mới sinh mà ốm yếu, người chồng người cha đã cố gắng hết sức mình để bảo vệ gia đình nhỏ. Khoảng gần sáng, nghe thấy tiếng kêu cứu của người phụ nữ dưới nước, dù đã cố gắng níu tay xuống nhưng vẫn không thể cứu được, tác giả đã cảm thấy rất có lỗi với họ. Rồi cành cây gãy, người vợ cùng đứa con trai và đứa con gái mới sinh bị rơi xuống nước, ông vội lao xuống theo, may mắn đưa đứa bé mới inh lên bờ nhưng lại không thể cứu được vợ và con trai của mình. Con người có mạnh đến mấy cũng không thể chống được với thiên nhiên. Khi tỉnh lại, ông đã thấy mình nằm trên con thuyền cứu nạn đầy ắp người. Nhìn thấy đứa con gái bé nhỏ của mình nằm trong vòng tay người khác, nghe những lời an ủi của người lạ khiến ông không thể chịu nổi mà khóc lớn.
Tới nay, dù ông cũng đã già đi, con gái cũng đã lớn lên trở thành cô thiếu nữ xinh đẹp, dù dòng chảy của thời gian và của dòng nước kia đã trôi qua rất nhiều nhưng những kí ức đau thương quá khứ vẫn không thể nào nguôi ngoai.
I. Tác giả văn bản Bí ẩn của làn nước
- Bảo Ninh (1952) tên thật là Hoàng Ấu Phương, ngoài ra ông cò nhiều bút danh khác như Nhật Giang, Mã Pí Lèng,…
- Quê quán: xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Ông là nhà văn quân đội, từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam trước năm 1975.
- Bảo Ninh ra mắt công chúng bằng truyện ngắn đầu tay Trại “Bảy chú lùn” in trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1987.
- Ít lâu sau, cuốn tiểu thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh xuất hiện nhưng do thị hiếu người đọc lúc bấy giờ nhà xuất bản đã đặt cho nó cái tên Thân phận của tình yêu.
=> Đến năm 1991, tác phẩm đạt giải nhất Giải thưởng Hội nhà văn. Tâm sự về thành công ban đầu ấy, nhà văn bộc lộ: “Thật ra, đấy là sự ghi dấu của nền văn học Việt Nam thời đổi mới nên một tác giả mới như tôi vẫn được chú ý và cuốn Nỗi buồn chiến tranh đã được nhận giải thưởng vào thời kì đặc biệt đó, thời kì văn học có những thay đổi sâu sắc và đích thực”.
- Bảo Ninh là một nhà văn từng xông pha trận mạc nên ông rất am hiểu về chiến tranh, ông chuyên viết về đề tài về chiến tranh và muốn “văn của mình phải mang vẻ đẹp quân đội”. Ông từng chia sẻ mình “biết nhiều câu chuyện đương thời ở Việt Nam, nhưng không viết” , nhà văn chỉ tập trung viết về quá khứ chiến trường và cái quá khứ xa hơn của nó ở Hà Nội mà ông vẫn gọi là “thành phố quê hương thứ hai của tôi” .
- Luôn đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn. Ông cho rằng mỗi nhà văn phải đi tìm cho mình một cái gì đó thật mới, thật riêng không lẫn với người khác. Bởi thế mà khi chọn viết về đề tài chiến tranh, Bảo Ninh cũng đã có nhiều trăn trở để tìm cho mình một góc cạnh khác trên mảnh đất ấy.
II. Đọc văn bản Bí ẩn của làn nước
Các dòng sông trôi đi như thời gian, và cũng như thời gian, trên mặt nước các triền sông biết bao nhiêu là chuyện đời đã diễn ra. Nhất là về đêm, trên làn nước của dòng sông quê hương tôi lấp lánh hằng hà những đốm sáng bí ẩn, có cả điều bí ẩn của đời tôi.
Năm ấy, nhằm trúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, một loạt bom Mỹ phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng tôi. Dứt dây nổ của bom và tiếng gầm ghê rợn của máy bay cường kích là chuỗi ầm ầm long lở của dòng sông phá bung đê tràn ngang vào đồng ruộng.
Từ trên điển canh tôi chạy lao về làng. Hồi chiều nghe tin vợ ở nhà trở dạ nhưng tôi không thể rời vị trí hộ đê. Bây giờ giời đất sập rồi, trong tôi chỉ còn con tôi, vợ tôi. Tôi dốc toàn lực bình sinh vào đôi chân. Đằng sau, cơn đại hồng thủy đuổi bén gót. Nước đã ngập làng. Tôi về, kịp dìu vợ leo lên mái thì vừa đợt dâng nước thứ hai. Mái nhà tranh của vợ chồng tôi bị lôi đi trong đêm. Đến khi mái rạ sắp rã tan ra thì ơn trời nó vương vào thân đa trước đình làng.
Đã cả một đám đông bám trên các cành. Nhiều bàn tay chìa xuống giúp tôi đỡ vợ con trèo lên. Vợ tôi ôm khư khư đứa con mới sinh, nhất định không để tôi bế đỡ.
- Con trai... con trai mà... yên tâm, con trai... Để yên em ẵm, anh vụng lắm...
Nhiều giờ trôi qua. Mưa tuôn, gió thổi. Mực nước không dâng cao hơn, nhưng chảy xiết hơn. Cây đa đầy người hơn. Tôi mỏi nhừ. Tay ôm chặt vợ, tay níu mình vào chạc cây. Vợ tôi yếu lả, ướt lướt thướt, lạnh ngắt.
Khoảng gần sáng, bỗng có tiếng quẫy nước ngay dưới cành đa của vợ chồng tôi. Một giọng nghẹn sặc với lên:
- Cứu mẹ con tôi mấy... cứu mấy... con gái tôi...
Một bàn tay nhớt và lạnh như tay ma rờ vào chân tôi đang buông thõng. Tôi vội cúi xuống, đưa tay ra. Nhưng bàn tay của người đàn bà dưới nước trôi đi, chìm nghỉm. Cành đa kêu rắc, chao mạnh. Vợ tôi 'ối' kêu một tiếng thảng thốt, và 'ùm', con trai tôi, đứa con sơ sinh tôi chưa được nhìn thấy mặt, tuột khỏi bọc ni lông trên tay mẹ nó, sa xuống làn nước tối tăm.
III. Tìm hiểu văn bản Bí ẩn của làn nước
1. Thể loại
- Văn bản Bí ẩn của làn nước thuộc thể loại: truyện ngắn.
2. Xuất xứ
- Trích trong Những truyện ngắn, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2021, tr21-24.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến ...sa vào làn nước tối tăm): nhân vật Tôi sa vào làn nước.
- Phần 2 (đoạn còn lại): nhân vật “tôi” nhận ra sự thật đằng sau làn nước ấy.
5. Giá trị nội dung
- Câu chuyện về bí ẩn của cuộc đời người kể chuyện xưng tôi gắn với làn nước. Trong nước lũ, nhân vật Tôi tưởng cứu được con mình nhưng thực tế đứa bé ông cứu là con gái người đàn bà bị lũ cuốn. Và ông quyết định giữ bí mật ấy suốt đời và mang theo nỗi đau không nguôi được theo năm tháng. Từ đó nhà văn đặt ra vấn đề trong cuộc sống, nhiều khi con người phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn mà quyết định nào cũng dằn vặt, khổ đau.
6. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, cốt truyện lôi cuốn, hấp dẫn.
IV. Tìm hiểu chi tiết văn bản Bí ẩn của làn nước
1. Nhân vật “tôi”
- Nhân vật 'tôi' đối xử với con gái đầy yêu thương, mặc dù con gái không phải con anh, nhưng anh vẫn coi con như con ruột.
- Điều bí mật mà chỉ có 'dòng nước' biết chính là đứa bé anh cứu được, bây giờ là cô gái xinh đẹp nhất làng lại không phải là con gái anh. Con anh là bé trai đã bị dòng nước cuốn trôi cùng người mẹ bất hạnh.
- Nhân vật 'tôi' lại giữ bí mật đó trong lòng vì:
+ Sự mất mát người thân yêu là hoàn cảnh không thể nào thay đổi, cách tốt nhất là sống trọn vẹn với những gì đang có nên hãy để bí mật đó trội theo dòng nước.
+ Nếu nói ra, người con gái sẽ đau khổ và chịu thêm tổn thương mất mát. Khi im lặng nghĩa là giữ lại hạnh phúc cho con, hãy coi hạnh phúc trao đi để đón lại hạnh phúc.
=> Việc giữ bí mật đó thể hiện anh là người giàu lòng nhân ái.
2. Ý nghĩa câu chuyện
- Câu truyện trên được tác giả Bảo Ninh chắp bút viết nên với chủ đề vô cùng quen thuộc, nhưng lại vô cùng mới lạ, đó là sự mất mát của con người khi chiến tranh qua đi.
