Trung học phổ thông Nam Đàn 2
3.889 lượt xem
Trung học phổ thông Nam Đàn 2
Địa chỉ: | Xã Nam Trung - Huyện Nam Đàn - Nghệ An |
---|---|
Cấp học: | Trung học phổ thông |
Loại hình đào tạo: | Chính quy |
Nhóm trường: | Công lập |
Năm thành lập: | |
Website: | http://thptnamdan2.edu.vn |
Email: | c3namdan2@nghean.edu.vn |
Điện thoại: | |
Số fax: | |
Facebook: | |
Hiệu trưởng: | |
Đóng góp thông tin mới cho trường học |
Kết nối trường học
Thành viên
Bạn đã từng là học sinh tại trường Trung học phổ thông Nam Đàn 2
Hãy tham gia kết nối, gắn kết bạn bè và theo dõi thông tin ngôi trường mến yêu này nhé!
Hãy tham gia kết nối, gắn kết bạn bè và theo dõi thông tin ngôi trường mến yêu này nhé!
Tháng 9/ 1965, trường Cấp 3 Nam Đàn 2 chính thức ra đời theo quyết định của Ủy ban Hành chính tỉnh Nghệ An.
Năm học đầu tiên, trường chỉ có 05 lớp, trong đó, 01 lớp 10 và 02 lớp 9 gồm những học sinh trong xã từ trường cấp 3 Nam Đàn chuyển về và 02 lớp 8 mới chiêu sinh. Tổng cộng có 266 học sinh. Trường cũng đón nhận một số học sinh ở hai xã Đức Châu, Đức Tùng (Hà Tĩnh) nhập học. Số lượng cán bộ, giáo viên của trường là 15 người.
Trường đóng tại xóm Bãi, xã Nam Trung (nay gọi là xóm 10). Đó là nơi có cây cối bốn mùa xanh tươi, khí hậu trong lành, thoáng mát, ba bề là đồng lúa, rất tiện lợi cho việc phòng tránh máy bay địch. Tuy nhiên, là trường học kháng chiến nên trường chỉ có nhà tranh đắp lũy đất, hầm hào để tránh máy bay địch. Các lớp học cách khá xa nhau, giáo viên đi từ lớp này sang lớp khác cũng phải mất 10- 15 phút. Học sinh đi học phải mang lá ngụy trang, đội mũ rơm.
Văn phòng trường khi ấy đặt ở nhà bà Văn, nơi làm việc của Ban lãnh đạo đặt ở nhà ông Dũng Chương, bếp ăn ở nhà bà Cang. Bà Cang chăm lo cơm ăn, nước uống cho thầy cô.
Đóng trên địa bàn một vùng quê hiếu học nên chỉ sau một năm thành lập, trường đã có 09 lớp với 450 học sinh.
Ngoài hoạt động chính là dạy và học, nhà trường còn tham gia các hoạt động lao động công ích như: đào đắp mương, cải tạo đồng lúa ở xã Nam Kim, đắp đê, đào sông Lam Trà, cải tạo ruộng đồng ở Hồng Long, Kim Liên, mùa đông thì nuôi bèo hoa dâu bón cho lúa, ngày tết thì đi đắp ụ pháo cao xạ…Trong những năm này, trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc.
Năm 1968, giặc Mĩ leo thang đánh phá ác liệt hơn nữa, chúng bắn phá điên cuồng vào các làng mạc. Để đảm bảo an toàn cho các trường học trên địa bàn, Huyện ủy Nam Đàn chủ trương sơ tán các trường lên vùng rừng núi. Trường ta lên nông trường Quốc doanh Cờ Đỏ Nghĩa Đàn. Mặc dù đường sá xa xôi, đi lại hết sức khó khăn nhưng nhờ Chi bộ Đảng bàn bạc kĩ, tìm ra phương án tối ưu nên chỉ sau một tuần lễ, toàn trường đã dựng đủ lán trại phục vụ giảng dạy và học tập tại Nghĩa Đàn.
Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, để đảm bảo an toàn, các khối lớp phải đóng xa nhau ít thì cũng 8 km, xa thì 18 km. Khối 8 ở Đội Tên lửa, khối 9 ở Đồi Cam, khối 10 ở Đội Cơ khí. Khó khăn, gian khổ là vậy nhưng tình cảm thầy trò, tình đồng nghiệp, bạn bè, đặc biệt là tình cảm của cán bộ, công nhân nông trường giành cho thầy trò nhà trường lại càng gắn bó hơn.
Sang năm 1969, Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Thầy trò nhà trường lại trở về xuôi.
Nhưng cũng từ đây, cuộc kháng chiến chống Mĩ ngày càng ác liệt, đòi hỏi sự chi viện sức người, sức của cho chiến trường khẩn thiết hơn. Hàng trăm học sinh và các thầy giáo nhà trường đã tạm xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc “Tất cả cho tiền tuyến. Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”. Ngày ấy, nhiều em học sinh đã cắt tay lấy máu của mình viết đơn xin nhập ngũ, nhiều em đang học dở lớp 9, hoặc sắp sửa thi tốt nghiệp lớp 10 cũng ra đi, phơi phới tự hào. Trong giáo viên, có thầy Thiên, thầy Ngụ, thầy Toàn đã nhập ngũ. Những cuộc liên hoan tiễn đưa thầy, bạn nhập ngũ được Đoàn trường tổ chức thật cảm động. Vật kỉ niệm chỉ ít ỏi, chiếc khăn tay thêu vụng, vài cuốn sổ tay có chữ kí của cả lớp còn văn nghệ và lời chúc thì dồi dào và đằm thắm lắm.
Chia tay người ở người đi, hẹn ngày gặp lại khi miền Nam giải phóng, nước nhà thống nhất.
Năm 1970, được sự giúp đỡ của Đảng ủy và chính quyền xã Nam Trung, trường ta chuyển dời từ xóm Bãi - vùng đất thấp, không hợp với mùa mưa lụt, lên địa điểm Bãi Mồ (nay thuộc xóm 4, chỗ đóng Ngân hàng Năm Nam). Tuy vẫn chủ yếu là nhà tranh nhưng đặt quy tụ nên thuận lợi hơn so với trước nhiều. Phong trào dạy học vẫn rất sôi nổi, mỗi khối lớp đã có đến 5 lớp.
Nhưng Bãi Mồ cũng chưa phải là vị trí tốt nhất để đặt trường. Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước thống nhất tạo điều kiện thuận lợi và yêu cầu mới thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Chỉ sau 10 năm (1965 - 1975), từ chỗ chỉ có 05 lớp, trường đã phát triển lên đến 18 lớp, chưa kể các lớp bổ túc văn hóa ở trường và ở các xã trong vùng. Địa điểm cũ không đủ diện tích để mở rộng phát triển phòng lớp được. Do đó, năm 1978, Ủy ban Hành chính Huyện Nam Đàn và Ủy ban Hành chính xã Nam Trung quyết định dời trường về địa điểm mới hiện nay.
Hòa bình lập lại, nhiều học sinh của trường từng tham gia kháng chiến đã trở thành sĩ quan cấp tá, một số em chuyển ngành trở thành bác sĩ, kĩ sư, có em là cán bộ chủ chốt của Đảng và chính quyền các cấp. Nhiều em xuất ngũ, trở về địa phương tiếp tục tăng gia sản xuất, góp phần xây dựng quê hương.
Song cũng có không ít học sinh của trường đã ra đi không bao giờ trở lại, họ đã hy sinh vì sự nghiệp độc lập, tự do của đất nước, quê hương. Trong 65 học sinh nhà trường đã hy sinh trong kháng chiến có những học sinh khóa đầu tiên của trường như: anh Chu Đức Tưởng, anh Hồ Linh, anh Trần Kim, anh Nguyễn Văn Thanh, anh Trưng, anh Bá Lan v.v…
Một số thầy giáo đã từng gắn bó thiết tha với ngành, với nghề, với trường, với sự nghiệp giáo dục nay đã qua đời. Các thầy đã ra đi trong những năm hòa bình gian khó: Thầy Tạ Quang Điển, thầy Phạm Xuân Tam, thầy Trịnh Hoài Đức, thầy Đặng Đình Tích…
Hòa bình chưa được bao lâu, những khó khăn của giai đoạn nền kinh tế bao cấp lại ùa về, rồi những năm đầu của nền kinh tế thị trường, mọi người đua nhau làm kinh tế, giáo dục bị xuống cấp, số lượng học sinh đầu vào giảm mạnh, học sinh bỏ học nhiều. Từ chỗ 24 lớp năm học 1985 - 1986 chỉ còn lại 10 lớp năm học 1991 - 1992.
Cũng trong thời gian này, nhà trường cùng với nhân dân các xã vùng Năm Nam (từ năm 1970 gọi là Năm Nam) phải đối mặt với thiên tai, lũ lụt. Là trường học ở vùng phân lũ, hàng năm cứ đến mùa khai giảng cũng là mùa mưa lụt. Ai đã từng chứng kiến những trận lụt lớn năm 1978 rồi 1988 hẳn không thể nào quên. Cả vùng Năm Nam nước ngập trắng xóa, nhà cửa bị cuốn trôi, mùa màng mất sạch, cơ sở vật chất của nhà trường bị tàn phá nặng nề. Sau hàng tháng trời, nước lụt rút đi, công việc lại bộn bề. Nào là vệ sinh trường lớp, lau chùi bàn ghế, sửa sang phòng ốc, dói dắm nhà cửa, khôi phục những trang thiết bị hỏng hóc, rồi lại lên lớp, dạy bù cho kịp tiến độ chương trình…Gian nan, thử thách đến vậy nhưng toàn trường luôn đồng tâm, dốc sức, đoàn kết một lòng, lại được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân địa phương và sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền các cấp, nhà trường đã nhanh chóng ổn định, kỉ cương, nề nếp được giữ vững.
Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, từ một ngôi trường đơn sơ, nhà tranh vách đất, đến nay trường đã xây dựng được một cơ ngơi bề thế, khang trang, tiến tới “Trường ra trường, lớp ra lớp”. Toàn bộ hệ thống các dãy nhà cấp bốn đã dần được thay mới, nhường chỗ cho 4 tòa nhà cao tầng với tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ dạy, học, có hệ thống phòng tổ chuyên môn, phòng truyền thống, phòng thư viện, phòng thiết bị, thực hành… Khu vực sân trường được cải tạo, nâng cấp đảm bảo sạch, đẹp, với hệ thống cây bóng mát, cây cảnh, bồn hoa 4 mùa xanh tươi, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, các công trình vệ sinh phục vụ cho giáo viên và học sinh được đảm bảo. Trường còn xây dựng hệ thống gara để xe cho cán bộ, giáo viên và học sinh, xây dựng sân bóng chuyền, sân thể dục được nâng cấp cao ráo đảm bảo việc học tập trong mùa mưa. Toàn bộ khuôn viên nhà trường được bao bọc bởi hệ thống bờ rào chắc chắn, cổng trường khang trang.
Qua 50 xây dựng và trưởng thành, chất lượng đội ngũ của nhà trường ngày càng được củng cố và nâng cao. Từ 15 cán bộ, giáo viên ban đầu, hiện nay, nhà trường có một đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ trung, năng động, tích cực, sáng tạo, tâm huyết với nghề, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Đến nay trường đã có 83 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó 100 % đạt chuẩn, 33 thạc sĩ, 02 giáo viên có trình độ cao cấp chính trị, 06 giáo viên có trình độ trung cấp chính trị, có nhiều giáo viên đạt danh hiệu CSTĐCS: Cô Lưu Thị Thanh Trà, thầy Lê Văn Quyền, thầy Từ Viết Thái, cô Nguyễn Thị Thu Hiền (sử), cô Nguyễn Thị Bích Tùng, cô Nguyễn Thị Thúy Hằng (hóa), thầy Lê Ngọc Hưng, thầy Từ Đức Toàn (lí), cô Nguyễn Thị Quý, cô Lê Thị Hằng (văn); phong trào viết SKKN cũng được chú trọng, đã có 08 SKKN cấp tỉnh của các thầy, cô: cô Lưu Thị Thanh Trà, cô Nguyễn Thị Thu Hiền (sử), cô Nguyễn Thị Bích Liên, thầy Từ Đức Toàn (lí), cô Nguyễn Thị Quý, cô Lê Thị Hằng (văn), thầy Trần Đức Cường; có rất nhiều thầy cô giáo đạt thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh như: cô Nguyễn Thị Bích Liên, cô Lưu Thị Thanh Trà, cô Nguyễn Thị Thu Hiền (sử), thầy Nguyễn Văn Hạnh, thầy Lê Văn Quyền, cô Lê Thị Thảo, thầy Phạm Xuân Phú, thầy Trần Văn Tài, thầy Từ Đức Toàn (lí), cô Nguyễn Thị Thu Hiền (văn), thầy Nguyễn Hữu Việt, thầy Nguyễn Bình Trọng, cô Phan Thị Hoài, cô Lê Thị Hằng (văn), cô Nguyễn Thị Thanh Long, thầy Trần Đức Cường, cô Đặng Thị Sương, thầy Đàm Vĩnh Hạnh, cô Nguyễn Thị Hồng Xuân, thầy Tô Duy Xuyên, thầy Cao Văn Trọng, cô Nguyễn Thị Thúy Hằng, thầy Từ Đức Toàn (hóa), cô Nguyễn Thị Minh Châu, cô Nguyễn Thị Hiền (sinh), thầy Nguyễn Trọng Đông, cô Nguyễn Thị Thanh Hoài, thầy Lê Ngọc Hưng, thầy Nguyễn Đậu Hùng, cô Nguyễn Thị Quý, cô Hoàng Thị Thanh Hương, cô Nguyễn Thị Giang Thoan, cô Phạm Thị Thanh Vân, cô Lê Thị Hằng (anh), cô Nguyễn Thị Thu Hà (anh), cô Lê Thị Thanh Nga, thầy Hồ Đức Châu, thầy Hồ Hữu Trung, thầy Tạ Quang Hiệp…
Song song với sự phát triển về chất lượng đội ngũ, hiệu quả đào tạo của nhà trường cũng tiến bộ vượt bậc. Trong 50 năm qua, nhà trường đã đào tạo được hơn 16 000 học sinh tốt nghiệp ra trường, hơn 1500 em đậu vào đại học và cao đẳng, TH chuyên nghiệp, có 660 lượt học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh.
Từ cái nôi trường THPT Nam Đàn 2 nhiều học sinh đã nổ lực, phấn đấu trên con đường lập nghiệp để trở thành các nhà khoa học, như: PGS- TS Bành Tiến Long - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giaó dục - Đào tạo, PGS- TS Hà Quang Đào - Chủ nhiệm khoa trường ĐH Ngân hàng TP HCM, PGS-TS Lê Đình Cúc - Tổng biên tập Tạp chí KH XH và NV, PGS TS Đại tá Đồng Xuân Thọ - Giảng viên Học viện CSND ... Một số cựu học sinh nhà trường giữ các chức vụ chủ chốt trong hệ thống chính quyền các cấp như: Anh Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Lâm Đồng, anh Hoàng Viết Đường - Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND Tỉnh Nghệ An, anh Nguyễn Xuân Thiêm - Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Công an Nghệ An, Anh hùng Lực lượng VTND … Có những học sinh thành đạt, nặng nghĩa với trường như anh Nguyễn Văn Phương, anh Nguyễn Dục Hinh, anh Nguyễn Đông Tùng, anh Nguyễn Trọng Hà, chị Nguyễn Thị Hoa, anh Trần Tuấn Lộc…Chúng ta cũng không thể không nhắc đến một lực lượng không nhỏ các cựu học sinh của trường tình nguyện ở lại quê nhà góp sức mình làm giàu cho quê hương, các anh chị luôn luôn hướng về trường, giáo dục con cháu theo bước cha, anh.
Trong những năm gần đây, chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường có chuyển biến rõ nét, kể cả chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn. Tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh hàng năm đạt từ 60 % trở lên, số lượng học sinh giỏi toàn diện, học sinh tiên tiến cũng tăng nhanh. Đặc biệt, trong năm học 2013 - 2014, trường có 2 em đạt giải nhất kì thi học sinh giỏi tỉnh, đó là em Nguyễn Thị Lan Anh môn lịch sử và em Nguyễn Đức Ngà môn vật lí.
Trong kì thi THPT Quốc gia năm 2015 trường có nhiều em đậu Đại học, trong đó có em Nguyễn Đức Ngà đã mang lại niềm tự hào cho nhà trường với 28 điểm khối A, 27 điểm khối B và được UBND tỉnh Nghệ An tuyên dương, khen thưởng.
Đi đôi với việc dạy chữ, nhà trường cũng chú trọng việc giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống, bồi dưỡng những tình cảm nhân văn cao quý cho học sinh. Hàng năm, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt chiếm trên 95 %. Trong những năm qua, nề nếp, trật tự an ninh trường học luôn được giữ vững, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao diễn ra sôi nổi, thu hút hầu hết học sinh tham gia. Các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện, nhân đạo, hoạt động đền ơn đáp nghĩa luôn được học sinh hưởng ứng tích cực. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cha mẹ học sinh, Hội Cựu chiến binh, Ban Nữ công luôn nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt các phong trào thi đua, xứng đáng với vai trò tham mưu, người cộng sự tích cực xây dựng nhà trường ngày càng lớn mạnh.
Những thành tích trên của nhà trường đã được cấp trên ghi nhận. Nhiều năm liền, trường được Sở Giáo dục - Đào tạo, Ủy ban Nhân dân Tỉnh công nhận trường tiên tiến, tiên tiến xuất sắc, 03 lần được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Nhìn lại chặng đường 50 năm qua với những thành tích còn khiêm tốn của nhà trường, chúng ta có quyền tự hào bởi đó là kết quả của một quá trình nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, quyết tâm cao của thầy và trò một ngôi trường trên vùng quê còn nhiều gian khó.
Để có được những thành quả trên, chúng ta đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng nhà trường. Từ một Chi bộ Đảng có 3 Đảng viên, nay đã phát triển hùng hậu lên 41 Đảng viên, xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo tập thể nhà trường phát triển bền vững.
Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đã không quản ngại khó khăn, gác lại những lo toan vất vả đời thường, dồn hết tâm sức và trí lực để dìu dắt, giáo dục lớp lớp các thế hệ học trò trưởng thành. Chúng ta đặc biệt ghi nhớ công lao đặt nền móng của các thầy giáo đầu tiên khai mở trường: Thầy Nguyễn Cảnh Trạch, thầy Võ Văn Tính, thầy Đặng Mai, các thầy Nguyễn Hy Lạng, Tạ Quang Điển, Nguyễn Bạch Đàn, Từ Phạm Hoài, Phạm Dũng, Nguyễn Ngọc Nhuận, Võ Tá Giai, Trần Đình Vượng, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyên Hòa, Phạm Thạnh.
Trường chúng ta vững vàng và phát triển như hôm nay không thể không nói tới công lao của các đồng chí lãnh đạo qua các thời kì: Thầy Nguyễn Cảnh Trạch, thầy Võ Văn Tính, Thầy Phạm Quý Hùng, thầy Nguyễn Khắc Lanh, thầy Nguyễn Hữu Lý, thầy Nguyễn Ngụ, thầy Nguyễn Ngọc Diệm, thầy Nguyễn Nhân Vinh, thầy Trần Văn Đỉnh, thầy Từ Viết Thái và Ban giám hiệu hiện nay: thầy Hồ Quốc Việt, cô Lưu Thị Thanh Trà, thầy Lê Văn Quyền.
Dưới mái trường tròn tuổi 50, nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên nhà trường, nhiều thế hệ học trò, dù ở đâu, làm việc trong lĩnh vực nào cũng luôn cùng chí hướng, luôn hướng về quê hương, về mái trường một thời đã gắn bó với những hành động thiết thực. Có những tập thể, cá nhân cựu học sinh của trường bằng tấm lòng hiếu học truyền thống, đã ủng hộ to lớn về cả tinh thần và vật chất để góp phần cho trường ngày một lớn mạnh hơn, khang trang hơn, đẹp đẽ hơn, trong đó phải kể đến các khóa học 1974 - 1977, 1976 - 1979, 1977 - 1980, các lớp học như lớp A khóa 1971 - 1974, lớp A khóa 1974 - 1977, lớp A khóa 1978 - 1981…
Đặc biệt, trường ta luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An, của Sở GD- ĐT Nghệ An, của Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện Nam Đàn, sự giúp đỡ tận tình của Đảng ủy, Uỷ ban Nhân dân, Hợp tác xã nông nghiệp các xã Nam Trung, Nam Phúc, Nam Cường, Nam Kim, Khánh Sơn, Đức Châu, Đức Tùng, của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, bộ mặt nhà trường, vì thế, ngày càng bề thế hơn, nổi bật hơn, vững chắc hơn.
Nửa thế kỉ đã qua, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại quá trình phát triển thăng trầm của nhà trường để rồi cùng suy ngẫm và tự hào về những truyền thống đẹp đẽ của ngôi trường thân yêu trên vùng quê giàu truyền thống. Đồng thời, chúng ta cũng ý thức được những khó khăn và cả những vận hội đang chờ đợi phía trước, để rồi không nản chí, nản lòng, quyết tâm đoàn kết, phấn đấu học tập, tu dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, phẩm chất nhà giáo, xứng đáng là gương sáng cho các thế hệ học sinh noi theo, nhằm kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp 50 năm của nhà trường và của quê hương Bác Hồ.
Nhân dịp này, chúng ta xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các cấp lãnh đạo, xin nhiệt liệt biểu dương tất cả các thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên nhà trường, các thế hệ học sinh và nhân dân địa phương đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển và trưởng thành của nhà trường.
Trong thời khắc hôm nay, chúng ta cúi đầu tưởng nhớ và xin chia sẻ nỗi đau mất mát với các đồng chí giáo viên, công nhân viên đã quá cố, đến gia đình các em học sinh cũ của trường đã hy sinh trong thời kì kháng chiến và trong xây dựng đất nước.
Năm học 2015 - 2016 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết ĐH Đảng các cấp nhiệm kì 2015 - 2020, năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của BCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục- đào tạo, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh … Trong bối cảnh đó, cán bộ và giáo viên nhà trường quyết tâm nỗ lực hơn nữa thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia trong năm học 2016 - 2017. Với bề dày của một ngôi trường đã 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường THPT Nam Đàn 2 chắc chắn sẽ còn vươn cao, vươn xa hơn nữa trong sự nghiệp trồng người, xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của nhân dân trong vùng, của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các thế hệ cựu học sinh trên mọi miền đất nước.
Năm học đầu tiên, trường chỉ có 05 lớp, trong đó, 01 lớp 10 và 02 lớp 9 gồm những học sinh trong xã từ trường cấp 3 Nam Đàn chuyển về và 02 lớp 8 mới chiêu sinh. Tổng cộng có 266 học sinh. Trường cũng đón nhận một số học sinh ở hai xã Đức Châu, Đức Tùng (Hà Tĩnh) nhập học. Số lượng cán bộ, giáo viên của trường là 15 người.
Trường đóng tại xóm Bãi, xã Nam Trung (nay gọi là xóm 10). Đó là nơi có cây cối bốn mùa xanh tươi, khí hậu trong lành, thoáng mát, ba bề là đồng lúa, rất tiện lợi cho việc phòng tránh máy bay địch. Tuy nhiên, là trường học kháng chiến nên trường chỉ có nhà tranh đắp lũy đất, hầm hào để tránh máy bay địch. Các lớp học cách khá xa nhau, giáo viên đi từ lớp này sang lớp khác cũng phải mất 10- 15 phút. Học sinh đi học phải mang lá ngụy trang, đội mũ rơm.
Văn phòng trường khi ấy đặt ở nhà bà Văn, nơi làm việc của Ban lãnh đạo đặt ở nhà ông Dũng Chương, bếp ăn ở nhà bà Cang. Bà Cang chăm lo cơm ăn, nước uống cho thầy cô.
Đóng trên địa bàn một vùng quê hiếu học nên chỉ sau một năm thành lập, trường đã có 09 lớp với 450 học sinh.
Ngoài hoạt động chính là dạy và học, nhà trường còn tham gia các hoạt động lao động công ích như: đào đắp mương, cải tạo đồng lúa ở xã Nam Kim, đắp đê, đào sông Lam Trà, cải tạo ruộng đồng ở Hồng Long, Kim Liên, mùa đông thì nuôi bèo hoa dâu bón cho lúa, ngày tết thì đi đắp ụ pháo cao xạ…Trong những năm này, trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc.
Năm 1968, giặc Mĩ leo thang đánh phá ác liệt hơn nữa, chúng bắn phá điên cuồng vào các làng mạc. Để đảm bảo an toàn cho các trường học trên địa bàn, Huyện ủy Nam Đàn chủ trương sơ tán các trường lên vùng rừng núi. Trường ta lên nông trường Quốc doanh Cờ Đỏ Nghĩa Đàn. Mặc dù đường sá xa xôi, đi lại hết sức khó khăn nhưng nhờ Chi bộ Đảng bàn bạc kĩ, tìm ra phương án tối ưu nên chỉ sau một tuần lễ, toàn trường đã dựng đủ lán trại phục vụ giảng dạy và học tập tại Nghĩa Đàn.
Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, để đảm bảo an toàn, các khối lớp phải đóng xa nhau ít thì cũng 8 km, xa thì 18 km. Khối 8 ở Đội Tên lửa, khối 9 ở Đồi Cam, khối 10 ở Đội Cơ khí. Khó khăn, gian khổ là vậy nhưng tình cảm thầy trò, tình đồng nghiệp, bạn bè, đặc biệt là tình cảm của cán bộ, công nhân nông trường giành cho thầy trò nhà trường lại càng gắn bó hơn.
Sang năm 1969, Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Thầy trò nhà trường lại trở về xuôi.
Nhưng cũng từ đây, cuộc kháng chiến chống Mĩ ngày càng ác liệt, đòi hỏi sự chi viện sức người, sức của cho chiến trường khẩn thiết hơn. Hàng trăm học sinh và các thầy giáo nhà trường đã tạm xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc “Tất cả cho tiền tuyến. Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”. Ngày ấy, nhiều em học sinh đã cắt tay lấy máu của mình viết đơn xin nhập ngũ, nhiều em đang học dở lớp 9, hoặc sắp sửa thi tốt nghiệp lớp 10 cũng ra đi, phơi phới tự hào. Trong giáo viên, có thầy Thiên, thầy Ngụ, thầy Toàn đã nhập ngũ. Những cuộc liên hoan tiễn đưa thầy, bạn nhập ngũ được Đoàn trường tổ chức thật cảm động. Vật kỉ niệm chỉ ít ỏi, chiếc khăn tay thêu vụng, vài cuốn sổ tay có chữ kí của cả lớp còn văn nghệ và lời chúc thì dồi dào và đằm thắm lắm.
Chia tay người ở người đi, hẹn ngày gặp lại khi miền Nam giải phóng, nước nhà thống nhất.
Năm 1970, được sự giúp đỡ của Đảng ủy và chính quyền xã Nam Trung, trường ta chuyển dời từ xóm Bãi - vùng đất thấp, không hợp với mùa mưa lụt, lên địa điểm Bãi Mồ (nay thuộc xóm 4, chỗ đóng Ngân hàng Năm Nam). Tuy vẫn chủ yếu là nhà tranh nhưng đặt quy tụ nên thuận lợi hơn so với trước nhiều. Phong trào dạy học vẫn rất sôi nổi, mỗi khối lớp đã có đến 5 lớp.
Nhưng Bãi Mồ cũng chưa phải là vị trí tốt nhất để đặt trường. Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước thống nhất tạo điều kiện thuận lợi và yêu cầu mới thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Chỉ sau 10 năm (1965 - 1975), từ chỗ chỉ có 05 lớp, trường đã phát triển lên đến 18 lớp, chưa kể các lớp bổ túc văn hóa ở trường và ở các xã trong vùng. Địa điểm cũ không đủ diện tích để mở rộng phát triển phòng lớp được. Do đó, năm 1978, Ủy ban Hành chính Huyện Nam Đàn và Ủy ban Hành chính xã Nam Trung quyết định dời trường về địa điểm mới hiện nay.
Hòa bình lập lại, nhiều học sinh của trường từng tham gia kháng chiến đã trở thành sĩ quan cấp tá, một số em chuyển ngành trở thành bác sĩ, kĩ sư, có em là cán bộ chủ chốt của Đảng và chính quyền các cấp. Nhiều em xuất ngũ, trở về địa phương tiếp tục tăng gia sản xuất, góp phần xây dựng quê hương.
Song cũng có không ít học sinh của trường đã ra đi không bao giờ trở lại, họ đã hy sinh vì sự nghiệp độc lập, tự do của đất nước, quê hương. Trong 65 học sinh nhà trường đã hy sinh trong kháng chiến có những học sinh khóa đầu tiên của trường như: anh Chu Đức Tưởng, anh Hồ Linh, anh Trần Kim, anh Nguyễn Văn Thanh, anh Trưng, anh Bá Lan v.v…
Một số thầy giáo đã từng gắn bó thiết tha với ngành, với nghề, với trường, với sự nghiệp giáo dục nay đã qua đời. Các thầy đã ra đi trong những năm hòa bình gian khó: Thầy Tạ Quang Điển, thầy Phạm Xuân Tam, thầy Trịnh Hoài Đức, thầy Đặng Đình Tích…
Hòa bình chưa được bao lâu, những khó khăn của giai đoạn nền kinh tế bao cấp lại ùa về, rồi những năm đầu của nền kinh tế thị trường, mọi người đua nhau làm kinh tế, giáo dục bị xuống cấp, số lượng học sinh đầu vào giảm mạnh, học sinh bỏ học nhiều. Từ chỗ 24 lớp năm học 1985 - 1986 chỉ còn lại 10 lớp năm học 1991 - 1992.
Cũng trong thời gian này, nhà trường cùng với nhân dân các xã vùng Năm Nam (từ năm 1970 gọi là Năm Nam) phải đối mặt với thiên tai, lũ lụt. Là trường học ở vùng phân lũ, hàng năm cứ đến mùa khai giảng cũng là mùa mưa lụt. Ai đã từng chứng kiến những trận lụt lớn năm 1978 rồi 1988 hẳn không thể nào quên. Cả vùng Năm Nam nước ngập trắng xóa, nhà cửa bị cuốn trôi, mùa màng mất sạch, cơ sở vật chất của nhà trường bị tàn phá nặng nề. Sau hàng tháng trời, nước lụt rút đi, công việc lại bộn bề. Nào là vệ sinh trường lớp, lau chùi bàn ghế, sửa sang phòng ốc, dói dắm nhà cửa, khôi phục những trang thiết bị hỏng hóc, rồi lại lên lớp, dạy bù cho kịp tiến độ chương trình…Gian nan, thử thách đến vậy nhưng toàn trường luôn đồng tâm, dốc sức, đoàn kết một lòng, lại được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân địa phương và sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền các cấp, nhà trường đã nhanh chóng ổn định, kỉ cương, nề nếp được giữ vững.
Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, từ một ngôi trường đơn sơ, nhà tranh vách đất, đến nay trường đã xây dựng được một cơ ngơi bề thế, khang trang, tiến tới “Trường ra trường, lớp ra lớp”. Toàn bộ hệ thống các dãy nhà cấp bốn đã dần được thay mới, nhường chỗ cho 4 tòa nhà cao tầng với tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ dạy, học, có hệ thống phòng tổ chuyên môn, phòng truyền thống, phòng thư viện, phòng thiết bị, thực hành… Khu vực sân trường được cải tạo, nâng cấp đảm bảo sạch, đẹp, với hệ thống cây bóng mát, cây cảnh, bồn hoa 4 mùa xanh tươi, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, các công trình vệ sinh phục vụ cho giáo viên và học sinh được đảm bảo. Trường còn xây dựng hệ thống gara để xe cho cán bộ, giáo viên và học sinh, xây dựng sân bóng chuyền, sân thể dục được nâng cấp cao ráo đảm bảo việc học tập trong mùa mưa. Toàn bộ khuôn viên nhà trường được bao bọc bởi hệ thống bờ rào chắc chắn, cổng trường khang trang.
Qua 50 xây dựng và trưởng thành, chất lượng đội ngũ của nhà trường ngày càng được củng cố và nâng cao. Từ 15 cán bộ, giáo viên ban đầu, hiện nay, nhà trường có một đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ trung, năng động, tích cực, sáng tạo, tâm huyết với nghề, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Đến nay trường đã có 83 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó 100 % đạt chuẩn, 33 thạc sĩ, 02 giáo viên có trình độ cao cấp chính trị, 06 giáo viên có trình độ trung cấp chính trị, có nhiều giáo viên đạt danh hiệu CSTĐCS: Cô Lưu Thị Thanh Trà, thầy Lê Văn Quyền, thầy Từ Viết Thái, cô Nguyễn Thị Thu Hiền (sử), cô Nguyễn Thị Bích Tùng, cô Nguyễn Thị Thúy Hằng (hóa), thầy Lê Ngọc Hưng, thầy Từ Đức Toàn (lí), cô Nguyễn Thị Quý, cô Lê Thị Hằng (văn); phong trào viết SKKN cũng được chú trọng, đã có 08 SKKN cấp tỉnh của các thầy, cô: cô Lưu Thị Thanh Trà, cô Nguyễn Thị Thu Hiền (sử), cô Nguyễn Thị Bích Liên, thầy Từ Đức Toàn (lí), cô Nguyễn Thị Quý, cô Lê Thị Hằng (văn), thầy Trần Đức Cường; có rất nhiều thầy cô giáo đạt thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh như: cô Nguyễn Thị Bích Liên, cô Lưu Thị Thanh Trà, cô Nguyễn Thị Thu Hiền (sử), thầy Nguyễn Văn Hạnh, thầy Lê Văn Quyền, cô Lê Thị Thảo, thầy Phạm Xuân Phú, thầy Trần Văn Tài, thầy Từ Đức Toàn (lí), cô Nguyễn Thị Thu Hiền (văn), thầy Nguyễn Hữu Việt, thầy Nguyễn Bình Trọng, cô Phan Thị Hoài, cô Lê Thị Hằng (văn), cô Nguyễn Thị Thanh Long, thầy Trần Đức Cường, cô Đặng Thị Sương, thầy Đàm Vĩnh Hạnh, cô Nguyễn Thị Hồng Xuân, thầy Tô Duy Xuyên, thầy Cao Văn Trọng, cô Nguyễn Thị Thúy Hằng, thầy Từ Đức Toàn (hóa), cô Nguyễn Thị Minh Châu, cô Nguyễn Thị Hiền (sinh), thầy Nguyễn Trọng Đông, cô Nguyễn Thị Thanh Hoài, thầy Lê Ngọc Hưng, thầy Nguyễn Đậu Hùng, cô Nguyễn Thị Quý, cô Hoàng Thị Thanh Hương, cô Nguyễn Thị Giang Thoan, cô Phạm Thị Thanh Vân, cô Lê Thị Hằng (anh), cô Nguyễn Thị Thu Hà (anh), cô Lê Thị Thanh Nga, thầy Hồ Đức Châu, thầy Hồ Hữu Trung, thầy Tạ Quang Hiệp…
Song song với sự phát triển về chất lượng đội ngũ, hiệu quả đào tạo của nhà trường cũng tiến bộ vượt bậc. Trong 50 năm qua, nhà trường đã đào tạo được hơn 16 000 học sinh tốt nghiệp ra trường, hơn 1500 em đậu vào đại học và cao đẳng, TH chuyên nghiệp, có 660 lượt học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh.
Từ cái nôi trường THPT Nam Đàn 2 nhiều học sinh đã nổ lực, phấn đấu trên con đường lập nghiệp để trở thành các nhà khoa học, như: PGS- TS Bành Tiến Long - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giaó dục - Đào tạo, PGS- TS Hà Quang Đào - Chủ nhiệm khoa trường ĐH Ngân hàng TP HCM, PGS-TS Lê Đình Cúc - Tổng biên tập Tạp chí KH XH và NV, PGS TS Đại tá Đồng Xuân Thọ - Giảng viên Học viện CSND ... Một số cựu học sinh nhà trường giữ các chức vụ chủ chốt trong hệ thống chính quyền các cấp như: Anh Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Lâm Đồng, anh Hoàng Viết Đường - Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND Tỉnh Nghệ An, anh Nguyễn Xuân Thiêm - Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Công an Nghệ An, Anh hùng Lực lượng VTND … Có những học sinh thành đạt, nặng nghĩa với trường như anh Nguyễn Văn Phương, anh Nguyễn Dục Hinh, anh Nguyễn Đông Tùng, anh Nguyễn Trọng Hà, chị Nguyễn Thị Hoa, anh Trần Tuấn Lộc…Chúng ta cũng không thể không nhắc đến một lực lượng không nhỏ các cựu học sinh của trường tình nguyện ở lại quê nhà góp sức mình làm giàu cho quê hương, các anh chị luôn luôn hướng về trường, giáo dục con cháu theo bước cha, anh.
Trong những năm gần đây, chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường có chuyển biến rõ nét, kể cả chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn. Tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh hàng năm đạt từ 60 % trở lên, số lượng học sinh giỏi toàn diện, học sinh tiên tiến cũng tăng nhanh. Đặc biệt, trong năm học 2013 - 2014, trường có 2 em đạt giải nhất kì thi học sinh giỏi tỉnh, đó là em Nguyễn Thị Lan Anh môn lịch sử và em Nguyễn Đức Ngà môn vật lí.
Trong kì thi THPT Quốc gia năm 2015 trường có nhiều em đậu Đại học, trong đó có em Nguyễn Đức Ngà đã mang lại niềm tự hào cho nhà trường với 28 điểm khối A, 27 điểm khối B và được UBND tỉnh Nghệ An tuyên dương, khen thưởng.
Đi đôi với việc dạy chữ, nhà trường cũng chú trọng việc giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống, bồi dưỡng những tình cảm nhân văn cao quý cho học sinh. Hàng năm, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt chiếm trên 95 %. Trong những năm qua, nề nếp, trật tự an ninh trường học luôn được giữ vững, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao diễn ra sôi nổi, thu hút hầu hết học sinh tham gia. Các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện, nhân đạo, hoạt động đền ơn đáp nghĩa luôn được học sinh hưởng ứng tích cực. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cha mẹ học sinh, Hội Cựu chiến binh, Ban Nữ công luôn nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt các phong trào thi đua, xứng đáng với vai trò tham mưu, người cộng sự tích cực xây dựng nhà trường ngày càng lớn mạnh.
Những thành tích trên của nhà trường đã được cấp trên ghi nhận. Nhiều năm liền, trường được Sở Giáo dục - Đào tạo, Ủy ban Nhân dân Tỉnh công nhận trường tiên tiến, tiên tiến xuất sắc, 03 lần được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Nhìn lại chặng đường 50 năm qua với những thành tích còn khiêm tốn của nhà trường, chúng ta có quyền tự hào bởi đó là kết quả của một quá trình nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, quyết tâm cao của thầy và trò một ngôi trường trên vùng quê còn nhiều gian khó.
Để có được những thành quả trên, chúng ta đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng nhà trường. Từ một Chi bộ Đảng có 3 Đảng viên, nay đã phát triển hùng hậu lên 41 Đảng viên, xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo tập thể nhà trường phát triển bền vững.
Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đã không quản ngại khó khăn, gác lại những lo toan vất vả đời thường, dồn hết tâm sức và trí lực để dìu dắt, giáo dục lớp lớp các thế hệ học trò trưởng thành. Chúng ta đặc biệt ghi nhớ công lao đặt nền móng của các thầy giáo đầu tiên khai mở trường: Thầy Nguyễn Cảnh Trạch, thầy Võ Văn Tính, thầy Đặng Mai, các thầy Nguyễn Hy Lạng, Tạ Quang Điển, Nguyễn Bạch Đàn, Từ Phạm Hoài, Phạm Dũng, Nguyễn Ngọc Nhuận, Võ Tá Giai, Trần Đình Vượng, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyên Hòa, Phạm Thạnh.
Trường chúng ta vững vàng và phát triển như hôm nay không thể không nói tới công lao của các đồng chí lãnh đạo qua các thời kì: Thầy Nguyễn Cảnh Trạch, thầy Võ Văn Tính, Thầy Phạm Quý Hùng, thầy Nguyễn Khắc Lanh, thầy Nguyễn Hữu Lý, thầy Nguyễn Ngụ, thầy Nguyễn Ngọc Diệm, thầy Nguyễn Nhân Vinh, thầy Trần Văn Đỉnh, thầy Từ Viết Thái và Ban giám hiệu hiện nay: thầy Hồ Quốc Việt, cô Lưu Thị Thanh Trà, thầy Lê Văn Quyền.
Dưới mái trường tròn tuổi 50, nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên nhà trường, nhiều thế hệ học trò, dù ở đâu, làm việc trong lĩnh vực nào cũng luôn cùng chí hướng, luôn hướng về quê hương, về mái trường một thời đã gắn bó với những hành động thiết thực. Có những tập thể, cá nhân cựu học sinh của trường bằng tấm lòng hiếu học truyền thống, đã ủng hộ to lớn về cả tinh thần và vật chất để góp phần cho trường ngày một lớn mạnh hơn, khang trang hơn, đẹp đẽ hơn, trong đó phải kể đến các khóa học 1974 - 1977, 1976 - 1979, 1977 - 1980, các lớp học như lớp A khóa 1971 - 1974, lớp A khóa 1974 - 1977, lớp A khóa 1978 - 1981…
Đặc biệt, trường ta luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An, của Sở GD- ĐT Nghệ An, của Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện Nam Đàn, sự giúp đỡ tận tình của Đảng ủy, Uỷ ban Nhân dân, Hợp tác xã nông nghiệp các xã Nam Trung, Nam Phúc, Nam Cường, Nam Kim, Khánh Sơn, Đức Châu, Đức Tùng, của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, bộ mặt nhà trường, vì thế, ngày càng bề thế hơn, nổi bật hơn, vững chắc hơn.
Nửa thế kỉ đã qua, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại quá trình phát triển thăng trầm của nhà trường để rồi cùng suy ngẫm và tự hào về những truyền thống đẹp đẽ của ngôi trường thân yêu trên vùng quê giàu truyền thống. Đồng thời, chúng ta cũng ý thức được những khó khăn và cả những vận hội đang chờ đợi phía trước, để rồi không nản chí, nản lòng, quyết tâm đoàn kết, phấn đấu học tập, tu dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, phẩm chất nhà giáo, xứng đáng là gương sáng cho các thế hệ học sinh noi theo, nhằm kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp 50 năm của nhà trường và của quê hương Bác Hồ.
Nhân dịp này, chúng ta xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các cấp lãnh đạo, xin nhiệt liệt biểu dương tất cả các thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên nhà trường, các thế hệ học sinh và nhân dân địa phương đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển và trưởng thành của nhà trường.
Trong thời khắc hôm nay, chúng ta cúi đầu tưởng nhớ và xin chia sẻ nỗi đau mất mát với các đồng chí giáo viên, công nhân viên đã quá cố, đến gia đình các em học sinh cũ của trường đã hy sinh trong thời kì kháng chiến và trong xây dựng đất nước.
Năm học 2015 - 2016 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết ĐH Đảng các cấp nhiệm kì 2015 - 2020, năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của BCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục- đào tạo, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh … Trong bối cảnh đó, cán bộ và giáo viên nhà trường quyết tâm nỗ lực hơn nữa thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia trong năm học 2016 - 2017. Với bề dày của một ngôi trường đã 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường THPT Nam Đàn 2 chắc chắn sẽ còn vươn cao, vươn xa hơn nữa trong sự nghiệp trồng người, xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của nhân dân trong vùng, của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các thế hệ cựu học sinh trên mọi miền đất nước.
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể để lại bình luận ở đây:
|
Đăng thông tin trường học của bạn >> Đố vui >> Đố vui IQ >> Đố vui chưa có đáp án>> IQ chưa có đáp án>> Gửi đố vui của bạn >>
Trường khác:
Giới thiệu trường học của bạn tại đây để mọi người có thể biết đến thông tin trường học của bạn, và kết nối bạn bè, học sinh đã học ngôi trường của bạn: Gửi thông tin trường học của bạn >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!