Tác giả - Tác phẩm: Truyện lạ nhà thuyền chài - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
Ngọc Anh | Chat Online | |
18/10 14:45:01 |
22 lượt xem
Tác giả - Tác phẩm: Truyện lạ nhà thuyền chài - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
I. Tác giả văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài
- Lê Thánh Tông sinh ngày 20/7/1442, tên là Lê Tư Thành, con thứ 4 của vua Lê Thái Tông, là vị vua thứ 4 trong thời kỳ thống nhất của nhà Lê sau Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông (Nhà Hậu Lê trị vị nước Đại Việt từ 1428 – 1488, thời kỳ thống nhất của nhà Lê (1428 – 1527) gồm có 8 vị vua).
- Lê Thánh Tông là 1 ông vua thông minh và rất có hiếu, ở với bề tôi đãi lấy lòng thành. Dưới thời Lê Thánh Tông, ông chỉnh đốn lại bộ máy nhà nước, coi trọng sự học hành, mở rộng thêm bờ cõi, đất nước ta đã đạt được sự toàn thịnh. Công lao của vua Lê Thánh Tông đối với đất nước thật là lớn lao.
- Riêng về mặt văn hoá ông đã sáng lập ra hội Tao Đàn tập hợp 28 nhà thơ lớn đương thời. Hội Tao Đàn để lại nhiều bài thơ xướng hoạ , đẹp đẽ, đánh dấu 1 giai đoạn phát triển của thơ ca Việt Nam.
- Lê Thánh Tông làm vua được 37 năm thọ 66 tuổi. ông mất ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1497).
II. Tìm hiểu văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài
1. Thể loại
- Tác phẩm Truyện lạ nhà thuyền chài thuộc thể loại: truyện kí.
2. Xuất xứ
- In trong Tổng tập Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 2, Trần Nghĩa (chủ biên), Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện nghiên cứu Hán Nôm, NXB Thế giới, 1997.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (Từ đầu đến phần con): Giới thiệu về gia cảnh đôi vợ chồng.
- Phần 2 (Tiếp theo đến…thế nào cũng mặc): quan niệm khác nhau về học hành giữa hai cha con.
- Phần 3 (Tiếp theo đến…vẻ gì khác cả): cuộc hội thoại giữa hai vợ chồng.
- Phần còn lại: Ngọa Vân từ biệt gia đình Thúc Ngư.
5. Giá trị nội dung
- Truyện lạ nhà thuyền chài kể về cuộc sống của một gia đình thuyền chài trên biển. Truyện tập trung vào cuộc sống của nhân vật chính là Thúc Ngư. Qua câu chuyện nhấn mạnh về tình yêu và sự đoàn kết trong gia đình, truyền đạt thông điệp về sự kiên nhẫn và lòng yêu thương gia đình trong cuộc sống.
6. Giá trị nghệ thuật
- Truyện viết bằng chữ Hán.
- Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật thành công.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài
1. Nhân vật Thúc Ngư
- Thúc Ngư không muốn học trong sách vở mà muốn học trong cuộc sống, chàng muốn đi đánh cá, muốn nhìn thấy vật thật hơn là chữ nghĩa.
- Cha Thúc Ngư lại muốn học con chữ, học làm người.
- Thúc Ngư là một ngư dân nghèo, nhưng anh ta luôn cố gắng học hỏi và làm việc chăm chỉ để cải thiện cuộc sống của mình và gia đình.
=> Qua câu chuyện, chúng ta thấy rằng việc học và chọn nghề đúng đắn có thể mang lại thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.
2. Nhân vật Ngọa Vân
- Nhân vật Ngọa Vân trong truyện có tính cách rất đặc biệt:
+ Nàng là một người phụ nữ bí ẩn và tài năng, đã giúp Thúc Ngư trở thành một ngư dân giàu có và thành công.
+ Ngọa Vân được miêu tả là xinh đẹp và duyên dáng, với sắc đẹp tuyệt trần.
+ Ngọa Vân có lòng hiếu thảo và sẵn lòng hi sinh cho gia đình. Ví dụ, khi đối mặt
với cơn bão biển khủng khiếp, nàng đã biến thành một con cá để bảo vệ gia đình.
=> Tính cách của Ngọa Vân thể hiện sự mạnh mẽ, thông minh và sẵn lòng hy sinh cho người thân yêu.
3. Những chi tiết kì ảo trong truyện
- Ngọa Vân biến thành một con cá để bảo vệ gia đình trong cơn bão biển khủng khiếp.
- Tác giả miêu tả Ngọa Vân là một người phụ nữ xinh đẹp và duyên dáng, xuất thân đặc biệt, hành động khác thường.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh tính hy sinh và lòng hiếu thảo của Ngọa Vân.
+ Nhằm tạo nên hình ảnh quyến rũ và tuyệt trần của nhân vật.
=> Các chi tiết kì ảo này giúp thể hiện tính cách mạnh mẽ, thông minh và sẵn lòng hy sinh của Ngọa Vân, cũng như tạo nên không khí kỳ bí và lãng mạn trong văn bản.
IV. Các bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận của em về tác phẩm Chuyện lạ nhà thuyền chài trích trong Thánh Tông di thảo
'Chuyện lạ nhà thuyền chài” có bao yếu tố li kì rất hấp dẫn và thú vị. Một câu chuyện cổ viết cách chúng ta hơn năm thế kỉ mà thật giàu ý nghĩa.
Nhân vật Thúc Ngư con nhà thuyền chài, bố mẹ gần 60 tuổi mới sinh ra cậu; đêm cậu sinh ra thì cha cậu lại đánh bắt được con cá to. Cái tên Thúc Ngư của cậu được đặt ra là vì thế. Mười lăm tuổi mà cậu không muốn học hành. Cậu hỏi bố: “Đi học là như thế nào? ', 'Trong sách có cá không?”, 'Lời nói và việc làm của Thánh hiện có đánh cá được không?”. Ta cứ tưởng cậu ta ăn nói 'rất ngu”và chí thích chơi bời, lêu lổng. Suốt ba năm trời, Thúc Ngư thường bỏ nhà đi chơi xa. Có lần đến hai ba hôm mới về nhà. Sau này, ta mới biết, cậu ta đi tìm vợ, tìm vợ tận “đảo ấp ” cách xa nhà cậu chừng một vạn dặm. Vợ là dòng dõi “hải tiên ”, con nhà giàu sang, rất xinh đẹp.
Phải chăng qua nhân vật Thúc Ngư người viết truyện muốn nói về việc học: học trong sách vở thánh hiền có hay bằng học trong cuộc sống; có đi đó đây mới nhìn rộng biết nhiều. Câu tục ngữ: “Có người là có của” mà Thúc Ngư nhắc lại, câu tục ngữ: “Trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng” của ông chài nói ra để khen con trai, và việc Thúc Ngư lấy được vợ đẹp một “hải tiên” nơi “đảo ấp” xa xôi chứa đựng bao ý nghĩa: phải có niềm tin trong cuộc sống, và “hạnh phúc là sự kiếm tìm”, đâu có chuyện cứ “há miệng chờ sung”. Việc Thúc Ngư lấy được vợ tiên nơi hải đảo còn thể hiện một triết lý của người xưa: có duyên mới nên vợ nên chồng; tình yêu trai gái là do “thiền duyên Qua nhân vật Thúc Ngư, mỗi người sẽ có cách cảm nhận riêng của mình. Có thể nói, nhân vật Thúc Ngư thật “dễ thương” nên mới lọt vào mắt xanh cô “hải tiên” chứ!
Nhân vật “hải tiên” nơi 'đảo ấp” tên là 'Ngọa Vân”, nghĩa đen là áng mây nằm, áng mây đứng yên một chỗ. Nàng là con gái thứ 89 của một ông già mà “dưới cằm có hai cái râu rất dài”. Nàng có thuật 'rút đường” rất kì diệu: đường xa vạn dặm sẽ được rút ngắn lại bằng gang tấc. Sau khi đã thành vợ của Thúc Ngư, hình như nhờ có nàng dâu mà ông chài “mỗi lần buông lưới là được toàn cá ngon, chốc lát đã đầy nửa thuyền, chiều đem về chợ bán, thường được giá đắt”.
Đang sống hạnh phúc, nhưng trước cơn bão biển (sóng thần) kinh khủng, Ngọa Vân đã 'giơ tay bắt quyết, hô to một tiếng “Biến! 'Tức thì nàng biến thành một con cá to, dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng…” ngăn chặn làn sóng dữ, bảo vệ sự bình yên cho gia đình nhà chồng. Cho dù có làm “thiên cơ tiết lộ” không thể cùng Thúc Ngư “chung mộng đẹp nữa” nhưng Ngọa Vân vẫn làm. Người xưa đã qua hành động phi thường chắn sóng dữ của Ngọa Vân để ca ngợi đức hi sinh, tính đảm đang gánh vác của người vợ, người mẹ, người phụ nữ trong cuộc sống. Tiếng khóc của Ngọa Vân, 'một điểm rãi” gửi lại cho chồng trước lúc hoá rồng bay về phương tây bắc cũng thể hiện tình ân nghĩa sâu nặng của Ngọa Vân, của người vợ hiền thảo, thuỷ chung trong cuộc đời.
Nhân vật Ngọa Vân đã làm cho 'Truyện lạ nhà thuyền chài” thêm “lạ” Nhưng nhân vật này rất đời, rất sống vì mang bao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa nay.
“Chuyện lạ nhà thuyền chài” còn có nhiều yếu tố li kì nữa. Những món ăn 'ngon tuyệt phẩm, thơm lạ thường” mà cha Ngọa Vân thết đãi ông bà thông gia; hình ảnh “gã bán kinh” kéo thuyền, đẩy thuyền như bay trên biển, với “vảy rồng, mồm giải, mật thú, thân xà”, thoắt hiện, thoắt biến – đã đem đến cho người đọc bao cuốn hút, thú vị!
Gấp trang sách lại, nhưng ta vẫn còn nghe tiếng hát của nàng Ngọa Vân; tiếng hát của tình thương, của đạo lí, của đức hi sinh.
I. Tác giả văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài
- Lê Thánh Tông sinh ngày 20/7/1442, tên là Lê Tư Thành, con thứ 4 của vua Lê Thái Tông, là vị vua thứ 4 trong thời kỳ thống nhất của nhà Lê sau Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông (Nhà Hậu Lê trị vị nước Đại Việt từ 1428 – 1488, thời kỳ thống nhất của nhà Lê (1428 – 1527) gồm có 8 vị vua).
- Lê Thánh Tông là 1 ông vua thông minh và rất có hiếu, ở với bề tôi đãi lấy lòng thành. Dưới thời Lê Thánh Tông, ông chỉnh đốn lại bộ máy nhà nước, coi trọng sự học hành, mở rộng thêm bờ cõi, đất nước ta đã đạt được sự toàn thịnh. Công lao của vua Lê Thánh Tông đối với đất nước thật là lớn lao.
- Riêng về mặt văn hoá ông đã sáng lập ra hội Tao Đàn tập hợp 28 nhà thơ lớn đương thời. Hội Tao Đàn để lại nhiều bài thơ xướng hoạ , đẹp đẽ, đánh dấu 1 giai đoạn phát triển của thơ ca Việt Nam.
- Lê Thánh Tông làm vua được 37 năm thọ 66 tuổi. ông mất ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1497).
II. Tìm hiểu văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài
1. Thể loại
- Tác phẩm Truyện lạ nhà thuyền chài thuộc thể loại: truyện kí.
2. Xuất xứ
- In trong Tổng tập Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 2, Trần Nghĩa (chủ biên), Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện nghiên cứu Hán Nôm, NXB Thế giới, 1997.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (Từ đầu đến phần con): Giới thiệu về gia cảnh đôi vợ chồng.
- Phần 2 (Tiếp theo đến…thế nào cũng mặc): quan niệm khác nhau về học hành giữa hai cha con.
- Phần 3 (Tiếp theo đến…vẻ gì khác cả): cuộc hội thoại giữa hai vợ chồng.
- Phần còn lại: Ngọa Vân từ biệt gia đình Thúc Ngư.
5. Giá trị nội dung
- Truyện lạ nhà thuyền chài kể về cuộc sống của một gia đình thuyền chài trên biển. Truyện tập trung vào cuộc sống của nhân vật chính là Thúc Ngư. Qua câu chuyện nhấn mạnh về tình yêu và sự đoàn kết trong gia đình, truyền đạt thông điệp về sự kiên nhẫn và lòng yêu thương gia đình trong cuộc sống.
6. Giá trị nghệ thuật
- Truyện viết bằng chữ Hán.
- Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật thành công.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài
1. Nhân vật Thúc Ngư
- Thúc Ngư không muốn học trong sách vở mà muốn học trong cuộc sống, chàng muốn đi đánh cá, muốn nhìn thấy vật thật hơn là chữ nghĩa.
- Cha Thúc Ngư lại muốn học con chữ, học làm người.
- Thúc Ngư là một ngư dân nghèo, nhưng anh ta luôn cố gắng học hỏi và làm việc chăm chỉ để cải thiện cuộc sống của mình và gia đình.
=> Qua câu chuyện, chúng ta thấy rằng việc học và chọn nghề đúng đắn có thể mang lại thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.
2. Nhân vật Ngọa Vân
- Nhân vật Ngọa Vân trong truyện có tính cách rất đặc biệt:
+ Nàng là một người phụ nữ bí ẩn và tài năng, đã giúp Thúc Ngư trở thành một ngư dân giàu có và thành công.
+ Ngọa Vân được miêu tả là xinh đẹp và duyên dáng, với sắc đẹp tuyệt trần.
+ Ngọa Vân có lòng hiếu thảo và sẵn lòng hi sinh cho gia đình. Ví dụ, khi đối mặt
với cơn bão biển khủng khiếp, nàng đã biến thành một con cá để bảo vệ gia đình.
=> Tính cách của Ngọa Vân thể hiện sự mạnh mẽ, thông minh và sẵn lòng hy sinh cho người thân yêu.
3. Những chi tiết kì ảo trong truyện
- Ngọa Vân biến thành một con cá để bảo vệ gia đình trong cơn bão biển khủng khiếp.
- Tác giả miêu tả Ngọa Vân là một người phụ nữ xinh đẹp và duyên dáng, xuất thân đặc biệt, hành động khác thường.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh tính hy sinh và lòng hiếu thảo của Ngọa Vân.
+ Nhằm tạo nên hình ảnh quyến rũ và tuyệt trần của nhân vật.
=> Các chi tiết kì ảo này giúp thể hiện tính cách mạnh mẽ, thông minh và sẵn lòng hy sinh của Ngọa Vân, cũng như tạo nên không khí kỳ bí và lãng mạn trong văn bản.
IV. Các bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận của em về tác phẩm Chuyện lạ nhà thuyền chài trích trong Thánh Tông di thảo
'Chuyện lạ nhà thuyền chài” có bao yếu tố li kì rất hấp dẫn và thú vị. Một câu chuyện cổ viết cách chúng ta hơn năm thế kỉ mà thật giàu ý nghĩa.
Nhân vật Thúc Ngư con nhà thuyền chài, bố mẹ gần 60 tuổi mới sinh ra cậu; đêm cậu sinh ra thì cha cậu lại đánh bắt được con cá to. Cái tên Thúc Ngư của cậu được đặt ra là vì thế. Mười lăm tuổi mà cậu không muốn học hành. Cậu hỏi bố: “Đi học là như thế nào? ', 'Trong sách có cá không?”, 'Lời nói và việc làm của Thánh hiện có đánh cá được không?”. Ta cứ tưởng cậu ta ăn nói 'rất ngu”và chí thích chơi bời, lêu lổng. Suốt ba năm trời, Thúc Ngư thường bỏ nhà đi chơi xa. Có lần đến hai ba hôm mới về nhà. Sau này, ta mới biết, cậu ta đi tìm vợ, tìm vợ tận “đảo ấp ” cách xa nhà cậu chừng một vạn dặm. Vợ là dòng dõi “hải tiên ”, con nhà giàu sang, rất xinh đẹp.
Phải chăng qua nhân vật Thúc Ngư người viết truyện muốn nói về việc học: học trong sách vở thánh hiền có hay bằng học trong cuộc sống; có đi đó đây mới nhìn rộng biết nhiều. Câu tục ngữ: “Có người là có của” mà Thúc Ngư nhắc lại, câu tục ngữ: “Trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng” của ông chài nói ra để khen con trai, và việc Thúc Ngư lấy được vợ đẹp một “hải tiên” nơi “đảo ấp” xa xôi chứa đựng bao ý nghĩa: phải có niềm tin trong cuộc sống, và “hạnh phúc là sự kiếm tìm”, đâu có chuyện cứ “há miệng chờ sung”. Việc Thúc Ngư lấy được vợ tiên nơi hải đảo còn thể hiện một triết lý của người xưa: có duyên mới nên vợ nên chồng; tình yêu trai gái là do “thiền duyên Qua nhân vật Thúc Ngư, mỗi người sẽ có cách cảm nhận riêng của mình. Có thể nói, nhân vật Thúc Ngư thật “dễ thương” nên mới lọt vào mắt xanh cô “hải tiên” chứ!
Nhân vật “hải tiên” nơi 'đảo ấp” tên là 'Ngọa Vân”, nghĩa đen là áng mây nằm, áng mây đứng yên một chỗ. Nàng là con gái thứ 89 của một ông già mà “dưới cằm có hai cái râu rất dài”. Nàng có thuật 'rút đường” rất kì diệu: đường xa vạn dặm sẽ được rút ngắn lại bằng gang tấc. Sau khi đã thành vợ của Thúc Ngư, hình như nhờ có nàng dâu mà ông chài “mỗi lần buông lưới là được toàn cá ngon, chốc lát đã đầy nửa thuyền, chiều đem về chợ bán, thường được giá đắt”.
Đang sống hạnh phúc, nhưng trước cơn bão biển (sóng thần) kinh khủng, Ngọa Vân đã 'giơ tay bắt quyết, hô to một tiếng “Biến! 'Tức thì nàng biến thành một con cá to, dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng…” ngăn chặn làn sóng dữ, bảo vệ sự bình yên cho gia đình nhà chồng. Cho dù có làm “thiên cơ tiết lộ” không thể cùng Thúc Ngư “chung mộng đẹp nữa” nhưng Ngọa Vân vẫn làm. Người xưa đã qua hành động phi thường chắn sóng dữ của Ngọa Vân để ca ngợi đức hi sinh, tính đảm đang gánh vác của người vợ, người mẹ, người phụ nữ trong cuộc sống. Tiếng khóc của Ngọa Vân, 'một điểm rãi” gửi lại cho chồng trước lúc hoá rồng bay về phương tây bắc cũng thể hiện tình ân nghĩa sâu nặng của Ngọa Vân, của người vợ hiền thảo, thuỷ chung trong cuộc đời.
Nhân vật Ngọa Vân đã làm cho 'Truyện lạ nhà thuyền chài” thêm “lạ” Nhưng nhân vật này rất đời, rất sống vì mang bao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa nay.
“Chuyện lạ nhà thuyền chài” còn có nhiều yếu tố li kì nữa. Những món ăn 'ngon tuyệt phẩm, thơm lạ thường” mà cha Ngọa Vân thết đãi ông bà thông gia; hình ảnh “gã bán kinh” kéo thuyền, đẩy thuyền như bay trên biển, với “vảy rồng, mồm giải, mật thú, thân xà”, thoắt hiện, thoắt biến – đã đem đến cho người đọc bao cuốn hút, thú vị!
Gấp trang sách lại, nhưng ta vẫn còn nghe tiếng hát của nàng Ngọa Vân; tiếng hát của tình thương, của đạo lí, của đức hi sinh.
Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Tài liệu khác:
- Tác giả - Tác phẩm: Sơn Tinh, Thủy Tinh - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Tác giả - Tác phẩm: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Tác giả - Tác phẩm: Thúy Kiều báo ân báo oán - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Tác giả - Tác phẩm: Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Tác giả - Tác phẩm: Tiếng đàn giải oan - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Tác giả - Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Tác giả - Tác phẩm: Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Tác giả - Tác phẩm: Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Tác giả - Tác phẩm: Ngọ Môn - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Tác giả - Tác phẩm: Vườn quốc gia Cúc Phương - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu