Geminin

(Gemi)
#hashtag
1.307
3 theo dõi 9 bạn bè
Thông tin
Link tài khoản:
Xem trên Lazigo
Thành tích: 51 câu hỏi | 31 trả lời
Điểm số: 0đ giải bài | 0đ tặng
Chưa đạt Huy hiệu Học tập
Số ngày hoạt động: 164 ngày
Huy hiệu Chuyên cần:
Khởi đầu
Khởi đầu
Thử thách
Thử thách
Huy hiệu (+)
21 - 5 - 2005
Học lực: Giỏi
Cấp học: Trung học phổ thông
Môn học yêu thích:
Tình trạng: Một mình
Sở thích: Chưa xác định
Huyện Bù Gia Mập - Bình Phước
6 ảnh
Huyện Bù Gia Mập - Bình Phước
Đã tham gia: 24-09-2019
Số ngày hoạt động: 164 ngày
Ảnh nền
Báo cáo vi phạm
5
55 sao / 11 đánh giá
5 sao - 11 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 0 đánh giá
Điểm 5 SAO trên tổng số 11 đánh giá
0 quà tặng | 51 câu hỏi | 31 trả lời
2 0
Geminin
Link | Report
2021-03-07 23:59:58
Chat Online
3 0
-epeyinyewcau | Chat Online Report
-Like=trả tút cuối_
-Tt chéo 0 (trả=ib)_
@ ✨ Yu's ✨
@ Yêw chủ tút cưtê
0 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

Geminin
Link | Report
2021-01-24 11:10:21
Chat Online
1 0
Rabbit Fa | Chat Online Report
Sinh học ak bn?
1 0
Geminin | Chat Online Report
Uhm
0 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

Geminin
Link | Report
2020-08-21 18:21:58
Chat Online
Truyện “Cô bé lọ lem”

Cô bé lọ lem thật sự rất khác xa với Cô bé lọ lem mà chúng ta đã từng được nghe kể trong các bộ phim hoạt hình của Disney. Trong phiên bản của nhà văn người Ý Basile được in trong tập truyện Pentamerone năm 1634, Cô bé lọ lem tên thật là Zezolla. Sau khi mẹ qua đời, Zezolla muốn cha kết hôn với người nữ quản gia mà cô yêu quý.

Nhưng đáng tiếc, cha cô lại chọn kết hôn với một người phụ nữ khác. Nữ quản gia, vì không chịu từ bỏ ý tưởng “muốn được trèo cao” nên đã cùng Zezolla lên kế hoạch giết bà mẹ kế. Cô gái nhỏ liều lĩnh và thiếu thận trọng này đã nhờ mẹ kế của mình lấy quần áo trong hòm và khi bà ta cúi đầu xuống để lấy quần áo, Zezolla đã nhanh chóng đóng nắp rương lại thật mạnh để làm gãy cổ bà ta, cuối cùng bà mẹ kế chết thảm.

Điều mà Zezolla không lường trước được là, bà quản gia cùng 6 cô con gái của bà thậm chí còn nguy hiểm hơn bà mẹ kế đã chết. Sau khi giết được mẹ kế và mai mối cho bà quản gia lấy cha mình, Zezolla không những không được gì mà còn bị bắt làm người hầu trong nhà, họ gọi cô là “Cat Cendrillon”, nghĩa là “người ngủ trong đống tro”.

Mỗi khi người cha đi xa, ông ta luôn hỏi các cô con gái của mình muốn món quà lưu niệm nào. Zezolla không quan tâm đến các món đồ có giá trị lớn mà người cha đề nghị, cô chỉ cầu xin các nàng tiên gửi cho mình vài thứ nhỏ nhặt. Cuối cùng cô nhận được một cây chà là. Bạn đã nghĩ, chả có gì liên quan phải không, nhưng vào một ngày nọ, có một nàng tiên đã chui ra từ cây chà là và ban cho Zezolla một điều ước. Sau đó, cô ấy đã ước được ra khỏi nhà mà không để ai biết.

Tiếp theo, Zezolla đã đi đến vũ hội, nơi cô ấy gặp được nhà vua và rồi hai người yêu nhau. Cách duy nhất để ông ta có thể gặp được cô là tổ chức thêm một buổi vũ hội khác cùng với chiếc giày mà cô đã đánh rơi. Perrault và thậm chí ngay cả Basile cũng đã lựa chọn bỏ đi chi tiết “khủng khiếp” trong phần tiếp theo của câu chuyện này. Và bạn sẽ hiểu, vì sao họ lại làm như vậy.
 

Trong các phiên bản cổ, bà mẹ kế đã cắt ngón chân và gọt gót chân các cô con gái của bà ta để họ có thể đi vừa chiếc giày. Và trong chuyện cổ tích “Aschenputtel” của anh em nhà Grimm thì chính hai người chị của Zezolla đã tự chặt ngón chân và gót chân của mình để thử giày. Nhưng nhờ các chú chim sẻ nhỏ của Zezolla báo tin mà nhà vua biết được sự thật. Kết thúc câu chuyện, Zezolla cùng nhà vua kết hôn với nhau, trong ngày cưới, hai cô chị xấu xa đã bị những con chim này tấn công và mổ mù hai mắt.

