Ngày 20 tháng 11 là ngày gì?

3.701 lượt xem
Trả lời
Ngày 20-11 thuộc cung Hổ Cáp - Xem 12 Cung Hoàng Đạo >>
Ngày 20 tháng 11 là ngày:
- Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Ngày Thiếu nhi thế giới (Universal Children’s Day).
- Ngày Công nghiệp hóa Châu Phi (Africa Industrialization Day).
- Ngày thứ 324 trong mỗi năm thường (thứ 325 trong mỗi năm nhuận). Còn 41 ngày nữa trong năm.

Ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Lịch sử
Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này còn được tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".

Nội dung quyết định số 167-HĐBT
Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam.
Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình.
Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng nǎm do Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dân các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức ngày nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam 20-11
Việt Nam có nhiều ngày lễ, tết mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, trong đó mỗi ngành, nghề hay một tổ chức chính trị, xã hội cũng thường có một ngày kỷ niệm của riêng mình. Nhưng trong các ngày lễ, tết (hiện đại), Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 có một lịch sử khá đặc biệt vừa có tính chất quốc tế, vừa có tính chất dân tộc, vừa mang đặc trưng của các nhà giáo, của ngành Giáo dục nhưng cũng là ngày hội của toàn dân.

Tháng 7/1946, Liên hiệp Quốc tế các công đoàn Giáo dục được thành lập (Fesdesration International Syndicat de l’enseignement) viết tắt là "FISE", trụ sở đặt tại Paris. Năm 1949, tại Hội nghị Vacxava, FISE xây dựng một bản "HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO" gồm 15 chương trong đó có một số nội dung chủ yếu là:
- Đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục phong kiến, tư sản, nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ, khoa học.
- Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi thường nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nhà giáo.
- Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt coi trọng tính chất nhân văn của nghề dạy học và phương pháp dạy học tiên tiến.

Tháng 8/1954, tổ chức công đoàn các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới mà nòng cốt là các nhà giáo ở các nước XHCN, đã nhất trí thông qua bản "Hiến chương các nhà giáo". Từ ngày 26 đến ngày 30/5/1957 tại thủ đô Vacxava, Hội nghị quốc tế các tổ chức của nhà giáo lần thứ 2, có 57 nước tham gia trong đó có Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".

Ở Việt Nam, lần đầu tiên ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc vào ngày 20/11/1958.

Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định 167-HĐBT lấy ngày 20/11 là Ngày nhà giáo Việt Nam. Với 4 điều như phần trên đã nêu.

Và ngày 20/11/1982, lần đầu tiên Ngày nhà giáo Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Như vậy, ngày 20/11 hàng năm giáo giới tiến bộ thế giới vẫn kỉ niệm ngày mang tên "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".

Còn ở nước ta, kể từ ngày 20/11/1982, ngày hội của giáo giới Việt Nam có tên gọi riêng là Ngày nhà giáo Việt Nam và ngày này cũng là ngày hội của toàn dân.

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Để gửi lời tri ân sâu sắc tới tất cả các nhà giáo trên mọi miền tổ quốc, xin trích dẫn câu danh ngôn "Không có một vĩ nhân nào, một anh hùng nào trên đời này lại không qua bàn tay bế ẵm của người mẹ, thì trên trái đất này cũng không có một vĩ nhân, một anh hùng nào lại không qua bàn tay dìu dắt và sự dạy dỗ của người thầy giáo".

Ngày thiếu nhi thế giới
Ngày Thiếu nhi hay Ngày Trẻ em như là một sự kiện hay một ngày lễ dành cho thiếu nhi được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới.

Liên Hiệp Quốc đã quyết định ngày 20 tháng 11Ngày Thiếu nhi Thế giới (Universal Children's Day) nhưng để cho các quốc gia thành viên được tự quyền chọn ngày Thiếu nhi cho riêng mình. Một số quốc gia thuộc Khối Xô Viết cũ tổ chức Ngày Quốc tế Thiếu nhi (International Children's Day) vào ngày 1 tháng 6. Nhiều quốc gia tổ chức ngày trẻ em vào những ngày khác.

Ngày lễ Độc lập và Thiếu nhi tại Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày lễ hội Thiếu nhi được cho là có nguồn gốc và được tổ chức lần đầu tiên tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 23 tháng tư năm 1920, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập và để kỷ niệm sự kiện này, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố ngày 23 tháng tư là ngày nghỉ lễ quốc gia từ năm 1921. Ngày này cũng là Lễ hội Thiếu Nhi tại Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ: Çocuk Bayramı), được tổ chức hàng năm với các hoạt động ngoạn mục và các nghi lễ kéo dài một tuần.

ngày 1 tháng 6 là ngày gì,ngày 1 tháng 6,sự kiện 1 tháng 6,sự kiện ngày 1 tháng 6,sự kiện 1/6,sự kiện 1-6,ngày 01-06,01-06,Ngày 1 tháng 6 là Ngày Quốc tế Thiếu nhi,ngày Thiếu nhi,ngày Trẻ em, ngày Tết thiếu nhi,ngày Quốc tế thiếu nhi,ngày Quốc tế thiếu nhi là ngày nào,Lễ thiếu nhi Thổ Nhĩ Kỳ, 23-4-2007
Lễ thiếu nhi Thổ Nhĩ Kỳ, 23-4-2007

Trong hai thập kỷ qua, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng để quốc tế hóa ngày "Lễ Chủ quyền và Thiếu nhi" quan trọng này như việc mời các quốc gia bạn gửi trẻ em tới Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào các lễ hội. Như năm 2007 là mời trẻ em từ 61 quốc gia và năm 2010 là từ 42 quốc gia (trong đó có Việt Nam) 

Ngày Quốc tế Thiếu nhi
Ngày Quốc tế Thiếu nhi (ngày 1 tháng 6) (tại Việt Nam, còn gọi là Tết Thiếu Nhi) là ngày lễ vì trẻ em, vì thế hệ tương lai của loài người. Đồng thời cũng là ngày nhắc nhở mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc trẻ em tốt hơn.

Tháng 8 năm 1925, Hội nghị Thế giới vì Hạnh phúc Trẻ em (World Conference for the Well-being of Children) tại Geneva, Thụy Sĩ đã tuyên bố ngày 1 tháng 6 là ngày Quốc tế Thiếu nhi.

Chưa có giải thích chắc chắn do đâu mà ngày 1 tháng 6 được chọn: Một giả thuyết cho rằng Tổng lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco (Hoa Kỳ) đã tập hợp một số trẻ mồ côi Trung Quốc để chào mừng Lễ hội Thuyền rồng (Dragon Boat Festival) vào ngày 01 tháng 6 năm 1925, và cũng trùng hợp với hội nghị tại Geneva. Sau này ngày này được CHND Trung Hoa, Liên Xô và các nước đồng minh tiếp nhận.

Ngày lễ được cử hành vào ngày 1 tháng 6 mỗi năm. Ngày lễ thường được đánh dấu bằng các bài phát biểu về quyền của trẻ em và an sinh, các chương trình truyền hình trẻ em, các buổi tiệc, những hoạt động khác nhau liên quan hoặc dành riêng cho trẻ em, gia đình sinh hoạt ngoài trời vv...

Khoảng 30 quốc gia đã từng có tổ chức Ngày Quốc tế Thiếu nhi như: Liên Xô và các quốc gia Khối Xô Viết cũ như Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina, Uzbekistan, Albania, Angola, Ba Lan, Benin, Bosna và Hercegovina, Bulgaria, Campuchia, Croatia, Cuba, Czech và Slovakia, Cộng hòa Dân chủ Đức, Ethiopia, Eritrea, Lào, Macedonia, Mông Cổ, Montenegro, Mozambique, România, Serbia, Slovenia, Tanzania, CHDCND Yemen (sau khi ly khai, một số quốc gia chọn ngày khác) và CHND Trung Hoa, CHXHCN Việt Nam.

ngày 1 tháng 6 là ngày gì,ngày 1 tháng 6,sự kiện 1 tháng 6,sự kiện ngày 1 tháng 6,sự kiện 1/6,sự kiện 1-6,ngày 01-06,01-06,Ngày 1 tháng 6 là Ngày Quốc tế Thiếu nhi,ngày Thiếu nhi,ngày Trẻ em, ngày Tết thiếu nhi,ngày Quốc tế thiếu nhi,ngày Quốc tế thiếu nhi là ngày nào,Tem Cộng hòa Dân chủ Đức mừng ngày thiếu nhi 1964
Tem Cộng hòa Dân chủ Đức mừng ngày thiếu nhi 1964

Ngày Thiếu nhi Thế giới
Ngày Thiếu nhi Thế giới được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 mỗi năm. Đầu tiên được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố và khởi xướng vào năm 1954 để khuyến khích tất cả các nước thành viên ghi nhớ một ngày, trước hết là để thúc đẩy trao đổi và hiểu biết lẫn nhau giữa các trẻ em và thứ hai để bắt đầu tăng cường hành động phát triển phúc lợi và thúc đẩy tạo an sinh của trẻ em trên thế giới. Nó cũng được chọn là ngày để kỷ niệm thời thơ ấu. Ngày Thiếu nhi Thế giới kế tiếp Ngày Quốc tế nam giới vào 19 tháng 11 tạo ra một lễ kỷ niệm 48 giờ của nam giới và trẻ em tương ứng trong thời gian đó vai trò người lớn đóng góp tích cực trong cuộc sống của trẻ em và được công nhận.

ngày 1 tháng 6 là ngày gì,ngày 1 tháng 6,sự kiện 1 tháng 6,sự kiện ngày 1 tháng 6,sự kiện 1/6,sự kiện 1-6,ngày 01-06,01-06,Ngày 1 tháng 6 là Ngày Quốc tế Thiếu nhi,ngày Thiếu nhi,ngày Trẻ em, ngày Tết thiếu nhi,ngày Quốc tế thiếu nhi,ngày Quốc tế thiếu nhi là ngày nào,Tem Belarus mừng ngày thiếu nhi 1997
Tem Belarus mừng ngày thiếu nhi 1997

Ngày lễ lần đầu tiên được tổ chức trên toàn thế giới trong tháng 10 năm 1953, dưới sự bảo trợ của Liên minh Quốc tế vì Phúc lợi Trẻ thơ (International Union for Child Welfare) tại Geneva. Ý tưởng về một ngày thiếu nhi đã được thông qua do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào năm 1954.

Ngày 20 tháng 11 cũng là ngày đáng nhớ, khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Tuyên bố về quyền của trẻ em vào ngày này năm 1959. Công ước về Quyền trẻ em sau đó đã được ký kết trong cũng ngày này vào năm 1989, và đến nay được phê duyệt bởi 191 quốc gia.

Qua ngày hôm nay, Liên Hiệp Quốc muốn tạo sự quan tâm của thế giới đối với quyền lợi của trẻ em, thúc đẩy những nỗ lực vì sự phát triển trẻ nhỏ, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục và sức khỏe.

Một vài quốc gia coi Ngày Thiếu nhi Thế giới ngày 20 tháng 11 như Ngày Thiếu nhi chính thức của mình như: Canada, Úc, Ai Cập, Pakistan, Hungary, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Philippin,...

ngày 1 tháng 6 là ngày gì,ngày 1 tháng 6,sự kiện 1 tháng 6,sự kiện ngày 1 tháng 6,sự kiện 1/6,sự kiện 1-6,ngày 01-06,01-06,Ngày 1 tháng 6 là Ngày Quốc tế Thiếu nhi,ngày Thiếu nhi,ngày Trẻ em, ngày Tết thiếu nhi,ngày Quốc tế thiếu nhi,ngày Quốc tế thiếu nhi là ngày nào,Nụ cười trên khuôn mặt các em bé tại Vladivostok năm 2009
Nụ cười trên khuôn mặt các em bé tại Vladivostok năm 2009

Ngày Thiếu nhi khác theo quốc gia
Mặc dù đề nghị ngày 20 tháng 11, nhưng Liên Hợp Quốc lại để cho các quốc gia thành viên có thể tổ chức ngày Thiếu nhi của riêng nước mình vào các ngày tự chọn khác nhau như:
Tại Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma,... là ngày thứ bảy của tuần thứ 2 trong Tháng Giêng (วันเด็กแห่งชาติ).
Tại Hồng Kông, Đài Loan là ngày 4 tháng 4 (兒童節), cũng là ngày nghỉ lễ. Đài Loan, Trung Hoa Dân Quốc tổ chức kỷ niệm ngày Phụ nữ cùng với ngày trẻ em vào cùng ngày 4 tháng 4, được gọi là "Ngày lễ tổng hợp của Phụ nữ và trẻ em" (婦女節, 兒童節 合併 假期)
Tại Thổ Nhĩ Kỳ là ngày 23 tháng 4, cũng là "Ngày lễ Chủ quyền quốc gia và Ngày trẻ em" (Ulusal Egemenlik ve Çocuk Bayramı) là ngày nghỉ lễ quốc gia.
Tại Hàn Quốc là ngày 5 tháng 5 (어린이날), cũng là ngày nghỉ lễ chính thức từ năm 1970.
Tại Nhật cũng là ngày 5 tháng 5 (子供の日, kodomo no hi?), cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia chính thức từ năm 1948. Có một truyền thống lâu đời, từ thế kỷ thứ 8, ngày của trẻ em được tổ chức mỗi năm hai lần: Ngày 3 tháng 3 cho trẻ em gái và vào ngày 5 tháng 5 trọng tâm cho các bé trai. Vào ngày 3 tháng 3, còn được gọi là Lễ hội búp bê, người Nhật trang trí các căn hộ gia đình của họ với bộ búp bê thời kỳ Heian truyền thống và hoa mận, và uống Amazake. Vào ngày 5 tháng 5, còn được gọi là 端午 の 節句 (tango-no sekku), họ treo "cờ cá chép" Koinobori ở bên ngoài, trưng bày những con búp bê Samurai, và ăn chimaki (giống bánh ú).
Tại Thụy Điển là ngày 13 tháng 5.
Tại Bắc Triều Tiên là ngày 2 tháng 6 (국제 아동절).
Tại Hoa Kỳ không có ngày Thiếu nhi riêng cố định ở cấp quốc gia mà thường được tổ chức chung trong các Ngày của Mẹ, Ngày của Cha hoặc thay đổi theo thời kỳ. Từ năm 1856, linh mục Charles H. Leonard chọn ngày chủ nhật thứ hai trong tháng 6 là ngày trẻ em Kitô giáo tại Hoa Kỳ. Tổng thống Bill Clinton đã tổ chức Ngày Thiếu nhi vào ngày 11 Tháng 10 năm 1998, để đáp ứng với một lá thư yêu cầu của một cậu bé sáu tuổi muốn có ngày của trẻ em. "Ngày trẻ em quốc gia" đã được Tổng thống George W. Bush công bố là ngày 03 tháng 6 năm 2001 và trong những năm tiếp theo vào ngày chủ nhật đầu tiên trong tháng Sáu. Tại vài tiểu bang như bang Illinois, từ năm 2009, Thống đốc bang Pat Quinn đã tuyên bố ngày chủ nhật thứ hai trong tháng Sáu là ngày của trẻ em.
Tại Cuba là ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 7.
Tại Argentina, Tây Ban Nha, Ecuador là ngày chủ nhật thứ 2 trong tháng 8, gọi là ngày Día del Niño.
Tại Đức là 20 tháng 9 (Kindertag).
Tại Brasil là ngày 12 tháng 10 (tiếng Bồ Đào Nha: Dia das Crianças) chung với ngày "Đức Mẹ Aparecida" (Nossa Senhora da Conceição Aparecida), thánh mẫu bảo hộ của đất nước, cũng là ngày nghỉ lễ chính thức.
Tại Úc, tuần lễ thiếu nhi là tuần lễ thứ tư của tháng 10 (trọng tâm vào ngày thứ bảy) với các chương trình chăm sóc trẻ em.
Một số quốc gia khác tại châu Phi như Congo, Cameroon, Guinea, Gabon, Chad tổ chức vào ngày 25 tháng 12.
Tại một số quốc gia, còn có thêm ngày Thiếu nhi khác như tại Trung Quốc và Việt Nam là 1 tháng 6 và Tết Trung Thu.

ngày 1 tháng 6 là ngày gì,ngày 1 tháng 6,sự kiện 1 tháng 6,sự kiện ngày 1 tháng 6,sự kiện 1/6,sự kiện 1-6,ngày 01-06,01-06,Ngày 1 tháng 6 là Ngày Quốc tế Thiếu nhi,ngày Thiếu nhi,ngày Trẻ em, ngày Tết thiếu nhi,ngày Quốc tế thiếu nhi,ngày Quốc tế thiếu nhi là ngày nào,Tham gia tranh tài tại cuộc thi bé bò được tổ chức tại Volgograd trước ngày Quốc tế thiếu nhi 2011
Tham gia tranh tài tại cuộc thi bé bò được tổ chức tại Volgograd trước ngày Quốc tế thiếu nhi 2011

ngày 1 tháng 6 là ngày gì,ngày 1 tháng 6,sự kiện 1 tháng 6,sự kiện ngày 1 tháng 6,sự kiện 1/6,sự kiện 1-6,ngày 01-06,01-06,Ngày 1 tháng 6 là Ngày Quốc tế Thiếu nhi,ngày Thiếu nhi,ngày Trẻ em, ngày Tết thiếu nhi,ngày Quốc tế thiếu nhi,ngày Quốc tế thiếu nhi là ngày nào,Ngày thiếu nhi tại Seoul, Hàn Quốc 5/5/1954
Ngày thiếu nhi tại Seoul, Hàn Quốc 5/5/1954

ngày 1 tháng 6 là ngày gì,ngày 1 tháng 6,sự kiện 1 tháng 6,sự kiện ngày 1 tháng 6,sự kiện 1/6,sự kiện 1-6,ngày 01-06,01-06,Ngày 1 tháng 6 là Ngày Quốc tế Thiếu nhi,ngày Thiếu nhi,ngày Trẻ em, ngày Tết thiếu nhi,ngày Quốc tế thiếu nhi,ngày Quốc tế thiếu nhi là ngày nào,Ngày thiếu nhi Día del Niño tại Ecuador
Ngày thiếu nhi Día del Niño tại Ecuador

Sự kiện ngày này
284 – Diocletianus được chọn làm Hoàng đế của Đế quốc La Mã.
1468 – Cuốn sách Tirant lo Blanc của Joanot Martorell được xuất bản lần đầu tiên.
1700 – Đại chiến Bắc Âu: Trong Trận Narva, nhà vua Thụy Điển Karl XII đánh bại Nga hoàng Pyotr Đại đế ở Narva (thuộc Estonia ngày nay).
1789 – New Jersey trở thành tiểu bang Hoa Kỳ đầu tiên thông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ.
1759 – Chiến tranh Bảy năm: Quân Áo đánh tan một đạo quân Phổ trong trận đánh tại Maxen và bắt được đạo quân này.
1820 – Cá nhà táng nặng 73 tấn đánh tàu bắt cá voi Essex (chạy từ Nantucket, Massachusetts) xa bờ biển tây của Nam Mỹ hơn 3.000 km. Vụ này gây ra một phần truyện Moby–Dick của Herman Melville năm 1851.
1873 – Chiến tranh Pháp-Đại Nam: quân Pháp giành thắng lợi trước quân Nguyễn trong trận thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương trọng thương.
1974 – Chuyến bay Lufthansa 540 rơi và bốc cháy ngay sau khi rời đường băng cất cánh tại Nairobi, Kenya.
1989 – Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em.
1998 – Nga phóng mô đun Zarya từ Sân bay vũ trụ Baykonur ở Kazakhstan, là mô đun đầu tiên của Trạm vũ trụ Quốc tế được phóng.

Sinh
270 – Maximinus II, hoàng đế La Mã (m. 313)
809 – Lý Ngang, tức Văn Tông, hoàng đế của triều Đường, tức 10 tháng 10 năm Kỉ Sửu (m. 840)
939 – Triệu Khuông Nghĩa, tức Thái Tông, hoàng đế của triều Tống, tức ngày Giáp Thìn (7) tháng 10 năm Kỉ Hợi
944 – Phạm Cự Lạng, nhân vật quân sự và chính trị nhà Đinh, nhà Tiền Lê (m. 984)
1602 – Otto von Guericke, nhà vật lý học người Đức (m. 1686)
1750 – Tippu Sultan, sĩ quan quân đội và quốc vương Ấn Độ (m. 1799)
1761 – Giáo hoàng Piô VIII (m. 1830)
1858 – Selma Lagerlöf, tác gia người Thụy Điển, đoạt giải Nobel Văn học (m. 1940)
1869 – Zinaida Nikolaevna Gippius, tác gia người Nga (m. 1945)
1886 – Karl von Frisch, nhà động vật học người Áo, đoạt giải Nobel (m. 1982)
1889 – Edwin Hubble, nhà thiên văn học người Mỹ (m. 1953)
1912 – Otto von Habsburg, con của Hoàng đế Karl I của Áo (m. 2011)
1915 – Hồ Diệu Bang, chính trị gia Trung Quốc, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc (m. 1989)
1923 – Nadine Gordimer, tác gia và nhà hoạt động Nam Phi, đoạt giải Nobel Văn học
1924 – Benoît Mandelbrot, nhà toán học người Pháp–Mỹ gốc Ba Lan (m. 2010)
1925 – Robert F. Kennedy, chính trị gia người Mỹ, Bộ trưởng Tư pháp thứ 64 của Hoa Kỳ (m. 1968)
1926 – Andrew Schally, nhà nội tiết học người Ba Lan, đoạt giải Nobel
1926 – Tôn Thất Đính, tướng lĩnh và chính trị gia người Việt Nam (m.
1929 – Đỗ Cao Trí, tướng lĩnh ngơ]ì Việt Nam (m. 1972)
1937 – Viktoria Samoylovna Tokareva, nhà soạn kịch người Nga
1942 – Joe Biden, chính trị gia người Mỹ, Phó Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ
1946 – Trương Cao Lệ, chính trị gia Trung Quốc
1951 – Nguyễn Ngọc Thiện, nhạc sĩ người Việt Nam
1953 – Nguyễn Quốc Quân, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam
1959 – Sean Young, diễn viên người Mỹ
1963 – Timothy Gowers, nhà toán học người Anh
1965 – Yoshiki, nhạc sĩ, người viết ca khúc, nhà sản xuất âm nhạc Nhật Bản
1968 – Châu Sơ Minh, diễn viên người Singapore
1971 – Joel McHale, diễn viên và nhà sản xuất người Mỹ
1984 – Justin Hoyte, cầu thủ bóng đá người Anh
1989 – Cody Linley, diễn viên và ca sĩ người Mỹ
1992 – Ishimura Maiha, ca sĩ người Nhật (Berryz Kobo)
2000 – Connie Talbot, ca sĩ người Anh

Mất
1316 – Quốc vương Jean I của Pháp (s. 1316)
1764 – Christian Goldbach, nhà toán học Phổ (s. 1690)
1873 – Nguyễn Lâm, quý tộc và danh tướng Việt Nam (s. 1844)
1882 – Henry Draper, bác sĩ và nhà thiên văn học nghiệp dư người Mỹ (s. 1837)
1883 – Tenshōin, chính thất của Tướng Quân Tokugawa Iesada tại Nhật Bản (s. 1836)
1899 – Wilhelm von Heuduck, tướng lĩnh Phổ (s. 1821)
1910 – Lev Nikolayevich Tolstoy, tác gia người Nga (s. 1828)
1945 – Francis William Aston, nhà hóa học người Anh, đoạt giải Nobel (s. 1877)
1949 – Wakatsuki Reijirō, chính trị gia người Nhật, Thủ tướng thứ thứ 25 và 28 của Nhật Bản (s. 1866)
1975 – Francisco Franco, nhà độc tài Tây Ban Nha (s. 1892)
1980 – John McEwen, chính trị gia Úc, Thủ tướng thứ 18 của Úc (s. 1900)
1992 – Trần Thị Lý, quân nhân người Việt Nam (s. 1933)
NoName.77 - 04/03/2016 01:28:51
Trả lời
0 0
Gửi câu trả lời hoặc bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập