Việt Nam vô địch
|
Đây là toàn bộ lịch thi đấu AFF Cup 2018, có bn nào đang mong chờ giải đấu này như mk ko ![]() Mk chưa biết ai sẽ bắt chính nhưng ở đội tuyển quốc gia Tiến Dũng yếu hơn Văn Lâm và Tuấn Mạnh
Đây là đội trưởng Văn Quyết và đội phó Xuân Trường của đội tuyển quốc gia Việt Nam, các bn là fan của ai vậy? ![]() Ko thik Trường cho lắm nhưng mk hoàn toàn ko thik Văn Quyết nên chọn Trường Híp
Hy vọng các cầu thủ U19 Việt Nam sẽ thi đấu tốt hơn trong giải Sea Games năm sau
Lịch thi đấu của U19 Việt Nam tại VCK U19 châu Á 2018 16h00 ngày 19/10: U19 Việt Nam vs U19 Jordan 16h00 ngày 22/10: U19 Australia vs U19 Việt Nam 19h00 ngày 25/10: U19 Việt Nam vs U19 Hàn Quốc
Điển danh 14 loại bánh đặc sản các miền đất nước Việt Nam Đặc sản bánh Việt rất nhiều loại và kiểu dáng, hương vị khác nhau, nhưng mỗi tỉnh, thành phố đến mỗi làng đều có món bánh truyền thống riêng. 16/04/2014 13:38 Bánh khẩu sli - Cao Bằng Cái tên bánh khẩu sli nghe lạ lạ vui tai khiến nhiều người nghe lần đầu tò mò. Khẩu sli thường có hình dáng to bằng viên gạch đỏ, lớp trên là lạc màu nâu bóng mượt , lớp dưới là bỏng gạo mịn màng. Qua nhiều công đoạn chế biến, hai lớp bánh dính chặt lấy nhau, ăn giòn tan, dẻo quẹo lại có vị bùi ngọt khiến cho nhiều du khách ăn một miếng mà vấn vương mãi cái hương vị lạ lẫm đó. Bánh đậu xanh - Hải Dương Bánh đậu xanh Hải Dương dường như không mấy xa lạ với nhiều người bởi tính phổ biến rộng rãi của loại đặc sản này. Bánh đậu xanh Hải Dương ăn có vị ngọt thanh, vừa bỏ vào miệng là tan biến ngay nhưng đủ để người ăn kịp thưởng thức được vị ngọt, béo và thơm thoang thoảng mùi hương hoa bưởi, đậu xanh. Bánh gio, bánh tro - Bắc Giang Khi lớp lá cuối cùng được bóc ra, chiếc bánh như một khối ngọc màu hổ phách trong vắt lộ ra, có thể nhìn thấu bên trong khối ngọc đó từng hạt gạo nếp nhỏ óng ánh. Khi ăn, chấm bánh vào bát mật mía vàng óng, thơm phức rồi nhẩn nha tận hưởng hương vị rất lạ của bánh tro. Bánh cáy - Thái Bình Bánh cáy Thái Bình hấp dẫn thực khách ban đầu cũng bởi cái tên. Loại bánh tưởng chừng quà của biển, ăn vào lại thấy gạo nếp, lạc vừng, mứt bí, cơm dừa... Bánh cốm - Hà Nội Bánh cốm làm từ cốm, nhân đậu xanh dừa nạo và mứt bí hoặc mứt sen trần, thường dùng cho lễ ăn hỏi và cũng là đặc sản của du khách mua về làm quà khi đến Hà Nội. Bánh gai - Nam Định Từ xưa, Nam Ðịnh vẫn có truyền thống làm bánh gai, lá gai ngay Cầu Ốc cũng có nhiều nhà trồng. Cách ăn cũng nghệ thuật. Bánh bóc làm sao khỏi dính lá, khi ăn sao cho khỏi rơi nhân. Bánh tráng xoài - Nha Trang Bánh tráng xoài là một món ăn đặc sản khá nổi tiếng của huyện Cam Lâm và một số địa phương lân cận của tỉnh Khánh Hòa. Bánh được làm chủ yếu từ trái xoài chín và mạch nha. Bánh tráng xoài còn có tên gọi là bánh xoài Nha Trang bởi phần lớn sản phẩm được tiêu thụ ở thành phố Nha Trang. Bánh khô mè - Cẩm Lệ, Quảng Nam Bánh khô mè giòn xốp ngọt ngào, giản dị mà thấm đẫm khúc tâm tình nguồn cội của những người dân xứ Quảng. Bánh da lợn - Hội An Bánh da lợn Hội An đặc biệt mang hương vị bột nếp lúa mới. Bánh ăn hơi dai, vị thanh dịu, thoang thoảng mùi thơm hương nếp mới, beo béo vị nước cốt dừa. Bánh bò - Sài Gòn Bánh bò là một loại loại bánh xốp làm từ bột gạo, nước, đường và men. Mặt bánh có rất nhiều bong bóng nhỏ do có nhiều lỗ khí trong bánh. Những chiếc xe bánh bò dừa trên các đường phố Sài Gòn từ lâu đã trở thành hình ảnh thân quen trong mắt người dân ở đây. Cứ vào khoảng cuối buổi sáng cho đến chiều tối lại dọc ngang qua các con phố bắt đầu cho một ngày mưu sinh. Bánh pía - Sóc Trăng Bánh pía được làm bằng bột mì, sầu riêng, lòng đỏ trứng. Đôi khi bánh pía còn được gọi là bánh lột da. Bánh ít - Bình Định Một chiếc bánh ít ngon được đánh giá là phải dẻo nhưng khi ăn thì không bị dính răng, có vị tinh khiết của lá gai, vị dẻo thơm của gạo nếp, vị ngọt của đường, vị béo của dầu, vị bùi của đậu hòa quyện mà thành. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng đầy hấp dẫn. Bánh ít lá gai là đặc sản của đất võ Bình Định, về sau lan rộng ra các tỉnh thành và trở nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực miền Trung. Bánh rế - Phan Thiết Bánh rế là loại bánh ngọt được làm bằng khoai lang và đường nấu chảy được tưới lên mặt bánh như cái rế. Tương tự như cách đặt tên của chả giò rế, bánh tráng rế... Bánh là đặc sản của nhiều nơi như Sóc Trăng, Bình Định, Phan Rang, Phan Thiết... Bánh ú - Nam Bộ Bánh ú nước tro là ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam. Bánh Có hình chóp, to bằng nắm tay người lớn, bánh ú nước tro được gói bằng lá bên ngoài, bên trong là bột nếp và nhân đậu xanh. Bánh ú nước tro dễ ăn, không gây ngán, bột bánh có vị mát nên được nhiều người ưa thích trong những ngày nóng. Bánh lá mơ - Miền Tây Bánh lá mơ là một loại bánh dân gian của vùng sông nước miền Tây làm từ ba nguyên liệu chính là bột gạo, nước cốt dừa và lá rau mơ. Theo truyền thống, bánh lá mơ trong, có màu xanh đậm, hình dạng dèn dẹt, dài dài. Ngoài ra, ta cũng có thể nắn bột thành những miếng tròn dẹt hay những sợi ngắn và xoăn lại như hình con nui và đem đi hấp cách thủy. Khi ăn, người ta chan ngập nước cốt dừa trắng lên mặt bánh và đôi khi cũng rắc thêm đậu phộng rang. Bánh lá mơ khi ăn thì dai giòn vừa thơm, vừa ngậy béo ,vừa ngòn ngọt, ngai ngái. (Nguồn: Zing)
1- Bánh mỳ kẹp thịt nướng Ngoài ra, món bánh mì nhân thập cẩm Việt Nam cũng được Tạp chí National Geographic (Mỹ) bình chọn vào danh sách những món ăn đường phố hấp dẫn nhất thế giới. 2- Bánh khọt Bánh khọt là một trong những món ăn ngon nhất thế giới trong cuộc bình chọn tại Lễ hội Ẩm thực Đường phố Quốc tế diễn ra ở Singapore 2013. 3- Bánh xèo Một trong 40 món ngon nhất Việt Nam do CNN bình chọn. 4- Chuối nếp nướng (Món ăn do bà Ngô Thị Bích Thủy - bán hàng tại khu vực quận Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tp.HCM thực hiện). Đây là một trong những món ăn ngon nhất thế giới trong cuộc bình chọn tại Lễ hội Ẩm thực Đường phố Quốc tế diễn ra ở Singapore 2013. 5- Phở bò Không biển hiệu sáng đèn, không bàn ghế sang trọng, quán phở trên vỉa hè phố Hàng Trống khiến người ta nhớ tới hương vị của gánh phở rong xưa cũ. Nằm ngay đầu phố Hàng Trống, quán phở chỉ mở từ 5 giờ chiều cho tới tầm hơn 8 giờ tối là hết hàng. Hơn hai chục chiếc ghế nhựa thấp, những chiếc bát tô kiểu cũ, một nồi nước dùng nóng đặt trên bếp than, chục túi thịt luộc chín cùng một rổ bánh phở, đồ đạc của quán chỉ đơn sơ có vậy. Khách quen thường xuyên đến ăn nhiều năm nay không mấy ai hỏi và nhớ tên chủ quán mà chỉ gọi là “quán phở bưng”. Cái tên độc đáo ấy có từ nếp ăn trở thành "bản sắc" của quán: khách hàng một tay cầm bát, tay kia cầm đũa húp xì xụp, dù bát phở có nóng bỏng tay thì vẫn cứ phải... bưng. Phở bò được CNN chọn là 28/50 món ăn ngon nhất thế giới (2011). Không nhiều lựa chọn như bò, gà, sốt vang… phở “bưng” chỉ có duy nhất món phở đúng kiểu Hà Nội như nhà văn Nguyễn Tuân từng viết, phải là phở bò chín với đủ miếng nạm giòn, miếng gầu béo, bánh phở dai mịn, hành lá chẻ và nhiều hành hoa. Chiều cuối tuần tới đây dễ gặp những khách hàng nghiện phở ngồi ăn hết hai bát tô đầy. 6- Nem vuông Nằm khiêm tốn trên vỉa hè phố trà chanh Đào Duy Từ với biển hiệu "Nem vuông cua bể", quán là địa chỉ quen thuộc với những người tìm một bữa ăn lót dạ. Quán nem vuông đông khách nhất vào buổi trưa, vỉa hè và phòng ăn nhỏ hẹp hầu như không còn một chỗ trống. Còn nếu đến đây vào ngày cuối tuần dễ thấy cảnh khách hàng phải đứng chờ. Nem vuông được CNN bình chọn là một trong những món ăn đường phố hấp dẫn nhất châu Á. Đúng như tên gọi, những chiếc nem ở đây không thuôn dài như truyền thống mà lại vuông vắn nhỏ xinh. Món nem vuông được cho là có xuất xứ từ Hải Phòng, nhưng hiện nay đã có mặt ở Hà Nội và Tp.HCM. 7- Chả cá “Tây ba lô” đến Hà Nội không thể bỏ qua chả cá Lã Vọng, nó là cái tên được nhắc đến đều đặn trên mọi cuốn sách hướng dẫn du lịch bỏ túi. Căn nhà vẫn còn đậm chất kiến trúc phố cổ - số 14 phố Chả Cá, là nơi lưu giữ nguyên vẹn cái hồn chả cá Hà Nội hơn một thế kỷ qua. Con phố này xưa có tên Hàng Sơn. Ai rành lịch sử Hà Nội hẳn đều biết, thời thuộc Pháp, phố Hàng Sơn bị đánh chiếm rồi mất tên, mất dấu, sau vì món ngon chả cá Lã Vọng mà có tên phố Chả Cá cho đến tận bây giờ. Bước vào căn nhà ống nhuộm màu cũ kĩ qua lối cầu thang của nhà họ Đoàn là thấy sực mùi mắm tôm, mùi cá rán trên những chảo nhỏ xì xèo mỡ nước như trêu ngươi những cái bụng đói khi trời vừa xẩm tối. Chả cá Lã Vọng mở cửa từ sáng sớm đến giữa trưa và từ chập tối đến gần đêm, lúc nào cũng nhộn nhịp khách tây, khách ta. Tác giả Patricia Schultz đã đưa món chả cá Lã Vọng vào cuốn "1.000 nơi nên biết trước khi chết" (1000 Places to See Before You Die). Hãng tin MSNBC chọn nhà hàng Chả cá Lã Vọng Hà Nội ở vị trí thứ 5 trong 10 nơi nên biết trước khi... chết (2003). Bà Ngô Thị Tình năm nay đã bước sang tuổi 93 là con dâu trong gia đình họ Đoàn kể lại:“Ngày rằm tháng tám, cụ chồng tôi mua đồ chơi cho cô con gái út, là tượng ông Lã Vọng ngồi câu cá trên thiên đình bằng chiếc cần không có lưỡi. Cụ bảo ông là người tài giỏi, đức độ nên cái tên ấy không bao giờ bị xóa bỏ. Cụ lấy tên Lã Vọng cho quán cũng bởi mong muốn lâu bền ấy". Đến nay, ngay cửa sổ nhìn ra đường nhà số 14 vẫn để tượng ông Lã Vọng ngồi câu cá như để nhắc nhớ nguồn gốc quán chả cá đã hơn một trăm tuổi này. Chả cá không phải món ăn sang trọng nhưng rất kì công khi chế biến. Bốn loại cá thường được dùng làm chả là cá lăng (sống ở sông Đà, thường bắt được vào mùa khô), cá chiên, cá nheo, cá quả… Nhiều người nhầm tưởng cá anh vũ cũng dùng để làm chả nhưng không phải. Cá anh vũ vừa quý hiếm vừa nhỏ nên ít thịt và rất khó kiếm. Thịt cá lăng nạc và ngon nhất nhưng ngày càng hiếm và đắt đỏ nên giờ nhà hàng dùng cá quả là chính. Chả cá nhà 14 vẫn nướng bằng cặp tre trên than hoa và lật giở đều tay cho hai mặt chín vàng như nhau.“Thời bao cấp khó khăn khách hàng mua từng cặp chả về nhắm rượu chứ không ăn theo suất như bây giờ. Mua bao nhiêu nướng bấy nhiêu. Hơn chục năm nay, khách ngày càng đông, nhà tôi nướng sẵn, khi ăn cho vào chảo mỡ đặt trên bếp than để giữ nóng.”, bà Tình kể. Chả cá Lã Vọng hợp ăn vào những ngày chớm rét song thói quen cũng chuyển mình theo nhu cầu của thành phố du lịch. Giữa những ngày hè nóng bức, khách vẫn ra vào đông đúc. Tiếc là bếp than đã thay bằng bếp cồn. 8- Nem rán Nhà hàng “Vườn gia vị” thuộc khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội là nơi giới thiệu những món ăn đậm màu sắc Việt Nam với du khách quốc tế. Nem rán được những đầu bếp tại đây tạo thêm nhiều “phiên bản” để phù hợp với những vị khách đến từ nhiều nền văn hóa trên thế giới. Chị Thanh Bình, đầu bếp nhà hàng cho biết, món ăn này tưởng chừng đơn giản, bởi đã quá quen thuộc với các bữa cơm người Việt, nhưng muốn cuốn nem đẹp người làm phải rất kì công. Bánh đa (bánh tráng) chọn loại tráng nhẹ tay, ủ lá chuối tươi qua đêm để hơi nước trong lá làm bánh mềm dễ cuốn. Nhân trộn khéo phải dẻo, mịn, trứng cho vừa đủ để không quá khô nem dễ cháy cũng không quá ướt nem sẽ nát khi rán. Khi cuốn nới vừa tay để nem gọn mà không bục. Nem chỉ giòn khi thả vào mỡ đã sôi già. Để khách hàng không ngán, chị Thanh Bình có bí quyết chỉ để dầu rán ngập nửa chiếc nem và lửa luôn để liu riu. Nem rán được CNN bình chọn là Top 10 những món ăn ngon nhất Việt Nam, nem rán (chả giò) cùng phở từ lâu đã được coi là những đại sứ của ẩm thực Việt Nam. Khách của “Vườn gia vị” đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, có thể kiêng thịt lợn hoặc kiêng hải sản vỏ cứng nên ngoài nem thịt lợn truyền thống và nem cua bể, ở đây có thêm nem sò điệp, nem tôm, nem cá và nem chay (dùng đậu phụ thay thịt). Nem cá luôn là cá vược trộn lẫn với thìa là, thêm chút ớt để khử mùi tanh. Sò điệp, cua bể đi với rau răm tính ấm để tán hàn... Đúng nguyên lý cân bằng âm dương trong mọi mâm cơm của người Việt từ xưa đến nay. Mỗi loại nem, đầu bếp lựa chọn cách gói sao để“nhìn bên ngoài khách có thể phân biệt được”, chị Thanh Bình cho biết, “Nem sò điệp khó gói nhất, phải cuộn tròn như một túi nhỏ, dùng hành trần thay dây buộc; nem cá dùng bánh đa rế để tạo hình lưới; nem tôm cuộn hình tam giác và nem cua bể hình vuông”.Nhờ thế, nem không còn “bảo thủ” là món riêng cho người Việt mà biến hóa linh hoạt thành món cuộn độc đáo cho khách quốc tế. 9- Bún riêu cua Năm 2012, bún riêu cua đã được CNNbình chọn là một trong những món ăn hấp dẫn nhất châu Á. 10- Bún chả Nằm ngay đầu ngõ Chợ Đồng Xuân, quán “Bún chả bà Nga” lúc nào cũng đông khách ra vào. Đây là một trong những tiệm bún chả que tre còn sót lại ít ỏi ở Hà Nội. Đã ba thế hệ nhà chị Phạm Thanh Hằng (sinh năm 1972) bán bún chả tại ngõ chợ này. Từ gánh hàng rong của bà ngoại khi chợ mới mở, bún chả còn là thức quà của người giàu có, đến thời bà Nga – mẹ chị làm nên thương hiệu rồi chị Hằng tiếp quản đã 5 năm nay. Quán đơn sơ với hai chiếc bàn gỗ kê sát lối đi chỉ vừa một người qua lại. Điểm khác biệt dễ nhất để nhận ra khi đến quán bà Nga là phảng phất mùi tre nướng trên than hồng. Không “công nghiệp” như vỉ sắt một lượt ra cả khay đầy, mỗi que tre khi nướng chỉ kẹp được bốn miếng chả lại rất mất công chọn lựa. Tre lựa khéo là không quá non dễ có mùi hăng cũng không quá già dễ cháy trên than.“Mình phải lựa theo mấu, cưa tre thành từng đoạn rồi ngâm nước mấy ngày cho đỡ mùi. Một nghìn cặp tre chỉ đủ dùng trong hai tháng rồi phải bỏ đi hết để thay mới.” |