Ý nghĩa của câu chuyện này vẫn giữ nguyên: kẻ xấu thì luôn phải trả giá cho những tội ác mà họ đã gây ra. Nhưng trong câu chuyện của mình, nhà văn Perrault đã thêm vào vài chi tiết mang yếu tố thần tiên, huyền ảo như quả bí ngô ma thuật, bà tiên đỡ đầu, đôi giày thủy tinh... Do vậy, hãy tưởng tượng thử xem, bạn sẽ thấy thế nào nếu nhìn thấy một đôi chân bị cắt xén đẫm máu trong một đôi giày thủy tinh. May mắn thay, trong bộ phim của mình, Walt Disney đã lựa chọn bỏ qua chi tiết này.

Người đẹp ngủ trong rừng

Bản gốc của truyện “Công chúa ngủ trong rừng” cho đến nay vẫn được đánh giá là phiên bản “khủng khiếp” nhất, có thể gọi đây là một bộ phim kinh dị. Câu chuyện này cũng xuất hiện trong tập truyện Pentamerone, dưới tên gọi “Mặt trời, mặt trăng và Talia”. Câu chuyện bắt đầu với sự ra đời của Talia, cô rất đẹp nhưng do ma thuật nên khi lớn lên, Talia đã rơi vào giấc ngủ sâu khi ngón tay cô bị một chiếc gai đâm vào.

Vì quá đau lòng nên cha của Talia đã để thi thể cô lại trong lâu đài rồi sau đó ông cũng ra đi mãi mãi. Rồi một hoàng tử đẹp trai đã đi đến lâu đài và giây phút lãng mạn giữa hoàng tử và công chúa đã diễn ra. Nhưng trong phiên bản của Basile, câu chuyện lại được kể theo một cách khác.
 

Trong lúc nhà vua đang đi tìm con chim ưng bị mất của mình, ông ta đã tình cờ phát hiện ra Talia. Trái ngược với những phiên bản khác, nhà vua trong truyện đã kết hôn. Bị quyến rũ bởi nhan sắc của người đẹp, ông ta đã cưỡng hiếp cô sau đó lặng lẽ cưỡi ngựa trắng bỏ đi.

Trước đây, người cha của Talia đã làm mọi cách để đánh thức cô nhưng đều vô vọng. Sau khi bị nhà vua cưỡng hiếp, một thời gian sau Talia đã mang thai và sinh đôi, hai đứa trẻ có tên là “Mặt trời” và “Mặt trăng”. Vì tìm kiếm sữa mẹ nên chúng đã không ngừng mút ngón tay nàng, làm cái gai rơi ra, nhờ đó, nàng tỉnh dậy. Câu chuyện đến đây vẫn chưa kết thúc. Nhà vua đột nhiên nhớ về Talia và ông ta quyết định quay trở lại tìm nàng. Đến lâu đài, ông ta nhìn thấy Talia đã tỉnh lại cùng với sự xuất hiện của hai đứa trẻ.

Vợ của nhà vua, sau khi biết chuyện chồng mình ngoại tình đã ra lệnh giết chết hai đứa trẻ. May thay, bác đầu bếp nhân hậu đã quyết định cứu sống hai đứa trẻ. Đến lượt Talia, bà hoàng hậu định ném cô vào đống lửa. Nhà vua biết chuyện nên đã đến cứu Talia, sau đó ông ta thiêu sống hoàng hậu.

Perrault cũng cho thêm các yếu tố thần tiên trong câu chuyện của Basile: nhà vua bạc tình đã trở thành một chàng hoàng tử độc thân khôi ngô. Bà hoàng hậu độc ác lại trở thành mẹ của hoàng tử và bà ta cũng cố gắng ăn thịt hai đứa trẻ. Dù biết mẹ mình là kẻ ăn thịt người và bà ta cũng muốn ăn luôn những đứa cháu của mình, hoàng tử vẫn đi vào lâu đài. Đến hồi kết, hoàng tử quay về đúng lúc và kịp ngăn cản mẹ mình ném công chúa xinh đẹp vào hố rắn. Vâng, chúng ta đang nghe kể về một câu chuyện cổ tích.

Nhưng có lẽ phiên bản truyện “Công chúa ngủ trong rừng” này sát với thực tế hơn so với phiên bản chuyện của thế kỉ 21, câu chuyện với chàng hoàng tử độc thân khôi ngô tuấn tú mà ai cũng ao ước.

Truyện “Nàng tiên cá”

Vào năm 1837, đại văn hào người Đan Mạch Hans Christian Andersen đã viết câu chuyện cổ tích “Nàng tiên cá”. Trong phiên bản truyện của Andersen, Nàng tiên cá đã không thực hiện được giấc mơ của mình, khi chết, nàng đã tan thành bọt biểín. Đây là thực tế đáng buồn và đầy cay đắng đối với nàng tiên cá bé nhỏ, cô luôn yêu thích con người và hi vọng linh hồn cô sau này sẽ được bất diệt trên thiên đàng. Vậy nên cô mong muốn từ bỏ cuộc sống dưới đáy biển để thoát khỏi số phận người cá của mình.

Bà nội giải thích rằng cách duy nhất để có được linh hồn là nàng phải dành được tình yêu của một người đàn ông và người đó phải yêu sâu đậm, kết hôn cùng nàng. Vì vậy, Nàng tiên cá trong truyện của Andersen đã đến gặp Phù thủy biển (Ursula). Bà phù thủy đưa ra một thỏa thuận với nàng, bà ta sẽ giúp nàng thuận lợi bơi vào bờ trước khi mặt trời lặn và biến chiếc đuôi cá thành đôi chân để nàng có thể đi lại trên đất liền.

Nhưng đổi lại, nàng sẽ phải trả một cái giá rất đắt nếu muốn có được đôi chân. Bà phù thủy nói rằng nàng sẽ phải chịu tổn thương, sẽ cảm thấy như có một lưỡi kiếm xuyên qua người. Rồi nàng sẽ trở thành người con gái xinh đẹp và duyên dáng nhất trong thế giới loài người, nhưng mỗi bước đi sẽ khiến nàng cảm thấy như đi trên những lưỡi dao sắc. Ursula đã nói với Nàng tiên cá rằng: “Nếu cô đồng ý tất cả điều này, ta sẽ giúp cô”.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Bà phù thủy còn muốn thêm một điều nữa, để có được đôi chân, Nàng tiên cá phải đưa lưỡi của mình cho mụ và tự tay nàng phải cắt lưỡi ngay tại chỗ. Nàng tiên cá đồng ý và điều ước được thực hiện, nàng trở thành cô gái đẹp nhất thế giới. Sau đó, Nàng tiên cá nhảy múa vì chàng hoàng tử, nàng cảm thấy rất vui và hạnh phúc dù mỗi lần chân chạm đất, nàng sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn.

Và tất cả đều trở nên vô nghĩa khi mà cuối cùng hoàng tử lại kết hôn cùng một người con gái khác. Do vậy, Nàng tiên cá sẽ phải chết đi ngay khi bình minh tới. Để cố gắng cứu em, các chị của Nàng tiên cá đã làm giao dịch với Phù thủy biển: đánh đổi mạng sống của hoàng tử để cứu lấy nàng. Để không chết, nàng sẽ phải đâm chết hoàng tử nhưng cuối cùng nàng tiên cá cũng không đủ can đảm để đâm chết người mình yêu. Tóm lại, đây là một câu chuyện với các yếu tố bi thảm và kết thúc không có hậu, khác với những gì chúng ta biết hiện nay.

Truyện “Nàng Bạch Tuyết”

Anh em nhà Grimm đã sưu tầm phiên bản truyện “Nàng Bạch Tuyết” của Giambattissa Basile và viết lại vào năm 1812. Câu chuyện cổ tích này khi đó mang tên “Người hầu trẻ của anh em nhà Grimm và nàng Bạch Tuyết”.

Hoàng hậu độc ác, mẹ kế của Bạch Tuyết trong truyện của Disney, thật ra trong phiên bản của anh em nhà Grimm là mẹ ruột của nàng. Về sau, câu chuyện đã được thay đổi để trở nên phù hợp hơn với quan niệm đạo đức, nhân vật bà mẹ ruột trong truyện được thay thế bằng bà mẹ kế để làm giảm sự độc ác. Trong bản thảo truyện của anh em nhà Grimm có giải thích thêm, bà mẹ của Bạch Tuyết dường như cũng là kẻ thích ăn thịt người.

Bà ta đã kêu một người thợ săn đưa nàng vào rừng và đâm chết nàng. Nhưng không dừng lại ở đó, bà ta còn yêu cầu bằng chứng cho cái chết của con gái mình: hai lá phổi và một lá gan... để bà ta nấu lên và thưởng thức.

May mắn thay, một con heo rừng chạy ngang qua và người thợ săn đã quyết định giết nó để lấy phổi và gan đem về cho bà hoàng hậu độc ác. Bà ta không biết người thợ săn đã làm trái lệnh nên ăn và nghĩ rằng đang ăn nội tạng của con gái mình.

Kết thúc câu chuyện, Bạch Tuyết xinh đẹp kết hôn với cùng hoàng tử rồi quay về trả thù hoàng hậu. Nàng ấy đã bắt bà ta phải nhảy trên đôi giày được nung đỏ lửa cho đến khi chết trong đau đớn.
 

1 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

Geminin
Link | Report
2020-08-15 15:37:04
Chat Online
Sở thích
1 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

Geminin
Link | Report
2020-08-13 18:10:33
Chat Online

 

Những điều cần lưu ý khi sống ở kí túc xá

1. Có một loại quan hệ mang tên: Chưa từng trở mặt, cũng chưa từng thật lòng.

2. Khi người khác ngủ, giữ trật tự chính là văn hóa cơ bản nhất. Nhờ bạn mua đồ ăn hộ thì đừng có than nó khó ăn. Đừng có đánh giá về gia cảnh nhà người khác. Nhờ người khác mua đồ hộ thì nhớ phải trả tiền, cho dù chỉ là mấy nghìn lẻ, nhà người ta có giàu hay không đó là chuyện của người ta, bạn có trả hay không nó thể hiện đạo đức con người bạn.

3. Đừng cho rằng mình chẳng có tật xấu nào cả.

4. Đừng có phàn nàn với bạn cùng phòng rằng đứa còn lại không tốt thế này thế kia. Có thể mối quan hệ của hai đứa nó còn tốt hơn bạn nghĩ đấy.

5. KTX đại học rất đặc biệt, khi ở trường thì thân thiết như người nhà, khi học xong là giống như người lạ.

6. Tôi có đứa bạn cùng phòng, tính tình rất cổ quái, bình thường chẳng thèm nói chuyện với chúng tôi, cái gì cũng chê đắt. Kì trước giúp nó nâng cấp hệ thống, ngay cả một câu cảm ơn cũng không có. Không ngờ ngày hôm sau khi tan học về nhà, tôi thấy trên bàn có một lốc Yakult. Nó bảo, thấy mọi khi tôi hay uống nên nó mua cho tôi. Dạo nọ nó bị ốm, ho lụ khụ, sợ ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng tôi, nên nó bê ghế ra ngoài hành lang ngồi, cho đến khi chúng tôi ngủ say rồi mới vào. Đại học, bỏ đi vài thói quen để có thể sống cùng nhau là điều không dễ dàng.

7. Bạn cùng phòng đại học mãi mãi không thể trở thành bạn tốt nhất của bạn.

8. Đừng quá thân, đừng tính toán.

9. Dù là xem phim hay nghe nhạc, xin hãy nhớ đeo tai nghe.

10. Vì một người, ghét cả thành phố.

11. Đừng có phỉ báng idol của người khác, cho dù bạn có không thích đi chăng nữa.

12. Giữa mấy thằng con trai cùng phòng vốn không có tình bạn thật sự. Ngoài mặt thì luôn tươi cười là anh em tốt, nhưng thực chất trong lòng chỉ muốn làm bố đứa kia.

13. Thực ra thì bạn cùng phòng kí túc xá vốn không có nhiều suy tính như vậy. Hãy để chính mình thật thoải mái, còn để mấy người vô vị đi suy tính thiệt hơn đi.

14. Giấy vệ sinh của tôi hết rồi, chúng nó cũng 1 tuần không thèm đi vệ sinh luôn.

15. Người nào thích sạch sẽ gọn gàng thường sẽ thành bảo mẫu miễn phí cho cả phòng đến tận khi tốt nghiệp luôn.

16. Đừng có thường xuyên lấy đồ của người khác để dùng, dù là nhỏ cũng phải nhớ trả, đừng có cho rằng dùng hộ là bình thường.

17. Đừng có không mặc đồ đầy đủ là cứ đi lại lung tung trong phòng, con cùng phòng mà thù bạn, thì đảm bảo bạn nổi tiếng luôn.

18. Nhìn thấy hết nhưng đừng nói hết, chúng ta vẫn là bạn tốt. Khi ra ngoài nhớ mang theo chìa khóa phòng. Luôn chú ý volume, dù là miệng bạn hay là điện thoại.

19. Đừng chọn cái giường gần cửa ra vào.

20. Ăn cơm đừng há miệng, đừng để phát ra tiếng. Dậy sớm đừng làm ồn. Xấu thì bớt làm trò. Kể chuyện nên giữ ý. Đừng sống thực dụng ích kỉ.

21. Đừng dẫn người yêu về ngủ.

22. Khi người khác buồn thì nên giữ ý, đừng có cười nói hô hố kiểu “mày buồn liên quan đếu gì đến tao”.

23. Đừng để giấy tờ linh tinh trên bàn.

24. Đừng có một mình đưa ra ý kiến trốn học, nếu không cả phòng cũng sẽ trốn học đấy.

(Nguồn: muonnha.com.vn/kinh-nghiem-di-thue-nha/can-chuan-bi-gi-khi-o-ki-tuc-xa-de-cuoc-song-sinh-vien-duoc-thoai-mai-hon)

3 0
lalisa | Chat Online Report
Like cho cậu 
Trả like tuss đàu nhó 
Camon chủ tuss chymte nhiều hem 
0 0
... | Chat Online Report
Like, trả 5* cho mk nhó
0 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

Geminin
Link | Report
2020-08-03 22:25:17
Chat Online
5 0
Mai | Chat Online Report
Châtttttttt
Like cho cậu ew nek > < 
> < Zô tus đầu trả mik nha > < 
​# Maiz
1 0
『❁YSB❁』ℳųй | Chat Online Report
Wowwwwww
Mun đã like tus r, nhớ trả đóa
Nếu đc thì fl + đánh giá 5* choa Mun nhoa? Mơn ạ :)
1 0
Ħắc'☪ ℌoàn❡'ջ Ƀảo'❍ Ɱᵿᵰʑ'ح | Chat Online Report

​Like cho cậu yew nek ~
Tick mik 5s nhé
1 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

Geminin
Link | Report
2020-07-03 21:31:36
Chat Online
Mọi người ơi, mình nộp hồ sơ thi vào chuyên Quang Trung rồi nhận lại giấy nhỏ nhỏ dự thi gì ấy  mà mình làm mất rồi thì phải làm sao?
0 0
Dem ♡ | Chat Online Report

Xin lại được không nhỉ ?? ( tờ giấy nhỏ nhỏ nhưng chắc quan trọng , cơ mà lại để mất .. '-')
# Dem _
0 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

Geminin
Link | Report
2020-05-28 21:48:04
Chat Online
Sở thích
4 0
ttphugt | Chat Online Report
Like choa cậu ew nà
Nhớ trả zô tus đầu choa shi nha
#Shi_đang_buồn
#Shi_mới_chia_tay
0 0
Kiều Diễm | Chat Online Report
Like cho chủ tus đáng yew nà
Nhớ trả = đánh giá 5* cho Ju hoặc folow Ju nha
#Ju_ml
​#Ju xamloz
0 0
•Jųη ||: Bột Canh :|| | Chat Online Report
_like nak->trả 5* nhass.
#Jun
0 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

Geminin
Link | Report
2020-05-28 21:47:02
Chat Online

Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một bài văn xuất sắc được sáng tác vào năm 1976, bài thơ mang đậm chất trữ tình ghi lại tình cảm thành kính, sâu lắng của nhà thơ khi hòa vào dòng người đang vào viếng lăng Bác. Qua đó bài thơ được xem là tiếng nói nỗi niềm tâm sự của nhân dân giành cho Bác. Đặc biệt, những tình cảm ấy lại chan chứa và dạt vào ở hai khổ thơ cuối.

     Hai khổ cuối bài thơ như những nốt nhạc du dương, trầm bổng, réo rắt như tấm lòng tha thiết yêu mến của nhà thơ với Hồ Chủ tịch. Bằng những ngôn từ ẩn dụ đặc sắc, từ ngữ bình dị mà giàu sức gợi, câu thơ đã khơi gợi trong lòng người đọc những rung động sâu sắc và đáng quý... 

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” 

    Khung cảnh bên trong lăng thật êm dịu, thanh bình. Lúc này, trước mặt mọi người chỉ có hình ảnh Bác. Bác nằm đó trong giấc ngủ vĩnh hằng. Bác mất thật rồi sao? Không đâu. Bác chỉ nằm đó ngủ thôi, Bác chỉ ngủ thôi mà! Suốt bảy mươi chín năm cống hiến cho đất nước, bây giờ đất nước đã bình yên, Bác phải được nghỉ ngơi chứ. Bao quanh giấc ngủ của Bác là một “vầng trăng sáng dịu hiền”. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho những năm tháng làm việc của Bác, lúc nào cũng có vầng trăng bên cạnh bầu bạn. Từ giữa chốn tù đày, đến “cảnh khuya” núi rừng Việt Bắc, rồi “nguyên tiêu”…Tuy vậy, Bác chưa bao giờ thảnh thơi để ngắm trăng đúng nghĩa. Khi thì “trong tù không rượu cũng không hoa”, khi thì “việc quân đang bận”. Chỉ có bây giờ, trong giấc ngủ yên, vầng trăng ấy mới thật sự là vầng trăng yên bình, để Bác nghỉ ngơi và ngắm. Trăng dịu hiền, soi sáng hình ảnh Bác. Nhìn Bác ngủ ở đấy thật bình yên, nhưng có một sự thật dù đau lòng cách mấy ta vẫn phải chấp nhận: Bác đã thật sự ra đi mãi mãi. 

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 

Mà sao nghe nhói ở trong tim!” 

    Trời xanh bao la kia kéo dài đến vô tận, không bao giờ chấm dứt. Dù lí trí vẫn luôn trấn an lòng mình rằng Bác vẫn sống đấy, vẫn còn dõi theo Tổ quốc mãi mãi như màu xanh thanh bình trên nền trời Tổ quốc độc lập nhưng con tim ta vẫn nhói đau vì một sự thật đau lòng. Một từ “nhói” của nhà thơ nói hộ ta nỗi đau đớn, nỗi đau vượt lên mọi lí lẽ, mọi lập luận lí trí. Bác như trời xanh, Bác là mãi mãi, Bác vẫn sống trong tâm tưởng mỗi chúng ta, Bác mãi hiện diện trên mỗi phần đất, mỗi thành quả, mỗi phần tử tạo nên đất nước này. Nhưng mà Bác mất thật rồi, ta không còn có Bác trong cuộc đời thường này. Mất Bác, cái thiếu vắng ấy liệu có thể nào bù đắp được? Tổ quốc ta đã thật sự không còn Bác dõi theo từng bước chân, không còn được Bác nâng đỡ mỗi khi vấp ngã. Bác ra đi, nỗi đau ấy liệu có từ ngữ nào diễn tả hết? Cả đàn con Việt Nam luôn tiếc thương Bác, luôn nhớ về Bác như một cái gì đó thật vĩ đại, không thể xoá nhoà. Dù Bác ra đi thật sự rồi nhưng những điều Bác đã làm vẫn sẽ đọng lại trong tâm hồn, hình ảnh Bác vẫn tồn tại trường kì trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. 

    Cuối cùng dẫu thương tiếc Bác đến mấy, cũng đến lúc phải rời lăng Bác để ra về. Khổ thơ cuối như một lời từ biệt đầy xúc động: 

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt” 

   Ngày mai phải rời xa Bác rồi. Một tiếng “thương của miền Nam” lại vang lên, gợi về miền đất xa xôi của Tổ quốc, một nơi từng có vị trí sâu sắc trong trái tim người. Một tiếng “thương” ấy là yêu, là biết ơn, là kính trọng cuộc đời cao thượng, vĩ đại của Người. Đó là tiếng thương của nỗi đau xót khi mất Bác. Thương Bác lắm, nước mắt trào ra, thật đúng là tình thương của người Việt Nam, vô bờ bến và rất thật. 

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

   Cùng với nỗi niềm yêu thương vô hạn, tác giả nói lên muôn vàn lời tự nguyện. Điệp ngữ “muốn làm” khẳng định mạnh mẽ những ước nguyện ấy. Ước chi ta có thể biến hình thành những gì thân yêu quanh nơi Bác ngủ để mãi mãi được chiêm ngưỡng Bác, cuộc đời và tâm hồn của Bác, để bày tỏ lòng ta với Bác. Một con chim nhỏ góp tiếng hót làm vui những bình minh của Bác, một đóa hoa góp mùi hương làm thơm không gian quanh Bác hay một cây tre trong hàng tre xanh xanh Việt Nam tỏa bóng mát dịu dàng quê hương của Bác, tất cả đều làm Bác vui và ngủ an giấc hơn. Đây cũng chính là nguyện ước chân thành, sâu sắc của hàng triệu con tim người Việt sau một lần ra thăm lăng Bác. Bác ơi! Bác hãy ngủ lại bình yên nhé, chúng cháu về miền Nam tiếp tục xây dựng Tổ quốc từ nền móng Bác đã tạo ra đây! Câu thơ trầm xuống để kết thúc, ngừng lặng hoàn toàn… 

    Về nghệ thuật, bài thơ Viếng lăng Bác có nhiều điểm nghệ thuật rất đặc sắc, giúp biểu hiện thành công thêm về những giá trị nội dung. Bài thơ viết theo thể tám chữ, trong đó có xen một vài câu bảy và chín chữ. Nhiều hình ảnh trong bài thơ lấy từ ngoài đời thực đã được ẩn dụ, trở thành một cách thể hiện cảm xúc thành kính của tác giả. Nhịp thơ của bài linh hoạt, lúc nhanh là biểu hiện cho ước nguyện đền đáp công ơn Bác, lúc chậm là lúc thể hiện lòng thành kính với Bác. Giọng điêu của bài trang trọng, tha thiết, ngôn ngữ thơ bình dị mà cô đúc. 

    Bằng những từ ngữ, lời lẽ chân thành, giàu cảm xúc, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Bài thơ như một tiếng nói chung của toàn thể nhân dân Việt Nam, biểu lộ niềm đau xót khi thấy Bác kính yêu ra đi. Qua bài thơ, tôi cảm thấy rằng đất nước ta có hoà bình như ngày hôm nay một phần lớn là nhờ công lao của Bác, như vậy chúng ta cần phải biết xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

3 0
ttphugt | Chat Online Report
Like choa cậu ew nà
Nhớ trả zô tus đầu choa shi nha
#Shi_đang_buồn
#Shi_mới_chia_tay
1 0
Kiều Diễm | Chat Online Report
Like cho chủ tus đáng yew nà
Nhớ trả = đánh giá 5* cho Ju hoặc folow Ju nha
#Ju_ml
​#Ju xamloz
1 0
•Jųη ||: Bột Canh :|| | Chat Online Report
_like nak->trả=like chỗ quà tặng nhass.
#Jun
1 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

Geminin
Link | Report
2020-05-20 20:51:15
Chat Online

II.Đọc – hiểu vănbản:

1. Hoàn cảnh sốngvà chiến đấu:

– Ba cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữamột vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều nhất bomđạn, sự nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạnnổ. Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: “Đường bị đánh lở loét, màu đấtđỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bịtước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cáithùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”. Đó là hiện thực đầymùi chiến tranh, không có màu xanh của sự sống, chỉ thấy thần chết luôn rìnhrập.

– Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trêncao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bayđịch để đo và ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếucần thì phá bom. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hisinh, phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũngcảm và bình tĩnh hết sức.

2. Vẻ đẹp tâm hồncủa ba cô gái thanh niên xung phong và cũng là của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộckháng chiến chống Mĩ:

a.Nét chung:

– Họ là những cô gáicòn rất trẻ, tuổi đời mười tám đôi mươi. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêngcủa Tổ quốc, họ rời xa gia đình, xa mái trường, tình nguyện vào cái nơi mà sựmất còn chỉ diễn ra trong gang tấc. Họ hi sinh tuổi thanh xuân và không tiếcmáu xương, thực hiện lí tưởng cao đẹp: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòngphơi phới dậy tương lại”.

– Qua thực tế chiến đấu, cả ba cô gái đều có tinh thần trách nhiệm cao với công việc,lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hi sinh:

+ Mặc dù còn rất trẻ, luôn phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ,họ có thể hi sinh bất cứ lúc nào, nhưng để con đường được thông suốt nên các côluôn sẵn sàng trong việc ra trận. Có lệnh là lên đường bất kể trong tình huốngnào. Họ làm việc một cách tự nguyện, luôn nhận khó khăn, nguy hiểm về mình:“Tôi một quả bom trên đồi. Nho hai quả dưới lòng đường. Chị Thao một quả dướicái chân hầm ba – ri – e cũ”. Đối mặt với hiểm nguy, các cô cũng nghĩ đến cáichết nhưng là “một cái chết mờ nhạt không cụ thể” quan trọng là “liệu mìn cónổ, bom có nổ không?”. Như thế họ đã đặt công việc lên trên cả tính mạng củamình.

+ Họ bình tĩnh, can trường và có tinh thần dũng cảm. Nhữnglúc căng thẳng nhất, chị Thao móc cái bánh bích quy trong túi ra nhai. Họ nóiđến công việc phá bom với giọng điệu bình thản: “Quen rồi. Một ngày chúng tôiphá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”. Khi phá bom, bước tới những quả bomchưa nổ, họ không đi khom mà cứ đường hoàng, thẳng lưng bước tới. hocvanlop9Đối mặt với cái chết, các cô không hề run sợ mà bình tĩnh moi đất, đặt dây,châm lửa, tính toán sao cho chính xác.

– Ở họ còn có tìnhđồng đội gắn bó, thân thiết: hiểu được tính tình, sở thích của nhau, quantâm chăm sóc nhau rất chu đáo. Phương Định bồn chồn, lo lắng khi chờ chị Thaovà Nho đi trinh sát trên cao điểm. Khi Nho bị thương, Phương Định và chị Thaođã lo lắng, băng bó chăm sóc Nho cẩn thận với niềm xót xa như chị em ruột thịtvà cảm thấy “đau hơn người bị thương”.

– Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, hiểmnguy nhưng họ luôn lạc quan, yêu đời.Họ có cuộc sống nội tâm phong phú, đáng yêu, dễ xúc cảm, nhiều mơ ước. Họ thíchlàm đẹp cho cuộc sống của mình ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt.Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Phương Định thích ngắm mìnhtrong gương, ngồi bó gối mộng mơ và hát… hocvanlop9 Họ hồn nhiên như những đứatrẻ trước cơn mưa đá. Và trận mưa đã trở thành nỗi nhớ – sự nối dài quá khứ hôm qua và khát vọng mai sau. Kỉ niệmsống dậy như những khoảng sáng trong tâm hồn, những cảm xúc hồn nhiên như nguồnsống, điểm tựa, giúp họ thêm vững vàng, thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn,nguy hiểm.

-> Quả thật, đó lànhững cô gái mang trong mình những tính cách tưởng như không thể cùng tồn tại,vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu mà cũng hồn nhiên, vô tư trong cuộcsống sinh hoạt.

b, Nét riêng:

– Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn, “trông nó nhẹ, mát mẻ nhưmột que kem trắng”, cô “cái cổ tròn và những cúc áo nhỏ nhắn” rất dễ thươngkhiến Phương Định “muốn bế nó trên tay”. Nho lại rất hồn nhiên – cái hồn nhiêntrẻ thơ: “vừa tắm dưới suối lên, cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo”; khi bịthương nằm trong hang vẫn nhổm dậy, xòe tay xin mấy viên đá mưa. Nhưng trongchiến đấu thì rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn: “Nho cuộn tròn cái gối,cất nhanh vào túi”, “quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu…” Vàtrong một lần phá bom, cô đã bị sập hầm, đất phủ kín lên người. Mặc dù bịthương rất đau nhưng cô không rên la, không muốn cho đồng đội phải lo lắng.

– Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn, mơ ước vàdự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu nhưng khátkhao và rung động của tuổi trẻ. “Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu” hocvanlop9 .Chịlại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc,ai cũng gờm chị về tính cương quyết, táo bạo. Đặc biệt là sự “bình tĩnh đếnphát bực” : máy bay địch đến nhưng chị vẫn “móc bánh quy trong túi, thongthả nhai”. Có ai ngờ con người  dày dạntrước sự sống và cái chết như thế lại sợ máu, sợ vắt: “thấy máu, thấy vắt làchị nhắm mắt lại, mặt tái mét”.Và không ai có thể quên được chị hát : nhạcsai bét, giọng thì chua, chị  chăm chépbài hát dù chẳng thuộc nhạc, giọng lại chua, chị không hát trôi chảy được bàinào nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bàihát.

– Phương Định cũng trẻ trung như Nho,là một cô học sinhthành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệmcủa tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình. Ở đoạn cuốitruyện, sau khi trận mưa đá tạnh, là cả một dòng thác kỉ niệm về gia đình, vềthành phố trào lên và xoáy mạnh như sóng trong tâm trí cô gái. Có thể nói đâylà những nét riêng của các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánhgiặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội,rất trữ tình và đáng yêu.

=> Mỗi người cómột cá tính riêng nhưng ở họ đều ngời sáng vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, của tuổi trẻ Việt Nam. Viết về bacô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã không tô vẽ, không mĩ lệ mà miêu tảhết sức cụ thể, chân thực bằng cách cá thể hóa nhân vật với những hình ảnh rấtđời thường. Họ đã từ cuộc đời bước vào trang sách, trở thành những anh hùng –những ngôi sao trên bầu trời Trường Sơn.

3. Nhân vật PhươngĐịnh:

a. Phương Định làcô gái có tâm hồn trong sáng:

* Nhạy cảm, mơmộng:

– Là cô gái trẻ người Hà Nội, từng có một thời học sinh hồnnhiên vô tư.

– Hay nhớ về kỷ niệm (kỷ niệm luôn sống lại trong cô ngaygiữa chiến trường ác liệt; chỉ một cơn mưa đá vụt qua là kỷ niệm lại thức dậytrong cô…) ®Nó vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh thần động viên cô nơi tuyến lửa.

– Nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức (tự đánh giá mìnhlà một cô gái khá…); biết mình được nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng khôngvồn vã mà tỏ ra kín đáo, tưởng như kiêu kì.

– Hay mơ mộng, tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống, trong cảcông việc đầy nguy hiểm “Việc nào cũng có cái thú vị của nó. Có ở đâu như thếnày hay không…” ®Nó như thách thức thần kinh con người để rồi lúc vượt qua nó, chiến thắng nó,cô cảm thấy thú vị.

* Hồn nhiên, yêuđời:

– Thích hát, thuộc rất nhiều bài hát (từ bài hành khúc bộđội đến…), thậm chí bịa ra lời mà hát.

– Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”, say sưa tậnhưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ.

b. Phương Định làngười có phẩm chất anh hùng:

– Có tinh thần trách nhiệm với công việc.

– Dũng cảm, gan dạ.

– Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng.

– Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căngthẳng, hồi hộp, nhưng cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo độngviên, khích lệ, lòng tự trọng trong cô đã thắng cả bom đạn ® Côkhông đi khom mà đàng hoàng bước tới; bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tácphá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.

– Thương yêu những người đồng đội của mình:

+ Chăm sóc Nho chu đáo.

+ Hiểu rõ tâm trạng lo lắng của Thao khi Nho bị thương, mặcdù Thao đã cố che dấu bằng việc bảo cô hát.

+ Với đại đội trưởng, chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biếtrõ từ cách ăn nói đến đặc điểm riêng.

+ Quý trọng và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặptrên tuyến đường Trường Sơn. hocvanlop9

– Qua dòng suy tư củaPhương Định, người đọc không chỉ thấy sự toả sáng của phẩm chất anh hùng mà cònhình dung được thế giới nội tâm phong phú ở cô.

– Sự khốc liệt củachiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm yếu đuối thành bản lĩnh kiêncường của người anh hùng cách mạng.

– Nét điệu đà, hồnnhiên, duyên dáng của một cô gái càng tôn thêm vẻ đáng yêu của cô Thanh niênxung phong gan dạ, dũng cảm.

– Phương Định (cũngnhư Nho và Thao) là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.

 

=> Qua nhân vậtPhương Định và các cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã có cái nhìn thậtđẹp, thật lãng mạn về cuộc sống chiến tranh, về con người trong chiến tranh.Chiến tranh là đau thương mất mát song chiến tranh không thể hủy diệt được vẻđẹp tâm hồn rất tươi xanh của tuổi trẻ, của con người. Chính từ những nơi gianlao, quyết liệt ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anhhùng Cách mạng Việt Nam.

=> Ba cô thanhniên xung phong trong những trang văn xuôi trữ tình êm mượt của Lê Minh Khuêgieo vào lòng người đọc ấn tượng khó quên về vẻ đẹp lung linh tỏa sáng củanhững ngôi sao xa xôi. Hình ảnh họ khiến ta nhớ đến ý thơ của Lâm Thị Mĩ Dạtrong “Khoảng trời hố bom”:

Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng

Những vì sao ngời chói lung linh.

 

2 0
Lp Minh Châu | Chat Online Report

viết mỏi tay hong --.--like rồi,nhớ trả tớ
theo dõi+đánh giá 5* hộ tớ nhá
@cinz
​@cinz_alone
0 0
Linh'z Cun'z Sunn'z | Chat Online Report
like trả = đánh giá 5sao+like tus
1 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập