Trả lời
Ngày 19-11 thuộc cung Hổ Cáp - Xem 12 Cung Hoàng Đạo >>
Ngày 19 tháng 11 là ngày:
- Ngày Quốc tế Nam giới (Trinidad và Tobago, India).
- Ngày lễ vệ sinh thế giới (Ngày Toilet Thế giới, World Toilet Day)
- Ngày hành hương (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất).
- Ngày thứ 323 (324 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 42 ngày trong năm.
Ngày Quốc tế Nam giới
Ngày Quốc tế Nam giới là một sự kiện quốc tế được tổ chức vào ngày 19 tháng 11 hàng năm. Ngày này được bắt đầu vào năm 1999 ở Trinidad và Tobago và được Liên Hợp Quốc ủng hộ, và nhận được sự ủng hộ của các nhóm nam giới ở Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi và vùng Caribe. Mục đích của Ngày quốc tế nam giới là tập trung vào sức khoẻ của nam giới và trẻ em nam, cải thiện quan hệ giữa các giới, thúc đẩy bình đẳng giới và làm nổi bật vai trò của nam giới. Đây là dịp để nam giới nêu bật sự phân biệt đối xử với họ và để kỷ niệm những thành tựu và đóng góp của mình, đặc biệt là đóng góp đối với cộng đồng, gia đình, hôn nhân và chăm sóc con cái.
Biểu tượng Ngày quốc tế nam giới
Biểu tượng Ngày quốc tế nam giới
Ngày Quốc tế Nam giới được tổ chức tại trên 70 quốc gia, trong số đó có Trinidad và Tobago, Jamaica, Australia, Ấn Độ, Mỹ, Úc, Canada, Singapore, Vương quốc Anh, Áo, Đan Mạch, Nam Phi, và Malta vào ngày 19 tháng 11 và nhận được sự ủng hộ trên toàn cầu.
Ngày Thiếu nhi Thế giới kế tiếp Ngày Quốc tế Nam giới vào 20 tháng 11 tạo ra một lễ kỷ niệm 48 giờ của nam giới và trẻ em tương ứng trong thời gian đó vai trò người lớn đóng góp tích cực trong cuộc sống của trẻ em và được công nhận.
Mục tiêu
Theo các nhà tổ chức, Ngày Quốc tế Nam giới được kỷ niệm để làm chú ý đến sự phân biệt đối xử đối với nam giới và trẻ em trai trong các lĩnh vực y tế, luật gia đình, giáo dục và truyền thông, cũng như để vinh danh những thành tựu tích cực và đóng góp của nam giới. Trong những năm gần đây, nhân dịp ngày Quốc tế Nam giới, trong số những sự kiện khác, còn có hội thảo, sự kiện trong trường học, các chương trình phát thanh và truyền hình, các cuộc biểu tình hòa bình, tranh luận, thảo luận và triển lãm nghệ thuật được tổ chức. Theo người sáng lập của ngày này, Ngày Quốc tế Nam giới không có nghĩa là để cạnh tranh với ngày Quốc tế Phụ nữ, mà nhằm phục vụ mục đích nêu bật và trao đổi kinh nghiệm của nam giới. Mỗi năm, một chủ đề riêng lại được giới thiệu, chẳng hạn như trong năm 2002 là 'hòa bình', năm 2003 là 'sức khỏe nam giới", năm 2007 là "chữa lành và tha thứ' và trong năm 2009 là 'hình mẫu vai trò nam tích cực". Những người tham gia không bắt buộc phải chấp nhận những chủ đề này mà được tự do tạo tiêu chí cho riêng mình, mà phù hợp nhất với nhu cầu của họ và lợi ích tương ứng.
Trong năm 2009, các mục tiêu sau đây được đề ra, như một cơ sở cho Ngày của nam giới quốc tế đã được thiết lập:
- Thúc đẩy hình mẫu vai trò nam giới; không chỉ là theo các ngôi sao điện ảnh và các vận động viên, mà còn là người lao động bình thường, người có cuộc sống đàng hoàng và chân thật.
- Chào mừng sự đóng góp tích cực mà những người đàn ông đã đóng góp cho xã hội, cộng đồng, gia đình, hôn nhân, chăm sóc trẻ em và môi trường.
- Tập trung vào sức khỏe của nam giới và hạnh phúc trong xã hội, tình cảm, thể chất và tinh thần.
- Nêu bật những phân biệt đối xử đối với nam giới trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, môi trường xã hội và nêu rõ những kỳ vọng cũng như quyền lợi.
- Cải thiện quan hệ giới và thúc đẩy bình đẳng.
- Cùng kiến tạo một thế giới an toàn hơn, tốt hơn, trong đó những người đàn ông được an toàn và có thể phát triển được đầy đủ tiềm năng của họ.
Sự kiện ngày này
461 – Nguyên lão Libius Severus trở thành hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã, song quyền lực thực tế nằm trong tay Thống lĩnh Ricimer.
461 – Thánh Hilarius được trở thành Giáo Hoàng.
537 – Quân Đông Ngụy dưới quyền Cao Hoan giao tranh với quân Tây Ngụy dưới quyền Vũ Văn Thái trong trận Sa Uyển.
1493 – Cristoforo Colombo đổ bộ lên hòn đảo mà ông trông thấy vào ngày hôm trước, và đặt tên đảo là San Juan Bautista (Thánh Gioan Tẩy Giả), ngày nay là Puerto Rico. Ông là người Âu Châu đầu tiên đến đảo.
1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đọc bài Diễn văn Gettysburg trong lễ thánh hiến nghĩa địa quân đội tại Gettysburg, Pennsylvania.
1881 – Một vẫn thạch xuống đất gần làng Großliebenthal, về phía tây nam của Odessa (Ukraina).
1942 – Đệ Nhị Thế Chiến: Hồng quân Liên Xô dưới quyền lãnh đạo của Georgy Zhukov bắt đầu tiến hành Chiến dịch Sao Thiên Vương chống lại các lực lượng phe Trục tại Stalingrad và các vùng phụ cận.
1967 – Đài truyền hình TVB chính thức phát sóng tại Hồng Kông, hiện là đài truyền hình vô tuyến hàng đầu tại lãnh thổ này.
1969 – Cầu thủ bóng đá người Brasil Pelé ghi bàn thắng thứ 1000 của mình khi thi đấu cho Santos trong trận đấu với Vasco da Gama tại Rio de Janeiro.
1997 – Ngày đầu Internet tại Việt Nam được hòa vào mạng Internet toàn cầu.
Sinh
1168 – Tống Ninh Tông Triệu Khoách, hoàng đế Nam Tống (mất 1224)
1600 – Charles I của Anh (mất 1649)
1711 – Mikhail Vasilyevich Lomonosov, nhà khoa học và học giả người Nga (mất 1765)
1786 – Carl Maria von Weber, nhà soạn nhạc người Đức (mất 1826)
1805 – Ferdinand de Lesseps, nhà ngoại giao và công trình sư người Pháp, phát triển Kênh đào Suez (mất 1894)
1828 – Nữ chúa Lakshmibai, nữ vương Ấn Độ (mất 1858)
1831 – James A. Garfield, chính trị gia Hoa Kỳ, Tổng thống thứ 20 của Hoa Kỳ (mất 1881)
1875 – Mikhail Kalinin, chính trị gia Liên Xô (mất 1946)
1887 – James Batcheller Sumner, nhà hóa học người Mỹ, được nhận Giải Nobel hóa học (mất 1955)
1909 – Peter Drucker, nhà lý luận người Mỹ (mất 2005)
1915 – Earl Wilbur Sutherland Jr., nhà sinh lý học người Mỹ, được nhận Giải Nobel (mất 1974)
1917 – Indira Gandhi, chính trị gia Ấn Độ, Thủ tướng thứ ba của Ấn Độ (mất 1984)
1933 – Larry King, nhà báo và người dẫn chương trình trò chuyện truyền hình Hoa Kỳ
1934 – Valentin Kozmich Ivanov, cầu thủ bóng đá người Nga thi đấu trong đội tuyển Liên Xô (mất 2011)
1936 – Lý Viễn Triết, nhà hóa học người Mỹ gốc Đài Loan, được nhận giải Nobel hóa học
1961 – Meg Ryan, diễn viên và nhà sản xuất người Mỹ
1962 – Jodie Foster, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất người Mỹ
1962 – Sean Parnell, chính trị gia người Mỹ, Thống đốc thứ 12 của Alaska
1964 – Petr Nečas, chính trị gia người Séc, Thủ tướng thứ 9 của Cộng hòa Séc
1965 – Laurent Blanc, cầu thủ bóng đá người Pháp
1973 – Ryukishi07, tác giả người Nhật
1975 – Sushmita Sen, người mẫu và diễn viên Ấn Độ, đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 1994
1985 – Chris Eagles, cầu thủ bóng đá người Anh
1989 – Tyga, người đọc rap người Mỹ
1993 – Suso, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1994 – Ibrahima M'baye, cầu thủ bóng đá người Senegal
Mất
1009 - Lê Long Đĩnh, Hoàng đế cuối cùng của nhà Tiền Lê, Việt Nam (s. 986)
1148 - Hoàn Nhan Tông Bật (Ngột Truật), nhân vật quân sự và chính trị triều Kim.
1665 – Nicolas Poussin, họa sĩ người Pháp (sinh 1594)
1828 – Franz Schubert, nhà soạn nhạc người Áo (sinh 1797)
1931 – Từ Chí Ma, nhà thơ Trung Hoa (sinh 1897)
1970 – Andrey Ivanovich Yeryomenko, Nguyên soái Liên Xô (sinh 1892)
1990 – Tôn Lập Nhân, Tổng tư lệnh Lục quân Trung Hoa Dân Quốc (sinh 1900)
1993 – Leonid Iovich Gaidai, đạo diễn hài kịch Liên Xô (sinh 1923)
2004 – John Robert Vane, nhà dược lý học Anh Quốc, đoạt giải Nobel (sinh 1927)
2005 – Erik Balling, đạo diễn người Đan Mạch (sinh 1924)
- Ngày Quốc tế Nam giới (Trinidad và Tobago, India).
- Ngày lễ vệ sinh thế giới (Ngày Toilet Thế giới, World Toilet Day)
- Ngày hành hương (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất).
- Ngày thứ 323 (324 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 42 ngày trong năm.
Ngày Quốc tế Nam giới
Ngày Quốc tế Nam giới là một sự kiện quốc tế được tổ chức vào ngày 19 tháng 11 hàng năm. Ngày này được bắt đầu vào năm 1999 ở Trinidad và Tobago và được Liên Hợp Quốc ủng hộ, và nhận được sự ủng hộ của các nhóm nam giới ở Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi và vùng Caribe. Mục đích của Ngày quốc tế nam giới là tập trung vào sức khoẻ của nam giới và trẻ em nam, cải thiện quan hệ giữa các giới, thúc đẩy bình đẳng giới và làm nổi bật vai trò của nam giới. Đây là dịp để nam giới nêu bật sự phân biệt đối xử với họ và để kỷ niệm những thành tựu và đóng góp của mình, đặc biệt là đóng góp đối với cộng đồng, gia đình, hôn nhân và chăm sóc con cái.
Biểu tượng Ngày quốc tế nam giới
Biểu tượng Ngày quốc tế nam giới
Ngày Quốc tế Nam giới được tổ chức tại trên 70 quốc gia, trong số đó có Trinidad và Tobago, Jamaica, Australia, Ấn Độ, Mỹ, Úc, Canada, Singapore, Vương quốc Anh, Áo, Đan Mạch, Nam Phi, và Malta vào ngày 19 tháng 11 và nhận được sự ủng hộ trên toàn cầu.
Ngày Thiếu nhi Thế giới kế tiếp Ngày Quốc tế Nam giới vào 20 tháng 11 tạo ra một lễ kỷ niệm 48 giờ của nam giới và trẻ em tương ứng trong thời gian đó vai trò người lớn đóng góp tích cực trong cuộc sống của trẻ em và được công nhận.
Mục tiêu
Theo các nhà tổ chức, Ngày Quốc tế Nam giới được kỷ niệm để làm chú ý đến sự phân biệt đối xử đối với nam giới và trẻ em trai trong các lĩnh vực y tế, luật gia đình, giáo dục và truyền thông, cũng như để vinh danh những thành tựu tích cực và đóng góp của nam giới. Trong những năm gần đây, nhân dịp ngày Quốc tế Nam giới, trong số những sự kiện khác, còn có hội thảo, sự kiện trong trường học, các chương trình phát thanh và truyền hình, các cuộc biểu tình hòa bình, tranh luận, thảo luận và triển lãm nghệ thuật được tổ chức. Theo người sáng lập của ngày này, Ngày Quốc tế Nam giới không có nghĩa là để cạnh tranh với ngày Quốc tế Phụ nữ, mà nhằm phục vụ mục đích nêu bật và trao đổi kinh nghiệm của nam giới. Mỗi năm, một chủ đề riêng lại được giới thiệu, chẳng hạn như trong năm 2002 là 'hòa bình', năm 2003 là 'sức khỏe nam giới", năm 2007 là "chữa lành và tha thứ' và trong năm 2009 là 'hình mẫu vai trò nam tích cực". Những người tham gia không bắt buộc phải chấp nhận những chủ đề này mà được tự do tạo tiêu chí cho riêng mình, mà phù hợp nhất với nhu cầu của họ và lợi ích tương ứng.
Trong năm 2009, các mục tiêu sau đây được đề ra, như một cơ sở cho Ngày của nam giới quốc tế đã được thiết lập:
- Thúc đẩy hình mẫu vai trò nam giới; không chỉ là theo các ngôi sao điện ảnh và các vận động viên, mà còn là người lao động bình thường, người có cuộc sống đàng hoàng và chân thật.
- Chào mừng sự đóng góp tích cực mà những người đàn ông đã đóng góp cho xã hội, cộng đồng, gia đình, hôn nhân, chăm sóc trẻ em và môi trường.
- Tập trung vào sức khỏe của nam giới và hạnh phúc trong xã hội, tình cảm, thể chất và tinh thần.
- Nêu bật những phân biệt đối xử đối với nam giới trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, môi trường xã hội và nêu rõ những kỳ vọng cũng như quyền lợi.
- Cải thiện quan hệ giới và thúc đẩy bình đẳng.
- Cùng kiến tạo một thế giới an toàn hơn, tốt hơn, trong đó những người đàn ông được an toàn và có thể phát triển được đầy đủ tiềm năng của họ.
Sự kiện ngày này
461 – Nguyên lão Libius Severus trở thành hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã, song quyền lực thực tế nằm trong tay Thống lĩnh Ricimer.
461 – Thánh Hilarius được trở thành Giáo Hoàng.
537 – Quân Đông Ngụy dưới quyền Cao Hoan giao tranh với quân Tây Ngụy dưới quyền Vũ Văn Thái trong trận Sa Uyển.
1493 – Cristoforo Colombo đổ bộ lên hòn đảo mà ông trông thấy vào ngày hôm trước, và đặt tên đảo là San Juan Bautista (Thánh Gioan Tẩy Giả), ngày nay là Puerto Rico. Ông là người Âu Châu đầu tiên đến đảo.
1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đọc bài Diễn văn Gettysburg trong lễ thánh hiến nghĩa địa quân đội tại Gettysburg, Pennsylvania.
1881 – Một vẫn thạch xuống đất gần làng Großliebenthal, về phía tây nam của Odessa (Ukraina).
1942 – Đệ Nhị Thế Chiến: Hồng quân Liên Xô dưới quyền lãnh đạo của Georgy Zhukov bắt đầu tiến hành Chiến dịch Sao Thiên Vương chống lại các lực lượng phe Trục tại Stalingrad và các vùng phụ cận.
1967 – Đài truyền hình TVB chính thức phát sóng tại Hồng Kông, hiện là đài truyền hình vô tuyến hàng đầu tại lãnh thổ này.
1969 – Cầu thủ bóng đá người Brasil Pelé ghi bàn thắng thứ 1000 của mình khi thi đấu cho Santos trong trận đấu với Vasco da Gama tại Rio de Janeiro.
1997 – Ngày đầu Internet tại Việt Nam được hòa vào mạng Internet toàn cầu.
Sinh
1168 – Tống Ninh Tông Triệu Khoách, hoàng đế Nam Tống (mất 1224)
1600 – Charles I của Anh (mất 1649)
1711 – Mikhail Vasilyevich Lomonosov, nhà khoa học và học giả người Nga (mất 1765)
1786 – Carl Maria von Weber, nhà soạn nhạc người Đức (mất 1826)
1805 – Ferdinand de Lesseps, nhà ngoại giao và công trình sư người Pháp, phát triển Kênh đào Suez (mất 1894)
1828 – Nữ chúa Lakshmibai, nữ vương Ấn Độ (mất 1858)
1831 – James A. Garfield, chính trị gia Hoa Kỳ, Tổng thống thứ 20 của Hoa Kỳ (mất 1881)
1875 – Mikhail Kalinin, chính trị gia Liên Xô (mất 1946)
1887 – James Batcheller Sumner, nhà hóa học người Mỹ, được nhận Giải Nobel hóa học (mất 1955)
1909 – Peter Drucker, nhà lý luận người Mỹ (mất 2005)
1915 – Earl Wilbur Sutherland Jr., nhà sinh lý học người Mỹ, được nhận Giải Nobel (mất 1974)
1917 – Indira Gandhi, chính trị gia Ấn Độ, Thủ tướng thứ ba của Ấn Độ (mất 1984)
1933 – Larry King, nhà báo và người dẫn chương trình trò chuyện truyền hình Hoa Kỳ
1934 – Valentin Kozmich Ivanov, cầu thủ bóng đá người Nga thi đấu trong đội tuyển Liên Xô (mất 2011)
1936 – Lý Viễn Triết, nhà hóa học người Mỹ gốc Đài Loan, được nhận giải Nobel hóa học
1961 – Meg Ryan, diễn viên và nhà sản xuất người Mỹ
1962 – Jodie Foster, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất người Mỹ
1962 – Sean Parnell, chính trị gia người Mỹ, Thống đốc thứ 12 của Alaska
1964 – Petr Nečas, chính trị gia người Séc, Thủ tướng thứ 9 của Cộng hòa Séc
1965 – Laurent Blanc, cầu thủ bóng đá người Pháp
1973 – Ryukishi07, tác giả người Nhật
1975 – Sushmita Sen, người mẫu và diễn viên Ấn Độ, đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 1994
1985 – Chris Eagles, cầu thủ bóng đá người Anh
1989 – Tyga, người đọc rap người Mỹ
1993 – Suso, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1994 – Ibrahima M'baye, cầu thủ bóng đá người Senegal
Mất
1009 - Lê Long Đĩnh, Hoàng đế cuối cùng của nhà Tiền Lê, Việt Nam (s. 986)
1148 - Hoàn Nhan Tông Bật (Ngột Truật), nhân vật quân sự và chính trị triều Kim.
1665 – Nicolas Poussin, họa sĩ người Pháp (sinh 1594)
1828 – Franz Schubert, nhà soạn nhạc người Áo (sinh 1797)
1931 – Từ Chí Ma, nhà thơ Trung Hoa (sinh 1897)
1970 – Andrey Ivanovich Yeryomenko, Nguyên soái Liên Xô (sinh 1892)
1990 – Tôn Lập Nhân, Tổng tư lệnh Lục quân Trung Hoa Dân Quốc (sinh 1900)
1993 – Leonid Iovich Gaidai, đạo diễn hài kịch Liên Xô (sinh 1923)
2004 – John Robert Vane, nhà dược lý học Anh Quốc, đoạt giải Nobel (sinh 1927)
2005 – Erik Balling, đạo diễn người Đan Mạch (sinh 1924)
NoName.97 - 08/03/2016 02:54:44
Trả lời
teo là con gái và teo sinh vào ngày này....................................................................................... teo là trai hay gái vậy???
Thớt Thớt - 27/10/2019 11:41:10
Trả lời
Tags: ngày 19 tháng 11 là ngày gì,ngày 19 tháng 11,sự kiện 19 tháng 11,sự kiện ngày 19 tháng 11,sự kiện 19/11,sự kiện 19-11,ngày 19-11,19-11,ngày Quốc tế nam giới là ngày nào,ngày quốc tế đàn ông là ngày nào,ngày quốc tế nam giới,ngày quốc tế đàn ông,ngày lễ vệ sinh thế giới,ngày lễ vệ sinh thế giới là ngày nào,ngày vệ sinh thế giới,ngày vệ sinh thế giới là ngày nào,ngày hành hương các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất,Ngày Toilet Thế giới,World Toilet Day,ngày 19 tháng 11 thuộc cung hoàng đạo nào,ngày 19 tháng 11 thuộc cung gì,ngày 19 tháng 11 thuộc cung nào,ngày 19 tháng 11 là cung nào
Ngày khác: