Trường THPT Hà Trung
4.761 lượt xem
Trường THPT Hà Trung
Địa chỉ: | Huyện Hà Trung, Thanh Hóa - Huyện Hà Trung - Thanh Hoá |
---|---|
Cấp học: | Trung học phổ thông |
Loại hình đào tạo: | Chính quy |
Nhóm trường: | Công lập |
Năm thành lập: | 1959 |
Website: | http://thpt-hatrung-thanhhoa.edu.vn |
Email: | thpt.hatrung@thanhhoa.edu.vn |
Điện thoại: | 0373.888.888 |
Số fax: | 0373.888.888 |
Facebook: | |
Hiệu trưởng: | Nguyễn Văn Thuỷ |
Đóng góp thông tin mới cho trường học |
Kết nối trường học
Thành viên
Bạn đã từng là học sinh tại trường Trường THPT Hà Trung
Hãy tham gia kết nối, gắn kết bạn bè và theo dõi thông tin ngôi trường mến yêu này nhé!
Hãy tham gia kết nối, gắn kết bạn bè và theo dõi thông tin ngôi trường mến yêu này nhé!
Hà Trung - cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thanh Hóa - là một miền quê với biết bao huyền thoại. Khí thiêng sông núi nơi đây đã hun đúc nên nhân tài và truyền thống hiếu học của người Hà Trung. Là vùng đất không màu mỡ, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng cái giàu có, dồi dào của Hà Trung lại nằm ở tiềm năng và nội lực của những con người cần cù, chịu thương, chịu khó, thông minh và hiếu học, trọng chữ, trọng thầy. Bởi vậy dù là "đất nghèo" nhưng bất luận trong hoàn cảnh nào, người dân Hà Trung cũng chắt chiu lo cho việc học hành, nuôi chí lớn, lập thân, lập nghiệp, vì giang sơn, xã tắc.
Chính vì vậy, ngôi trường PTTH Hà Trung sinh ra trên mảnh đất này không phải là ngẫu nhiên mà đó là một quá trình trầm tích lâu dài của lịch sử và văn hóa, của nhiều thế hệ thày, trò và của bao thế hệ người dân Hà Trung gom góp, tạo dựng nên...
Đến nay nửa thế kỷ đã trôi qua, Trường PTTH Hà Trung đã lớn dậy, tự khẳng định mình, là một trong những cánh chim đầu đàn của ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thanh Hóa
Thời kỳ 1959 -1964, trong bối cảnh miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xuất phát từ nhu cầu phát triển văn hóa, nâng cao trình độ học phổ thông của nhân dân ở các tỉnh lúc bấy giờ, tại Thanh Hóa, tháng 9 năm 1959 Trường cấp III Hà Trung đựợc thành lập. Đây là một dấu mốc lịch sử quan trọng mở ra một vùng ánh sáng mới cho cả phía Bắc xứ Thanh.
Ngay khi mới bước vào những tháng năm đầu tiên xây dựng, Trường đã nhận một trọng trách hết sức lớn lao: Trường phải trở thành "trung tâm văn hóa - khoa học - giáo dục" của cả vùng. Với 16 thầy cô giáo, thầy Mai Văn Chới được cử làm Hiệu trưởng. Đây là thời kỳ mà nhà trường chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện nguyên lý giáo dục "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội". Lúc bấy giờ, trong niềm vui phấn khởi với sự kiện này, các cán bộ, giáo viên Nhà trường, cũng không thể dấu nổi những băn khoăn lo lắng, trăn trở trước bộn bề khó khăn, khi cơ sở vật chất của trường còn nghèo nàn, thiếu thốn, quy mô của trường chỉ có 6 phòng học đuợc làm bằng tranh tre nứa lá.
Để khắc phục khó khăn về vât chất và nhanh chóng ổn định tư tưởng, thầy trò Nhà trường, đã hăng hái trong việc xây dựng trường mới. Lòng yêu trường, yêu lớp đã tràn ngập tâm hồn mỗi học sinh. Sau mỗi buổi trên lớp, thầy và trò lại đi kéo những xe bò cát, xe bò luồng, cắt tranh, xin tre để xây những phòng học, phòng thí nghiệm. Nhân dân địa phương nơi trường đặt địa điểm, mặc dù đời sống còn nghèo, thậm chí nhà ở dù chật chội, không đủ giường chiếu, thiếu thốn đủ bề, nhưng người dân Hà Trung đùm bọc thầy và trò, vẫn cưu mang những cô cậu học trò nghèo mà hiếu học. Tình dân lại càng thêm gắn kết khi những học trò của trường len lỏi vào tận các xóm nghèo hẻo lánh, để dạy bình dân học vụ, cùng nhân dân diệt giặc đói, giặc dốt, cùng nhân dân trồng những rừng thông phủ xanh núi trống, đồi trọc...
Bài ca "Trường ca Hà Trung" được ra đời trong hoàn cảnh đầy chất thơ và tình người như vậy đó.
Nhưng, đầu năm 1965, đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn của chiến lược "chiến tranh đặc biệt", giặc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, đồng thời tăng cường và mở rộng chiến tranh phá hoại nhằm đẩy lùi miền Bắc về thời kỳ đồ đá. Chúng không chỉ tập trung đánh phá vào các mục tiêu quân sự, đầu mối giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, công trình thủy lợi, khu đông dân mà còn bắn và ném bon vào bất cứ mục tiệu nào chúng nhìn thấy... Dã man hơn, chúng ném bom cả vào trường học, nhà trẻ, bệnh viện... Địa bàn Hà Trung lúc bấy giờ được ví như chảo lửa khổng lồ ngày đêm bom cày đạn xới. Các địa danh: Đò Lèn,cầu Cừ cầu Tống Giang và bao tên đất tên làng đã đi vào lịch sử. Những cây phượng vĩ của trường cũng bị bom Mỹ vùi nát... Giặc Mỹ đã gây ra tội ác "trời không dung, đất không tha, người người đều căm giận". Giai đoạn này, công đoàn nhà trường đóng vai trò tích cực trong động viên cán bộ, giáo viên và công nhân viên tham gia các phong trào yêu nước, điển hình là phong trào thi đua "4 tốt"(Công tác tốt, học tập tốt, lao đông tốt, đời sống tốt)
Hòa chung với khí thế " tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" và gìn giữ sự bình yên cho làng xóm quê hương, ra sức thi đua "dạy tốt - học tốt" theo chủ trương của Đảng và Bác Hồ. Thầy và trò nhà trường đã cùng các anh bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân, dân công mở đường thông tuyến. Các khối học sinh tham gia cứu thương, tải đạn, vác đá hàn lại mố cầu, đào hầm hào ngụy trang trận địa pháo...
Nhưng dù khó khăn đến đâu cũng cần phải tiếp tục công việc giảng dạy và học tập. Và rồi thầy, trò lại gồng gánh lên đường đi sơ tán về Hà Lai, Hà Vân, Hà Thanh, Hà Thái, Hà tân. Gian khổ, khó khăn gay gắt: thầy, trò phải mang vác vật liệu, bàn ghế, sách vở, thư viện, dụng cụ thí nghiệm thực hành... Tranh thủ ngày đêm đào hào đắp lũy, dựng lán học rải ra trên khắp địa bàn nơi sơ tán cốt để đảm bảo chất lượng học tập và tránh thương vong nếu bị ném bom của giặc Mỹ.
Trong 10 năm nhà trường sơ tán qua 6 địa điểm: Lúc lên phía Tây, khi xuống phía đông. Khó khăn chồng chất khó khăn và hôm nay ngẫm lại thì thấy đó là thời kỳ gian khổ, bi tráng nhất, là thời kỳ đẹp đẽ, có nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất. Các thầy Hiệu truởng: Lê Ngọc Giớm, Nguyễn Bá Thâu, Nguyễn danh Dự là những con chim đầu đàn đã cùng tập thể sư phạm ngày đêm tận tụy bám trường, bám lớp, hết lòng vì học sinh. Các thầy vừa làm việc hết sức mình để nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thầy, trò và nhân dân nơi sơ tán, vừa góp phần tích cực vào các hoạt động của địa phương như làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm, tổ chức biểu diễn văn nghệ phục vụ nhân dân.
Trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, toát lên sự đồng cảm, gắn bó, đùm bọc của nhân dân địa phương đối với thầy và trò nhà trường. Chính sự đóng góp vô tư và lớn lao đó là nguồn lực mạnh mẽ khích lệ tinh thần dạy tốt - học tốt, khổ luyện thành tài ở trong từng con người cốt để cống hiến nhiều nhất cho quê hương đất nước.
Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, núi sông liền một dải. Trường Phổ thông cấp III Hà Trung cũng bước sang trang mới.
Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Danh Dự cùng toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường đã năng động, sáng tạo, nhạy bén tập trung công sức xây dựng cơ sở vật chấtcủa trường: Hàng vạn viên gạch hồng, ngói đỏ đã ra lò do bàn tay thày trò tự làm để xây các lớp học, hội trường, rồi nhà văn phòng, nhà trẻ, nhà tập thể giáo viên; rồi giếng nước,nhà ăn; ao sen, ao cá, đường đi lối lại, khuôn viên nhà trường sạch sẽ, khang trang.
Cảnh quan nhà trường đã thay đổi sâu sắc trên mảnh đất trước đó là cỏ dại và chi chít những hố bom...
Bước vào những năm 80 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và lan rộng trên phạm vi cả nước. Cơ sở vật chất của nhà trường bị xuống cấp. Đời sống nhân dân, trong đó có cán bộ, giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn: lụt lội, mất mùa thường xuyên xảy ra trên địa bàn huỵện. Mùa mưa, học sinh đi lại phải lội nước, bơi thuyền mới vào được lớp. Nỗi gian nan, vất vả được khắc thành thơ:
Hoa trên thuyền vẫn nở người ơi
Bao mùa thi con nước vơi đầy
Tình cô thầy hương thơm tỏa ngát
Để chèo lái con thuyền nhà trường vượt qua những thử thách, khó khăn đó là cả một nghệ thuật và nỗ lực, quyết tâm lớn của tập thể cán bộ, giáo viên, nhất là cán bộ chủ chốt. Đây cũng là sự thử thách với từng con người về phần "Đạo" thanh cao khi cái"Đời" nghiệt ngã đến.
Tháng 12/1986, Đảng CS Việt Nam khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước, và luồng gió mới ấy làm thay đổi các hoạt động của ngành giáo dục cả nước, trong đó có trường cấp III Hà Trung.
Năm 1986 -1987, Trường cấp III Hà Trung đổi tên thành trường PTTH Hà Trung.
Trong thừoi kỳ này, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục không ngừng được bổ sung và nâng cao chất lượng. Đội ngũ giáo viên phát triển đều khắp. Chất lượng dạy và học được nâng lên. Việc cải tiến nội dung và hình thứuc đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm, thực hiện bằng nhiều hình thức, như tăng cường giáo dục tổng hợp, thực hiện tốt việc dạy văn hóa với dạy nghề và hướng nghiệp.
Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, ổn định một bước nền kinh tế, tạo nhiều chuyển biến tích cực, tuy còn chưa vững chắc. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thanh Hóa, Huyện ủy, HĐND,UBND huyện Hà Trung, của chi bộ và Ban Giám hiệu, thầy Nguyễn Thanh Tùng - Hiệu trưởng Nhà trường đã cùng đội ngũ cán bộ, giáo viên và các em học sinh kiên trì phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, đưa phong trào thi đua dạy tốt - học tốt hòa vào quỹ đạo chung của sự nghiệp giáo dục. Nhiều phong trào thi đua được phát động như: dự giờ, thăm lớp, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm dụng cụ dạy học của cán bộ giáo viên; hay phong trào giành nhiều điểm khá giỏi, lớp tự quản của học sinh; các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, trồng cây, trồng rừng, xây dựng cảnh quan môi trường xanh -sạch - đẹp diễn ra hết sức sôi nổi. Thêm nữa, được sự quan tâm của UBND Tỉnh,Sở Giáo dục - Đào tạo Thanh Hóa, UBND Huyện Hà Trung, ngôi trường đã xây dựng to đẹp và khang trang hơn, được bổ sung thêm nhiều hạng mục mới theo hướng chuẩn quốc gia. Và một sự tất yếu phải đến: danh sách học sinh khá và giỏi của trường ở từng năm tăng lên rõ rệt, nhiều thầy cô giáo của trường được công nhận là giáo viên dạy giỏi.
Ghi nhận sự cố gắng phấn đấu và kết quả đạt được trong giáo dục toàn diện; năm 1999, Trường PTTH Hà Trung đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Tất cả những gì đạt được đó là cơ sở, nền tảng, là gói hành trang cần thiết để trường vững bước tiến vào thiên niên kỷ mới.
Lịch sử là một dòng chảy liên tục, không ngừng. Quá khứ luôn có mặt trong hiện tại, tiếp sức cho hiện tại và tương lai. Suốt những tháng năm qua, trường đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ đều có những đặc điểm riêng trong nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, nhân tài cho quê hương, đất nước.
Thời kỳ 2000 đến 2009, bước vào thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới, với tinh thần tự tin và phấn khởi, với tư thế một đơn vị có bề dày thành tích hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Trương THPT Hà trung phát huy những tiềm năng, lợi thế, ra sức khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng toàn diện. Nhà trường tập trung cao độ cho việc nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp bằng nhiều biện pháp trong đó đặc biệt nhất là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học. Bên cạnh việc trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh, Nhà trường cũng chủ động mở rộng dạy nghề và cấp chứng chỉ nghề cho học sinh.
Một xã hội tốt đẹp phải có những người tốt đẹp, con người là nơi tổng hòa của xã hội. Tôn vinh tập thể không thể không tôn vinh những con người làm rạng danh cho tập thể, xứ sở, quê hương.
Nhiều cá nhân tiêu biểu cho các hoạt động của trường đã nhận được bằng khen của Bộ, tỉnh, của Sở giáo dục, của huyện.
Trong vườn hoa đầy hương sắc ấy, những con người đựoc tôn vinh đầu tiên thuộc về 472 liệt sĩ - họ là hoc sinh trường cấp III Hà Trung lên đường đánh giặc và đã anh dũng hy sinh trên các mặt trận, các chiến trường khác nhau, ở lứa tuổi mười tám đôi mươi họ đã viết nên bản anh hùng ca hay nhất, đẹp nhấtcho mái trường cho quê hương Hà Trung anh hùng.
Trong suốt 50 năm qua Trường PTTH Hà Trung làm nên rực rỡ, để tạo nên chuỗi kỳ tích là máu và nước mắt, là mồ hôi và trí lực, là tâm huyết của bao thế hệ thầy trò và người dân nơi đây, nhọc nhằn phấn đấu, vun đắp cho ngôi trường có được vị thế như ngày hôm nay.
Tháng 3 năm 2008 trường vinh dự được công nhận là trường chuẩn Quốc gia.
Liên tục 2 năm 2007- 2008 và 2008- 2009 được UBND tỉnh Thanh Hóa tặng trường THPT Hà Trung là đơn vị dẫn đầu khối THPT.
Luôn đứng trong tốp đầu của tỉnh về thi học sinh giỏi các môn văn hóa.
3 năm liên tục (2006- 2007, 2007- 2008, 2008- 2009) nằm trong tốp 100 và 200 trường trong toàn quốc có tỉ lệ đỗ Đại học cao.
Được Đảng và nhà nước tặng thưởng Huân Chương lao động hạng Nhất.
Chặng đường 50 năm xuyên hai thế kỷ, vượt bao thử thách khắc nghiệt, các thế hệ thầy và trò trường PTTH Hà Trung đã giành được những thành tựụ xuất sắc, rất đáng trân trọng và tự hào. Thành tựu đó, truyền thống cách mạng vẻ vang đó đã và đang tạo thêm nguồn xung lượng mới để Nhà truờng tiếp tục phấn đấu vươn lên trên con đuờng đổi mới, góp phần cùng toàn ngành giáo dục, toàn Đảng, toàn dân ta tạo nên thế và lực mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngôi trường nửa thế kỷ Hà Trung xứ Thanh ấy thật sự trở thành một huyền thoại sống bởi được viết nên bởi những con người.
Chặng đường 50 năm (1959-2009) xuyên hai thế kỷ, vượt bao thử thách khắc nghiệt, các thế hệ thầy và trò Trường THPT Hà Trung đã giành được những thành tích xuất sắc rất đáng trân trọng và tự hào. Thành tựu đó, truyền thống cách mạng vẻ vang đã và đang tạo thêm nguồn lực mới để nhà trường tiếp tục phấn đấu vươn lên trên con đường đổi mới, góp phần cùng toàn ngành Giáo dục - Đào tạo, toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Chính vì vậy, ngôi trường PTTH Hà Trung sinh ra trên mảnh đất này không phải là ngẫu nhiên mà đó là một quá trình trầm tích lâu dài của lịch sử và văn hóa, của nhiều thế hệ thày, trò và của bao thế hệ người dân Hà Trung gom góp, tạo dựng nên...
Đến nay nửa thế kỷ đã trôi qua, Trường PTTH Hà Trung đã lớn dậy, tự khẳng định mình, là một trong những cánh chim đầu đàn của ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thanh Hóa
Thời kỳ 1959 -1964, trong bối cảnh miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xuất phát từ nhu cầu phát triển văn hóa, nâng cao trình độ học phổ thông của nhân dân ở các tỉnh lúc bấy giờ, tại Thanh Hóa, tháng 9 năm 1959 Trường cấp III Hà Trung đựợc thành lập. Đây là một dấu mốc lịch sử quan trọng mở ra một vùng ánh sáng mới cho cả phía Bắc xứ Thanh.
Ngay khi mới bước vào những tháng năm đầu tiên xây dựng, Trường đã nhận một trọng trách hết sức lớn lao: Trường phải trở thành "trung tâm văn hóa - khoa học - giáo dục" của cả vùng. Với 16 thầy cô giáo, thầy Mai Văn Chới được cử làm Hiệu trưởng. Đây là thời kỳ mà nhà trường chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện nguyên lý giáo dục "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội". Lúc bấy giờ, trong niềm vui phấn khởi với sự kiện này, các cán bộ, giáo viên Nhà trường, cũng không thể dấu nổi những băn khoăn lo lắng, trăn trở trước bộn bề khó khăn, khi cơ sở vật chất của trường còn nghèo nàn, thiếu thốn, quy mô của trường chỉ có 6 phòng học đuợc làm bằng tranh tre nứa lá.
Để khắc phục khó khăn về vât chất và nhanh chóng ổn định tư tưởng, thầy trò Nhà trường, đã hăng hái trong việc xây dựng trường mới. Lòng yêu trường, yêu lớp đã tràn ngập tâm hồn mỗi học sinh. Sau mỗi buổi trên lớp, thầy và trò lại đi kéo những xe bò cát, xe bò luồng, cắt tranh, xin tre để xây những phòng học, phòng thí nghiệm. Nhân dân địa phương nơi trường đặt địa điểm, mặc dù đời sống còn nghèo, thậm chí nhà ở dù chật chội, không đủ giường chiếu, thiếu thốn đủ bề, nhưng người dân Hà Trung đùm bọc thầy và trò, vẫn cưu mang những cô cậu học trò nghèo mà hiếu học. Tình dân lại càng thêm gắn kết khi những học trò của trường len lỏi vào tận các xóm nghèo hẻo lánh, để dạy bình dân học vụ, cùng nhân dân diệt giặc đói, giặc dốt, cùng nhân dân trồng những rừng thông phủ xanh núi trống, đồi trọc...
Bài ca "Trường ca Hà Trung" được ra đời trong hoàn cảnh đầy chất thơ và tình người như vậy đó.
Nhưng, đầu năm 1965, đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn của chiến lược "chiến tranh đặc biệt", giặc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, đồng thời tăng cường và mở rộng chiến tranh phá hoại nhằm đẩy lùi miền Bắc về thời kỳ đồ đá. Chúng không chỉ tập trung đánh phá vào các mục tiêu quân sự, đầu mối giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, công trình thủy lợi, khu đông dân mà còn bắn và ném bon vào bất cứ mục tiệu nào chúng nhìn thấy... Dã man hơn, chúng ném bom cả vào trường học, nhà trẻ, bệnh viện... Địa bàn Hà Trung lúc bấy giờ được ví như chảo lửa khổng lồ ngày đêm bom cày đạn xới. Các địa danh: Đò Lèn,cầu Cừ cầu Tống Giang và bao tên đất tên làng đã đi vào lịch sử. Những cây phượng vĩ của trường cũng bị bom Mỹ vùi nát... Giặc Mỹ đã gây ra tội ác "trời không dung, đất không tha, người người đều căm giận". Giai đoạn này, công đoàn nhà trường đóng vai trò tích cực trong động viên cán bộ, giáo viên và công nhân viên tham gia các phong trào yêu nước, điển hình là phong trào thi đua "4 tốt"(Công tác tốt, học tập tốt, lao đông tốt, đời sống tốt)
Hòa chung với khí thế " tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" và gìn giữ sự bình yên cho làng xóm quê hương, ra sức thi đua "dạy tốt - học tốt" theo chủ trương của Đảng và Bác Hồ. Thầy và trò nhà trường đã cùng các anh bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân, dân công mở đường thông tuyến. Các khối học sinh tham gia cứu thương, tải đạn, vác đá hàn lại mố cầu, đào hầm hào ngụy trang trận địa pháo...
Nhưng dù khó khăn đến đâu cũng cần phải tiếp tục công việc giảng dạy và học tập. Và rồi thầy, trò lại gồng gánh lên đường đi sơ tán về Hà Lai, Hà Vân, Hà Thanh, Hà Thái, Hà tân. Gian khổ, khó khăn gay gắt: thầy, trò phải mang vác vật liệu, bàn ghế, sách vở, thư viện, dụng cụ thí nghiệm thực hành... Tranh thủ ngày đêm đào hào đắp lũy, dựng lán học rải ra trên khắp địa bàn nơi sơ tán cốt để đảm bảo chất lượng học tập và tránh thương vong nếu bị ném bom của giặc Mỹ.
Trong 10 năm nhà trường sơ tán qua 6 địa điểm: Lúc lên phía Tây, khi xuống phía đông. Khó khăn chồng chất khó khăn và hôm nay ngẫm lại thì thấy đó là thời kỳ gian khổ, bi tráng nhất, là thời kỳ đẹp đẽ, có nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất. Các thầy Hiệu truởng: Lê Ngọc Giớm, Nguyễn Bá Thâu, Nguyễn danh Dự là những con chim đầu đàn đã cùng tập thể sư phạm ngày đêm tận tụy bám trường, bám lớp, hết lòng vì học sinh. Các thầy vừa làm việc hết sức mình để nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thầy, trò và nhân dân nơi sơ tán, vừa góp phần tích cực vào các hoạt động của địa phương như làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm, tổ chức biểu diễn văn nghệ phục vụ nhân dân.
Trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, toát lên sự đồng cảm, gắn bó, đùm bọc của nhân dân địa phương đối với thầy và trò nhà trường. Chính sự đóng góp vô tư và lớn lao đó là nguồn lực mạnh mẽ khích lệ tinh thần dạy tốt - học tốt, khổ luyện thành tài ở trong từng con người cốt để cống hiến nhiều nhất cho quê hương đất nước.
Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, núi sông liền một dải. Trường Phổ thông cấp III Hà Trung cũng bước sang trang mới.
Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Danh Dự cùng toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường đã năng động, sáng tạo, nhạy bén tập trung công sức xây dựng cơ sở vật chấtcủa trường: Hàng vạn viên gạch hồng, ngói đỏ đã ra lò do bàn tay thày trò tự làm để xây các lớp học, hội trường, rồi nhà văn phòng, nhà trẻ, nhà tập thể giáo viên; rồi giếng nước,nhà ăn; ao sen, ao cá, đường đi lối lại, khuôn viên nhà trường sạch sẽ, khang trang.
Cảnh quan nhà trường đã thay đổi sâu sắc trên mảnh đất trước đó là cỏ dại và chi chít những hố bom...
Bước vào những năm 80 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và lan rộng trên phạm vi cả nước. Cơ sở vật chất của nhà trường bị xuống cấp. Đời sống nhân dân, trong đó có cán bộ, giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn: lụt lội, mất mùa thường xuyên xảy ra trên địa bàn huỵện. Mùa mưa, học sinh đi lại phải lội nước, bơi thuyền mới vào được lớp. Nỗi gian nan, vất vả được khắc thành thơ:
Hoa trên thuyền vẫn nở người ơi
Bao mùa thi con nước vơi đầy
Tình cô thầy hương thơm tỏa ngát
Để chèo lái con thuyền nhà trường vượt qua những thử thách, khó khăn đó là cả một nghệ thuật và nỗ lực, quyết tâm lớn của tập thể cán bộ, giáo viên, nhất là cán bộ chủ chốt. Đây cũng là sự thử thách với từng con người về phần "Đạo" thanh cao khi cái"Đời" nghiệt ngã đến.
Tháng 12/1986, Đảng CS Việt Nam khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước, và luồng gió mới ấy làm thay đổi các hoạt động của ngành giáo dục cả nước, trong đó có trường cấp III Hà Trung.
Năm 1986 -1987, Trường cấp III Hà Trung đổi tên thành trường PTTH Hà Trung.
Trong thừoi kỳ này, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục không ngừng được bổ sung và nâng cao chất lượng. Đội ngũ giáo viên phát triển đều khắp. Chất lượng dạy và học được nâng lên. Việc cải tiến nội dung và hình thứuc đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm, thực hiện bằng nhiều hình thức, như tăng cường giáo dục tổng hợp, thực hiện tốt việc dạy văn hóa với dạy nghề và hướng nghiệp.
Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, ổn định một bước nền kinh tế, tạo nhiều chuyển biến tích cực, tuy còn chưa vững chắc. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thanh Hóa, Huyện ủy, HĐND,UBND huyện Hà Trung, của chi bộ và Ban Giám hiệu, thầy Nguyễn Thanh Tùng - Hiệu trưởng Nhà trường đã cùng đội ngũ cán bộ, giáo viên và các em học sinh kiên trì phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, đưa phong trào thi đua dạy tốt - học tốt hòa vào quỹ đạo chung của sự nghiệp giáo dục. Nhiều phong trào thi đua được phát động như: dự giờ, thăm lớp, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm dụng cụ dạy học của cán bộ giáo viên; hay phong trào giành nhiều điểm khá giỏi, lớp tự quản của học sinh; các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, trồng cây, trồng rừng, xây dựng cảnh quan môi trường xanh -sạch - đẹp diễn ra hết sức sôi nổi. Thêm nữa, được sự quan tâm của UBND Tỉnh,Sở Giáo dục - Đào tạo Thanh Hóa, UBND Huyện Hà Trung, ngôi trường đã xây dựng to đẹp và khang trang hơn, được bổ sung thêm nhiều hạng mục mới theo hướng chuẩn quốc gia. Và một sự tất yếu phải đến: danh sách học sinh khá và giỏi của trường ở từng năm tăng lên rõ rệt, nhiều thầy cô giáo của trường được công nhận là giáo viên dạy giỏi.
Ghi nhận sự cố gắng phấn đấu và kết quả đạt được trong giáo dục toàn diện; năm 1999, Trường PTTH Hà Trung đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Tất cả những gì đạt được đó là cơ sở, nền tảng, là gói hành trang cần thiết để trường vững bước tiến vào thiên niên kỷ mới.
Lịch sử là một dòng chảy liên tục, không ngừng. Quá khứ luôn có mặt trong hiện tại, tiếp sức cho hiện tại và tương lai. Suốt những tháng năm qua, trường đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ đều có những đặc điểm riêng trong nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, nhân tài cho quê hương, đất nước.
Thời kỳ 2000 đến 2009, bước vào thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới, với tinh thần tự tin và phấn khởi, với tư thế một đơn vị có bề dày thành tích hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Trương THPT Hà trung phát huy những tiềm năng, lợi thế, ra sức khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng toàn diện. Nhà trường tập trung cao độ cho việc nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp bằng nhiều biện pháp trong đó đặc biệt nhất là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học. Bên cạnh việc trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh, Nhà trường cũng chủ động mở rộng dạy nghề và cấp chứng chỉ nghề cho học sinh.
Một xã hội tốt đẹp phải có những người tốt đẹp, con người là nơi tổng hòa của xã hội. Tôn vinh tập thể không thể không tôn vinh những con người làm rạng danh cho tập thể, xứ sở, quê hương.
Nhiều cá nhân tiêu biểu cho các hoạt động của trường đã nhận được bằng khen của Bộ, tỉnh, của Sở giáo dục, của huyện.
Trong vườn hoa đầy hương sắc ấy, những con người đựoc tôn vinh đầu tiên thuộc về 472 liệt sĩ - họ là hoc sinh trường cấp III Hà Trung lên đường đánh giặc và đã anh dũng hy sinh trên các mặt trận, các chiến trường khác nhau, ở lứa tuổi mười tám đôi mươi họ đã viết nên bản anh hùng ca hay nhất, đẹp nhấtcho mái trường cho quê hương Hà Trung anh hùng.
Trong suốt 50 năm qua Trường PTTH Hà Trung làm nên rực rỡ, để tạo nên chuỗi kỳ tích là máu và nước mắt, là mồ hôi và trí lực, là tâm huyết của bao thế hệ thầy trò và người dân nơi đây, nhọc nhằn phấn đấu, vun đắp cho ngôi trường có được vị thế như ngày hôm nay.
Tháng 3 năm 2008 trường vinh dự được công nhận là trường chuẩn Quốc gia.
Liên tục 2 năm 2007- 2008 và 2008- 2009 được UBND tỉnh Thanh Hóa tặng trường THPT Hà Trung là đơn vị dẫn đầu khối THPT.
Luôn đứng trong tốp đầu của tỉnh về thi học sinh giỏi các môn văn hóa.
3 năm liên tục (2006- 2007, 2007- 2008, 2008- 2009) nằm trong tốp 100 và 200 trường trong toàn quốc có tỉ lệ đỗ Đại học cao.
Được Đảng và nhà nước tặng thưởng Huân Chương lao động hạng Nhất.
Chặng đường 50 năm xuyên hai thế kỷ, vượt bao thử thách khắc nghiệt, các thế hệ thầy và trò trường PTTH Hà Trung đã giành được những thành tựụ xuất sắc, rất đáng trân trọng và tự hào. Thành tựu đó, truyền thống cách mạng vẻ vang đó đã và đang tạo thêm nguồn xung lượng mới để Nhà truờng tiếp tục phấn đấu vươn lên trên con đuờng đổi mới, góp phần cùng toàn ngành giáo dục, toàn Đảng, toàn dân ta tạo nên thế và lực mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngôi trường nửa thế kỷ Hà Trung xứ Thanh ấy thật sự trở thành một huyền thoại sống bởi được viết nên bởi những con người.
Chặng đường 50 năm (1959-2009) xuyên hai thế kỷ, vượt bao thử thách khắc nghiệt, các thế hệ thầy và trò Trường THPT Hà Trung đã giành được những thành tích xuất sắc rất đáng trân trọng và tự hào. Thành tựu đó, truyền thống cách mạng vẻ vang đã và đang tạo thêm nguồn lực mới để nhà trường tiếp tục phấn đấu vươn lên trên con đường đổi mới, góp phần cùng toàn ngành Giáo dục - Đào tạo, toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể để lại bình luận ở đây:
|
Đăng thông tin trường học của bạn >> Đố vui >> Đố vui IQ >> Đố vui chưa có đáp án>> IQ chưa có đáp án>> Gửi đố vui của bạn >>
Trường khác:
Giới thiệu trường học của bạn tại đây để mọi người có thể biết đến thông tin trường học của bạn, và kết nối bạn bè, học sinh đã học ngôi trường của bạn: Gửi thông tin trường học của bạn >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!