Trả lời
Ngày 02-09 thuộc cung Xử Nữ - Xem 12 Cung Hoàng Đạo >>
Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc khánh Việt Nam (Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam).
- 2/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- 2/9/1969, (tức ngày 21 tháng 7 âm lịch năm Kỷ Dậu), vào hồi 9 giờ 47 phút sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại thủ đô Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi. Do hoàn cảnh thời chiến, để tránh trùng với ngày Quốc khánh, ngày mất của Bác ban đầu được Ban Lãnh đạo Đảng công bố là ngày 3 tháng 9, đến năm 1989 mới công bố lại là ngày 2 tháng 9.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố sự khai sinh của một nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản tuyên ngôn, dựa theo bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, bắt đầu bằng câu: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lễ tuyên ngôn độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình
Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Đây được nhiều người xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba của lịch sử Việt Nam, sau bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt ở thế kỷ X và Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi viết năm 1428.
Lịch sử
Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp từ giữa thế kỷ 19. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản đã thay Pháp chiếm đóng Việt Nam từ năm 1940. Khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh giữa năm 1945, Việt Nam có cơ hội lớn lấy lại độc lập. Cơ hội này đã được Việt Minh tận dụng.
Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do Người soạn thảo.
Ngày 31 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nội dung bản tuyên ngôn
Bản tuyên ngôn gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.
Phần 2: Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn.
Phần 3: Lời tuyên bố độc lập.
Toàn văn bản tuyên ngôn
"Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.
Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy."
Ký tên: Hồ Chí Minh (chủ tịch), Trần Huy Liệu, Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn, Dương Đức Hiền, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Mạnh Hà, Cù Huy Cận, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Xuân, Vũ Trọng Khánh, Phạm Văn Đồng, Đào Trọng Kim, Vũ Đình Hòe, Lê Văn Hiến.
Chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thông tin chung
Ngày 2 tháng 9 là ngày thứ 245 trong mỗi năm thường (ngày thứ 246 trong mỗi năm nhuận). Còn 120 ngày nữa trong năm.
Sự kiện ngày này
47 TCN – Pharaoh Cleopatra VII tuyên bố con trai bà, Caesarion, là đồng quân chủ của triều đại Ptolemaios
31 TCN – Quân lính ủng hộ Octavianus đánh bại lực lượng của Marcus Antonius và Cleopatra trong Hải chiến Actium trên vùng biển Ionia ngoài khơi Hy Lạp.
1192 – Quốc vương Richard I của Anh và Sultan Ayyub Saladin ký kết hiệp ước Jaffa, kết thúc Cuộc thập tự chinh thứ ba.
1666 – Một ngọn lửa bắt đầu từ đường Pudding Lane ở Luân Đôn gây ra trận đại hỏa hoạn, đốt cháy thành phố trong ba ngày.
1752 – Anh Quốc chấp thuận sử dụng Lịch Gregory, tại đây sau ngày 2 tháng 9 là ngày 14 tháng 9.
1864 – Nội chiến Mỹ: Quân đội Liên bang tiến vào Atlanta, một ngày sau khi quân Liên minh chạy khỏi thành phố, kết thúc Chiến dịch Atlanta.
1870 – Chiến tranh Pháp-Phổ: Quân Phổ bắt giữ Napoléon III và 100.000 binh sĩ làm tù binh trong Trận Sedan.
1939 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Sau khi bắt đầu tiến công Ba Lan vào hôm trước, Đức Quốc xã sáp nhập Thành phố tự do Danzig (nay là Gdańsk, Ba Lan).
1945 – Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Mamoru Shigemitsu ký vào văn kiện thư đầu hàng Đồng Minh trên boong tàu USS Missouri đậu trên Vịnh Tokyo, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
1945 – Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trưởng Ba Đình tại Hà Nội, tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
1958 – Đài truyền hình Bắc Kinh chính thức bắt đầu phát sóng, tiền thân của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV).
1990 – Transnistria đơn phương tuyên bố là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô; Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachyov tuyên bố rằng quyết định này vô hiệu.
1990 – Công ước về Quyền trẻ em có hiệu lực.
1998 – Chuyến bay 111 của hãng Swissair, trên đường từ Thành phố New York đến Genève, rơi xuống Đại Tây Dương, khiến 229 người trên máy bay thiệt mạng.
2008 – Trình duyệt web miễn phí Google Chrome được phát hành lần đầu tiên.
Sinh
1853 – Wilhelm Ostwald, nhà hóa học người Nga-Đức, đoạt giải Nobel (m. 1932)
1877 – Frederick Soddy, nhá hóa học người Anh Quốc, đoạt giải Nobel (m. 1956)
1878 – Werner von Blomberg, nguyên soái người Đức (m. 1946)
1879 – An Jung-geun, nhà hoạt động, sát thủ người Đại Hàn (m. 1910)
1892 – Tô Bính Văn, tướng lĩnh người Trung Quốc (m. 1975)
1912 – Xuân Thủy, chính trị gia người Việt Nam (m. 1985)
1913 – Bill Shankly, cầu thủ bóng đá và nhà quản lý người Anh Quốc (m. 1981)
1913 – Chu Thiên, nhà văn, nhà phê bình người Việt Nam (m. 1992)
1924 – Daniel arap Moi, nhà sư phạm và chính trị gia người Kenya, Tổng thống Kenya
1931 – Đặng Xuân Kỳ, triết gia người Việt Nam (m. 2010)
1933 – Nguyễn Khánh Dư, đạo diễn, nhà quay phim người Việt Nam (m. 2007)
1946 – Billy Preston, ca sĩ, nghệ sĩ dương cầm, diễn viên người Mỹ (m. 2006)
1949 – Phạm Quang Nghị, chính trị gia người Việt Nam
1950 – Nguyên Hoa, diễn viên, võ sư người Trung Quốc
1952 – Lê Công, võ sư người Việt Nam.
1952 – Jimmy Connors, vận động viên và huấn luyện viên quần vợt, bình luận viên người Mỹ
1953 – Ahmed Shah Masoud, sĩ quan và chính trị gia người Afghanistan (m. 2001)
1961 – Hoàng Thu Sinh, diễn viên người Hồng Kông
1961 – Carlos Valderrama, vận động viên bóng đá người Colombia
1964 – Keanu Reeves, diễn viên người Liban-Canada
1966 – Salma Hayek, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất người Mexico-Mỹ
1977 – Frédéric Kanouté, cầu thủ bóng đá người Mali
1979 – Ngô Trác Hi, diễn viên và ca sĩ người Hồng Kông
1988 – Javi Martínez, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1989 – Zedd, DJ và nhà sản xuất âm nhạc người Nga-Đức
1989 – Alexandre Pato, cầu thủ bóng đá người Brasil
1996 – Jeong Seongha, nghệ sĩ guitar người Hàn Quốc
Mất
421 – Constantius III, hoàng đế của đế quốc La Mã
1332 – Đồ Thiếp Mục Nhĩ, tức Văn Tông, hoàng đế triều Nguyên, đại khả hãn của đế quốc Mông Cổ, tức ngày Kỉ Dậu (12) tháng 8 năm Nhâm Thân (s. 1304)
1820 – Ái Tân Giác La Ngung Diễm, tức Gia Khánh Đế, hoàng đế của triều Thanh, tức ngày Kỉ Mão (15) tháng 7 năm Canh Thìn (s. 1760)
1834 – Thomas Telford, kỹ sư và kiến trúc sư người Anh Quốc (s. 1757)
1865 – William Rowan Hamilton, nhà vật lý học, thiên văn họa và toán học người Anh Quốc (s. 1805)
1969 − Hồ Chí Minh, chính trị gia người Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (s. 1890)
1937 – Pierre de Coubertin, sử gia và nhà sư phạm người Pháp, thành lập Ủy ban Olympic Quốc tế (s. 1863)
1973 – J. R. R. Tolkien, nhà ngữ văn và thi nhân người Nam Phi-Anh Quốc (s. 1892)
1991 – Alfonso García Robles, chính trị gia người Mexico, đoạt giải Nobel (s. 1911)
1992 – Barbara McClintock, nhà di truyền học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1902)
1998 – Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, giám mục người Việt Nam (s. 1922)
2013 – Ronald Coase, nhà kinh tế học người Anh Quốc-Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1910).
- 2/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- 2/9/1969, (tức ngày 21 tháng 7 âm lịch năm Kỷ Dậu), vào hồi 9 giờ 47 phút sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại thủ đô Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi. Do hoàn cảnh thời chiến, để tránh trùng với ngày Quốc khánh, ngày mất của Bác ban đầu được Ban Lãnh đạo Đảng công bố là ngày 3 tháng 9, đến năm 1989 mới công bố lại là ngày 2 tháng 9.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố sự khai sinh của một nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản tuyên ngôn, dựa theo bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, bắt đầu bằng câu: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lễ tuyên ngôn độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình
Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Đây được nhiều người xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba của lịch sử Việt Nam, sau bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt ở thế kỷ X và Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi viết năm 1428.
Lịch sử
Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp từ giữa thế kỷ 19. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản đã thay Pháp chiếm đóng Việt Nam từ năm 1940. Khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh giữa năm 1945, Việt Nam có cơ hội lớn lấy lại độc lập. Cơ hội này đã được Việt Minh tận dụng.
Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do Người soạn thảo.
Ngày 31 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nội dung bản tuyên ngôn
Bản tuyên ngôn gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.
Phần 2: Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn.
Phần 3: Lời tuyên bố độc lập.
Toàn văn bản tuyên ngôn
"Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.
Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy."
Ký tên: Hồ Chí Minh (chủ tịch), Trần Huy Liệu, Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn, Dương Đức Hiền, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Mạnh Hà, Cù Huy Cận, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Xuân, Vũ Trọng Khánh, Phạm Văn Đồng, Đào Trọng Kim, Vũ Đình Hòe, Lê Văn Hiến.
Chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thông tin chung
Ngày 2 tháng 9 là ngày thứ 245 trong mỗi năm thường (ngày thứ 246 trong mỗi năm nhuận). Còn 120 ngày nữa trong năm.
Sự kiện ngày này
47 TCN – Pharaoh Cleopatra VII tuyên bố con trai bà, Caesarion, là đồng quân chủ của triều đại Ptolemaios
31 TCN – Quân lính ủng hộ Octavianus đánh bại lực lượng của Marcus Antonius và Cleopatra trong Hải chiến Actium trên vùng biển Ionia ngoài khơi Hy Lạp.
1192 – Quốc vương Richard I của Anh và Sultan Ayyub Saladin ký kết hiệp ước Jaffa, kết thúc Cuộc thập tự chinh thứ ba.
1666 – Một ngọn lửa bắt đầu từ đường Pudding Lane ở Luân Đôn gây ra trận đại hỏa hoạn, đốt cháy thành phố trong ba ngày.
1752 – Anh Quốc chấp thuận sử dụng Lịch Gregory, tại đây sau ngày 2 tháng 9 là ngày 14 tháng 9.
1864 – Nội chiến Mỹ: Quân đội Liên bang tiến vào Atlanta, một ngày sau khi quân Liên minh chạy khỏi thành phố, kết thúc Chiến dịch Atlanta.
1870 – Chiến tranh Pháp-Phổ: Quân Phổ bắt giữ Napoléon III và 100.000 binh sĩ làm tù binh trong Trận Sedan.
1939 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Sau khi bắt đầu tiến công Ba Lan vào hôm trước, Đức Quốc xã sáp nhập Thành phố tự do Danzig (nay là Gdańsk, Ba Lan).
1945 – Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Mamoru Shigemitsu ký vào văn kiện thư đầu hàng Đồng Minh trên boong tàu USS Missouri đậu trên Vịnh Tokyo, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
1945 – Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trưởng Ba Đình tại Hà Nội, tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
1958 – Đài truyền hình Bắc Kinh chính thức bắt đầu phát sóng, tiền thân của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV).
1990 – Transnistria đơn phương tuyên bố là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô; Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachyov tuyên bố rằng quyết định này vô hiệu.
1990 – Công ước về Quyền trẻ em có hiệu lực.
1998 – Chuyến bay 111 của hãng Swissair, trên đường từ Thành phố New York đến Genève, rơi xuống Đại Tây Dương, khiến 229 người trên máy bay thiệt mạng.
2008 – Trình duyệt web miễn phí Google Chrome được phát hành lần đầu tiên.
Sinh
1853 – Wilhelm Ostwald, nhà hóa học người Nga-Đức, đoạt giải Nobel (m. 1932)
1877 – Frederick Soddy, nhá hóa học người Anh Quốc, đoạt giải Nobel (m. 1956)
1878 – Werner von Blomberg, nguyên soái người Đức (m. 1946)
1879 – An Jung-geun, nhà hoạt động, sát thủ người Đại Hàn (m. 1910)
1892 – Tô Bính Văn, tướng lĩnh người Trung Quốc (m. 1975)
1912 – Xuân Thủy, chính trị gia người Việt Nam (m. 1985)
1913 – Bill Shankly, cầu thủ bóng đá và nhà quản lý người Anh Quốc (m. 1981)
1913 – Chu Thiên, nhà văn, nhà phê bình người Việt Nam (m. 1992)
1924 – Daniel arap Moi, nhà sư phạm và chính trị gia người Kenya, Tổng thống Kenya
1931 – Đặng Xuân Kỳ, triết gia người Việt Nam (m. 2010)
1933 – Nguyễn Khánh Dư, đạo diễn, nhà quay phim người Việt Nam (m. 2007)
1946 – Billy Preston, ca sĩ, nghệ sĩ dương cầm, diễn viên người Mỹ (m. 2006)
1949 – Phạm Quang Nghị, chính trị gia người Việt Nam
1950 – Nguyên Hoa, diễn viên, võ sư người Trung Quốc
1952 – Lê Công, võ sư người Việt Nam.
1952 – Jimmy Connors, vận động viên và huấn luyện viên quần vợt, bình luận viên người Mỹ
1953 – Ahmed Shah Masoud, sĩ quan và chính trị gia người Afghanistan (m. 2001)
1961 – Hoàng Thu Sinh, diễn viên người Hồng Kông
1961 – Carlos Valderrama, vận động viên bóng đá người Colombia
1964 – Keanu Reeves, diễn viên người Liban-Canada
1966 – Salma Hayek, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất người Mexico-Mỹ
1977 – Frédéric Kanouté, cầu thủ bóng đá người Mali
1979 – Ngô Trác Hi, diễn viên và ca sĩ người Hồng Kông
1988 – Javi Martínez, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1989 – Zedd, DJ và nhà sản xuất âm nhạc người Nga-Đức
1989 – Alexandre Pato, cầu thủ bóng đá người Brasil
1996 – Jeong Seongha, nghệ sĩ guitar người Hàn Quốc
Mất
421 – Constantius III, hoàng đế của đế quốc La Mã
1332 – Đồ Thiếp Mục Nhĩ, tức Văn Tông, hoàng đế triều Nguyên, đại khả hãn của đế quốc Mông Cổ, tức ngày Kỉ Dậu (12) tháng 8 năm Nhâm Thân (s. 1304)
1820 – Ái Tân Giác La Ngung Diễm, tức Gia Khánh Đế, hoàng đế của triều Thanh, tức ngày Kỉ Mão (15) tháng 7 năm Canh Thìn (s. 1760)
1834 – Thomas Telford, kỹ sư và kiến trúc sư người Anh Quốc (s. 1757)
1865 – William Rowan Hamilton, nhà vật lý học, thiên văn họa và toán học người Anh Quốc (s. 1805)
1969 − Hồ Chí Minh, chính trị gia người Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (s. 1890)
1937 – Pierre de Coubertin, sử gia và nhà sư phạm người Pháp, thành lập Ủy ban Olympic Quốc tế (s. 1863)
1973 – J. R. R. Tolkien, nhà ngữ văn và thi nhân người Nam Phi-Anh Quốc (s. 1892)
1991 – Alfonso García Robles, chính trị gia người Mexico, đoạt giải Nobel (s. 1911)
1992 – Barbara McClintock, nhà di truyền học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1902)
1998 – Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, giám mục người Việt Nam (s. 1922)
2013 – Ronald Coase, nhà kinh tế học người Anh Quốc-Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1910).
NoName.53 - 01/03/2016 14:18:05
Trả lời
Tags: ngày 2 tháng 9 là ngày gì,ngày 2 tháng 9,sự kiện 2 tháng 9,sự kiện ngày 2 tháng 9,sự kiện 2/9,sự kiện 2-9,ngày 02-09,02-09,ngày Quốc khánh Việt Nam,Quốc khánh Việt Nam,ngày Quốc khánh Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,2 tháng 9 năm 1945,2/9/1945,tuyên ngôn độc lập,tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945,nội dung bản tuyên ngôn độc lập,nội dung bản tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945,ngày 2 tháng 9 thuộc cung hoàng đạo nào,ngày 2 tháng 9 thuộc cung gì,ngày 2 tháng 9 thuộc cung nào,ngày 2 tháng 9 là cung nào
Ngày khác: