LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Tác giả - Tác phẩm: Ngọ Môn - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

Ngọc Anh | Chat Online
18/10 14:42:53
90 lượt xem
Tác giả - Tác phẩm: Ngọ Môn - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

I. Tìm hiểu văn bản Ngọ Môn

1. Thể loại
- Tác phẩm Ngọ Môn thể loại: văn bản thông tin.

2. Xuất xứ
- Được in trong Huế - di tích lịch sử - văn hóa – danh thắng, NXB Chính trị quốc gia, 1997.

3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: thuyết minh.

4. Bố cục đoạn trích
- Mở đầu: giới thiệu về Ngọ Môn.

- Nội dung: trình bày những khía cạnh, phương diện khác nhau về Ngọ Môn.

- Kết thúc: nhận xét về giá trị của Ngọ Môn.

5. Giá trị nội dung
- Văn bản Ngọ Môn là một văn bản thuyết minh về một di tích lịch sử nổi tiếng tại Việt Nam. Thông qua văn bản, bạn đọc như được tham gia trực tiếp vào chuyến hành trình tham quan công trình kiến trúc tiêu biểu của triều Nguyễn- Ngọ Môn nhờ sự trình bày thông tin mạch lạc, rõ ràng, sự sắp đặt giới thiệu các thông tin không chỉ đi theo cách trình bày phân loại đối tượng mà còn đi theo cách trình bày theo trình tự không gian, kết hợp cùng hình ảnh minh họa hết sức độc đáo của tác giả.

6. Giá trị nghệ thuật
- Lập luận logic, dẫn chứng thuyết phục.

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản Ngọ Môn
1. Cách triển khai thông tin văn bản
- Văn bản trình bày theo các đối tượng được phân loại

(1) Giới thiệu tổng quan: Ngọ Môn là công trình kiến trúc triều Nguyễn hội tụ nhiều giá trị độc đáo. Vì vậy, từ lâu, cùng với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử khác, Ngọ Môn đã được xem là hình ảnh tiêu biểu cho cố đô Huế.

(2) Khái quát về các đối tượng được phân loại: Đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn, Nét tiêng trong cách trang trí Ngọ Môn

(3) Giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể.

- Về hệ thống nền đài, hệ thống lầu Ngũ Phụng, trang trí lan can,…

=> Tác dụng cách trình bày theo đề mục, từ khái quát cho đến chi tiết làm cho văn bản một cách mạch lạc rõ ràng, đầy đủ thông tin, người đọc dễ hiểu về di tích lịch sử.

2. Những phương tiện được sử dụng trong văn bản
- Văn bản sử dụng nhiều từ ngữ chuyên ngành kiên quan đến kiến trúc như: “kiến trúc”, “thiết kế”, “kiến trúc sư”, “công trình kiến trúc”, “hình bát bửu”, “tính mĩ thuật”,…

- Văn bản sử dụng hình ảnh minh họa cho đối tượng được đề cập tới trong văn bản.

=> Việc sử dụng những hình ảnh này giúp cho bài viết thêm phần sinh động, đồng thời giúp cho đối tượng được khắc họa sâu sắc, cụ thể hơn bên cạnh việc tác phẩm cung cấp thông tin.
Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Gửi ý kiến bình luận của bạn tại đây:
Hình ảnh (nếu có):

(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư