THPT Nguyễn Thị Minh Khai
7.300 lượt xem
THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Địa chỉ: | Phố Võ Quý Huân - Phường Phúc Diễn - Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội |
---|---|
Cấp học: | Trung học phổ thông |
Loại hình đào tạo: | Chính quy |
Nhóm trường: | Công lập |
Năm thành lập: | |
Website: | |
Email: | c3minhkhai@hanoiedu.vn |
Điện thoại: | (+84)0243.7636952 / (+84)0243.8374466 |
Số fax: | |
Facebook: | |
Hiệu trưởng: | Đoàn Minh Châu |
Đóng góp thông tin mới cho trường học |
Kết nối trường học
Thành viên
Bạn đã từng là học sinh tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Hãy tham gia kết nối, gắn kết bạn bè và theo dõi thông tin ngôi trường mến yêu này nhé!
Hãy tham gia kết nối, gắn kết bạn bè và theo dõi thông tin ngôi trường mến yêu này nhé!
Mùa thu 1965, khi đế quốc Mĩ đang leo thang chiến tranh, bắn phá miền Bắc, đe doạ tới an ninh Thủ đô, song Thành uỷ, UBND thành phố Hà nội vẫn chỉ thị cho Sở Giáo dục thành lập thêm một trường cấp ba mới ở cửa ngõ phía Tây thành phố, với cái tên: trường cấp III Trần Phú (tiền thân của trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai hôm nay), đáp ứng nguyện vọng chính đáng khát khao hiểu biết văn hoá, vươn tới ánh sáng khoa học của nhân dân lao động vùng ngoại thành.
Năm học 2010 - 2011, trường tròn 45 tuổi. Gần nửa thế kỉ phát triển, nhà trường đã trở thành chiếc nôi văn hoá của địa phương, một điểm sáng của Giáo dục - Đào tạo Thủ đô, xứng đáng với niềm tin mà Đảng và nhân dân giao cho. Từ mái trường này đã có hàng vạn học sinh trưởng thành đang góp sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương Từ Liêm và Thủ Đô vì mục tiêu" dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Hàng nghìn học sinh đã tham gia các lực lượng vũ trang, hàng trăm chiến sĩ đã đổ máu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Hơn một vạn học sinh đang là những nông dân, công nhân, cán bộ viên chức cần cù, sáng tạo trong lao động, có trách nhiệm trong cuộc sống.
Hàng trăm học sinh đã trở thành những nhà khoa học, những kĩ sư tài năng, những doanh nhân thành đạt, những bác sĩ tận tâm, những nhà giáo giàu phẩm cách, những nghệ sĩ của công chúng ... Và điều quan trọng hơn các thế hệ thầy và trò chúng ta có quyền tự hào vì từ mái trường thân yêu này đã đào tạo ra lớp lớp học sinh trở thành những con người chân chính, nối tiếp truyền thống yêu nước của địa phương, xây dựng quê hương Từ liêm trở thành đơn vị Anh hùng thời kì đổi mới, và ngày hôm nay đang vươn lên thành đô thị Văn minh giàu đẹp của Thủ đô Hà Nội, thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Thủ đô và Đất nước. Trong xu thế chung ấy, thầy và trò chúng ta cùng ôn lại những chặng đường lịch sử phát triển suốt 45 năm qua.
Ươm mầm sống cho cây đời xanh tốt
Giai đoạn hình thành và những bước đi ban đầu (1965 - 1975)
Trường cấp III Trần Phú khai giảng khoá học đầu tiên (1965 - 1966) tại địa điểm nhờ trường cấp II Phú Diễn. Tên trường gợi các cho thế hệ thanh niên lòng tự hào về mảnh đất quê hương, nơi đây trong chín năm kháng chiến mang mật danh Trần Phú - một "an toàn khu" vững chắc của cán bộ kháng chiến ở cửa ngõ phía Tây Hà Nội. Đây là tổ ấm đầu tiên của 25 cán bộ, giáo viên cùng 300 em học sinh.
Năm học 1967 - 1968, giặc Mĩ mở rộng chiến tranh, bắn phá miền Bắc. Với tinh thần tương thân, tương ái, trường đón nhận thêm nhiều học sinh nội thành về sơ tán để tiếp tục học tập. Cơ sở lớp được tăng cường và phát triển thêm ở thôn Đình Quán, trường tách thành hai đơn vị: Trần Phú A và Trần Phú B. Đến giữa năm 1968, khi giặc Mĩ ngừng ném bom, tên trường Trần Phú B mãi mãi trở thành kỉ niệm đẹp của học sinh nội thành, khi họ trở về trường cũ tiếp tục học tập. Trần Phú A được tiếp nhận một khu đất mới gần quốc lộ 32 (là nơi tọa lạc của trờng THPT Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay) để xây dựng và phát triển lâu dài. Tại đây, bằng sức lao động của thầy và trò, khu hiệu bộ, phòng thí nghiệm và 15 phòng học mọc lên như có phép màu và kịp gióng tiếng trống khai trường đón năm học mới, vui mừng đón nhận cái tên mới - trường cấp 3 Minh Khai - tên người nữ chiến sĩ cộng sản trung kiên Đảng. Cái tên Trần Phú được một mái trường mới thành lập - gần nơi Tổng Bí thư viết Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 - đón nhận.
Giữa những năm 1971 - 1972, khi xâm lược Mĩ mở cuộc chiến tranh bằng không quân lần thứ hai với quy mô ác liệt, đánh phá Hà nội, trường sơ tán về Tây Tựu và Thượng Cát. Thầy và trò lại ra sức củng cố trường lớp, đào hào, đắp lũy để tiếp tục dạy và học. "Tiếng hát át tiếng bom", học sinh vẫn đến trường ngày một đông, không khí thi đua học tập sôi nổi hoà trong tiếng súng chống trả quyết liệt của quân và dân Hà Nội với trận chiến "Điện Biên Phủ trên không" đánh bại cuộc tập kích chiến lược của pháo đài bay B. 52 của đế quốc Mĩ.
Sau hiệp định Pa - ri tháng 1 - 1973, mái trường xưa lại đón đàn con trở về trong không khí tươi vui, hào hùng của ngày chiến thắng. Thầy và trò phấn khởi bắt tay vào củng cố cơ sở vật chất, tiếp tục phong trào thi đua "Hai tốt".
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, 1500 em học sinh của trường đã lên đường tòng quân. Sau chiến tranh, trở về có trên 200 em là thương binh và 80 em là liệt sĩ đã ngã xuống ở khắp các chiến trường miền Nam. Hiện nay, nhiều học sinh của những khoá đầu tiên đã trở thành giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ thuộc nhiều ngành nghề, nhiều người đang giữ những trọng trách quan trọng trong các cơ quan ở Trung ương và địa phương. Sau 1975, nhiều thầy giáo của trường đã tình nguyện đến với đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên để tăng cường cho ngành Giáo dục của những tỉnh này như thầy Phan Sĩ Phiên, thầy Đỗ Văn Đạt, thầy Cao Minh Khanh ...
Trong10 năm đầu, các thế hệ học sinh không bao giờ quên những thầy, cô giáo từng là người có công đóng góp quan trọng cho mái trường này, đó là:
1. Thầy giáo Nguyễn Trọng Quỳ - Hiệu trưởng.
2. Cô Trần Thị Vi; cô Nguyễn Thị Minh; thầy Phan Sĩ Phiên P. Hiệu trưởng
Truyền lối sống thanh cao và giản dị
Giai đoạn ổn định và phát triển (1975 - 1985)
Đại thắng 30 - 4 - 1975, đất nước thống nhất, cả nước bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH. Trường cấp 3 Minh Khai được cấp trên tạo mọi điều kiện về kinh phí để tiếp tục củng cố và phát triển. Những dãy nhà tranh tre nứa, lá đã được thay thế bằng ba dãy nhà cấp bốn với 15 phòng học và các phòng chức năng. Trường thu hút học sinh ngày càng đông trên địa bàn 11 xã phía tây Từ Liêm (Mai Dịch, Cầu Diễn, Mỹ Đình, Mễ Trì, Phú Diễn, Minh Khai, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Tây Tựu, Thượng Cát, Liên Mạc). Phần lớn học sinh của trường là con em nông dân. Vất vả trong cuộc sống lao động, nhưng các em rất cần cù, nỗ lực trong học tập. Vì thế, kết quả đỗ tốt ngiệp của trường khá cao so với mặt bằng của Thành phố, nhiều học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ và được chọn đi học ở nước ngoài. Số học sinh ở giai đoạn này hiện nay rất nhiều người đang là cán bộ cốt cán, chuyên viên cao cấp của nhiều ngành nghề, nhiều đồng chí đang là lãnh đạo chủ chốt của địa phương.
Đội ngũ giáo viên ngày một nâng cao về số lượng và ổn định về chất lượng.Vượt lên mọi khó khăn trong giai đoạn hậu chiến tranh, nhiều thầy cô giáo đã để lại tên tuổi trong nỗi nhớ của nhiều thế hệ học sinh. Đó là thầy Hoàng Lân, nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua vì có nhiều đóng góp về hoạt động ngoại khóa văn học, cô Lê Thị Hòa môn tiếng Nga, thầy giáo Nguyễn Hữu Đôn môn Vật lí - là Giáo viên giỏi, sau là Giám đốc Trung tâm Kĩ thuật số 2 của Sở Giáo dục và Đào tạo, thầy Nguyễn Trọng Mạc thư kí hội đồng, thầy Nguyễn Đồng Hùng, thầy Nguyễn Vinh Cường Bí thư đoàn trường, thầy Trần Mão công tác công đoàn ... cùng các thầy cô giáo vừa dạy học giỏi vừa làm tốt công tác chủ nhiệm như cô Đào Mĩ Thọ, cô Bùi Minh Hà, cô Nguyễn Vinh Quy, thầy Phan Kế Trần, thầy Nguyễn Dũng Trí, thầy Hoàng Cường, cô Nguyễn Thị Ty, cô Đỗ Thị Tuyết. Nhiều đồng chí được công nhận là quản lí giỏi, có thầy giáo trở thành Nhà giáo ưu tú, nhiều thầy cô giáo là Chiến sĩ thi đua, lao động giỏi, chủ nhiệm giỏi nhiều năm của ngành, của trường. Đó là những bông hoa đẹp của phong trào thi đua dạy tốt
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo thời kì này là các thầy giáo, cô giáo:
1. Thầy giáo Đoàn Văn Cầu - Hiệu trưởng(1977 - 1978)
2. Thầy giáo Nguyễn Văn Cừ - Hiệu trưởng (1979 - 1980).
3. Thầy giáo Nguyễn Khắc Duyến - Hiệu trưởng(1980 - 1992).
4. Cô giáo Nguyễn Thanh Hà - P. Hiệu trưởng (1977 - 1978).
5. Cô Phạm Lệ Quỳnh, Thầy Doãn Long - P. Hiệu trưởng (1979 - 1991).
6. Thầy Trần Mão, thầy Nguyễn Khắc Đệ - Chủ tịch công đoàn.
Truyền niềm tin trên đường đời gian khó
Giai đoạn đổi mới (1985 - 1995)
Cùng với giáo dục Thủ đô, trường PTTH Minh Khai chuyển sang giai đoạn quan trọng: thời kì thực hiện đường lối đổi mới của Đảng với mục tiêu "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Thủ đô và đất nước. Trường đã được kiên cố hóa bằng khối nhà hai tầng khang trang, sân trường được bê tông hóa và rợp bóng cây xanh, có nhà thể chất, nhà để xe, sân bóng, có tường cao bảo vệ, với 38 lớp, học sinh tăng lên đến gần 1700 em, CBGV cũng tăng lên trên 65 đồng chí.
Về chất lượng dạy, mặc dù học sinh của trường phần lớn là con em nhân dân địa phương, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, văn hoá xã hội trong giai đoạn đổi mới có nhiều biến động, tệ nạn xã hội bắt đầu phát triển, tuy nhiên với sự lãnh đạo sâu sát của Ban Giám hiệu, của Chi bộ Đảng, với ý thức trách nhiệm của các thầy cô giáo, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao. Hàng năm, số học sinh giỏi ngày càng tăng, trường luôn đứng trong tốp các trường dẫn đầu về thi học sinh giỏi khối ngoại thành. Số học sinh tốt nghiệp hàng năm đạt từ 93% đến 97%. Số học sinh thi đỗ vào ĐH từ 15% đến 25%. Các hoạt động Văn hóa, văn nghệ của trường có tiếng vang trong thành phố Hà Nội với nhiều huy chương vàng, huy chương bạc, huy chương đồng trong các cuộc thi giọng hát hay, hội diễn đại đồng ca ... , phong trào TDTT cũng phát triển mạnh mẽ. Công tác hướng nghiệp cũng được chú ý, trường có vườn, ruộng, ao, lò gạch, các xưởng thêu, đan ... vừa để học sinh thực hành, vừa tăng kinh phí phục vụ cho dạy và học. Đầu những năm 90, trường đổi mới công tác hướng nghiệp như: xây dựng phòng vi tính, kết hợp với trung tâm GDKTTH số 5 để giúp các em học nghề và lao động hướng nghiệp. Thiếu đồ dùng dạy học, thầy và trò tự sáng tạo. Trong các cuộc thi làm đồ dùng dạy học do Sở Giáo dục Hà Nội tổ chức, sản phẩm của một số thầy cô và các em học sinh đã giành được nhiều giải cao.
Bên cạnh đó, công tác Công đoàn, Đoàn thanh niên cũng đã khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức mình trong nhà trường, nhiều năm các đoàn thể này được công nhận là đơn vị có phong trào thi đua hàng đầu của ngành giáo dục Thủ đô. Trường liên tục được công nhận là trường Tiên tiến của ngành Giáo dục Thủ đô.
Ban Giám hiệu, tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên bao gồm:
1. Thầy giáo Nguyễn Khắc Duyến - Hiệu trưởng đến 1992;
2. Thầy Doãn Long, Cô Phạm Thị Lệ Quỳnh - P. Hiệu trưởng đến 1991
3. Thầy giáo Nguyễn Khắc Đệ - P. Hiệu trưởng (1986 - 1989)
4. Thầy giáo Bùi Đình Đạt - Hiệu trưởng (1993 - 1999).
5. Thầy Hoàng Cơ Chính; Cô Nguyễn Thị Trà - P. Hiệu trưởng
6. Cô giáo Nguyễn Thị Sâm - Chủ tịch công đoàn.
7. Cô Bùi Thị Tỵ, Thầy Hoàng Cơ Chính, Cô Nguyễn Thị Trà
8. Cô Đoàn Quế Lâm, Thầy Đỗ Văn Nam
9. Cô Nguyễn Thị Thu Nga là Chủ tịch Công đoàn
10. Cô Nguyễn Thị Thúy Hằng; Thầy Kiều Văn Thực là cố vấn Đoàn TN
Truyền nhiệt huyết bền bỉ theo thời gian
Phát triển và và trưởng thành (1995 - 2005)
Phát huy truyền thống 30 năm xây dựng và trưởng thành, thập niên 1995 - 2005 là thời kỳ thuận lợi và ổn định nhất của nhà trường. Hoà chung trong sự ổn định và phát triển mạnh mẽ của Hà nội nói chung, huyện Từ Liêm nói riêng, thầy và trò nhà trường đã chủ động sáng tạo nắm bắt vận hội mới, xây dựng phát triển vị thế nhà trường lên một tầm cao mới.
Mười năm liên tục, trường đạt danh hiệu trường Tiên tiến và Tiên tiến xuất sắc của Thủ đô, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, Ban thi đua khen thưởng TW tặng huân chương Lao động hạng Ba (năm 2005).
Chi bộ Đảng 10 năm liền đạt danh hiệu chi bộ Đảng trong sạch, vững mạnh, số Đảng viên liên tục tăng mặc dù số nghỉ hưu và chuyển đi hơn 10đ/c
Công đoàn nhà trường đã góp phần xây dựng tập thể trở thành "tổ ấm thứ hai" của tất cả công đoàn viên. Với những thành tích đã đạt được, công đoàn đã được Tổng liên đoàn LĐVN, Liên đoàn LĐ Hà Nội tặng cờ thi đua xuất sắc. Hạt nhân của tổ chức này là cô Nguyễn Thị Sâm, Cô Đoàn Quế Lâm, cô Nguyễn Vinh Qui, cô Nguyễn Thị Ngọ, đ/c Nguyễn Xuân Cầu.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trường tiếp tục khởi sắc với nội dung hoạt động đổi mới, đa dạng, hình thức phong phú. Nhiều đoàn viên được TW Đoàn tặng bằng khen, nhiều nữ sinh được TW Hội phụ nữ Việt Nam, Thành Đoàn Hà Nội, tặng danh hiệu "Nữ sinh tài năng, duyên dáng", danh hiệu Lí Tự Trọng ... . Đoàn trường được TW Đoàn, Thành đoàn Hà Nội tặng nhiều bằng khen. Đó là một phần lớn công sức đóng góp của các đồng chí cố vấn gương mẫu tận tuỵ, trẻ trung như cô Vũ Thị Phương Anh, thầy Đoàn Minh Châu, cô Nguyễn Phương Liên
Ban Giám hiệu nhà trường là một tập thể đoàn kết, năng động và tâm huyết. Đó là các thầy giáo, cô giáo:
1. Thầy giáo Bùi Đình Đạt - Hiệu trưởng (1993 - 1999).
2. Thầy Hoàng Cơ Chính - P. Hiệu trưởng (1993 - 1999) Hiệu trưởng (2000 - 2004)
3. Cô giáo Nguyễn Thị Trà - P. Hiệu trưởng (1994 - 2008).
4. Cô giáo Vũ Thị Phương Anh - P. Hiệu trưởng (1999 - 2004) và được đề bạt làm Hiệu trưởng từ 2004 đến nay.
5. Thầy Đoàn Minh Châu - P. Hiệu trưởng (từ 2004 đến nay).
6. Hiệu trưởng: Thầy Đoàn Minh Châu (2017 - Nay)
Giai đoạn này, Ban giám hiệu luôn có sự thay đổi và được bổ sung từ đội ngũ các thầy cô giáo trẻ. Tuy còn ít kinh nghiệm trong công tác quản lí, song với lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và ý thức học hỏi, cùng truyền thống đoàn kết gắn bó trong Hội đồng giáo dục, các đồng chí đã vững vàng lãnh đạo và đưa nhà trường phát triển lên một tầm cao mới.
Phong trào thi đua Dạy tốt tiếp tục được duy trì. Chất lượng đội ngũ CBGV của nhà trường được nâng cao. Nhiều tấm gương tốt tiếp tục được khẳng định: Thầy Bùi Đình Đạt được tặng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ; thầy Phan Kế Trần được tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, cô Nguyễn Thị Sâm, cô Đoàn Thị Thông, cô Vũ Thị Luận, cô Nguyễn Thu Hà, cô Nguyễn Vinh Qui, cô Nguyễn Thị Vân, cô Bùi Thị Tỵ ... nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Giáo viên giỏi, Chủ nhiệm giỏi cấp Thành phố; nhiều thầy cô giáo tuy chưa đạt danh hiệu thi đua cao, nhưng sự cống hiến âm thầm lặng lẽ của các thầy cô đã hoá thân vào sự trưởng thành của các thế hệ học trò, góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng của nhà trường. Theo gương thế hệ trước, đội ngũ giáo viên trẻ cũng không ngừng vươn lên, từng bước khẳng định vai trò và chỗ đứng của mình trong Hội đồng giáo dục. Thầy giáo Hoàng Cơ Chính Hiệu trưởng, cô giáo Nguyễn Thị Trà phó Hiệu trưởng nhiều năm là Chiến sĩ thi đua cấp ngành. Nhiều thầy cô đạt được các danh hiệu cao của ngành, được anh em đồng nghiệp tin yêu quí mến như cô Đoàn Quế Lâm, cô Nguyễn Thị Ngọ, cô Nguyễn Minh Phương, cô Nguyễn Hoà Nhã, cô Lê Hồng Hoa, cô Hà Thị Hoà, cô Nguyễn Phương Liên v. v. Không dừng lại ở những thành tích giảng dạy, đội ngũ giáo viên trẻ tích cực nâng cao trình độ. Những giáo viên có trình độ Thạc sỹ ngày một tăng (trong 5 năm tăng từ 3đ/c lên đến 10đ/c Thạc sỹ và 5 đ/c đang học cao học ... Một điểm nhấn khác nữa đối với đội ngũ CBGV trong giai đoạn này là mạnh dạn đổi mới cải tiến phương pháp làm việc, áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin để phục vụ quản lí và giảng dạy. Đi tiên phong trong phong trào học tập ứng dụng CNTT là thầy Phùng Thanh Quang, đ/c Nguyễn Xuân Cầu, cô Lê Minh Hải, cô Hà Thị Hoà và phong trào đã lan toả, phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trong đội ngũ CBGV.
Thầy dạy tốt, trò cũng thi đua học tập, rèn luyện tốt. Từ 1995 đến 2005 tỷ lệ HSG toàn diện tăng từ 3à 8%, HSTT tăng từ 30 à 50%, vượt chỉ tiêu thành phố giao. Số học sinh đạt giải HSG bộ môn cấp thành phố hàng năm tăng dần từ 8 đến 26 giải/ năm. Đặc biệt, từ năm 2001 - 2005, trường đã có học sinh đạt giải HSG Quốc gia và được tuyển thẳng vào các trường Đại học như em Trần Thị Nhung, em Nguyễn Kim Dung ... Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ cũng tăng từ 25% đến 35%. .
Bên cạnh đó, các mặt hoạt động khác cũng đạt được kết quả đáng khích lệ. Trường luôn đạt danh hiệu đơn vị Tiên tiến xuất sắc về TDTT của Thành phố. Hoạt động phong trào, sinh hoạt tập thể, giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức đã thực sự khởi sắc và thu được kết quả đáng mừng. Cô giáo P. Hiệu trưởng Nguyễn Thị Trà và các thầy cô giáo chủ nhiệm đã tận tâm, tận lực với việc chăm lo giáo dục thế hệ trẻ. Nhiều học sinh có những hoàn cảnh hoặc cá tính đặc biệt đã trưởng thành và không bao giờ quên tình cảm cũng như công sức của thầy cô đã dành cho.
Hệ thống phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc của thầy cô giáo tiếp tục được trang bị mới, đủ điều kiện phục vụ nhiệm vụ chính trị của trường. Hệ thống máy phục vụ cho việc phát triển CNTT được quan tâm đầu tư và bước đầu phát huy hiệu quả.
Truyền vốn sống cho tương lai bừng sáng
Phát huy truyền thống nối tiếp thành công, vươn lên
thành trường chất lựợng cao của Giáo dục - Đào tạo Thủ đô
Trong lịch sử 45 năm xây dựng phát triển của nhà trường, giai đoạn 2005 - 2010 là giai đoạn có nhiều thời cơ nhưng cũng nhiều thử thách. Những quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã trao cơ hội vàng cho giáo dục vươn lên. Để nắm bắt được thời cơ đòi hỏi phải vượt qua thách thức lớn, đó là phải xây dựng đội ngũ thầy cô giáo và CBQL có đủ đức, đủ tài, có khả năng thích ứng cao với sự phát triển năng động của xã hội, đồng thời phải thực hiện đồng bộ đổi mới quản lí, đổi mới dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Chỉ thị 40 - CT/TƯ của Ban bí thư và Chỉ thị 35 CT/TU của Thành uỷ Hà Nội về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là một giải pháp quan trọng. Trong giai đoạn này sở GD - ĐT Hà Nội đã chú trọng và đặc biệt quan tâm triển khai sâu rộng phong trào "Xây dựng nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch", cuộc vận động "Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm", cuộc vận động "Hai không", cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo" và cuộc vận động xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ về mọi mặt. Hưởng ứng những cuộc vận động này, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai đã chủ động sáng tạo đưa những nội dung ấy vào mọi mặt hoạt động trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục toàn diện. Chất lượng đã thực sự trở thành thước đo danh dự của thầy và trò nhà trường. Đó là những thành tích:
Năm năm liền trường đạt danh hiệu trường TTXS, được tặng cờ thi đua xuất sắc của Thành phố, được Nhà nước tặng huân chương Lao động hạng Hai (năm 2010).
Chi bộ Đảng liên tục đạt danh hiệu chi bộ Đảng trong sạch, vững mạnh. Đơn vị đã kết nạp mới 12 Đảng viên trẻ và chuẩn bị kết nạp 4 đ/c trong năm 2010
Công đoàn đã góp phần xây dựng nhà trường thành một tập thể đoàn kết vững mạnh, xây dựng đội ngũ có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn, có thần cộng tác và thiện chí tốt. Với những thành tích đã đạt được, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tặng cờ thi đua xuất sắc. Hạt nhân của tổ chức này là thầy Đỗ Văn Nam, các cô Lê Thu Hằng, Trần Thu Hường, Nguyễn Minh Hoa, Lê Thị Đào.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực sự khởi sắc với nội dung hoạt động đổi mới, đa dạng, hình thức phong phú. Công tác giáo dục đạo đức cho Đoàn viên TN có những chuyển biến sâu sắc về chất, hoạt động VH - VN - TDTT đã thực sự tạo một sân chơi bổ ích, hấp dẫn ... đồng thời khai thác và bồi dưỡng được nhiều tài năng về VN - TDTT ... Đoàn trường được TW Đoàn, Thành đoàn Hà Nội liên tục tặng cờ thi đua xuất sắc. Có được những thành tích ấy phải kể đến công sức của các đ/c cố vấn Đoàn tận tuỵ, tài năng như: thầy Đinh Đức Chính, cô Trần Thị Thu Hường. Các thầy cô đã vinh dự nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn.
Ban Giám hiệu nhà trường là một tập thể đoàn kết, năng động và có ý thức đổi mới cao, là động lực đưa vị thế nhà trường phát triển lên một tầm cao mới. Đó là những thầy giáo, cô giáo:
1. Cô giáo Nguyễn Thị Trà - P. Hiệu trưởng (1994 đến 2008).
2. Cô giáo Vũ Thị Phương Anh - P. Hiệu trưởng (1999 - 2004) và được đề bạt làm Hiệu trưởng từ 2004 đến nay.
3. Thầy Đoàn Minh Châu - P. Hiệu trưởng (từ 2004 đến nay)
4. Cô giáo Nguyễn Phương Liên - P. Hiệu trưởng (2007 đến nay).
Chất lượng đội ngũ CBGV được nâng lên, đáp ứng nhiệm vụ đổi mới và sự phát triển lâu dài của nhà trường. Trong 5 năm có trên 30 thầy cô giáo sau nhiều năm gắn bó với giáo dục, đã có nhiều công sức xây dựng nên truyền thống và chất lượng của nhà trường lần lượt nghỉ hưu theo chế độ, toàn bộ lực lượng trụ cột chuyên môn, trụ cột của các tổ chức đoàn thể, trụ cột trong BGH được chuyển giao thế hệ. Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu xác định đây là giai đoạn thử thách lớn nhưng cũng là thời cơ để đổi mới và phát triển. Biết nắm bắt thời cơ và vượt qua thử thách là bí quyết của thành công. Gần 50 thầy cô giáo mới được tuyển dụng đã nhanh chóng thích ứng với nhiệm vụ. Tuy chưa trở thành những trụ cột xuất sắc như thế hệ đi trước, nhưng các thầy cô đã biết hợp tác để quy tụ sức mạnh, trở thành một tập thể tài năng và thổi một luồng gió đổi mới vào mọi hoạt động của nhà trường. Có được thành công này phải kể đến tinh thần trách nhiệm cao, sự làm việc công tâm trong sáng, chọn đúng người, đúng việc của các thầy, cô giáo lớp trước: cô Vũ Thị Phương Anh - Hiệu trưởng nhà trường, cô giáo Nguyễn Minh Phương - tổ trưởng tổ Toán, thầy giáo Trần Đình Lương tổ trưởng tổ Vật lí - Công nghiệp, Cô giáo Nguyễn Thị Ngọ tổ trưởng tổ Hoá - Sinh, cô giáo Hà Thị Hoà - tổ trưởng tổ Ngữ văn, cô giáo Lê Hồng Hoa - tổ trưởng tổ Xã hội, cô giáo Nguyễn Hoà Nhã - tổ trưởng tổ Ngoại ngữ - TD. Theo gương thế hệ trước, đội ngũ giáo viên trẻ mới được bổ nhiệm (mà hầu hết mới được tuyển dụng) cũng không ngừng vươn lên, từng bước khẳng định vai trò và chỗ đứng của mình trong Hội đồng Giáo dục. Đó là cô giáo Nguyễn Phương Liên - phó Hiệu trưởng, thầy giáo Đỗ Văn Nam - Chủ tịch công đoàn, thầy giáo Đinh Đức Chính - cố vấn Đoàn, cô giáo Vũ Việt Nga - tổ trưởng tổ Toán, thầy giáo Nguyễn Ngọc Chung - tổ trưởng tổ Hành chính. Các thầy cô được anh em đồng nghiệp tin yêu quí mến, để lại nhiều tình cảm tốt đẹp trong học sinh ngày hôm nay. Cũng trong thời gian này, số giáo viên có trình độ Thạc sỹ ngày một tăng (trong 5 năm tăng từ 10đ/c lên đến 25 đ/c và có 9đ/c đang học cao học, 1 đ/c đang chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sĩ)
Thầy dạy tốt, trò cũng thi đua học tập, rèn luyện tốt. Từ 2005 đến 2010 tỷ lệ HSG toàn diện tăng từ 8% à 14%, HSTT tăng từ 50% à 64%. Số học sinh đạt giải HSG bộ môn cấp thành phố hàng năm tăng dần từ 8 à 14 giải/ năm. Học sinh thi đỗ tốt nghiệp đạt 100% vượt chỉ tiêu thành phố giao. Đặc biệt 2005 - 2010 tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ tăng từ 35% à 90%. Theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo, hàng năm trường ta luôn được xếp trong top 200 trường có kết quả thi đỗ Đại học hàng đầu cả nước. Đặc biệt, trong 5 năm qua, từ vị trí 178/200, trường ta đã vươn lên ở vị trí 85/200, trong đó có thủ khoa và nhiều em đạt kết quả thi Đại học từ 27 điểm trở lên. Đây là những kết quả rất đáng tự hào và cần tiếp tục "Phát huy truyền thống, nối tiếp thành công"trong những năm tới.
Để có điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học, khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất của nhà trường phải kể đến vai trò của tổ Hành chính, một tổ với 8 đ/c phải chịu trách nhiệm 15 nội dung công việc phục vụ, hỗ trợ cho mọi mặt hoạt động của trường. Bên cạnh đ/c tổ trưởng Nguyễn Xuân Cầu (sau này là thầy Nguyễn Ngọc Chung) là sự nhiệt tình và giỏi nghiệp vụ của các đ/c: Mai Hải Hường (văn thư), đ/c Nguyễn Văn Đoàn và Nguyễn Ngọc Lợi (bảo vệ), đ/c Nguyễn Thị Hà (thí nghiệm), đ/c Lê Hương Giang (thư viện). Bên cạnh đó là các cán bộ trẻ mới tuyển dụng và hợp đồng, nhưng anh chị em cũng mau chóng thích nghi và đáp ứng tốt chức năng nhiệm vụ. Đặc biệt lực lượng giáo viên Tin học mới tuyển không chỉ đảm nhiệm tốt nhiệm vụ dạy học, mà còn đưa ứng dụng CNTT vào mọi mặt hoạt động, hỗ trợ đắc lực cho đổi mới quản lí và đổi mới dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Sau 45 năm xây dựng và trưởng thành, từ một mái trường nhỏ ở một vùng ngoại ô thành phố, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai đã vươn lên thành một đơn vị TTXS, một điểm sáng của Giáo dục - Đào tạo Thủ Đô và cả nước, là địa chỉ thân quen và tin yêu của học sinh và cha mẹ học sinh trên địa bàn Từ Liêm và Thành phố Hà Nội, xứng đáng với vai trò khai sáng trên mặt trận Giáo dục.
"Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp", sự trưởng thành các thế hệ thày và trò sau 45 năm đã kết thành những đài hoa đẹp nhất để kỉ niệm 45 năm thành lập trường, như lời bài hát truyền thống của nhà trường vẫn vang vọng:
...Trường em như chiếc nôi
Ru ta hướng sao trời
Lời cha ông vọng về
Tiên học lễ, hậu học văn
Reo những mần tươi xanh
Mênh mông bao ước mơ
Đất nước đang mong chờ
Hoa học trò khoe sắc khoe hương
Cắp sách tới trường
Trường Minh Khai của em
Mang tên người cộng sản
Một bông hoa đỏ thắm ngàn năm
Sáng mãi trong tâm hồn
Ơn thầy cô gắng sức học chăm
Kìa chim hót ban mai
Tiếng trống trường thôi thúc
Cùng cặp sách trên vai
Em hướng về tương lai.
Bốn mươi lăm năm đã trôi qua, khép lại một giai đoạn có ý nghĩa lịch sử trên chặng đường xây dựng và phát triển, với phương châm "Phát huy truyền thống, nối tiếp thành công", thầy và trò của trường sẽ tiếp tục mở ra một thời kì phát triển mới cho chất lượng dạy và học với mong muốn:
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai - tên gọi thân thương với mỗi chúng ta - sẽ mãi mãi là người khai sáng!
Năm học 2010 - 2011, trường tròn 45 tuổi. Gần nửa thế kỉ phát triển, nhà trường đã trở thành chiếc nôi văn hoá của địa phương, một điểm sáng của Giáo dục - Đào tạo Thủ đô, xứng đáng với niềm tin mà Đảng và nhân dân giao cho. Từ mái trường này đã có hàng vạn học sinh trưởng thành đang góp sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương Từ Liêm và Thủ Đô vì mục tiêu" dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Hàng nghìn học sinh đã tham gia các lực lượng vũ trang, hàng trăm chiến sĩ đã đổ máu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Hơn một vạn học sinh đang là những nông dân, công nhân, cán bộ viên chức cần cù, sáng tạo trong lao động, có trách nhiệm trong cuộc sống.
Hàng trăm học sinh đã trở thành những nhà khoa học, những kĩ sư tài năng, những doanh nhân thành đạt, những bác sĩ tận tâm, những nhà giáo giàu phẩm cách, những nghệ sĩ của công chúng ... Và điều quan trọng hơn các thế hệ thầy và trò chúng ta có quyền tự hào vì từ mái trường thân yêu này đã đào tạo ra lớp lớp học sinh trở thành những con người chân chính, nối tiếp truyền thống yêu nước của địa phương, xây dựng quê hương Từ liêm trở thành đơn vị Anh hùng thời kì đổi mới, và ngày hôm nay đang vươn lên thành đô thị Văn minh giàu đẹp của Thủ đô Hà Nội, thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Thủ đô và Đất nước. Trong xu thế chung ấy, thầy và trò chúng ta cùng ôn lại những chặng đường lịch sử phát triển suốt 45 năm qua.
Ươm mầm sống cho cây đời xanh tốt
Giai đoạn hình thành và những bước đi ban đầu (1965 - 1975)
Trường cấp III Trần Phú khai giảng khoá học đầu tiên (1965 - 1966) tại địa điểm nhờ trường cấp II Phú Diễn. Tên trường gợi các cho thế hệ thanh niên lòng tự hào về mảnh đất quê hương, nơi đây trong chín năm kháng chiến mang mật danh Trần Phú - một "an toàn khu" vững chắc của cán bộ kháng chiến ở cửa ngõ phía Tây Hà Nội. Đây là tổ ấm đầu tiên của 25 cán bộ, giáo viên cùng 300 em học sinh.
Năm học 1967 - 1968, giặc Mĩ mở rộng chiến tranh, bắn phá miền Bắc. Với tinh thần tương thân, tương ái, trường đón nhận thêm nhiều học sinh nội thành về sơ tán để tiếp tục học tập. Cơ sở lớp được tăng cường và phát triển thêm ở thôn Đình Quán, trường tách thành hai đơn vị: Trần Phú A và Trần Phú B. Đến giữa năm 1968, khi giặc Mĩ ngừng ném bom, tên trường Trần Phú B mãi mãi trở thành kỉ niệm đẹp của học sinh nội thành, khi họ trở về trường cũ tiếp tục học tập. Trần Phú A được tiếp nhận một khu đất mới gần quốc lộ 32 (là nơi tọa lạc của trờng THPT Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay) để xây dựng và phát triển lâu dài. Tại đây, bằng sức lao động của thầy và trò, khu hiệu bộ, phòng thí nghiệm và 15 phòng học mọc lên như có phép màu và kịp gióng tiếng trống khai trường đón năm học mới, vui mừng đón nhận cái tên mới - trường cấp 3 Minh Khai - tên người nữ chiến sĩ cộng sản trung kiên Đảng. Cái tên Trần Phú được một mái trường mới thành lập - gần nơi Tổng Bí thư viết Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 - đón nhận.
Giữa những năm 1971 - 1972, khi xâm lược Mĩ mở cuộc chiến tranh bằng không quân lần thứ hai với quy mô ác liệt, đánh phá Hà nội, trường sơ tán về Tây Tựu và Thượng Cát. Thầy và trò lại ra sức củng cố trường lớp, đào hào, đắp lũy để tiếp tục dạy và học. "Tiếng hát át tiếng bom", học sinh vẫn đến trường ngày một đông, không khí thi đua học tập sôi nổi hoà trong tiếng súng chống trả quyết liệt của quân và dân Hà Nội với trận chiến "Điện Biên Phủ trên không" đánh bại cuộc tập kích chiến lược của pháo đài bay B. 52 của đế quốc Mĩ.
Sau hiệp định Pa - ri tháng 1 - 1973, mái trường xưa lại đón đàn con trở về trong không khí tươi vui, hào hùng của ngày chiến thắng. Thầy và trò phấn khởi bắt tay vào củng cố cơ sở vật chất, tiếp tục phong trào thi đua "Hai tốt".
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, 1500 em học sinh của trường đã lên đường tòng quân. Sau chiến tranh, trở về có trên 200 em là thương binh và 80 em là liệt sĩ đã ngã xuống ở khắp các chiến trường miền Nam. Hiện nay, nhiều học sinh của những khoá đầu tiên đã trở thành giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ thuộc nhiều ngành nghề, nhiều người đang giữ những trọng trách quan trọng trong các cơ quan ở Trung ương và địa phương. Sau 1975, nhiều thầy giáo của trường đã tình nguyện đến với đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên để tăng cường cho ngành Giáo dục của những tỉnh này như thầy Phan Sĩ Phiên, thầy Đỗ Văn Đạt, thầy Cao Minh Khanh ...
Trong10 năm đầu, các thế hệ học sinh không bao giờ quên những thầy, cô giáo từng là người có công đóng góp quan trọng cho mái trường này, đó là:
1. Thầy giáo Nguyễn Trọng Quỳ - Hiệu trưởng.
2. Cô Trần Thị Vi; cô Nguyễn Thị Minh; thầy Phan Sĩ Phiên P. Hiệu trưởng
Truyền lối sống thanh cao và giản dị
Giai đoạn ổn định và phát triển (1975 - 1985)
Đại thắng 30 - 4 - 1975, đất nước thống nhất, cả nước bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH. Trường cấp 3 Minh Khai được cấp trên tạo mọi điều kiện về kinh phí để tiếp tục củng cố và phát triển. Những dãy nhà tranh tre nứa, lá đã được thay thế bằng ba dãy nhà cấp bốn với 15 phòng học và các phòng chức năng. Trường thu hút học sinh ngày càng đông trên địa bàn 11 xã phía tây Từ Liêm (Mai Dịch, Cầu Diễn, Mỹ Đình, Mễ Trì, Phú Diễn, Minh Khai, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Tây Tựu, Thượng Cát, Liên Mạc). Phần lớn học sinh của trường là con em nông dân. Vất vả trong cuộc sống lao động, nhưng các em rất cần cù, nỗ lực trong học tập. Vì thế, kết quả đỗ tốt ngiệp của trường khá cao so với mặt bằng của Thành phố, nhiều học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ và được chọn đi học ở nước ngoài. Số học sinh ở giai đoạn này hiện nay rất nhiều người đang là cán bộ cốt cán, chuyên viên cao cấp của nhiều ngành nghề, nhiều đồng chí đang là lãnh đạo chủ chốt của địa phương.
Đội ngũ giáo viên ngày một nâng cao về số lượng và ổn định về chất lượng.Vượt lên mọi khó khăn trong giai đoạn hậu chiến tranh, nhiều thầy cô giáo đã để lại tên tuổi trong nỗi nhớ của nhiều thế hệ học sinh. Đó là thầy Hoàng Lân, nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua vì có nhiều đóng góp về hoạt động ngoại khóa văn học, cô Lê Thị Hòa môn tiếng Nga, thầy giáo Nguyễn Hữu Đôn môn Vật lí - là Giáo viên giỏi, sau là Giám đốc Trung tâm Kĩ thuật số 2 của Sở Giáo dục và Đào tạo, thầy Nguyễn Trọng Mạc thư kí hội đồng, thầy Nguyễn Đồng Hùng, thầy Nguyễn Vinh Cường Bí thư đoàn trường, thầy Trần Mão công tác công đoàn ... cùng các thầy cô giáo vừa dạy học giỏi vừa làm tốt công tác chủ nhiệm như cô Đào Mĩ Thọ, cô Bùi Minh Hà, cô Nguyễn Vinh Quy, thầy Phan Kế Trần, thầy Nguyễn Dũng Trí, thầy Hoàng Cường, cô Nguyễn Thị Ty, cô Đỗ Thị Tuyết. Nhiều đồng chí được công nhận là quản lí giỏi, có thầy giáo trở thành Nhà giáo ưu tú, nhiều thầy cô giáo là Chiến sĩ thi đua, lao động giỏi, chủ nhiệm giỏi nhiều năm của ngành, của trường. Đó là những bông hoa đẹp của phong trào thi đua dạy tốt
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo thời kì này là các thầy giáo, cô giáo:
1. Thầy giáo Đoàn Văn Cầu - Hiệu trưởng(1977 - 1978)
2. Thầy giáo Nguyễn Văn Cừ - Hiệu trưởng (1979 - 1980).
3. Thầy giáo Nguyễn Khắc Duyến - Hiệu trưởng(1980 - 1992).
4. Cô giáo Nguyễn Thanh Hà - P. Hiệu trưởng (1977 - 1978).
5. Cô Phạm Lệ Quỳnh, Thầy Doãn Long - P. Hiệu trưởng (1979 - 1991).
6. Thầy Trần Mão, thầy Nguyễn Khắc Đệ - Chủ tịch công đoàn.
Truyền niềm tin trên đường đời gian khó
Giai đoạn đổi mới (1985 - 1995)
Cùng với giáo dục Thủ đô, trường PTTH Minh Khai chuyển sang giai đoạn quan trọng: thời kì thực hiện đường lối đổi mới của Đảng với mục tiêu "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Thủ đô và đất nước. Trường đã được kiên cố hóa bằng khối nhà hai tầng khang trang, sân trường được bê tông hóa và rợp bóng cây xanh, có nhà thể chất, nhà để xe, sân bóng, có tường cao bảo vệ, với 38 lớp, học sinh tăng lên đến gần 1700 em, CBGV cũng tăng lên trên 65 đồng chí.
Về chất lượng dạy, mặc dù học sinh của trường phần lớn là con em nhân dân địa phương, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, văn hoá xã hội trong giai đoạn đổi mới có nhiều biến động, tệ nạn xã hội bắt đầu phát triển, tuy nhiên với sự lãnh đạo sâu sát của Ban Giám hiệu, của Chi bộ Đảng, với ý thức trách nhiệm của các thầy cô giáo, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao. Hàng năm, số học sinh giỏi ngày càng tăng, trường luôn đứng trong tốp các trường dẫn đầu về thi học sinh giỏi khối ngoại thành. Số học sinh tốt nghiệp hàng năm đạt từ 93% đến 97%. Số học sinh thi đỗ vào ĐH từ 15% đến 25%. Các hoạt động Văn hóa, văn nghệ của trường có tiếng vang trong thành phố Hà Nội với nhiều huy chương vàng, huy chương bạc, huy chương đồng trong các cuộc thi giọng hát hay, hội diễn đại đồng ca ... , phong trào TDTT cũng phát triển mạnh mẽ. Công tác hướng nghiệp cũng được chú ý, trường có vườn, ruộng, ao, lò gạch, các xưởng thêu, đan ... vừa để học sinh thực hành, vừa tăng kinh phí phục vụ cho dạy và học. Đầu những năm 90, trường đổi mới công tác hướng nghiệp như: xây dựng phòng vi tính, kết hợp với trung tâm GDKTTH số 5 để giúp các em học nghề và lao động hướng nghiệp. Thiếu đồ dùng dạy học, thầy và trò tự sáng tạo. Trong các cuộc thi làm đồ dùng dạy học do Sở Giáo dục Hà Nội tổ chức, sản phẩm của một số thầy cô và các em học sinh đã giành được nhiều giải cao.
Bên cạnh đó, công tác Công đoàn, Đoàn thanh niên cũng đã khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức mình trong nhà trường, nhiều năm các đoàn thể này được công nhận là đơn vị có phong trào thi đua hàng đầu của ngành giáo dục Thủ đô. Trường liên tục được công nhận là trường Tiên tiến của ngành Giáo dục Thủ đô.
Ban Giám hiệu, tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên bao gồm:
1. Thầy giáo Nguyễn Khắc Duyến - Hiệu trưởng đến 1992;
2. Thầy Doãn Long, Cô Phạm Thị Lệ Quỳnh - P. Hiệu trưởng đến 1991
3. Thầy giáo Nguyễn Khắc Đệ - P. Hiệu trưởng (1986 - 1989)
4. Thầy giáo Bùi Đình Đạt - Hiệu trưởng (1993 - 1999).
5. Thầy Hoàng Cơ Chính; Cô Nguyễn Thị Trà - P. Hiệu trưởng
6. Cô giáo Nguyễn Thị Sâm - Chủ tịch công đoàn.
7. Cô Bùi Thị Tỵ, Thầy Hoàng Cơ Chính, Cô Nguyễn Thị Trà
8. Cô Đoàn Quế Lâm, Thầy Đỗ Văn Nam
9. Cô Nguyễn Thị Thu Nga là Chủ tịch Công đoàn
10. Cô Nguyễn Thị Thúy Hằng; Thầy Kiều Văn Thực là cố vấn Đoàn TN
Truyền nhiệt huyết bền bỉ theo thời gian
Phát triển và và trưởng thành (1995 - 2005)
Phát huy truyền thống 30 năm xây dựng và trưởng thành, thập niên 1995 - 2005 là thời kỳ thuận lợi và ổn định nhất của nhà trường. Hoà chung trong sự ổn định và phát triển mạnh mẽ của Hà nội nói chung, huyện Từ Liêm nói riêng, thầy và trò nhà trường đã chủ động sáng tạo nắm bắt vận hội mới, xây dựng phát triển vị thế nhà trường lên một tầm cao mới.
Mười năm liên tục, trường đạt danh hiệu trường Tiên tiến và Tiên tiến xuất sắc của Thủ đô, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, Ban thi đua khen thưởng TW tặng huân chương Lao động hạng Ba (năm 2005).
Chi bộ Đảng 10 năm liền đạt danh hiệu chi bộ Đảng trong sạch, vững mạnh, số Đảng viên liên tục tăng mặc dù số nghỉ hưu và chuyển đi hơn 10đ/c
Công đoàn nhà trường đã góp phần xây dựng tập thể trở thành "tổ ấm thứ hai" của tất cả công đoàn viên. Với những thành tích đã đạt được, công đoàn đã được Tổng liên đoàn LĐVN, Liên đoàn LĐ Hà Nội tặng cờ thi đua xuất sắc. Hạt nhân của tổ chức này là cô Nguyễn Thị Sâm, Cô Đoàn Quế Lâm, cô Nguyễn Vinh Qui, cô Nguyễn Thị Ngọ, đ/c Nguyễn Xuân Cầu.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trường tiếp tục khởi sắc với nội dung hoạt động đổi mới, đa dạng, hình thức phong phú. Nhiều đoàn viên được TW Đoàn tặng bằng khen, nhiều nữ sinh được TW Hội phụ nữ Việt Nam, Thành Đoàn Hà Nội, tặng danh hiệu "Nữ sinh tài năng, duyên dáng", danh hiệu Lí Tự Trọng ... . Đoàn trường được TW Đoàn, Thành đoàn Hà Nội tặng nhiều bằng khen. Đó là một phần lớn công sức đóng góp của các đồng chí cố vấn gương mẫu tận tuỵ, trẻ trung như cô Vũ Thị Phương Anh, thầy Đoàn Minh Châu, cô Nguyễn Phương Liên
Ban Giám hiệu nhà trường là một tập thể đoàn kết, năng động và tâm huyết. Đó là các thầy giáo, cô giáo:
1. Thầy giáo Bùi Đình Đạt - Hiệu trưởng (1993 - 1999).
2. Thầy Hoàng Cơ Chính - P. Hiệu trưởng (1993 - 1999) Hiệu trưởng (2000 - 2004)
3. Cô giáo Nguyễn Thị Trà - P. Hiệu trưởng (1994 - 2008).
4. Cô giáo Vũ Thị Phương Anh - P. Hiệu trưởng (1999 - 2004) và được đề bạt làm Hiệu trưởng từ 2004 đến nay.
5. Thầy Đoàn Minh Châu - P. Hiệu trưởng (từ 2004 đến nay).
6. Hiệu trưởng: Thầy Đoàn Minh Châu (2017 - Nay)
Giai đoạn này, Ban giám hiệu luôn có sự thay đổi và được bổ sung từ đội ngũ các thầy cô giáo trẻ. Tuy còn ít kinh nghiệm trong công tác quản lí, song với lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và ý thức học hỏi, cùng truyền thống đoàn kết gắn bó trong Hội đồng giáo dục, các đồng chí đã vững vàng lãnh đạo và đưa nhà trường phát triển lên một tầm cao mới.
Phong trào thi đua Dạy tốt tiếp tục được duy trì. Chất lượng đội ngũ CBGV của nhà trường được nâng cao. Nhiều tấm gương tốt tiếp tục được khẳng định: Thầy Bùi Đình Đạt được tặng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ; thầy Phan Kế Trần được tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, cô Nguyễn Thị Sâm, cô Đoàn Thị Thông, cô Vũ Thị Luận, cô Nguyễn Thu Hà, cô Nguyễn Vinh Qui, cô Nguyễn Thị Vân, cô Bùi Thị Tỵ ... nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Giáo viên giỏi, Chủ nhiệm giỏi cấp Thành phố; nhiều thầy cô giáo tuy chưa đạt danh hiệu thi đua cao, nhưng sự cống hiến âm thầm lặng lẽ của các thầy cô đã hoá thân vào sự trưởng thành của các thế hệ học trò, góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng của nhà trường. Theo gương thế hệ trước, đội ngũ giáo viên trẻ cũng không ngừng vươn lên, từng bước khẳng định vai trò và chỗ đứng của mình trong Hội đồng giáo dục. Thầy giáo Hoàng Cơ Chính Hiệu trưởng, cô giáo Nguyễn Thị Trà phó Hiệu trưởng nhiều năm là Chiến sĩ thi đua cấp ngành. Nhiều thầy cô đạt được các danh hiệu cao của ngành, được anh em đồng nghiệp tin yêu quí mến như cô Đoàn Quế Lâm, cô Nguyễn Thị Ngọ, cô Nguyễn Minh Phương, cô Nguyễn Hoà Nhã, cô Lê Hồng Hoa, cô Hà Thị Hoà, cô Nguyễn Phương Liên v. v. Không dừng lại ở những thành tích giảng dạy, đội ngũ giáo viên trẻ tích cực nâng cao trình độ. Những giáo viên có trình độ Thạc sỹ ngày một tăng (trong 5 năm tăng từ 3đ/c lên đến 10đ/c Thạc sỹ và 5 đ/c đang học cao học ... Một điểm nhấn khác nữa đối với đội ngũ CBGV trong giai đoạn này là mạnh dạn đổi mới cải tiến phương pháp làm việc, áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin để phục vụ quản lí và giảng dạy. Đi tiên phong trong phong trào học tập ứng dụng CNTT là thầy Phùng Thanh Quang, đ/c Nguyễn Xuân Cầu, cô Lê Minh Hải, cô Hà Thị Hoà và phong trào đã lan toả, phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trong đội ngũ CBGV.
Thầy dạy tốt, trò cũng thi đua học tập, rèn luyện tốt. Từ 1995 đến 2005 tỷ lệ HSG toàn diện tăng từ 3à 8%, HSTT tăng từ 30 à 50%, vượt chỉ tiêu thành phố giao. Số học sinh đạt giải HSG bộ môn cấp thành phố hàng năm tăng dần từ 8 đến 26 giải/ năm. Đặc biệt, từ năm 2001 - 2005, trường đã có học sinh đạt giải HSG Quốc gia và được tuyển thẳng vào các trường Đại học như em Trần Thị Nhung, em Nguyễn Kim Dung ... Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ cũng tăng từ 25% đến 35%. .
Bên cạnh đó, các mặt hoạt động khác cũng đạt được kết quả đáng khích lệ. Trường luôn đạt danh hiệu đơn vị Tiên tiến xuất sắc về TDTT của Thành phố. Hoạt động phong trào, sinh hoạt tập thể, giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức đã thực sự khởi sắc và thu được kết quả đáng mừng. Cô giáo P. Hiệu trưởng Nguyễn Thị Trà và các thầy cô giáo chủ nhiệm đã tận tâm, tận lực với việc chăm lo giáo dục thế hệ trẻ. Nhiều học sinh có những hoàn cảnh hoặc cá tính đặc biệt đã trưởng thành và không bao giờ quên tình cảm cũng như công sức của thầy cô đã dành cho.
Hệ thống phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc của thầy cô giáo tiếp tục được trang bị mới, đủ điều kiện phục vụ nhiệm vụ chính trị của trường. Hệ thống máy phục vụ cho việc phát triển CNTT được quan tâm đầu tư và bước đầu phát huy hiệu quả.
Truyền vốn sống cho tương lai bừng sáng
Phát huy truyền thống nối tiếp thành công, vươn lên
thành trường chất lựợng cao của Giáo dục - Đào tạo Thủ đô
Trong lịch sử 45 năm xây dựng phát triển của nhà trường, giai đoạn 2005 - 2010 là giai đoạn có nhiều thời cơ nhưng cũng nhiều thử thách. Những quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã trao cơ hội vàng cho giáo dục vươn lên. Để nắm bắt được thời cơ đòi hỏi phải vượt qua thách thức lớn, đó là phải xây dựng đội ngũ thầy cô giáo và CBQL có đủ đức, đủ tài, có khả năng thích ứng cao với sự phát triển năng động của xã hội, đồng thời phải thực hiện đồng bộ đổi mới quản lí, đổi mới dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Chỉ thị 40 - CT/TƯ của Ban bí thư và Chỉ thị 35 CT/TU của Thành uỷ Hà Nội về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là một giải pháp quan trọng. Trong giai đoạn này sở GD - ĐT Hà Nội đã chú trọng và đặc biệt quan tâm triển khai sâu rộng phong trào "Xây dựng nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch", cuộc vận động "Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm", cuộc vận động "Hai không", cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo" và cuộc vận động xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ về mọi mặt. Hưởng ứng những cuộc vận động này, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai đã chủ động sáng tạo đưa những nội dung ấy vào mọi mặt hoạt động trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục toàn diện. Chất lượng đã thực sự trở thành thước đo danh dự của thầy và trò nhà trường. Đó là những thành tích:
Năm năm liền trường đạt danh hiệu trường TTXS, được tặng cờ thi đua xuất sắc của Thành phố, được Nhà nước tặng huân chương Lao động hạng Hai (năm 2010).
Chi bộ Đảng liên tục đạt danh hiệu chi bộ Đảng trong sạch, vững mạnh. Đơn vị đã kết nạp mới 12 Đảng viên trẻ và chuẩn bị kết nạp 4 đ/c trong năm 2010
Công đoàn đã góp phần xây dựng nhà trường thành một tập thể đoàn kết vững mạnh, xây dựng đội ngũ có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn, có thần cộng tác và thiện chí tốt. Với những thành tích đã đạt được, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tặng cờ thi đua xuất sắc. Hạt nhân của tổ chức này là thầy Đỗ Văn Nam, các cô Lê Thu Hằng, Trần Thu Hường, Nguyễn Minh Hoa, Lê Thị Đào.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực sự khởi sắc với nội dung hoạt động đổi mới, đa dạng, hình thức phong phú. Công tác giáo dục đạo đức cho Đoàn viên TN có những chuyển biến sâu sắc về chất, hoạt động VH - VN - TDTT đã thực sự tạo một sân chơi bổ ích, hấp dẫn ... đồng thời khai thác và bồi dưỡng được nhiều tài năng về VN - TDTT ... Đoàn trường được TW Đoàn, Thành đoàn Hà Nội liên tục tặng cờ thi đua xuất sắc. Có được những thành tích ấy phải kể đến công sức của các đ/c cố vấn Đoàn tận tuỵ, tài năng như: thầy Đinh Đức Chính, cô Trần Thị Thu Hường. Các thầy cô đã vinh dự nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn.
Ban Giám hiệu nhà trường là một tập thể đoàn kết, năng động và có ý thức đổi mới cao, là động lực đưa vị thế nhà trường phát triển lên một tầm cao mới. Đó là những thầy giáo, cô giáo:
1. Cô giáo Nguyễn Thị Trà - P. Hiệu trưởng (1994 đến 2008).
2. Cô giáo Vũ Thị Phương Anh - P. Hiệu trưởng (1999 - 2004) và được đề bạt làm Hiệu trưởng từ 2004 đến nay.
3. Thầy Đoàn Minh Châu - P. Hiệu trưởng (từ 2004 đến nay)
4. Cô giáo Nguyễn Phương Liên - P. Hiệu trưởng (2007 đến nay).
Chất lượng đội ngũ CBGV được nâng lên, đáp ứng nhiệm vụ đổi mới và sự phát triển lâu dài của nhà trường. Trong 5 năm có trên 30 thầy cô giáo sau nhiều năm gắn bó với giáo dục, đã có nhiều công sức xây dựng nên truyền thống và chất lượng của nhà trường lần lượt nghỉ hưu theo chế độ, toàn bộ lực lượng trụ cột chuyên môn, trụ cột của các tổ chức đoàn thể, trụ cột trong BGH được chuyển giao thế hệ. Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu xác định đây là giai đoạn thử thách lớn nhưng cũng là thời cơ để đổi mới và phát triển. Biết nắm bắt thời cơ và vượt qua thử thách là bí quyết của thành công. Gần 50 thầy cô giáo mới được tuyển dụng đã nhanh chóng thích ứng với nhiệm vụ. Tuy chưa trở thành những trụ cột xuất sắc như thế hệ đi trước, nhưng các thầy cô đã biết hợp tác để quy tụ sức mạnh, trở thành một tập thể tài năng và thổi một luồng gió đổi mới vào mọi hoạt động của nhà trường. Có được thành công này phải kể đến tinh thần trách nhiệm cao, sự làm việc công tâm trong sáng, chọn đúng người, đúng việc của các thầy, cô giáo lớp trước: cô Vũ Thị Phương Anh - Hiệu trưởng nhà trường, cô giáo Nguyễn Minh Phương - tổ trưởng tổ Toán, thầy giáo Trần Đình Lương tổ trưởng tổ Vật lí - Công nghiệp, Cô giáo Nguyễn Thị Ngọ tổ trưởng tổ Hoá - Sinh, cô giáo Hà Thị Hoà - tổ trưởng tổ Ngữ văn, cô giáo Lê Hồng Hoa - tổ trưởng tổ Xã hội, cô giáo Nguyễn Hoà Nhã - tổ trưởng tổ Ngoại ngữ - TD. Theo gương thế hệ trước, đội ngũ giáo viên trẻ mới được bổ nhiệm (mà hầu hết mới được tuyển dụng) cũng không ngừng vươn lên, từng bước khẳng định vai trò và chỗ đứng của mình trong Hội đồng Giáo dục. Đó là cô giáo Nguyễn Phương Liên - phó Hiệu trưởng, thầy giáo Đỗ Văn Nam - Chủ tịch công đoàn, thầy giáo Đinh Đức Chính - cố vấn Đoàn, cô giáo Vũ Việt Nga - tổ trưởng tổ Toán, thầy giáo Nguyễn Ngọc Chung - tổ trưởng tổ Hành chính. Các thầy cô được anh em đồng nghiệp tin yêu quí mến, để lại nhiều tình cảm tốt đẹp trong học sinh ngày hôm nay. Cũng trong thời gian này, số giáo viên có trình độ Thạc sỹ ngày một tăng (trong 5 năm tăng từ 10đ/c lên đến 25 đ/c và có 9đ/c đang học cao học, 1 đ/c đang chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sĩ)
Thầy dạy tốt, trò cũng thi đua học tập, rèn luyện tốt. Từ 2005 đến 2010 tỷ lệ HSG toàn diện tăng từ 8% à 14%, HSTT tăng từ 50% à 64%. Số học sinh đạt giải HSG bộ môn cấp thành phố hàng năm tăng dần từ 8 à 14 giải/ năm. Học sinh thi đỗ tốt nghiệp đạt 100% vượt chỉ tiêu thành phố giao. Đặc biệt 2005 - 2010 tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ tăng từ 35% à 90%. Theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo, hàng năm trường ta luôn được xếp trong top 200 trường có kết quả thi đỗ Đại học hàng đầu cả nước. Đặc biệt, trong 5 năm qua, từ vị trí 178/200, trường ta đã vươn lên ở vị trí 85/200, trong đó có thủ khoa và nhiều em đạt kết quả thi Đại học từ 27 điểm trở lên. Đây là những kết quả rất đáng tự hào và cần tiếp tục "Phát huy truyền thống, nối tiếp thành công"trong những năm tới.
Để có điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học, khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất của nhà trường phải kể đến vai trò của tổ Hành chính, một tổ với 8 đ/c phải chịu trách nhiệm 15 nội dung công việc phục vụ, hỗ trợ cho mọi mặt hoạt động của trường. Bên cạnh đ/c tổ trưởng Nguyễn Xuân Cầu (sau này là thầy Nguyễn Ngọc Chung) là sự nhiệt tình và giỏi nghiệp vụ của các đ/c: Mai Hải Hường (văn thư), đ/c Nguyễn Văn Đoàn và Nguyễn Ngọc Lợi (bảo vệ), đ/c Nguyễn Thị Hà (thí nghiệm), đ/c Lê Hương Giang (thư viện). Bên cạnh đó là các cán bộ trẻ mới tuyển dụng và hợp đồng, nhưng anh chị em cũng mau chóng thích nghi và đáp ứng tốt chức năng nhiệm vụ. Đặc biệt lực lượng giáo viên Tin học mới tuyển không chỉ đảm nhiệm tốt nhiệm vụ dạy học, mà còn đưa ứng dụng CNTT vào mọi mặt hoạt động, hỗ trợ đắc lực cho đổi mới quản lí và đổi mới dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Sau 45 năm xây dựng và trưởng thành, từ một mái trường nhỏ ở một vùng ngoại ô thành phố, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai đã vươn lên thành một đơn vị TTXS, một điểm sáng của Giáo dục - Đào tạo Thủ Đô và cả nước, là địa chỉ thân quen và tin yêu của học sinh và cha mẹ học sinh trên địa bàn Từ Liêm và Thành phố Hà Nội, xứng đáng với vai trò khai sáng trên mặt trận Giáo dục.
"Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp", sự trưởng thành các thế hệ thày và trò sau 45 năm đã kết thành những đài hoa đẹp nhất để kỉ niệm 45 năm thành lập trường, như lời bài hát truyền thống của nhà trường vẫn vang vọng:
...Trường em như chiếc nôi
Ru ta hướng sao trời
Lời cha ông vọng về
Tiên học lễ, hậu học văn
Reo những mần tươi xanh
Mênh mông bao ước mơ
Đất nước đang mong chờ
Hoa học trò khoe sắc khoe hương
Cắp sách tới trường
Trường Minh Khai của em
Mang tên người cộng sản
Một bông hoa đỏ thắm ngàn năm
Sáng mãi trong tâm hồn
Ơn thầy cô gắng sức học chăm
Kìa chim hót ban mai
Tiếng trống trường thôi thúc
Cùng cặp sách trên vai
Em hướng về tương lai.
Bốn mươi lăm năm đã trôi qua, khép lại một giai đoạn có ý nghĩa lịch sử trên chặng đường xây dựng và phát triển, với phương châm "Phát huy truyền thống, nối tiếp thành công", thầy và trò của trường sẽ tiếp tục mở ra một thời kì phát triển mới cho chất lượng dạy và học với mong muốn:
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai - tên gọi thân thương với mỗi chúng ta - sẽ mãi mãi là người khai sáng!
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể để lại bình luận ở đây:
|
Đăng thông tin trường học của bạn >> Đố vui >> Đố vui IQ >> Đố vui chưa có đáp án>> IQ chưa có đáp án>> Gửi đố vui của bạn >>
Trường khác:
Giới thiệu trường học của bạn tại đây để mọi người có thể biết đến thông tin trường học của bạn, và kết nối bạn bè, học sinh đã học ngôi trường của bạn: Gửi thông tin trường học của bạn >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!