LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Ngày 10 tháng 12 là ngày gì?

5.237 lượt xem
Trả lời
Ngày 10-12 thuộc cung Nhân Mã - Xem 12 Cung Hoàng Đạo >>
Ngày 10 tháng 12 là ngày:
- Ngày Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Day).
- Ngày thứ 344 (345 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 21 ngày trong năm.

Ngày Nhân quyền Quốc tế
Ngày 10 tháng 12 hàng năm được tôn vinh là Ngày Nhân quyền Quốc tế (cũng gọi là Ngày Quốc tế Nhân quyền), là ngày được Liên Hợp Quốc công bố là ngày lễ quốc tế được các nước trên thế giới kỷ niệm.

ngày 10 tháng 12 là ngày gì,ngày 10 tháng 12,sự kiện 10 tháng 12,sự kiện ngày 10 tháng 12,sự kiện 10/12,sự kiện 10-12,ngày 10-12,10-12,Ngày Nhân quyền Quốc tế,Ngày Quốc tế Nhân quyền,ngày nhân quyền,ngày nhân quyền thế giới,Ngày Nhân quyền Quốc tế là ngày nào,Ngày Quốc tế Nhân quyền là ngày nào,ngày nhân quyền,ngày nhân quyền thế giới là ngày nào,Human Rights Day
Ngày Nhân quyền Quốc tế (Right to be Human)

Lịch sử
Ngày này được chọn là do vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 Liên Hợp Quốc công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Vào ngày này bà Eleanor Roosevelt, nguyên Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, đã đại diện Liên Hợp Quốc tuyên đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền lịch sử tại Paris, Pháp. Bản Tuyên ngôn này là nền tảng cho Bộ luật Nhân quyền Quốc tế, bao gồm hai công ước cơ bản về quyền con người cùng được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1966 là Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa.

Ngày 4 tháng 12 năm 1950, trong phiên họp toàn thể lần thứ 317, Liên Hiệp Quốc ban hành Nghị quyết A/RES/423 (V) chính thức công nhận ngày 10 tháng 12 hằng năm là "Ngày Nhân Quyền" (Human Rights Day). Trong những năm gần đây, Liên Hiệp Quốc còn chọn chủ đề cho ngày Nhân quyền trong mỗi năm.

Các tổ chức nhân quyền như Tổ chức Ân xá Quốc tế xem ngày này hàng năm như một cơ hội để xem xét tình hình nhân quyền trên toàn thế giới và đúc kết tình hình hiện tại.

Nghị viện châu Âu mỗi năm vào ngày này tổ chức lễ trao Giải thưởng Sakharov, các tổ chức Phóng viên Không Biên giới trao Giải thưởng Nhân quyền của họ.

Hàng năm vào ngày 10 tháng 12, cũng là ngày mất của Alfred Nobel, tại Oslo (Na Uy) tổ chức lễ trao giải thưởng Nobel Hòa bình.

Chủ đề trong các năm
2015: Quyền của chúng ta, tự do của chúng ta, luôn luôn (Our Rights, Our Freedoms, Always)
2014: Chủ đề là Nhân quyền 365 (Human rights 365), với ý nghĩa "bao gồm ý tưởng rằng mỗi ngày đều là Ngày Nhân quyền. Tuyên dương đề án cơ bản trong Tuyên ngôn Nhân quyền rằng mỗi người chúng ta, ở khắp mọi nơi, mọi lúc được hưởng đầy đủ các quyền con người, quyền con người ngang bằng nhau cho mỗi chúng ta và gắn kết chúng ta lại với nhau như một cộng đồng toàn cầu với cùng những lý tưởng và giá trị".
2010: Chủ đề được chọn là: "Những người bảo vệ Nhân quyền hành động để chấm dứt nạn kỳ thị" (Human Rights Defenders who act to end discrimination). Mục đích của Liên Hiệp Quốc là nhằm kêu gọi cộng đồng nhân loại vinh danh và bênh vực những người tranh đấu chống lại những vi phạm nhân quyền mà điển hình là sự kỳ thị loại bỏ, áp bức, bạo hành đối với những kẻ yếu thế trong xã hội. Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tổ chức đồng thời hai sự kiện để đánh dấu Ngày Nhân quyền 2010 tại Geneva và New York. Cả hai sự kiện đều tập trung vào chủ đề của năm nay và thảo luận về những người bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới. Cũng vào ngày 10 tháng 12 này, tại thủ đô Oslo, Na Uy, Giải thưởng Nobel Hòa Bình năm nay đã được trao cho Nhà văn Lưu Hiểu Ba, người đang ở trong nhà tù tại Trung Quốc.
2008: Kỷ niệm 60 năm công bố bản Tuyên bố Nhân quyền.

Tem CHLB Đức kỷ niệm 50 năm bản Tuyên bố Nhân Quyền,ngày 10 tháng 12 là ngày gì,ngày 10 tháng 12,sự kiện 10 tháng 12,sự kiện ngày 10 tháng 12,sự kiện 10/12,sự kiện 10-12,ngày 10-12,10-12,Ngày Nhân quyền Quốc tế,Ngày Quốc tế Nhân quyền,ngày nhân quyền,ngày nhân quyền thế giới,Ngày Nhân quyền Quốc tế là ngày nào,Ngày Quốc tế Nhân quyền là ngày nào,ngày nhân quyền,ngày nhân quyền thế giới là ngày nào,Human Rights Day
Tem CHLB Đức kỷ niệm 50 năm bản Tuyên bố Nhân Quyền

Tem Faroe kỷ niệm 50 năm bản Tuyên bố Nhân Quyền,ngày 10 tháng 12 là ngày gì,ngày 10 tháng 12,sự kiện 10 tháng 12,sự kiện ngày 10 tháng 12,sự kiện 10/12,sự kiện 10-12,ngày 10-12,10-12,Ngày Nhân quyền Quốc tế,Ngày Quốc tế Nhân quyền,ngày nhân quyền,ngày nhân quyền thế giới,Ngày Nhân quyền Quốc tế là ngày nào,Ngày Quốc tế Nhân quyền là ngày nào,ngày nhân quyền,ngày nhân quyền thế giới là ngày nào,Human Rights Day
Tem Faroe kỷ niệm 50 năm bản Tuyên bố Nhân Quyền

Bị hành hung vì nói chuyện về nhân quyền nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế
Trong bản thông cáo gửi báo chí ngày 10/12/2015 , Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới - RSF Reporters Sans Frontières cho biết luật sư Nguyễn Văn Đài và nhiều nhà hoạt động khác trên đường về Hà Nội đã bị công an thường phục chận xe đánh đập gây thương tích nặng sau buổi nói chuyện về nhân quyền nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10 Tháng 12 tại tư gia của nhà hoạt động Trần Hữu Đức ở huyện Nam Đàn, Hà Tĩnh. Nhóm công an này đã lấy tiền bạc, điện thoại di động của luật sư Đài và bỏ ông xuống đường cách nơi hội thảo 50 km.

Thông cáo ra ngày 11/12 của Văn phòng Cao ủy LHQ (OHCHR) về Nhân quyền nói vụ tấn công các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam đang ở mức báo động và rằng LHQ quan ngại về việc nhà chức trách dường như làm ngơ và không truy tố những kẻ gây ra những vụ hành hung này.

Sự kiện ngày này
1427 – Hội thề Đông Quan được tổ chức giữa quân Lam Sơn và quân Minh, kết thúc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nước Đại Việt được tái lập.
1799 – Pháp lựa chọn mét làm đơn vị đo chiều dài chính thức.
1817 – Mississippi trở thành tiểu bang thứ 20 của Hoa Kỳ.
1868 – Cột đèn giao thông đầu tiên được dựng lên ngoài Tòa nhà Quốc hội ở Luân Đôn, phỏng theo đèn tín hiệu đường sắt với các cánh semaphore ban ngày và các đèn dầu màu xanh màu đỏ ban đêm.
1884 – Tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn của tác gia người Mỹ Mark Twain được phát hành lần đầu tiên.
1898 – Chiến tranh Tây Ban Nha–Mỹ chính thức kết thúc với việc ký kết Hiệp ước Paris, theo đó Tây Ban Nha giao nộp quyền kiểm soát Cuba, nhượng Guam, Philippines, và Puerto Rico cho Hoa Kỳ.
1898 – Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực tập kích đốt cháy chiến thuyền Pháp L’Esperance tại vàm Nhựt Tảo, Việt Nam.
1901 – Các Giải Nobel được trao lần đầu tiên đúng 5 năm sau cái chết của nhà sáng lập giải thưởng này, nhà hóa học Thụy Điển Alfred Nobel.
1902 – Phụ nữ lần đầu tiên được trao quyền bỏ phiếu tại Tasmania.
1906 – Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt thắng giải Nobel Hòa bình, trở thành người Mỹ đầu tiên đoạt được một giải Nobel.
1909 – Nhà văn Thụy Điển Selma Lagerlöf trở thành nhà văn nữ đầu tiên chiến thắng trong Giải Nobel Văn học.
1932 – Thái Lan thông qua một bản hiến pháp và trở thành một nước quân chủ lập hiến.
1939 – Thành lập Đại Việt Quốc dân Đảng.
1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hải quân Nhật Bản đánh chìm hai tàu chiến Anh Quốc HMS Prince of Wales và HMS Repulse gần bờ biển Mã Lai thuộc Anh.
1948 – Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, văn kiện quốc tế đầu tiên đưa ra tiêu chuẩn nhân quyền.
1949 – Nội chiến Trung Quốc: Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu bao vây Thành Đô, buộc Tổng thống Tưởng Giới Thạch và chính phủ Quốc Dân phải triệt thoái đến Đài Loan.
1967 – Chiến tranh Việt Nam: Kết thúc chiến dịch Lộc Ninh với thắng lợi của Quân giải phóng miền Nam
1978 – Xung đột Ả Rập-Israel: Thủ tướng Israel Menachem Begin và Tổng thống Ai Cập Anwar Al-Sadad cùng nhận được Giải Nobel Hòa bình.
1982 – Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển được ký kết tại Jamaica sau mười năm thương thảo.
1989 – Cách mạng Mông Cổ: Trong cuộc tuần hành công cộng mở ủng hộ dân chủ đầu tiên trong nước, Tsakhiagiin Elbegdorj tuyên bố thành lập Liên hiệp Dân chủ Mông Cổ.
2009 – Avatar, bộ phim khoa học viễn tưởng phá vỡ kỷ lục phòng chiếu Titanic đã giữ trong 12 năm, được công chiếu tại Luân Đôn.

Sinh
1804 – Carl Gustav Jakob Jacobi, nhà toán học người Đức (m. 1851)
1815 – Ada Lovelace, nhà toán học, lập trình viên người Anh (m. 1852)
1816 – August Karl von Goeben, tướng lĩnh người Đức (m. 1880)
1821 – Nikolay Alexeyevich Nekrasov, nhà thơ người Nga, tức 28 tháng 11 theo lịch Julius (m. 1877)
1830 – Emily Dickinson, nhà thơ người Mỹ (m. 1886)
1852 – Felix Graf von Bothmer, tướng lĩnh người Đức (m. 1937)
1870 – Adolf Loos, kiến trúc sư người Áo (m. 1933)
1891 – Nelly Sachs, nhà văn người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1970)
1904 – Antonín Novotný, chính trị gia người Tiệp Khắc, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (m. 1975)
1908 – Olivier Messiaen, nhà soạn nhạc, nhà điểu học người Pháp (m. 1992)
1917 – Nguyễn Thị Kim, nhà điêu khắc và họa sĩ người Việt Nam (m. 2011)
1921 – Đỗ Tiến Tài, chính trị gia người Singapore (m. 2012)
1922 – Đỗ Thế Chấp, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (m. 1992)
1934 – Howard Martin Temin, nhà di truyền học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1994)
1939 – Phạm Khắc, nhà quay phim, nhà nhiếp ảnh người Việt Nam (m. 2007)
1958 – Phạm Minh Chính, tướng công an Việt Nam
1958 – Cornelia Funke, tác gia người Đức
1958 – Fukumoto Nobuyuki, mangaka người Nhật Bản
1981 – Nguyễn Huy Hoàng, cầu thủ bóng đá người Việt Nam
1985 – Charlie Adam, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc
1985 – Raven-Symoné, nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ
1985 – Lê Công Vinh, cầu thủ bóng đá người Việt Nam
1987 – Gonzalo Higuaín, cầu thủ bóng đá người Argentina gốc Pháp
1988 – Neven Subotić, cầu thủ bóng đá người Serbia-Mỹ sinh tại Bosnia và Herzegovina

Mất
1198 – Ibn-Rushd, nhà bác học Hồi giáo sinh tại lãnh thổ nay thuộc Tây Ban Nha (s. 1126)
1603 – William Gilbert, nhà thiên văn học, nhà vật lý học, thầy thuốc Anh (s. 1544)
1867 – Sakamoto Ryōma, samurai và chính trị gia người Nhật Bản, tức 15 tháng 11 nông lịch (s. 1836)
1886 – Eduard Moritz von Flies, sĩ quan người Đức (s. 1802)
1896 – Alfred Nobel, nhà phát minh người Thuỵ Điển, người sáng lập giải Nobel (s. 1833)
1916 – Ōyama Iwao, tướng lĩnh quân đội người Nhật Bản (s. 1842)
1929 – Ngô Đức Kế, nhà thơ và nhà báo người Việt Nam (s. 1878)
1936 – Luigi Pirandello, tác gia và nhà soạn kịch người Ý, đoạt giải Nobel Văn chương (s. 1867)
1947 – Đạm Phương, nhà thơ, nhà hoạt động văn hóa, xã hội, nhà báo người Việt Nam (s. 1881).
1948 – Na Hye-sok, nhà báo, nhà thơ và hoại sĩ người Triều Tiên (s. 1896)
1968 – Điền Hán, nhà hí kịch, nhà thơ, dịch giả người Trung Quốc (s. 1898)
1973 – Wolf V. Vishniac, nhà vi trùng học người Mỹ (s. 1922)
1987 – Jascha Heifetz, nghệ sĩ vĩ cầm người Mỹ gốc Litva (s. 1901)
2000 – Nguyễn Đình Hòa, nhà ngôn ngữ học người Việt Nam (s. 1924)
2006 – Augusto Pinochet, tổng thống Chile (s. 1915)
2007 – Cao Đăng Chiếm, chính trị gia và sĩ quan công an người Việt Nam (s. 1921)
2010 – John Fenn, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel hóa học (s. 1917)
2010 – Nguyễn Thị Thứ, "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" (s. 1904).
NoName.84 - 04/03/2016 05:01:22
Trả lời
1 0
Gửi câu trả lời hoặc bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã