LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Ngày 10 tháng 3 là ngày gì?

8.519 lượt xem
Trả lời
Ngày 10-03 thuộc cung Song Ngư - Xem 12 Cung Hoàng Đạo >>
Ngày 10 tháng 3 là ngày thứ 69 (70 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 296 ngày trong năm.
Ngày 10 tháng 3 theo Âm lịch là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Lễ hội đền Hùng tại Phú Thọ, Việt Nam).

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3
Dù ai buôn bán gần xa
​Nhớ ngày giỗ Tổ tháng 3 mùng 10


​Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc Kinh tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhưng được dân Việt trong cũng như ngoài nước đều kỷ niệm.

Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành giỗ quốc Tổ tổ chức lớn vào những năm chẵn.

Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:
1. Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng.
2. Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Từ năm 2001, giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ. Từ ngày 10/3/ 2007 âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ. Lê hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng.v.v.

Theo nghị định 82/2001/NĐ-CP về việc quy ước lễ hội đền Hùng thì:
- "Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "0", Năm tròn  là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5 "; Trung ương, Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.
- "Năm lẻ" là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Lăng Hùng vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Việt Trì, Phú  Thọ (xưa đây là kinh đô Phong Châu, nước Văn Lang)

Lịch sử
Ngày giỗ Hùng Vương từ lâu đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam. Từ thời xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch; đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch và sung vào lính.

Sang thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 Tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 Tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.

Ngày 10 Tháng 3 từ đó được dùng cho toàn quốc. Khi nền quân chủ cáo chung thì ngày Giỗ Tổ Hùng Vương vẫn được Việt Nam Cộng hòa công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức cho đến năm 1975.

Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 2007 chính thức quy định ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

UNESCO đã công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng" là "kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện của nhân loại".

Trong dân gian Việt Nam có câu lục bát lưu truyền từ xa xưa:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Đền Hùng
Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.

Vị trí
Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.

Quá trình phát triển
Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia vào năm 1962. Đến năm 1967, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Ngày 8 tháng 2 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục trong khu di tích.

Ngày 6 tháng 1 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành ngày quốc lễ, ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã không ngừng lớn mạnh, được thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn qua hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa đầu tư xây dựng. Nổi bật nhất là từ sau Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015.

Nhiều công trình tiếp tục được xây dựng tại khu di tích Đền Hùng như Đền thờ Lạc Long Quân, đường hành lễ tại trung tâm lễ hội, trụ sở làm việc và nhà tiếp đón khách của khu di tích, đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ...Trước sự phát triển và quy mô ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý tương xứng. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc UBND tỉnh.

Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.

Đặc điểm
Các di tích chính
1. Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ... sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con.
2. Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong nay đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954.
3. Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ.
4. Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.
5. Đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triệu tổ" (tổ tiên của Việt Nam).
6. Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương.
7. Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.
8. Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18.
9. Đền Mẫu Âu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn)
10. Đền thờ Lạc Long Quân: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương Lộc Tục và con gái Động Đình Quân tên là Thần Long. Lạc Long Quân được xem là vị vua nước Xích Quỷ, trước nhà nước Âu Lạc. Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ của dân tộc Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết "bọc trăm trứng". Con trai cả của ông là người đã lập ra nước Văn Lang, thống nhất 15 bộ lạc, lấy hiệu là Hùng vương đời thứ nhất. Hiện nay đền thờ Lạc Long Quân nằm tại núi Sim của khu di tích lịch sử Đền Hùng, cách núi Nghĩa Lĩnh (hay còn gọi là núi Hùng) khoảng 1km về phía Đông Nam.

Hành trình của du khách
Khu di tích lịch sử đền Hùng bao gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, du khách sẽ qua cánh cổng, bước nhiều bậc đá lên thắp hương và thăm thú các đền, kết thúc tại đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, nơi có lăng mộ vua Hùng thứ 6.

Trống đồng tại Đền Hùng
Trống đồng mang tên Trống Hy Cương được tìm thấy ở xã Hy Cương ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh ngày 7 tháng 8 năm 1990 khi một gia đình người dân đào hố tôi vôi. Trống khá nguyên vẹn, có đường kính mặt 93 cm và chiều cao 70 cm, là trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất trong tổng số trống Đông Sơn đã biết ở Việt Nam và Đông Nam Á. Trống có hoa văn trang trí phong phú và cách điệu hóa cao độ, trong đó có các loại hoa văn chủ đạo như hình ngôi sao 12 cánh đường kính đến 20 cm, 8 con chim lạc dài 15 cm bay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, hình người hóa trang cách điệu chỉ có mắt và lông công, thuyền v.v. Có thể quanh Hy Cương còn nhiều trống đồng chưa được phát hiện ra, nhưng với việc phát hiện trống lớn như một bằng chứng khảo cổ tại chân núi Nghĩa Lĩnh, cho thấy vị trí đặc biệt của Hy Cương và đền Hùng trong lịch sử dân tộc (trống lớn thường thuộc sở hữu của một vị tù trưởng hoặc thủ lĩnh rất lớn), là một trong những minh chứng khẳng định tính lịch sử của huyền thoại các vua Hùng. Trống hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Hùng Vương với số đăng ký ĐH 2012 (theo số mới), số cũ là 1549.

Hình ảnh về đền Hùng:

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Cổng dẫn lên khu di tích đền Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Đền Giếng

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Đền Hạ

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Đền Trung

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Đền Thượng

Sự kiện khác ngày 10 tháng 3
1814 – Napoléon Bonaparte bị quân đội Liên minh thứ sáu đánh bại tại trận Laon.
1905­ – Chelsea F.C. được thành lập tại Luân Đôn, nay là một trong các câu lạc bộ hàng đầu của bóng đá Anh.
1870 – Chính phủ Phổ cấp phép hoạt động cho Deutsche Bank, nay nằm trong các ngân hàng có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
1909 – Hiệp ước Anh-Xiêm được ký kết, theo đó Xiêm từ bỏ chủ quyền đối với các quốc gia Mã Lai Kedah, Kelantan, Perlis và Terengganu, các khu vực này trở thành lãnh thổ bảo hộ của Anh.
1912 – Trung Quốc trở thành nước Cộng hoà sau khi nhà Thanh bị lật đổ.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các máy bay B-29 của Hoa Kỳ oanh tạc thủ đô Tokyo của Nhật Bản khiến hơn 100.000 dân thường thiệt mạng.
1975 – Chiến tranh Việt Nam: Quân Giải phóng bắt đầu Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên, và chiếm lĩnh thị xã vào hôm sau.
1978 – Nguyên mẫu oanh tạc cơ Mirage 2000, do hãng Dassault Aviation của Pháp thiết kế và chế tạo, thực hiện chuyến bay đầu tiên.

Sinh
1503 - Ferdinand I, hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh (m. 1564)
1628 - Marcello Malpighi, thầy thuốc người Ý (m. 1694)
1709 - Georg Steller, nhà tự nhiên học người Đức (m. 1746)
1749 - Lorenzo da Ponte, Librettist người Ý (m. 1838)
1772 - Friedrich von Schlegel, nhà thẩm mĩ học người Đức (m. 1829)
1787 - William Etty, họa sĩ người Anh (m. 1849)
1788 - Joseph von Eichendorff, nhà văn người Đức (m. 1857)
1810 - Samuel Ferguson, nhà thơ người Ireland (m. 1886)
1842 - Mykola Lysenko, nhà soạn nhạc người Ukraina (m. 1912)
1844 - Pablo de Sarasate, nghệ sĩ vĩ cầm người Tây Ban Nha (m. 1908)
1850 - Spencer Gore, vận động viên quần vợt, cầu thủ cricket người Anh (m. 1906)
1880 - Broncho Billy Anderson, diễn viên người Mỹ (m. 1971)
1888 - Barry Fitzgerald, diễn viên người Ireland (m. 1961)
1892 - Arthur Honegger, Thụy Sĩ nhà soạn nhạc người Pháp (m. 1955)
1892 - Gregory La Cava, người đạo diễn người Mỹ (m. 1952)
1903 - Bix Beiderbecke, nhạc sĩ người Mỹ (m. 1931)
1905 - Richard Haydn, diễn viên người Anh (m. 1985)
1915 - Harry Bertoia, nghệ sĩ người Ý (m. 1978)
1919 - Marion Hutton, ca sĩ người Mỹ (m. 1987)
1920 - Boris Vian, nhà văn, nhạc sĩ người Pháp (m. 1959)
1925 - Manolis Anagnostakis, nhà thơ người Hy Lạp (m. 2005)
1928 - James Earl Ray, kẻ ám sát người Mỹ (m. 1998)
1928 - Sara Montiel, nữ diễn viên, ca sĩ người Tây Ban Nha
1931 - Georges Dor, tác gia, nhà soạn kịch, ca sĩ, người sáng tác bài hát Quebec (m. 2001)
1937 - Joe Viterelli, diễn viên người Mỹ (m. 2004)
1938 - Marina Vlady, nữ diễn viên người Pháp
1945 - Birgitta Sellén, chính khách người Thụy Điển
1946 - Jim Valvano, bóng rổ huấn luyện viên người Mỹ (m. 1993)
1946 - Mike Hollands, họa sĩ phim hoạt hình người Úc
1946 - Hiroshi Fushida, người đua xe người Nhật Bản
1947 - Kim Campbell, thủ tướng Canada thứ 19
1947 - Bob Greene, nhà báo người Mỹ
1952 - Morgan Tsvangirai, chính khách người Zimbabwe
1953 - Paul Haggis, đạo diễn phim người Canada
1955 - Youssra, nữ diễn viên, ca sĩ Ai Cập
1955 - Toshio Suzuki, người đua xe người Nhật Bản
1957 - Matt Knudsen, diễn viên người Mỹ
1957 - Shannon Tweed, nữ diễn viên, người mẫu, người Canada
1957 - Osama bin Laden: Trùm khủng bố nổi tiếng nhất thế giới
1958 - Steve Howe, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 2006)
1958 - Sharon Stone, nữ diễn viên người Mỹ
1960 - Anne MacKenzie, phát thanh viên truyền thanh nhà báo
1961 - Laurel Clark, nhà du hành vũ trụ thầy thuốc (m. 2003)
1961 - Mitch Gaylord, vận động viên thể dục người Mỹ
1961 - Bobby Petrino, bóng đá huấn luyện viên người Mỹ
1962 - Seiko Matsuda, nhạc pop ca sĩ người Nhật Bản
1964 - Neneh Cherry, nhạc sĩ người Thụy Điển
1964 - Jasmine Guy, nữ diễn viên người Mỹ
1965 - Rod Woodson, cầu thủ bóng đá người Mỹ
1966 - Edie Brickell, ca sĩ người Mỹ
1966 - Gráinne Mulvey, nhà soạn nhạc người Ireland
1966 - Mike Timlin, vận động viên bóng chày người Mỹ
1968 - Felice Arena, tác gia trẻ em người Úc
1968 - Shoichi Funaki, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Nhật Bản
1969 - Paget Brewster, nữ diễn viên người Mỹ
1971 - Steve Arnold, người đua xe người Anh
1971 - Jon Hamm, diễn viên người Mỹ
1971 - Timbaland, ca sĩ nhạc Rapp người Mỹ
1972 - Matt Kenseth, người lái xe đua người Mỹ
1973 - Eva Herzigova, người mẫu, người Séc
1973 - Chris Sutton, cầu thủ bóng đá người Anh
1973 - Mauricio Taricco, cầu thủ bóng đá người Argentina
1973 - John LeCompt, nghệ sĩ đàn ghita người Mỹ
1976 - Haifa Wehbe, nữ diễn viên, người mẫu, ca sĩ người Liban
1976 - Kisaki, nhạc sĩ người Nhật Bản
1977 - Peter Enckelman, cầu thủ bóng đá người Phần Lan
1977 - Bree Turner, diễn viên múa, nữ diễn viên người Mỹ
1977 - Robin Thicke, ca sĩ người Mỹ
1981 - Samuel Eto'o, cầu thủ bóng đá người Cameroon
1981 - Efthimios Kouloucheris, cầu thủ bóng đá người Hy Lạp
1981 - Steven Reid, cầu thủ bóng đá người Anh
1982 - Timo Glock, người lái xe đua người Đức
1982 - Katharine Isabelle, nữ diễn viên người Canada
1983 - Carrie Underwood, nhạc country ca sĩ người Mỹ
1983 - Rafe Spall, diễn viên người Anh
1984 - Ben May, cầu thủ bóng đá người Anh
1984 - Olivia Wilde, nữ diễn viên người Mỹ
1985 - Lassana Diarra, cầu thủ bóng đá người Pháp
1985 - Kim Leclerc, chính khách người Canada
1988 - Ivan Rakitić, cầu thủ bóng đá người Croatia
1992 - Emily Osment, nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ

Mất
1510 - Johann Geiler von Kaisersberg, người thuyết giáo Thụy Sĩ (s. 1445)
1584 - Thomas Norton, chính khách, nhà văn người Anh (s. 1532)
1588 - Theodor Zwinger, học giả Thụy Sĩ (s. 1533)
1669 - John Denham, nhà thơ người Anh (s. 1615)
1670 - Johann Rudolf Glauber, nhà hóa học người Đức (s. 1604)
1776 - Élie Catherine Fréron, nhà phê bình người Pháp (s. 1719)
1776 - Niclas Sahlgren, lái buôn, người làm việc thiện người Thụy Điển (s. 1701)
1832 - Muzio Clementi, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1752)
1861 - Taras Shevchenko, nhà thơ người Ukraina (s. 1814)
1872 - Giuseppe Mazzini, chính khách người Ý (s. 1805)
1895 - Charles Frederick Worth, người may y phục nữ người Anh (s. 1826)
1910 - Carl Reinecke, nghệ sĩ dương cầm, người chỉ huy dàn nhạc, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1824)
1937 - Yevgeny Zamyatin, nhà văn người Nga (s. 1884)
1940 - Mikhaïl Boulgakov, nhà văn người Nga (s. 1891)
1942 - William Henry Bragg, nhà vật lí, giải thưởng Nobel người Anh (s. 1862)
1949 - James Rector, vận động viên người Mỹ (s. 1884)
1950 - Marguerite De La Motte, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1902)
1951 - Kijūrō Shidehara, thủ tướng người Nhật Bản (s. 1872)
1966 - Frits Zernike, nhà vật lí, giải thưởng Nobel người Đức (s. 1888)
1967 - Yiorgos Batis, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ người Hy Lạp (s. 1885)
1970 - Vasilis Avlonitis, diễn viên người Hy Lạp (s. 1904)
1977 - E. Power Biggs, Mỹ người chơi đàn organ người Anh (s. 1906)
1984 - June Marlowe, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1903)
1985 - Konstantin Chernenko, người Liên Xô tổng thư kí đảng cộng sản (s. 1911)
1985 - Bob Nieman, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1927)
1986 - Ray Milland, diễn viên người Anh (s. 1905)
1988 - Andy Gibb, ca sĩ người Anh (s. 1958)
1988 – Phạm Hùng, Thủ tướng Việt Nam (1987-1988) (s. 1912)
1992 - Giorgos Zampetas, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ người Hy Lạp (s. 1925)
1996 - Ross Hunter, nhà sản xuất phim người Mỹ (s. 1920)
1996 – Hoàng Xuân Hãn, giáo sư, kĩ sư, nhà Việt Nam học Việt Nam (s. 1908)
1997 - La Vern Baker, ca sĩ người Mỹ (s. 1929)
1998 - Lloyd Bridges, diễn viên người Mỹ (s. 1913)
2005 - Dave Allen, diễn viên hài người Ireland (s. 1936)
2006 - Anna Moffo, ca sĩ soprano người Mỹ (s. 1932)
2007 - Richard Jeni, diễn viên hài người Mỹ (s. 1957)
2007 - Ernie Ladd, cầu thủ bóng đá, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ (s. 1938).
NoName.17 - 27/02/2016 07:18:03
Trả lời
1 0
Gửi câu trả lời hoặc bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã