Geminin(Gemi)
|
B. VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương) I. Tác giả - Tác phẩm 1. Tác giả: Viễn Phương là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất trong Lực lượng văn nghệ Giải phóng miền Nam. - Giọng thơ nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và mơ mộng ngay cả trong hoàn cảnh ác liệt nhất. 2. Tác phẩm: Được viết tháng 4/1976 sau khi nước nhà thống nhất, lăng Bác được khánh thành, nhà thơ ra thăm lăng Bác. II. Phân tích văn bản 1. Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” - Cách xưng hô thân mật “Con” – “Bác” => Thể hiện sự thân mật, gần gũi, tình cảm như những người trong gia đình, đồng thời thể hiện sự tôn trọng, biết ơn của tác giả đối với Bác. => Câu thơ đầu vừa là lời giới thiệu, vừa là lời thông báo đầy cảm xúc của một người con từ chiến trường miền Nam ra thăm lăng Bác sau nhiều năm chờ đợi - Nghệ thuật nói giảm nói tránh “Viếng” -> “Thăm” => Vừa giảm nhẹ được nỗi đau, vừa khẳng định trong tâm trí mọi người, Bác vẫn luôn hiện hữu, đang tồn tại, sống mãi trong lòng mọi người “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” -> Hình ảnh ẩn dụ, mang tính biểu tượng, kết hợp với biện pháp nhân hoá => Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác là biểu tượng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam -> Nghệ thuật đối lập “Bão táp mưa sa” >< “Đứng thẳng hàng, ẩn dụ, nhân hoá => Sự kiên cường, hiên ngang, bất khuất của nhân dân ta trước mọi kẻ thù - Từ cảm thán “Ôi” + dấu (!) -> niềm xúc động, xen lẫn tự hào vô hạn của tác giả về cội nguồn dân tộc, con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất. 2. Cảm xúc của tác giả khi vào lăng “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” -> Ẩn dụ => Bác là mặt trời soi đường chỉ lối cho Cách mạng Việt Nam, mang lại sự sống, ấm no, hạnh phúc cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam - Ví Bác như mặt trời: Tác giả vừa muốn ca ngợi công lao to lớn của Bác đồng thời thể hiện lòng tôn kính, biết ơn sâu sắc của dân tộc Việt Nam đối với Bác. “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” - Điệp ngữ “ngày ngày”: Sự nhớ thương, tôn kính của nhân dân ta đối với Bác không bao giờ phai nhoà - Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa” -> dòng người đi kết thành tràng hoa, tượng trưng cho tình yêu, sự tôn kính; tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất để dâng lên Người. “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” => Bác nằm đó như đang trong giấc ngủ bình yên sau 79 mùa xuân không hề ngơi nghỉ trong một không gian huyền diệu, trong sáng, thanh khiết. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim” -> Nghệ thuật đối lập “Vẫn biết” >< “Mà sao”, câu hỏi tu từ “Mà sao nghe nhói ở trong tim” => Lí trí nhà thơ tự nhủ rằng Bác vẫn tồn tại, sống mãi, trường tồn như trời xanh kia như tình cảm thì ngược lại - Động từ “nhói” => Nỗi đau mất Bác là nỗi đau nhói tận tâm can, quặn xé trong tim bất chấp mọi lập luận của lí trí 3. Cảm xúc của tác giả khi rời lăng “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” => Là lời giã biệt đầy lưu luyến, bịn rịn, nhớ thương với cảm xúc dâng trào, mãnh liệt, đầy ắp trong tim tác giả “Muốn làm con chim hót quang lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” - Điệp ngữ “muốn làm” : diễn tả ước nguyện vô cùng tha thiết, giản dị, sâu sắc, muốn được hoá thân thành những vật bên lăng Bác => Đó là những ước nguyện khiêm tốn, giản dị nhưng đầy trách nhiệm của một người công dân, trở thành lẽ sống, tâm huyết của nhà thơ III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Giọng thơ vừa trang trọng, vùa tự hào với những hình ảnh đẹp, ngôn ngữ bình dị, cô đúc 2. Ý nghĩa - Bài thơ thể hiện niềm xúc động sâu sắc, lòng thành kính và biết ơn vô hạn của tác giả, của nhân dân ta khi vào viếng lăng Bác.
|