- Tác giả đã dùng những từ ngữ đơn giản nhưng giàu sức gợi hình, gợi tả, và điểm nhìn đặc biệt từ dưới lên trên đã khiến người đọc không khỏi cảm động và rút ra những thông điệp ý nghĩa cho riêng mình.
V. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Bí ẩn của làn nước
Bài tham khảo 1
Chiến tranh chính là nỗi hiểm họa, là thứ cướp đi sinh mạng của hàng triệu con người vô tội, chỉ vì lòng tham không đáy của những kẻ thống trị. Khi chiến tranh tới nó đem đến một cơn bão lớn, tới khi rời đi thì để lại bao nhiêu đau thương và mất mát. Những người còn sống sót qua năm tháng lịch sử ấy là những người đau khổ nhất, phải đối mặt với cái chết của người thân xung quanh mình , trở nên cô độc, lạc lõng trên mảnh đất hoang tàn và Bảo Ninh – nhà văn quân đội đã gửi nỗi niềm mình vào trong văn chương, tác phẩm “Bí ẩn của làn nước” chính là bức tranh hiện thực khắc họa lại khung cảnh trật vật, quặn lòng của con người với làn nước dữ dội để dành được sinh mệnh.
“Bí ẩn của làn nước” kể về câu chuyện của nhân vật “tôi” một người canh gác hộ đê trên điển, khi nghe tin vợ trở dạ cũng không rời bỏ trách nhiệm với công việc để quay về chứng kiến hình ảnh thiêng liêng nhất, sự xuất hiện trên trần đời của đứa con nhỏ và bên cạnh, chắm sóc lúc vợ yếu đuối, đau đớn nhất. Nhưng lúc bấy giờ, nước ta phải đối mặt với tai họa lớn – giặc Mỹ, chúng sang xâm lược ta với lòng hiếu thắng, quyết tâm biến nước ta trở thành thuộc địa, phục tùng chúng. Tiếng bom đạn trở thành một phần trong cuộc sống của mỗi người dân.
Thời điểm câu chuyện gặp phải hiểm họa với làn nước chính là vào lúc đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, Mỹ ném hàng loạt bom đạn xuống phá tan đê điều trước làng, đê vỡ như cơn đại hồng thủy lấn vào làng. Nhân vật tôi nhanh nhạy thấy được điều đó nên lập tức chạy về, kéo theo vợ và con, hai người vật lộn với những làn nước dữ, leo được lên đến mái nhà thì gặp phải đợt lũ thứ hai, mái nhà bị cuốn trôi may mắn thay lại vướng vào thân đa trước đình làng. Nhờ đó mà gia đình nhỏ đã sống sót bằng cách gắng gượng bám vào cành cây, bản năng muốn thoát khỏi cái chết của con người lúc nào cũng mãnh liệt, nhân vật tôi với tâm trạng gấp rút, lo lắng lúc ấy cũng theo chính bản năng trong tiềm thức mà bảo vệ gia đình nhỏ, thể hiện tư chất của một người chồng, người cha.
Nhưng thời gian trôi đi, mực nước ngày càng dâng lên mà không có ý định rút xuống, cây đa trở thành “Phao cứu sinh” của tất cả mọi người, ai cũng muốn mình và gia đình sống sốt qua kiếp nạn lần này. Song vẫn có người không thể thoát được số phận đã định trước, điển hình là hai mẹ con trong truyện, mặc dù nhân vật tôi đã cố gắng hết sức mình đưa tay ra nhưng lại không thể cứu được được họ. Hay khi cành cây – chỗ mà gia đình nhỏ của anh bám lấy bị gãy, mọi thứ trở nên hỗn loạn hơn thể, cả đứa con và vợ đều rơi xuống nước “Nước lạnh, ngầu bùn, sâu hút và cuốn mạnh”, anh cũng phi xuống theo, cứu được con gái bé mới sinh nhưng không thể cứu được vợ và con trai. Đến khi tỉnh dậy trên chiếc ca nô cứu nạn đầy ắp người, bên cạnh chỉ còn lại đứa con nhỏ đang được một người phụ nữ lạ ôm trong vòng tay và nói lời an ủi với anh. Những điều đó tưởng chừng là bình thường, lại trở thành động lực cho chiếc dao sắc bén, cứa vào trái tim kích thích đến tâm trí nhân vật “tôi”– về sự thất bại, đến lúc cuối cũng không thể cứu vớt được gia đình, mọi thứ trở nên đổ vỡ, nỗi đau ấy chảy theo dòng ký ức sâu đậm trong lòng người đàn ông này.
Cho tới khi về già, đứa bé sơ sinh khi ấy đã lớn lên trở thành một thiếu nữ xinh đep, thì trong thân tâm nhân vật tôi vẫn còn nặng nề, phảng phất về cảnh tượng kinh hãi lúc ấy. Dù cho dòng chảy thời gian vẫn cứ trôi nhưng ký ức, nỗi đau mất đi người thân vẫn trở thành cái gai với biết bao người, hình tượng nhân vật “tôi” được tác giả khắc họa lên nhằm trần thuận về đời sống khổ cực của nhân dân trong thời điểm chiến tranh chống Mỹ, về nỗi đau mất đi người thân không bao giờ có thể nguôi ngoai.
Bài tham khảo 2
Dù thời gian có thay đổi thế nào thì những kí ức về chiến tranh đâu thương có lẽ sẽ vẫn sẽ luôn không thể nào nguôi ngoai trong lòng những người chứng kiến và từng chịu đựng. Có người sẽ luôn giữ nó trong tim mình nhưng cũng có người như tác giả Bảo Ninh, muốn gửi gắm nó lại qua những trang giấy, qua những câu chuyện ngắn bằng những lời tự sự chân thành mà đầy tình cảm. “Bí ẩn của làn nước” chính là một tác phẩm truyện ngắn mà tác giả muốn thông qua nó kể lại câu chuyện của mình và nhờ những trang giấy lưu giữ những kí ức ấy.
“Bí ẩn của làn nước” kể về câu chuyện bi thương trong kí ức của tác giả về làn nước lũ năm ấy. Ông là người canh gác vị trí hộ đê trên điển, dù nghe tin vợ trở dạ nhưng vẫn vì trách nhiệm mà không hể quay về nhà chứng kiến khoảnh khắc con gái ra đời, ở bên nắm tay vợ, chăm sóc vợ. Tuy nhiên năm ấy, vào đúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, Mỹ ném hàng loạt bom phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng, đê vỡ như cơn đại hồng thủy lấn vào làng. Ông chạy vội về nhà, trong đầu chỉ có con và vợ. Nước ngập hết cả làng, hai người kéo theo đứa con trai cùng ôm trọn đứa con bé nhỏ vừa ra đời vào lòng mà chạy. Hai người vật lộn với những làn nước dữ, leo được lên mái nhà thì gặp phải đợt lũ thứ hai, mái nhà bị cuốn trôi may mắn thay lại vướng vào thân đa trước đình làng. Nhờ đó mà gia đình nhỏ đã sống sót gắng gượng bám vào cành cây.
Thời gian trôi, mực nước cũng ngày càng dâng cao. Cây đa đầy người hơn, mọi người đều cố gắng hết sức để bám vào nó. Một tay bám vào cây, một tay ôm người vợ mới sinh mà ốm yếu, người chồng người cha đã cố gắng hết sức mình để bảo vệ gia đình nhỏ. Khoảng gần sáng, nghe thấy tiếng kêu cứu của người phụ nữ dưới nước, dù đã cố gắng níu tay xuống nhưng vẫn không thể cứu được, tác giả đã cảm thấy rất có lỗi với họ. Rồi cành cây gãy, người vợ cùng đứa con trai và đứa con gái mới sinh bị rơi xuống nước, ông vội lao xuống theo, may mắn đưa đứa bé mới inh lên bờ nhưng lại không thể cứu được vợ và con trai của mình. Con người có mạnh đến mấy cũng không thể chống được với thiên nhiên. Khi tỉnh lại, ông đã thấy mình nằm trên con thuyền cứu nạn đầy ắp người. Nhìn thấy đứa con gái bé nhỏ của mình nằm trong vòng tay người khác, nghe những lời an ủi của người lạ khiến ông không thể chịu nổi mà khóc lớn.
Tới nay, dù ông cũng đã già đi, con gái cũng đã lớn lên trở thành cô thiếu nữ xinh đẹp, dù dòng chảy của thời gian và của dòng nước kia đã trôi qua rất nhiều nhưng những kí ức đau thương quá khứ vẫn không thể nào nguôi ngoai.
Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Tài liệu khác:
- Tác giả tác phẩm Âm mưu và tình yêu (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Quê hương (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Bếp lửa (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả - Tác phẩm: Vẻ đẹp của sông Đà - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Tác giả - Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Lơ Xít (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Ngày xưa (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu