Trả lời
Ngày 08-03 thuộc cung Song Ngư - Xem 12 Cung Hoàng Đạo >>
Ngày 8 tháng 3 là Ngày Quốc tế Phụ nữ, hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977.
Ngày 8 tháng 3 còn là ngày:
Công giáo Rôma: Ngày lễ Thánh Gioan Thiên Chúa
Tại nước Anbani: Ngày bà mẹ.
Ngày Quốc tế Phụ nữ
Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977. Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các lĩnh vực và ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện nay phụ nữ vẫn không ngừng tranh đấu vì quyền bình đẳng với nam giới.
Hình quảng bá cho Ngày Quốc tế Phụ nữ, 8 tháng 3 năm 1914
Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ
Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới.
- Trước đây do tư tưởng trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất hàng thế kỷ.
- Lịch sử đấu tranh mới chỉ bắt đầu từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại, đó là cuộc tranh đấu buộc nam giới để chấm dứt chiến tranh.
Lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911.
- Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
- 50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc nhận trẻ em vào làm tại các nhà máy. Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909.
- Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Năm 1911, ngày Quốc tế Phụ nữ được đánh dấu cho lần đầu tiên (19 tháng 3) ở Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, đã được hơn một triệu người tham gia.
- Ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Ý và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc (Điều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động). Có khoảng 80.000 người diễu hành trong các đường phố để đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.
- Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la lớn "Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng.
- Năm 1912, nhà thơ Hoa Kỳ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ Bread and Roses sau lần diễn hành của 14.000 người đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng bài Bread and Roses, thường đi hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.
- Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.
- Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, với 2 triệu binh lính Nga đã chết trong chiến tranh các phụ nữ Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trở về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến hoàng đế Nikolai II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga.
- Ngày 21 tháng 4 năm 1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 4 năm 1945. Trong lúc đó đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848, tức là từ một thế kỷ trước 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễn hành tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne d’Arc.
- Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm đều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ.
- Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ.
- 8 tháng 3 năm 1975, Liên Hiệp Quốc bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ.
- Năm 1977, nghĩa là hai năm sau Năm Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Nữ công nhân ngày Quốc tế phụ nữ biểu tình tại Sydney, tháng 3 năm 1975
Hiện nay ngày Quốc tế Phụ Nữ vẫn còn được xem là ngày lễ chính thức tại những nước sau đây: Angola, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Macedonia, Moldova, Mông Cổ, Nga, Tajikistan, Ukraina, Uzbekistan, và Việt Nam. Trong những xã hội này, đàn ông tặng hoa và quà cho những người phụ nữ trong đời của họ như mẹ, vợ, bạn gái, vv.vv. Tại một số nơi, nó cũng được xem tương đương với Ngày của Mẹ (Mother's Day).
Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế
Năm 1975, trong Năm Quốc tế Phụ nữ (International Women's Year), Liên Hiệp Quốc bắt đầu kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ vào ngày 08 tháng 3. Hai năm sau, vào tháng 12 năm 1977, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã thông qua một nghị quyết công bố Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế (United Nations Day for Women's Rights and International Peace) và khuyến nghị các quốc gia thành viên tổ chức ngày hành động, phù hợp với truyền thống lịch sử và văn hóa của họ. Trong phần diễn giải quyết định, Đại hội công nhận vai trò của phụ nữ trong các nỗ lực hòa bình và phát triển và kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử và tăng hỗ trợ cho sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ.
Biểu tình kỷ niệm ngày giành quyền bình đẳng giới tại Philippin, ngày 8/3/2008
Hoạt động kỷ niệm
Tại một số quốc gia, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới, ở các mức lương, ở cơ hội giáo dục đào tạo, và thăng tiến trong nghề nghiệp, hay là điều kiện an sinh xã hội, chống mãi dâm và bạo lực đối với phụ nữ, nói chung là những vấn đề thực tiễn. Ngày này, thường là phụ nữ châu Âu và Bắc Mỹ từ chối nhận hoa, vì xem đó là một dấu hiệu không bình đẳng và chỉ có tính cách hình thức.
Cắt bánh kem mừng lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ tại Bagram Air Base, Afghanistan, ngày 3 tháng 3 năm 2008
Ở Việt Nam, ngày này thường là ngày phái nam chiều phụ nữ, tặng hoa, quà, nhưng ít nói đến chuyện bình đẳng giới bền vững, lâu dài. Ngày 8 tháng 3 được tổ chức ở các cơ quan, đoàn thể... nơi có phụ nữ làm việc và tham gia, người phụ nữ được tặng hoa (Hoa hồng được dùng để tặng phụ nữ trong ngày nhiều nhất) và tặng quà và các hoạt động trước ngày 8 tháng 3 rất rầm rộ đều hướng về phụ nữ.
Thông tin chung
Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ 67 trong mỗi năm thường (lịch Gregory). (ngày thứ 68 trong mỗi năm nhuận). Còn 298 ngày nữa trong năm.
Sự kiện
1010 – Thi nhân Ba Tư Ferdowsi hoàn thành sử thi Shahnameh sau 33 năm.
1618 – Nhà toán học và thiên văn học người Đức Johannes Kepler khám phá ra định luật thứ ba về chuyển động thiên thể.
1658 – Chiến tranh Thụy Điển - Đan Mạch: Hòa ước Roskilde được ký kết giữa Thụy Điển và Đan Mạch, theo đó Đan Mạch bị mất gần phân nửa lãnh thổ, tức 26 tháng 2 theo lịch Julius.
1702 – Anne Stuart, em của Mary II, trở thành nữ vương của Anh, Scotland, và Ireland.
1736 – Nader Shah tiến hành nghi lễ đăng quang ngôi Shah của Ba Tư, ngày này được các nhà chiêm tinh học cho là đặc biệt tốt lành.
1817 – Sở giao dịch chứng khoán New York thành lập. Đây là sàn giao dịch lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa thị trường bằng đô la Mỹ và lớn nhì thế giới về số lượng công ty niêm yết.
1917 – Hàng vạn phụ nữ biểu tình nhân ngày quốc tế phụ nữ tại thủ đô Sankt-Peterburg, đánh dấu khởi đầu Cách mạng Tháng Hai tại Nga, tức 23 tháng 2 theo lịch Julius.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hà Lan đầu hàng quân đội Nhật Bản tại Java.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận Sokolovo bắt đầu giữa liên quân Liên Xô-Tiệp Khắc với quân Đức Quốc xã.
1949 – Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại ký Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại.
1957 – Ai Cập mở cửa lại kênh đào Suez sau Khủng hoảng Kênh đào Suez.
1957 – Ghana gia nhập vào Liên Hiệp Quốc.
1958 – Hợp chúng quốc Ả Rập được thành lập trên cơ sở liên minh giữa Ai Cập và Syria.
1965 – Chiến tranh Việt Nam 3.500 thủy quân Mỹ đổ bộ vào miền nam Việt Nam và trở thành lực lượng quân sự đầu tiên của Mỹ tại Việt Nam.
1974 – Sân bay quốc tế Charles-de-Gaulle được mở cửa tại Paris, nay là một trong những trung tâm hàng không chính của thế giới.
2014 - Chuyến bay 370 của Malaysia Airlines đột ngột mất tích.
Sinh
974 – Lý Công Uẩn, quân chủ triều Lý, tức 2 tháng 12 năm Giáp Tuất (m. 1028)
1495 – Gioan Thiên Chúa, thầy dòng người Bồ Đào Nha được phong thánh (m. 1550)
1702 – Anne Bonny, hải tặc người Anh Quốc-Mỹ (m. 1782)
1714 – Carl Philipp Emanuel Bach, nhà soạn nhạc người Đức (m. 1788)
1879 – Otto Hahn, nhà hóa học người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1968)
1886 – Edward Calvin Kendall, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1972)
1907 – Konstantinos Karamanlis, Tổng thống Hy Lạp (m. 1998)
1924 – Georges Charpak, nhà vật lý học người Ukraina-Pháp, đoạt giải Nobel (m. 2010)
1929 – Hebe Camargo, diễn viên và ca sĩ người Brasil (m. 2012)
1947 – Florentino Pérez, doanh nhân và kỹ sư người Tây Ban Nha
1949 – Teófilo Cubillas, cầu thủ bóng đá người Peru
1954 – Andrej Sannikau, chính trị gia người Belarus
1962 – Kim Ung-yong, kỹ sư người Hàn Quốc
1977 – Michael Tarver, đô vật người Mỹ
1977 – Thanh Thảo, ca sĩ người Việt Nam
1979 – Mai Thu Huyền, diễn viên, doanh nhân người Việt Nam
1981 – Timo Boll, vận động viên bóng bàn người Đức
1983 – André Santos, cầu thủ bóng đá người Brasil
1985 – Takeuchi Mio, diễn viên người Nhật Bản
Không rõ năm – Fumizuki Kō, mangaka người Nhật Bản
Mất
415 – Hypatia thành Alexandria, triết gia, thiên văn học gia Hy Lạp cổ đại
1144 – Giáo hoàng Cêlestinô II
1550 – Gioan Thiên Chúa, tu sĩ người Bồ Đào Nha được phong thánh (s. 1495)
1702 – William III, quốc vương của Anh (s. 1650)
1844 – Karl XIV Johan, quốc vương của Thụy Điển (s. 1763)
1854 – Nguyễn Phúc Miên Bửu, thành viên hoàng thất và thi nhân triều Nguyễn, tức 10 tháng 2 năm Giáp Dần (s. 1820)
1869 – Hector Berlioz, nhà soạn nhạc người Pháp (s. 1803)
1874 – Millard Fillmore, Tổng thống Hoa Kỳ (s. 1800)
1923 – Johannes Diderik van der Waals, nhà vật lý học người Hà Lan, đoạt giải Nobel (s. 1837)
1930 – William Howard Taft, Tổng thống Hoa Kỳ (s. 1857)
1935 – Nguyễn Linh Ngọc, diễn viên người Trung Quốc (s. 1910)
1935 – Hachiko, chú chó giống Akita nổi tiếng về lòng trung thành của Nhật Bản
1983 – William Walton, nhà soạn nhạc người Anh (s. 1902)
2005 – Aslan Aliyevich Maskhadov, thủ lĩnh người Chechen (s. 1951)
2011 – Lê Ất Hợi, chính trị gia người Việt Nam (s. 1935).
Ngày 8 tháng 3 còn là ngày:
Công giáo Rôma: Ngày lễ Thánh Gioan Thiên Chúa
Tại nước Anbani: Ngày bà mẹ.
Ngày Quốc tế Phụ nữ
Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977. Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các lĩnh vực và ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện nay phụ nữ vẫn không ngừng tranh đấu vì quyền bình đẳng với nam giới.
Hình quảng bá cho Ngày Quốc tế Phụ nữ, 8 tháng 3 năm 1914
Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ
Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới.
- Trước đây do tư tưởng trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất hàng thế kỷ.
- Lịch sử đấu tranh mới chỉ bắt đầu từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại, đó là cuộc tranh đấu buộc nam giới để chấm dứt chiến tranh.
Lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911.
- Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
- 50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc nhận trẻ em vào làm tại các nhà máy. Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909.
- Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Năm 1911, ngày Quốc tế Phụ nữ được đánh dấu cho lần đầu tiên (19 tháng 3) ở Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, đã được hơn một triệu người tham gia.
- Ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Ý và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc (Điều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động). Có khoảng 80.000 người diễu hành trong các đường phố để đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.
- Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la lớn "Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng.
- Năm 1912, nhà thơ Hoa Kỳ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ Bread and Roses sau lần diễn hành của 14.000 người đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng bài Bread and Roses, thường đi hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.
- Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.
- Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, với 2 triệu binh lính Nga đã chết trong chiến tranh các phụ nữ Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trở về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến hoàng đế Nikolai II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga.
- Ngày 21 tháng 4 năm 1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 4 năm 1945. Trong lúc đó đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848, tức là từ một thế kỷ trước 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễn hành tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne d’Arc.
- Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm đều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ.
- Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ.
- 8 tháng 3 năm 1975, Liên Hiệp Quốc bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ.
- Năm 1977, nghĩa là hai năm sau Năm Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Nữ công nhân ngày Quốc tế phụ nữ biểu tình tại Sydney, tháng 3 năm 1975
Hiện nay ngày Quốc tế Phụ Nữ vẫn còn được xem là ngày lễ chính thức tại những nước sau đây: Angola, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Macedonia, Moldova, Mông Cổ, Nga, Tajikistan, Ukraina, Uzbekistan, và Việt Nam. Trong những xã hội này, đàn ông tặng hoa và quà cho những người phụ nữ trong đời của họ như mẹ, vợ, bạn gái, vv.vv. Tại một số nơi, nó cũng được xem tương đương với Ngày của Mẹ (Mother's Day).
Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế
Năm 1975, trong Năm Quốc tế Phụ nữ (International Women's Year), Liên Hiệp Quốc bắt đầu kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ vào ngày 08 tháng 3. Hai năm sau, vào tháng 12 năm 1977, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã thông qua một nghị quyết công bố Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế (United Nations Day for Women's Rights and International Peace) và khuyến nghị các quốc gia thành viên tổ chức ngày hành động, phù hợp với truyền thống lịch sử và văn hóa của họ. Trong phần diễn giải quyết định, Đại hội công nhận vai trò của phụ nữ trong các nỗ lực hòa bình và phát triển và kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử và tăng hỗ trợ cho sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ.
Biểu tình kỷ niệm ngày giành quyền bình đẳng giới tại Philippin, ngày 8/3/2008
Hoạt động kỷ niệm
Tại một số quốc gia, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới, ở các mức lương, ở cơ hội giáo dục đào tạo, và thăng tiến trong nghề nghiệp, hay là điều kiện an sinh xã hội, chống mãi dâm và bạo lực đối với phụ nữ, nói chung là những vấn đề thực tiễn. Ngày này, thường là phụ nữ châu Âu và Bắc Mỹ từ chối nhận hoa, vì xem đó là một dấu hiệu không bình đẳng và chỉ có tính cách hình thức.
Cắt bánh kem mừng lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ tại Bagram Air Base, Afghanistan, ngày 3 tháng 3 năm 2008
Ở Việt Nam, ngày này thường là ngày phái nam chiều phụ nữ, tặng hoa, quà, nhưng ít nói đến chuyện bình đẳng giới bền vững, lâu dài. Ngày 8 tháng 3 được tổ chức ở các cơ quan, đoàn thể... nơi có phụ nữ làm việc và tham gia, người phụ nữ được tặng hoa (Hoa hồng được dùng để tặng phụ nữ trong ngày nhiều nhất) và tặng quà và các hoạt động trước ngày 8 tháng 3 rất rầm rộ đều hướng về phụ nữ.
Thông tin chung
Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ 67 trong mỗi năm thường (lịch Gregory). (ngày thứ 68 trong mỗi năm nhuận). Còn 298 ngày nữa trong năm.
Sự kiện
1010 – Thi nhân Ba Tư Ferdowsi hoàn thành sử thi Shahnameh sau 33 năm.
1618 – Nhà toán học và thiên văn học người Đức Johannes Kepler khám phá ra định luật thứ ba về chuyển động thiên thể.
1658 – Chiến tranh Thụy Điển - Đan Mạch: Hòa ước Roskilde được ký kết giữa Thụy Điển và Đan Mạch, theo đó Đan Mạch bị mất gần phân nửa lãnh thổ, tức 26 tháng 2 theo lịch Julius.
1702 – Anne Stuart, em của Mary II, trở thành nữ vương của Anh, Scotland, và Ireland.
1736 – Nader Shah tiến hành nghi lễ đăng quang ngôi Shah của Ba Tư, ngày này được các nhà chiêm tinh học cho là đặc biệt tốt lành.
1817 – Sở giao dịch chứng khoán New York thành lập. Đây là sàn giao dịch lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa thị trường bằng đô la Mỹ và lớn nhì thế giới về số lượng công ty niêm yết.
1917 – Hàng vạn phụ nữ biểu tình nhân ngày quốc tế phụ nữ tại thủ đô Sankt-Peterburg, đánh dấu khởi đầu Cách mạng Tháng Hai tại Nga, tức 23 tháng 2 theo lịch Julius.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hà Lan đầu hàng quân đội Nhật Bản tại Java.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận Sokolovo bắt đầu giữa liên quân Liên Xô-Tiệp Khắc với quân Đức Quốc xã.
1949 – Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại ký Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại.
1957 – Ai Cập mở cửa lại kênh đào Suez sau Khủng hoảng Kênh đào Suez.
1957 – Ghana gia nhập vào Liên Hiệp Quốc.
1958 – Hợp chúng quốc Ả Rập được thành lập trên cơ sở liên minh giữa Ai Cập và Syria.
1965 – Chiến tranh Việt Nam 3.500 thủy quân Mỹ đổ bộ vào miền nam Việt Nam và trở thành lực lượng quân sự đầu tiên của Mỹ tại Việt Nam.
1974 – Sân bay quốc tế Charles-de-Gaulle được mở cửa tại Paris, nay là một trong những trung tâm hàng không chính của thế giới.
2014 - Chuyến bay 370 của Malaysia Airlines đột ngột mất tích.
Sinh
974 – Lý Công Uẩn, quân chủ triều Lý, tức 2 tháng 12 năm Giáp Tuất (m. 1028)
1495 – Gioan Thiên Chúa, thầy dòng người Bồ Đào Nha được phong thánh (m. 1550)
1702 – Anne Bonny, hải tặc người Anh Quốc-Mỹ (m. 1782)
1714 – Carl Philipp Emanuel Bach, nhà soạn nhạc người Đức (m. 1788)
1879 – Otto Hahn, nhà hóa học người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1968)
1886 – Edward Calvin Kendall, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1972)
1907 – Konstantinos Karamanlis, Tổng thống Hy Lạp (m. 1998)
1924 – Georges Charpak, nhà vật lý học người Ukraina-Pháp, đoạt giải Nobel (m. 2010)
1929 – Hebe Camargo, diễn viên và ca sĩ người Brasil (m. 2012)
1947 – Florentino Pérez, doanh nhân và kỹ sư người Tây Ban Nha
1949 – Teófilo Cubillas, cầu thủ bóng đá người Peru
1954 – Andrej Sannikau, chính trị gia người Belarus
1962 – Kim Ung-yong, kỹ sư người Hàn Quốc
1977 – Michael Tarver, đô vật người Mỹ
1977 – Thanh Thảo, ca sĩ người Việt Nam
1979 – Mai Thu Huyền, diễn viên, doanh nhân người Việt Nam
1981 – Timo Boll, vận động viên bóng bàn người Đức
1983 – André Santos, cầu thủ bóng đá người Brasil
1985 – Takeuchi Mio, diễn viên người Nhật Bản
Không rõ năm – Fumizuki Kō, mangaka người Nhật Bản
Mất
415 – Hypatia thành Alexandria, triết gia, thiên văn học gia Hy Lạp cổ đại
1144 – Giáo hoàng Cêlestinô II
1550 – Gioan Thiên Chúa, tu sĩ người Bồ Đào Nha được phong thánh (s. 1495)
1702 – William III, quốc vương của Anh (s. 1650)
1844 – Karl XIV Johan, quốc vương của Thụy Điển (s. 1763)
1854 – Nguyễn Phúc Miên Bửu, thành viên hoàng thất và thi nhân triều Nguyễn, tức 10 tháng 2 năm Giáp Dần (s. 1820)
1869 – Hector Berlioz, nhà soạn nhạc người Pháp (s. 1803)
1874 – Millard Fillmore, Tổng thống Hoa Kỳ (s. 1800)
1923 – Johannes Diderik van der Waals, nhà vật lý học người Hà Lan, đoạt giải Nobel (s. 1837)
1930 – William Howard Taft, Tổng thống Hoa Kỳ (s. 1857)
1935 – Nguyễn Linh Ngọc, diễn viên người Trung Quốc (s. 1910)
1935 – Hachiko, chú chó giống Akita nổi tiếng về lòng trung thành của Nhật Bản
1983 – William Walton, nhà soạn nhạc người Anh (s. 1902)
2005 – Aslan Aliyevich Maskhadov, thủ lĩnh người Chechen (s. 1951)
2011 – Lê Ất Hợi, chính trị gia người Việt Nam (s. 1935).
NoName.10 - 27/02/2016 01:09:02
Trả lời
Tags: ngày 8 tháng 3 là ngày gì,ngày 8 tháng 3,sự kiện 8 tháng 3,sự kiện ngày 8 tháng 3,sự kiện 8/3,sự kiện 8-3,ngày 08-03,08-03,ngày Quốc tế Phụ nữ,women's day,women's day 8/3,ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày nào,ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế,ngày lễ Thánh Gioan Thiên Chúa,ngày bà mẹ tại Anbani,ngày bà và mẹ,ngày bà và mẹ là ngày nào,ngày 8 tháng 3 năm 1977,8/3/1977,lịch sử ngày 8 tháng 3,ngày quốc tế phụ nữ bắt đầu từ năm nào,ngày quốc tế phụ nữ thành lập năm nào,ý nghĩa của ngày quốc tế phụ nữ 8 3,lịch sử ngày 8/3 quốc tế phụ nữ,ngày quốc tế phụ nữ bắt nguồn từ đâu,Năm Quốc tế Phụ nữ,Năm Quốc tế Phụ nữ là năm nào,International Women's Year,United Nations Day for Women's Rights and International Peace,ngày 8 tháng 3 thuộc cung hoàng đạo nào,ngày 8 tháng 3 thuộc cung gì,ngày 8 tháng 3 thuộc cung nào,ngày 8 tháng 3 là cung nào
Ngày khác: