Trường THCS Thụy Chính
1.966 lượt xem
Trường THCS Thụy Chính
Địa chỉ: | Thụy Chính - Huyện Thái Thụy - Thái Bình |
---|---|
Cấp học: | Trung học cơ sở |
Loại hình đào tạo: | Chính quy |
Nhóm trường: | Dân lập |
Năm thành lập: | |
Website: | |
Email: | |
Điện thoại: | |
Số fax: | |
Facebook: | |
Hiệu trưởng: | |
Đóng góp thông tin mới cho trường học |
Kết nối trường học
Thành viên
Bạn đã từng là học sinh tại trường Trường THCS Thụy Chính
Hãy tham gia kết nối, gắn kết bạn bè và theo dõi thông tin ngôi trường mến yêu này nhé!
Hãy tham gia kết nối, gắn kết bạn bè và theo dõi thông tin ngôi trường mến yêu này nhé!
Giới thiệu lịch sử nhà trường
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, hai miền Nam Bắc xum họp một nhà (1975), Đảng ta rất coi trọng đến công việc phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (6/1986), đưa đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới.Tập trung cho giáo dục được coi là một quốc sách hàng đầu.Trước yêu cầu đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ mới, giáo dục tự phải đổi mới toàn diện.Ngành giáo dục nước nhà hơn 20 năm qua đã tự khẳng định được sự tiến bộ rõ rệt về chiến lược đào tạo con người cho đất nước. Hệ thống trường lớp ngày được đầu tư khang trang hơn, cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho chương trình sách giáo khoa mới ngày càng hoàn thiện hơn. Đội ngũ các thầy cô giáo các cấp học được chuẩn hóa cao. Học sinh qua mỗi cấp đào tạo đều đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu giáo dục của cấp học đó. Có nhiều học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và TH chuyên nghiệp. Trình độ dân trí ở mỗi địa phương được nâng lên rõ rệt.
Những năm gần đây, Đảng nhà nước ta định hướng giáo dục phải tiến tới đạt giá trị Chuẩn quốc gia và quốc tế. Giai đoạn 2005-2010, phấn đấu xây dựng nền tảng các trường học đạt chuẩn quốc gia ở giai đoạn 1. Địa phương Thái Bình, trong đó có huyện Thái Thụy là một miền quê hiếu học. Phong trào giáo dục của Thái Bình nói chung và của Thái Thụy nói riêng trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực. Hệ thống trường lớp của Thái Thụy đã được đầu tư nâng cấp, đội ngũ các thầy cô giáo luôn năng động và sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Chất lượng học sinh phổ thông của luôn đứng ở tốp đầu trong tỉnh. Trong nghị quyết ĐH Đảng bộ Thái Thụy lần thứ XVII nêu rõ : mục tiêu xây dựng trường Chuẩn quốc gia của Thái Thụy giai đoạn 1 (2005-2010) phấn đấu đạt: 100% các trường Tiểu học; 50% số trường THCS; 30% số trường Mầm non.
Thụy Chính là một xã nhỏ nằm ở phía Tây Bắc của huyện Thái Thụy, là miền quê có truyền thống hiếu học. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, con người Thụy Chính một nắng hai sương lăn lộn với mảnh đất: trồng lúa trồng khoai vẫn khát khao cho con em được học hành đến nơi đến chốn. Hơn nửa thế kỷ đi qua từ khi nước nhà được độc lập việc học hành của người dân Thụy Chính cũng từng bước được nâng cao. Từ chỗ cả xã chưa có trường, lớp học phảI nhờ nhà dân và đình làng, đến nay Thụy Chính có đủ hệ thống trường lớp của cả 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở. Con em Thụy Chính được học hành chu đáo, có nhiều người đã trưởng thành trên con đường công danh sự nghiệp.
Trường THCS được thành lập từ tháng 9 năm 1971,với phiên hiệu ban đầu là trường cấp 2 Thụy Chính. Từ đó đến nay đã gần 40 năm, trường đã 3 lần chuyển đổi địa điểm, 4 lần thay đổi phiên hiệu. Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được khẳng định. Đặc biệt 3 năm trở lại đây( từ năm 2007), trên khuôn viên trường mới xây dựng khang trang, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn ổn định và xếp ở thứ hạng cao trong hàng huyện. Với những thành tích nổi bật về CSVC, về đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện, tháng 1 năm 2010, Phòng GD- UBND huyện Thái Thụy đưa trường THCS Thụy Chính vào trong danh sách nhóm trường THCS được hoàn thiện hồ sơ xét duyệt trường đạt Chuẩn Quốc gia giai đoạn 1.
Để khẳng định được bước đi lên của mình trong 39 năm qua, BGH nhà trường xin ý kiến của Đảng ủy- UBND xã xây dựng phòng giáo dục truyền thống trong nhà trường. Lịch sử nhà trường đã trải nghiệm qua năm tháng biến cố của thời cuộc: từ lúc sơ khai đến ngày hôm nay tuy có nhiều người biết nhưng việc tập hợp số liệu và thành tích của nhà trường không phải dễ đã hoàn thiện được ngay. Được sự giúp đỡ của Đảng ủy, UBND xã và các ban ngành đoàn thể, cùng các đồng chí Đảng viên cao tuổi trong Đảng bộ xã nhà, BGH nhà trường đã chắp bút ghi lại quá trình phát triển của ngành giáo dục xã Thụy chính, trong đó có lịch sử phát triển của nhà trường. Quá trình biên soạn, BGH nhà trường đã cố gáng rất nhiều và hết sức thận trọng, nghiêm túc, khách quan trong công việc. Những số liệu từ các cuốn lịch sử Đảng bộ Thụy Chính, tư liệu từ các cuốn ký phả của nhiều dòng họ trong địa phương, ý kiến và những mẩu chuyện kể lại của các đồng chí Đảng viên cao tuổi trong Đảng bộ; của các thầy cô giáo đã từng công tác ở Thụy Chính nay đã nghỉ hưu. Tất cả, đều được BGH ghi chép lại làm dữ liệu khách quan cho cuốn sách này. Nhà trường và các thế hệ học sinh hôm nay và mai sau luôn trân trọng và biết ơn sự ủng hộ và đóng góp công sức của các đồng chí lãnh đạo địa phương, các đồng chí Đảng viên cao tuổi và các thầy cô giáo đã một thời công tác tại mái trường này mỗi người một chút tư liệu bước đầu cho cuốn sách: Lịch sử trường THCS Thụy Chính ra đời.
Tuy nhiên do điều kiện thời gian, việc chuyển giao qua nhiều thế hệ nên việc lưu trữ hồ sơ giáo dục của địa phương và của nhà trường không còn mấy. Người trực tiếp chắp bút cố gắng ghi lại những dòng lịch sử của nhà trường nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm ghi sử, nên chắc chắn cuốn sách này có thể còn chưa phản ánh hết được những năm tháng gian lao cụ thể của mỗi người đã từng công tác ở mái trường và giúp đỡ sự nghiệp GD của Thụy Chính đi lên. Người biên soạn mong sự thông cảm của các đồng chí và các bạn. Và sẵn lòng chờ đợi sự góp ý tiếp theo của các đồng chí, đồng nghiệp để cuốn sách này lần sau nếu được chỉnh lý lại sẽ mang đúng tên đích thực của nó: “Lịch sử trường THCS Thụy Chính”. Xin chân thành cảm ơn !
Lịch sử nhà trường
A. NGÀY MỚI THÀNH LẬP
Giai đoạn 15 năm từ 1955-1970, xã nhà có lớp và trường Tiểu học( cấp 1) nhưng chưa có trường Trung học( cấp 2). Học sinh cấp 2 của xã còn phải đi học trường xa ở các địa phương khác như Thụy Dương, Thụy Phong, Thụy Ninh, Thụy Dân.Số lượng học sinh học cấp 3 của xã mỗi năm khoảng trên dưới 20 người.
Tháng 9 năm 1971, xã nhà bắt đầu có trường phổ thông Cấp 2. Địa điểm đặt ở khu vực nhà thảm sau này. Với khuôn viên khoảng 4500m2, trường có 6 phòng học quay hướng nam, một nhà văn phòng một khu nội trú của giáo viên có bếp ăn tập thể quay hướng đông. Tất cả các phòng đó đều đắp tường đất và dựng cột tre, mái rạ. Lúc đầu địa phương làm cho, sau mỗi năm học sinh lao động và đóng góp tre, rạ để tu bổ. Qui mô 6 lớp học với khoảng gần 300 học sinh, trường học 1 ca vào buổi sáng. Buổi chiều các thầy cô soạn bài, họp chuyên môn, chỉ đạo học sinh lao động tu sửa trường lớp hoặc đi kiểm tra học sinh học nhóm ở các gia đình. Bếp ăn tập thể giao cho bà Miện , bà Năm nhà gần trường trông nom nấu nướng. Thầy Nguyễn văn Đăng quê ở An Tiêm xã Thụy Dân là người hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường ( 1971-1972. Tiếp sau là các thầy Bùi Đình Lộ quê ở thôn Vị Dương Đoài xã Thái Hồng ( 1972-1973). Thầy Vũ Đức Chí quê ở thôn An Tập xã Thụy Quỳnh ( 1973-1975). Thầy Trần Bá Tảo quê ở thôn Lễ Củ xã Thụy Duyên( 1975-1977).Các thầy cô giáo dạy trường cấp 2 như cô Nhắc, cô Mùi, cô Biên, cô Liên, thầy Hồng, thầy An… đều là người ở các xã khác đến dạy và nội trú tại trường. Đời sống của các thầy cô giáo lúc đó rất đạm bạc: đi lại cuốc bộ là chủ yếu, bữa ăn tập thể vui vẻ gạo ít, khoai nhiều; có tháng gạo đã mốc xanh và rau ăn hoàn toàn trồng tự túc. Thực phẩm tươi sống hầu như không có.Tuy vậy phong trào học tập của nhà trường vẫn sôi nổi, đặc biệt là vào giai đoạn cuối kỳ cuối năm, nhà trường tổ chức ôn tập, học sinh mang đèn dầu đến lớp học ôn buổi tối, tiếng học bài râm ran cả xóm làng. Chất lượng giáo dục của nhà trường luôn bảo đảm tốt.
B. NĂM THÁNG ĐI QUA
Tháng 9 năm 1977, theo quyết định của cấp trên trường cấp 1 sáp nhập với trường cấp 2 thành phiên hiệu trường phổ thông cấp 1-2 Trường phổ thông cấp 1-2 của xã nhà được chuyển về địa điểm trường cấp 1 cũ. UBND xã cấp thêm đất cho trường và xây dựng thêm 8 phòng học mới. Khu trường cấp 2 cũ chuyển thành nhà thảm của HTX.Thầy Nguyễn Ngọc Dư, quê ở thôn Hậu trữ xã Thụy Duyên được điều về làm hiệu trưởng nhà trường. Thầy Ngô Văn Giám nguyên hiệu trưởng cấp 1 được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng phụ trách khối cấp 1.Trường mới với diện tích gần 8 ngàn mét vuông được đầu tư khá hiện đại so với thời điểm lúc bấy giờ: 14 phòng học đều lợp ngói đỏ, trong đó có 8 phòng học mới được thiết kế hệ thống cửa ngoài chớp, trong kính. Hai dãy nhà khu nội trú có bể nước mưa, giếng khơi, bếp tập thể được bố trí ở phía Đông của khối phòng học.Cảnh quan nhà trường được thầy và trò lao động bổ xung mỗi năm một đẹp hơn. Sau khi thầy Nguyễn Ngọc Dư ( 1986) và thầy Ngô Văn Giám ( 1981) về nghỉ hưu, UBND huyện điều động thầy Đặng văn Mong quê Đồng hòa Thụy Phong về trường làm hiệu trưởng, thầy Nguyễn văn Đỗ làm hiệu phó phụ trách khối cấp 1. Các thầy cô giáo như cô Liên, cô Vọng, thầy Hiển, thầy Đức, thầy Chung là những giáo viên dạy giỏi của nhà trường hàng năm vẫn đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh. Học sinh của trường từ lớp 5 đến lớp 7 hàng năm dao động trên dưới 250 em. Đến năm 1983 theo yêu cầu của ngành giáo dục, phiên hiệu của nhà trường chuyển thành Trường phổ thông cơ sở xã Thụy chính. Trường học 1 ca buổi sáng. Buổi chiều các thầy cô chấm bài, chỉ đạo học sinh lao động hoặc cho học sinh lớp về gia đình giúp đỡ bố mẹ công việc sản xuất nông nghiệp. Suốt 10 năm ( 1978-1988), trường liên tục đạt danh hiệu trường Tiên tiến và Tiên tiến xuất sắc.
Tháng 9 năm 1994, theo yêu cầu của ngành giáo dục, trường phổ thông cơ sở Thụy Chính tách ra làm 2 trường: Tiểu học và THCS vẫn ở ngay trên khuôn viên trường cũ. Khi đó các nhà trường trong cả nước đang thực hiện chương trình sách giáo khoa 1992 vừa được chỉnh lý. Hiệu trưởng nhà trường THCS là thầy Nguyễn Thế Hiển quê ở An Tiêm Thụy Dân, hiệu phó là thầy Chu Viết Đối. Hiêụ trưởng trường Tiểu học là thầy Nguyễn Văn Đỗ, hiệu phó là cô Quách Thị Phương đều cư trú ở thôn Hòe Nha của xã.Trường THCS có 8 lớp từ khối 6 đến khối 9. Số học sinh hàng năm của nhà trường thường dao động trên dưới 320 em. Những năm sau khi tách trường, chất lượng thi đua trong giáo dục của cả 2 nhà trường có trùng xuống, phần vì cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp lại chung phòng học của hai cấp: sáng cấp THCS, chiều cấp TH học. Bên cạnh là có nguyên nhân đội ngũ chuẩn hóa thấp. Các thầy cô giáo trình độ sư phạm 7+2, 7+3, có những năm tháng cống hiến tốt ở thập kỷ 70 đến thời điểm đó khó đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nâng cao hơn. Tuy nhiên các thầy cô như thầy vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, học sinh Thụy chính vẫn chăm ngoan học tập chuyên cần. Tỉ lệ học sinh đã thi đỗ vào trường THPT năm nào cũng cao và có nhiều học sinh sau này thi đỗ vào các trường đại học. Đặc biệt từ các khóa học sinh độ tuổi sinh năm 1979 trở đi, có nhiều em học sinh đã trưởng thành vượt bậc.
Đến năm 2000, UBND xã thực hiện chương trình bán đất đổi công trình tiếp tục xây cho trường THCS 6 phòng học ở khu phía đông trường trên nền khu nhà nội trú cũ. Sang năm 2003, nhà trường được Bộ GD- ĐT cấp bổ sung nhiều trang thiết bị dạy học để triển khai chương trình và sách giáo khoa mới. Nhà trường được cấp 1 bộ máy vi tính để bàn phục vụ công tác quản lý và soạn thảo văn bản.Thiết bị dạy học và trang thiết bị nhà trường mỗi năm được cấp nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Bên cạnh đó trường được trẻ hóa đội ngũ, có trình độ chuyên môn chuẩn hóa cao nên chất lượng GD toàn diện của nhà trường đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên do cơ sở vật chất của trường chưa đồng bộ, nên kết quả thi đua hàng năm của nhà trường mới dừng lại ở danh hiệu trường loại Khá. Duy trì được sự ổn định tương đối cho chất lượng giáo dục của nhà trường những năm đầu thay sách là nhờ có công lao tận tụy của các thầy các cô giáo cao tuổi như thầy Ngẫu, cô Đào, cô Tuyết, thầy Hiển, thầy Đảng, thầy Lân; thầy Văn, cô Hiền. Bên cạnh đó có sự phấn đấu vươn lên của các thầy cô giáo trẻ như thầy cô Trần Thu Hà, cô Tống Ngọc Thu, thầy nguyễn Xuân Hương, cô Vũ Hồng Nhung… Sau khi thầy Nguyễn Thế Hiển (12/2005) về nghỉ hưu, Ủy ban nhân huyện bổ nhiệm thầy Chu Viết Đối làm hiệu trưởng; thầy Nguyễn Minh Cường giáo viên dạy ở THCS Thụy Thanh về làm Phó hiệu trưởng nhà trường. Trải qua những thăng trầm trong bước đường đi lên của nhà trường; các thế hệ học sinh không quên được những năm tháng vất vả và cống hiến của thế hệ các thầy cô giáo đi trước. Không quên được công lao của các, ông các bác là những người lao công bảo vệ cho trường ngày đêm được ổn định như ông Chút, ông Nghĩ, ông Thời, ông Cam, ông Rương, bác Hậu.
C. NĂM THÁNG GẦN ĐÂY
Trước yêu cầu đổi mới của giáo dục, BGH nhà trường đã tích cực tham mưu với Đảng ủy- UBND xã về việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các nhà trường. Trong đó trường THCS cần được xây dựng lại trên nền đất mới, cách xa khu dân cư ra một đoạn. Tại hội nghị Đảng bộ xã tháng 8 năm 2003, chủ trương xây dựng trường THCS ra khu vực Gốc Gạo trên nền đất ruộng đầu thôn Chính đã thành nghị quyết của Đảng bộ. Với chương trình bán đất đổi công trình, cùng với sự giúp đỡ của UBND huyện, chính quyền địa phương đã nhanh chóng cho thi công xây dựng ngôi trường mới trên nền diện tích 5.600m2 .Tuy nhiên do việc chuyển đổi đất canh tác nông nghiệp hai lúa cho đất công trình có gặp phải 1 số vướng mắc ở một vài hộ thôn Chính nên khuôn viên qui hoạch của trường chưa được vuông vắn, Phía trước hơi loe ra. Phần đất lưu không ngoài chân dậu phía giáp đường Tỉnh lộ 455 vẫn phải để một số hộ dân cấy lúa. Ngôi trường mới xây dựng khá khẩn trương đén tháng 5/2007 thì hoàn thành 10 phòng học cao tầng và 1 nhà bảo vệ mái bằng; ba mặt Đông- Tây- Bắc xây tường bao cao 1,7 m. Phía mặt tiền có cổng và giậu sắt vững chắc.
Ngày 19 tháng 8 năm 2007, UBND xã thông báo cho nhà trường được chuyển CSVC ra khu trường mới. Được sự ủng hộ của hội đồng CMHS đặc biệt là sự tích cực của Ban thường trực hội lúc đó, nhà trường đã huy động được sự đóng góp công sức của các bậc phụ huynh các lớp tập trung vận chuyển và sắp sếp CSVC ra trường mới trong 2 ngày thì hoàn thành.
Ngày 5-9-2007, trường THCS thụy Chính được khai giảng trên khuôn viên trường mới. Năm học đầu tiên trên khuôn viên trường mới, cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn như chưa có bể nước, giếng nước, nhà bếp, công trình vệ sinh của giáo viên, hệ thống cửa chưa an toàn, sân trường chưa được cứng hóa. Với quyết tâm cao, BGH nhà trường và sự ủng hộ của UBND xã đã tích cực đi tìm nguồn kinh phí hỗ trợ từ cấp trên như Phòng GD, Sở GD, UBND huyện và huy động sự ủng hộ ngày công của hội CMHS để cải tạo công trình trường học. Trong 3 năm học liên tiếp từ 2007 đến 2010, nhà trường đã xin được sự công trợ của cấp trên để làm 1.200m2 sân bê tông, 250 m2 sàn lán xe chất liệu mái tôn, bổ sung thêm 1 phòng máy vi tính,bổ sung thêm nhiều thiết bị dạy học, sửa sang lại toàn bộ hệ thống bảng, bàn ghế; lắp thêm hệ thống cửa bảo vệ công trình. Riêng công trình cứng hóa sân trường bằng bê tông, nhà trường huy động sự đóng góp gạch vụn của học sinh làm chân đinh. Học sinh phấn khởi đi thu gom gạch vụn ở gia đình chuyển đến trường, không khí như ngày hội. Để trông coi CSVC nhà trường trong điều kiện trường ở xa khu dân cư một đoạn, BGH nhà trường đã tham mưu với UBND xã nhận bác Nguyễn Thanh Bình ở thôn Chính ra trường hợp đồng làm lao công bảo vệ từ tháng 9 năm 2007.
Với điều kiện CSVC trường học mới,BGH nhà trường quyết tâm cao, đã tạo nên một không khí thi đua sôi nổi hoàn toàn mới mẻ trong trường học. CSVC và cảnh quan của nhà trường mỗi năm được bổ sung thêm, hoàn thiện dần cho khang trang sạch đẹp hơn , đội ngũ các thầy cô giáo trẻ cũng được BGH nhà trường động viên phấn đấu tốt trong chuyên môn giảng dạy. Kết quả hội giảng hàng năm vẫn đạt thứ 2 hoặc thứ 3 của cụm. Riêng tổ XH hàng năm thường xếp thứ nhất, thứ nhì trong cụm 1. Các cô thầy cô giáo có kết quả hội giảng cao và hàng năm và đạt giáo viên giỏi cấp huyện cấp tỉnh như là những thầy cô có nhiều đóng góp công sức xây dựng trường: cô Trần Thu Hà, cô Tống Ngọc Thu, cô Vũ Hồng Nhung, cô Nguyễn Thị Hà, thầy Nguyễn Xuân Hương. Phong trào học tập và rèn luyện thể dục thể thao của học sinh được nhà trường quan tâm đặc biệt. Học sinh đến trường học chuyên cần hơn, không có hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng. Chất lượng học sinh giỏi đã có bước tiến nhảy vọt chuyển từ đầu 4 trước kia về đầu 2 hàng huyện những năm gần đây.Tuy là một trường nhỏ nhưng số lượng học sinh ôn thi vào THPT năm nào cũng đông; kết quả các em thi đỗ hệ A THPT thường đạt trên dưới 70% và xếp thứ nhất nhì huyện Thái Thụy.Nhân dân địa phương rất phấn khởi và tin tưởng vào nhà trường, tin tưởng vào những thầy cô giáo dạy ôn cấp 3 có chất lượng tốt như cô Trần Thu Hà, cô Vũ Hồng Nhung, thầy Nguyễn Minh Cường. Công tác giáo dục thể chất của nhà trường được quan tâm trú trọng. Các em học sinh được rèn luyện thể lực trong nội dung chính khóa, ngoài ra còn được phát triển năng khiếu các môn thể thao ưa thích. Đội tuyển bóng rổ, bóng chuyền cả nam và nữ học sinh của nhà trường đã ra quân thi đấu là có giải. Qua 4 năm học (2006-2010) nhà trường có 82 em học sinh giỏi cấc cấp.Trong đó giải quốc gia bộ môn bóng chuyền có 2 học sinh là chị em sinh đôi ở Thôn chính: Nguyễn Thị Dinh- Nguyễn Thị Diễm; 24 học sinh giỏi cấp tỉnh( trong đó văn hóa 10 em; thể thao 14 em; còn lại là học sinh giỏi cấp huyện. Liên Đội thiếu niên của nhà trường có thầy Nguyễn Xuân Hương làm tổng phụ trách cũng tạo được những sân chơi bổ ích cho học sinh bổ trợ cho việc học văn hóa. Liên Đội thường đạt danh hiệu Liên Đội vững mạnh cấp huyện hàng năm. Và sau 13 năm thi đua của nhà trường lắng xuống, đến năm học 2006-2007 danh hiệu trường tiên tiến lại quay trở lại nhà trường. Đến tháng 1/2010 Phòng GD đã đề nghị nhà trường chuẩn bị hồ sơ và các bước để đón Kiểm tra công nhận trường Chuẩn quốc gia (5/2010).
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, hai miền Nam Bắc xum họp một nhà (1975), Đảng ta rất coi trọng đến công việc phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (6/1986), đưa đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới.Tập trung cho giáo dục được coi là một quốc sách hàng đầu.Trước yêu cầu đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ mới, giáo dục tự phải đổi mới toàn diện.Ngành giáo dục nước nhà hơn 20 năm qua đã tự khẳng định được sự tiến bộ rõ rệt về chiến lược đào tạo con người cho đất nước. Hệ thống trường lớp ngày được đầu tư khang trang hơn, cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho chương trình sách giáo khoa mới ngày càng hoàn thiện hơn. Đội ngũ các thầy cô giáo các cấp học được chuẩn hóa cao. Học sinh qua mỗi cấp đào tạo đều đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu giáo dục của cấp học đó. Có nhiều học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và TH chuyên nghiệp. Trình độ dân trí ở mỗi địa phương được nâng lên rõ rệt.
Những năm gần đây, Đảng nhà nước ta định hướng giáo dục phải tiến tới đạt giá trị Chuẩn quốc gia và quốc tế. Giai đoạn 2005-2010, phấn đấu xây dựng nền tảng các trường học đạt chuẩn quốc gia ở giai đoạn 1. Địa phương Thái Bình, trong đó có huyện Thái Thụy là một miền quê hiếu học. Phong trào giáo dục của Thái Bình nói chung và của Thái Thụy nói riêng trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực. Hệ thống trường lớp của Thái Thụy đã được đầu tư nâng cấp, đội ngũ các thầy cô giáo luôn năng động và sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Chất lượng học sinh phổ thông của luôn đứng ở tốp đầu trong tỉnh. Trong nghị quyết ĐH Đảng bộ Thái Thụy lần thứ XVII nêu rõ : mục tiêu xây dựng trường Chuẩn quốc gia của Thái Thụy giai đoạn 1 (2005-2010) phấn đấu đạt: 100% các trường Tiểu học; 50% số trường THCS; 30% số trường Mầm non.
Thụy Chính là một xã nhỏ nằm ở phía Tây Bắc của huyện Thái Thụy, là miền quê có truyền thống hiếu học. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, con người Thụy Chính một nắng hai sương lăn lộn với mảnh đất: trồng lúa trồng khoai vẫn khát khao cho con em được học hành đến nơi đến chốn. Hơn nửa thế kỷ đi qua từ khi nước nhà được độc lập việc học hành của người dân Thụy Chính cũng từng bước được nâng cao. Từ chỗ cả xã chưa có trường, lớp học phảI nhờ nhà dân và đình làng, đến nay Thụy Chính có đủ hệ thống trường lớp của cả 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở. Con em Thụy Chính được học hành chu đáo, có nhiều người đã trưởng thành trên con đường công danh sự nghiệp.
Trường THCS được thành lập từ tháng 9 năm 1971,với phiên hiệu ban đầu là trường cấp 2 Thụy Chính. Từ đó đến nay đã gần 40 năm, trường đã 3 lần chuyển đổi địa điểm, 4 lần thay đổi phiên hiệu. Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được khẳng định. Đặc biệt 3 năm trở lại đây( từ năm 2007), trên khuôn viên trường mới xây dựng khang trang, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn ổn định và xếp ở thứ hạng cao trong hàng huyện. Với những thành tích nổi bật về CSVC, về đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện, tháng 1 năm 2010, Phòng GD- UBND huyện Thái Thụy đưa trường THCS Thụy Chính vào trong danh sách nhóm trường THCS được hoàn thiện hồ sơ xét duyệt trường đạt Chuẩn Quốc gia giai đoạn 1.
Để khẳng định được bước đi lên của mình trong 39 năm qua, BGH nhà trường xin ý kiến của Đảng ủy- UBND xã xây dựng phòng giáo dục truyền thống trong nhà trường. Lịch sử nhà trường đã trải nghiệm qua năm tháng biến cố của thời cuộc: từ lúc sơ khai đến ngày hôm nay tuy có nhiều người biết nhưng việc tập hợp số liệu và thành tích của nhà trường không phải dễ đã hoàn thiện được ngay. Được sự giúp đỡ của Đảng ủy, UBND xã và các ban ngành đoàn thể, cùng các đồng chí Đảng viên cao tuổi trong Đảng bộ xã nhà, BGH nhà trường đã chắp bút ghi lại quá trình phát triển của ngành giáo dục xã Thụy chính, trong đó có lịch sử phát triển của nhà trường. Quá trình biên soạn, BGH nhà trường đã cố gáng rất nhiều và hết sức thận trọng, nghiêm túc, khách quan trong công việc. Những số liệu từ các cuốn lịch sử Đảng bộ Thụy Chính, tư liệu từ các cuốn ký phả của nhiều dòng họ trong địa phương, ý kiến và những mẩu chuyện kể lại của các đồng chí Đảng viên cao tuổi trong Đảng bộ; của các thầy cô giáo đã từng công tác ở Thụy Chính nay đã nghỉ hưu. Tất cả, đều được BGH ghi chép lại làm dữ liệu khách quan cho cuốn sách này. Nhà trường và các thế hệ học sinh hôm nay và mai sau luôn trân trọng và biết ơn sự ủng hộ và đóng góp công sức của các đồng chí lãnh đạo địa phương, các đồng chí Đảng viên cao tuổi và các thầy cô giáo đã một thời công tác tại mái trường này mỗi người một chút tư liệu bước đầu cho cuốn sách: Lịch sử trường THCS Thụy Chính ra đời.
Tuy nhiên do điều kiện thời gian, việc chuyển giao qua nhiều thế hệ nên việc lưu trữ hồ sơ giáo dục của địa phương và của nhà trường không còn mấy. Người trực tiếp chắp bút cố gắng ghi lại những dòng lịch sử của nhà trường nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm ghi sử, nên chắc chắn cuốn sách này có thể còn chưa phản ánh hết được những năm tháng gian lao cụ thể của mỗi người đã từng công tác ở mái trường và giúp đỡ sự nghiệp GD của Thụy Chính đi lên. Người biên soạn mong sự thông cảm của các đồng chí và các bạn. Và sẵn lòng chờ đợi sự góp ý tiếp theo của các đồng chí, đồng nghiệp để cuốn sách này lần sau nếu được chỉnh lý lại sẽ mang đúng tên đích thực của nó: “Lịch sử trường THCS Thụy Chính”. Xin chân thành cảm ơn !
Lịch sử nhà trường
A. NGÀY MỚI THÀNH LẬP
Giai đoạn 15 năm từ 1955-1970, xã nhà có lớp và trường Tiểu học( cấp 1) nhưng chưa có trường Trung học( cấp 2). Học sinh cấp 2 của xã còn phải đi học trường xa ở các địa phương khác như Thụy Dương, Thụy Phong, Thụy Ninh, Thụy Dân.Số lượng học sinh học cấp 3 của xã mỗi năm khoảng trên dưới 20 người.
Tháng 9 năm 1971, xã nhà bắt đầu có trường phổ thông Cấp 2. Địa điểm đặt ở khu vực nhà thảm sau này. Với khuôn viên khoảng 4500m2, trường có 6 phòng học quay hướng nam, một nhà văn phòng một khu nội trú của giáo viên có bếp ăn tập thể quay hướng đông. Tất cả các phòng đó đều đắp tường đất và dựng cột tre, mái rạ. Lúc đầu địa phương làm cho, sau mỗi năm học sinh lao động và đóng góp tre, rạ để tu bổ. Qui mô 6 lớp học với khoảng gần 300 học sinh, trường học 1 ca vào buổi sáng. Buổi chiều các thầy cô soạn bài, họp chuyên môn, chỉ đạo học sinh lao động tu sửa trường lớp hoặc đi kiểm tra học sinh học nhóm ở các gia đình. Bếp ăn tập thể giao cho bà Miện , bà Năm nhà gần trường trông nom nấu nướng. Thầy Nguyễn văn Đăng quê ở An Tiêm xã Thụy Dân là người hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường ( 1971-1972. Tiếp sau là các thầy Bùi Đình Lộ quê ở thôn Vị Dương Đoài xã Thái Hồng ( 1972-1973). Thầy Vũ Đức Chí quê ở thôn An Tập xã Thụy Quỳnh ( 1973-1975). Thầy Trần Bá Tảo quê ở thôn Lễ Củ xã Thụy Duyên( 1975-1977).Các thầy cô giáo dạy trường cấp 2 như cô Nhắc, cô Mùi, cô Biên, cô Liên, thầy Hồng, thầy An… đều là người ở các xã khác đến dạy và nội trú tại trường. Đời sống của các thầy cô giáo lúc đó rất đạm bạc: đi lại cuốc bộ là chủ yếu, bữa ăn tập thể vui vẻ gạo ít, khoai nhiều; có tháng gạo đã mốc xanh và rau ăn hoàn toàn trồng tự túc. Thực phẩm tươi sống hầu như không có.Tuy vậy phong trào học tập của nhà trường vẫn sôi nổi, đặc biệt là vào giai đoạn cuối kỳ cuối năm, nhà trường tổ chức ôn tập, học sinh mang đèn dầu đến lớp học ôn buổi tối, tiếng học bài râm ran cả xóm làng. Chất lượng giáo dục của nhà trường luôn bảo đảm tốt.
B. NĂM THÁNG ĐI QUA
Tháng 9 năm 1977, theo quyết định của cấp trên trường cấp 1 sáp nhập với trường cấp 2 thành phiên hiệu trường phổ thông cấp 1-2 Trường phổ thông cấp 1-2 của xã nhà được chuyển về địa điểm trường cấp 1 cũ. UBND xã cấp thêm đất cho trường và xây dựng thêm 8 phòng học mới. Khu trường cấp 2 cũ chuyển thành nhà thảm của HTX.Thầy Nguyễn Ngọc Dư, quê ở thôn Hậu trữ xã Thụy Duyên được điều về làm hiệu trưởng nhà trường. Thầy Ngô Văn Giám nguyên hiệu trưởng cấp 1 được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng phụ trách khối cấp 1.Trường mới với diện tích gần 8 ngàn mét vuông được đầu tư khá hiện đại so với thời điểm lúc bấy giờ: 14 phòng học đều lợp ngói đỏ, trong đó có 8 phòng học mới được thiết kế hệ thống cửa ngoài chớp, trong kính. Hai dãy nhà khu nội trú có bể nước mưa, giếng khơi, bếp tập thể được bố trí ở phía Đông của khối phòng học.Cảnh quan nhà trường được thầy và trò lao động bổ xung mỗi năm một đẹp hơn. Sau khi thầy Nguyễn Ngọc Dư ( 1986) và thầy Ngô Văn Giám ( 1981) về nghỉ hưu, UBND huyện điều động thầy Đặng văn Mong quê Đồng hòa Thụy Phong về trường làm hiệu trưởng, thầy Nguyễn văn Đỗ làm hiệu phó phụ trách khối cấp 1. Các thầy cô giáo như cô Liên, cô Vọng, thầy Hiển, thầy Đức, thầy Chung là những giáo viên dạy giỏi của nhà trường hàng năm vẫn đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh. Học sinh của trường từ lớp 5 đến lớp 7 hàng năm dao động trên dưới 250 em. Đến năm 1983 theo yêu cầu của ngành giáo dục, phiên hiệu của nhà trường chuyển thành Trường phổ thông cơ sở xã Thụy chính. Trường học 1 ca buổi sáng. Buổi chiều các thầy cô chấm bài, chỉ đạo học sinh lao động hoặc cho học sinh lớp về gia đình giúp đỡ bố mẹ công việc sản xuất nông nghiệp. Suốt 10 năm ( 1978-1988), trường liên tục đạt danh hiệu trường Tiên tiến và Tiên tiến xuất sắc.
Tháng 9 năm 1994, theo yêu cầu của ngành giáo dục, trường phổ thông cơ sở Thụy Chính tách ra làm 2 trường: Tiểu học và THCS vẫn ở ngay trên khuôn viên trường cũ. Khi đó các nhà trường trong cả nước đang thực hiện chương trình sách giáo khoa 1992 vừa được chỉnh lý. Hiệu trưởng nhà trường THCS là thầy Nguyễn Thế Hiển quê ở An Tiêm Thụy Dân, hiệu phó là thầy Chu Viết Đối. Hiêụ trưởng trường Tiểu học là thầy Nguyễn Văn Đỗ, hiệu phó là cô Quách Thị Phương đều cư trú ở thôn Hòe Nha của xã.Trường THCS có 8 lớp từ khối 6 đến khối 9. Số học sinh hàng năm của nhà trường thường dao động trên dưới 320 em. Những năm sau khi tách trường, chất lượng thi đua trong giáo dục của cả 2 nhà trường có trùng xuống, phần vì cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp lại chung phòng học của hai cấp: sáng cấp THCS, chiều cấp TH học. Bên cạnh là có nguyên nhân đội ngũ chuẩn hóa thấp. Các thầy cô giáo trình độ sư phạm 7+2, 7+3, có những năm tháng cống hiến tốt ở thập kỷ 70 đến thời điểm đó khó đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nâng cao hơn. Tuy nhiên các thầy cô như thầy vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, học sinh Thụy chính vẫn chăm ngoan học tập chuyên cần. Tỉ lệ học sinh đã thi đỗ vào trường THPT năm nào cũng cao và có nhiều học sinh sau này thi đỗ vào các trường đại học. Đặc biệt từ các khóa học sinh độ tuổi sinh năm 1979 trở đi, có nhiều em học sinh đã trưởng thành vượt bậc.
Đến năm 2000, UBND xã thực hiện chương trình bán đất đổi công trình tiếp tục xây cho trường THCS 6 phòng học ở khu phía đông trường trên nền khu nhà nội trú cũ. Sang năm 2003, nhà trường được Bộ GD- ĐT cấp bổ sung nhiều trang thiết bị dạy học để triển khai chương trình và sách giáo khoa mới. Nhà trường được cấp 1 bộ máy vi tính để bàn phục vụ công tác quản lý và soạn thảo văn bản.Thiết bị dạy học và trang thiết bị nhà trường mỗi năm được cấp nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Bên cạnh đó trường được trẻ hóa đội ngũ, có trình độ chuyên môn chuẩn hóa cao nên chất lượng GD toàn diện của nhà trường đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên do cơ sở vật chất của trường chưa đồng bộ, nên kết quả thi đua hàng năm của nhà trường mới dừng lại ở danh hiệu trường loại Khá. Duy trì được sự ổn định tương đối cho chất lượng giáo dục của nhà trường những năm đầu thay sách là nhờ có công lao tận tụy của các thầy các cô giáo cao tuổi như thầy Ngẫu, cô Đào, cô Tuyết, thầy Hiển, thầy Đảng, thầy Lân; thầy Văn, cô Hiền. Bên cạnh đó có sự phấn đấu vươn lên của các thầy cô giáo trẻ như thầy cô Trần Thu Hà, cô Tống Ngọc Thu, thầy nguyễn Xuân Hương, cô Vũ Hồng Nhung… Sau khi thầy Nguyễn Thế Hiển (12/2005) về nghỉ hưu, Ủy ban nhân huyện bổ nhiệm thầy Chu Viết Đối làm hiệu trưởng; thầy Nguyễn Minh Cường giáo viên dạy ở THCS Thụy Thanh về làm Phó hiệu trưởng nhà trường. Trải qua những thăng trầm trong bước đường đi lên của nhà trường; các thế hệ học sinh không quên được những năm tháng vất vả và cống hiến của thế hệ các thầy cô giáo đi trước. Không quên được công lao của các, ông các bác là những người lao công bảo vệ cho trường ngày đêm được ổn định như ông Chút, ông Nghĩ, ông Thời, ông Cam, ông Rương, bác Hậu.
C. NĂM THÁNG GẦN ĐÂY
Trước yêu cầu đổi mới của giáo dục, BGH nhà trường đã tích cực tham mưu với Đảng ủy- UBND xã về việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các nhà trường. Trong đó trường THCS cần được xây dựng lại trên nền đất mới, cách xa khu dân cư ra một đoạn. Tại hội nghị Đảng bộ xã tháng 8 năm 2003, chủ trương xây dựng trường THCS ra khu vực Gốc Gạo trên nền đất ruộng đầu thôn Chính đã thành nghị quyết của Đảng bộ. Với chương trình bán đất đổi công trình, cùng với sự giúp đỡ của UBND huyện, chính quyền địa phương đã nhanh chóng cho thi công xây dựng ngôi trường mới trên nền diện tích 5.600m2 .Tuy nhiên do việc chuyển đổi đất canh tác nông nghiệp hai lúa cho đất công trình có gặp phải 1 số vướng mắc ở một vài hộ thôn Chính nên khuôn viên qui hoạch của trường chưa được vuông vắn, Phía trước hơi loe ra. Phần đất lưu không ngoài chân dậu phía giáp đường Tỉnh lộ 455 vẫn phải để một số hộ dân cấy lúa. Ngôi trường mới xây dựng khá khẩn trương đén tháng 5/2007 thì hoàn thành 10 phòng học cao tầng và 1 nhà bảo vệ mái bằng; ba mặt Đông- Tây- Bắc xây tường bao cao 1,7 m. Phía mặt tiền có cổng và giậu sắt vững chắc.
Ngày 19 tháng 8 năm 2007, UBND xã thông báo cho nhà trường được chuyển CSVC ra khu trường mới. Được sự ủng hộ của hội đồng CMHS đặc biệt là sự tích cực của Ban thường trực hội lúc đó, nhà trường đã huy động được sự đóng góp công sức của các bậc phụ huynh các lớp tập trung vận chuyển và sắp sếp CSVC ra trường mới trong 2 ngày thì hoàn thành.
Ngày 5-9-2007, trường THCS thụy Chính được khai giảng trên khuôn viên trường mới. Năm học đầu tiên trên khuôn viên trường mới, cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn như chưa có bể nước, giếng nước, nhà bếp, công trình vệ sinh của giáo viên, hệ thống cửa chưa an toàn, sân trường chưa được cứng hóa. Với quyết tâm cao, BGH nhà trường và sự ủng hộ của UBND xã đã tích cực đi tìm nguồn kinh phí hỗ trợ từ cấp trên như Phòng GD, Sở GD, UBND huyện và huy động sự ủng hộ ngày công của hội CMHS để cải tạo công trình trường học. Trong 3 năm học liên tiếp từ 2007 đến 2010, nhà trường đã xin được sự công trợ của cấp trên để làm 1.200m2 sân bê tông, 250 m2 sàn lán xe chất liệu mái tôn, bổ sung thêm 1 phòng máy vi tính,bổ sung thêm nhiều thiết bị dạy học, sửa sang lại toàn bộ hệ thống bảng, bàn ghế; lắp thêm hệ thống cửa bảo vệ công trình. Riêng công trình cứng hóa sân trường bằng bê tông, nhà trường huy động sự đóng góp gạch vụn của học sinh làm chân đinh. Học sinh phấn khởi đi thu gom gạch vụn ở gia đình chuyển đến trường, không khí như ngày hội. Để trông coi CSVC nhà trường trong điều kiện trường ở xa khu dân cư một đoạn, BGH nhà trường đã tham mưu với UBND xã nhận bác Nguyễn Thanh Bình ở thôn Chính ra trường hợp đồng làm lao công bảo vệ từ tháng 9 năm 2007.
Với điều kiện CSVC trường học mới,BGH nhà trường quyết tâm cao, đã tạo nên một không khí thi đua sôi nổi hoàn toàn mới mẻ trong trường học. CSVC và cảnh quan của nhà trường mỗi năm được bổ sung thêm, hoàn thiện dần cho khang trang sạch đẹp hơn , đội ngũ các thầy cô giáo trẻ cũng được BGH nhà trường động viên phấn đấu tốt trong chuyên môn giảng dạy. Kết quả hội giảng hàng năm vẫn đạt thứ 2 hoặc thứ 3 của cụm. Riêng tổ XH hàng năm thường xếp thứ nhất, thứ nhì trong cụm 1. Các cô thầy cô giáo có kết quả hội giảng cao và hàng năm và đạt giáo viên giỏi cấp huyện cấp tỉnh như là những thầy cô có nhiều đóng góp công sức xây dựng trường: cô Trần Thu Hà, cô Tống Ngọc Thu, cô Vũ Hồng Nhung, cô Nguyễn Thị Hà, thầy Nguyễn Xuân Hương. Phong trào học tập và rèn luyện thể dục thể thao của học sinh được nhà trường quan tâm đặc biệt. Học sinh đến trường học chuyên cần hơn, không có hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng. Chất lượng học sinh giỏi đã có bước tiến nhảy vọt chuyển từ đầu 4 trước kia về đầu 2 hàng huyện những năm gần đây.Tuy là một trường nhỏ nhưng số lượng học sinh ôn thi vào THPT năm nào cũng đông; kết quả các em thi đỗ hệ A THPT thường đạt trên dưới 70% và xếp thứ nhất nhì huyện Thái Thụy.Nhân dân địa phương rất phấn khởi và tin tưởng vào nhà trường, tin tưởng vào những thầy cô giáo dạy ôn cấp 3 có chất lượng tốt như cô Trần Thu Hà, cô Vũ Hồng Nhung, thầy Nguyễn Minh Cường. Công tác giáo dục thể chất của nhà trường được quan tâm trú trọng. Các em học sinh được rèn luyện thể lực trong nội dung chính khóa, ngoài ra còn được phát triển năng khiếu các môn thể thao ưa thích. Đội tuyển bóng rổ, bóng chuyền cả nam và nữ học sinh của nhà trường đã ra quân thi đấu là có giải. Qua 4 năm học (2006-2010) nhà trường có 82 em học sinh giỏi cấc cấp.Trong đó giải quốc gia bộ môn bóng chuyền có 2 học sinh là chị em sinh đôi ở Thôn chính: Nguyễn Thị Dinh- Nguyễn Thị Diễm; 24 học sinh giỏi cấp tỉnh( trong đó văn hóa 10 em; thể thao 14 em; còn lại là học sinh giỏi cấp huyện. Liên Đội thiếu niên của nhà trường có thầy Nguyễn Xuân Hương làm tổng phụ trách cũng tạo được những sân chơi bổ ích cho học sinh bổ trợ cho việc học văn hóa. Liên Đội thường đạt danh hiệu Liên Đội vững mạnh cấp huyện hàng năm. Và sau 13 năm thi đua của nhà trường lắng xuống, đến năm học 2006-2007 danh hiệu trường tiên tiến lại quay trở lại nhà trường. Đến tháng 1/2010 Phòng GD đã đề nghị nhà trường chuẩn bị hồ sơ và các bước để đón Kiểm tra công nhận trường Chuẩn quốc gia (5/2010).
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể để lại bình luận ở đây:
|
Đăng thông tin trường học của bạn >> Đố vui >> Đố vui IQ >> Đố vui chưa có đáp án>> IQ chưa có đáp án>> Gửi đố vui của bạn >>
Trường khác:
Giới thiệu trường học của bạn tại đây để mọi người có thể biết đến thông tin trường học của bạn, và kết nối bạn bè, học sinh đã học ngôi trường của bạn: Gửi thông tin trường học của bạn >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!