Nguyễn Hoài An

#hashtag
881
1 theo dõi 0 bạn
Thông tin
Link tài khoản:
Xem trên Lazigo
Thành tích: 0 câu hỏi | 32 trả lời
Điểm số: 0đ giải bài | 0đ tặng
Chưa đạt Huy hiệu Học tập
Số ngày hoạt động: 0 ngày
Chưa đạt Huy hiệu Chuyên cần
Huy hiệu (+)
22 - 8 - 2001
Học lực: Chưa xác định
Cấp học: Trung học phổ thông
Môn học yêu thích:
Tình trạng: Chưa xác định
Sở thích: Chưa xác định
Thành phố Qui Nhơn - Bình Định
Thành phố Qui Nhơn - Bình Định
Đã tham gia: 03-05-2018
Số ngày hoạt động: 0 ngày
Báo cáo vi phạm
5
10 sao / 2 đánh giá
5 sao - 2 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 0 đánh giá
Điểm 5 SAO trên tổng số 2 đánh giá
0 quà tặng | 0 câu hỏi | 32 trả lời
0 0
Nguyễn Hoài An
Link | Report
2018-05-04 22:41:16
Chat Online

“TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”, đó là bài học cơ bản đầu tiên khi đứa trẻ bước vào trường học. Từ khi ngồi trên ghế nhà trường, mọi người đều biết rằng, người khác làm giúp mình việc gì thì cần phải nói lời “Cảm ơn” và khi mình sai thì nói lời “Xin lỗi”. Và việc bạn có nói được hai câu này hay không sẽ đánh giá bạn là người như thế nào. Bởi, khi đánh giá một con người. trước hết người ta dựa vào căn cứ ban đầu là lời ăn, tiếng nói của người đó.

“Cảm ơn” là một câu nói dùng để bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội.

“Xin lỗi” là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình. Xin lỗi còn là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là biểu hiện của một người có văn hóa, là thái độ văn minh, lịch sự trong các mối quan hệ xã hội. Lời cảm ơn và xin lỗi khi được nói ra một cách chân thành thì nó không những nói lên phẩm chất văn hóa của người nói mà còn làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn giải tỏa những khúc mắc, làm dịu đi những cơn nóng giận, và con người cũng nhờ đó mà sống vị tha hơn, yêu đời hơn và đẹp hơn...

Trước đây, việc nói lời cảm ơn hay xin lỗi nhau là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các chuẩn mực để đánh giá tư cách của một người. Tiếc rằng những năm gần đây, lời cảm ơn và xin lỗi dường như có xu hướng giảm dần trong giao tiếp xã hội.

Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, cũng có người cho rằng, đời sống công nghiệp hóa làm con người thay đổi, hay do bản tính của con người không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,...

Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cảm ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giả dối như chúng ta vẫn nghĩ?

Vấn đề là, chúng ta thường có thói quen chỉ cảm ơn khi đem lợi ích cho chính mình và chỉ xin lỗi khi lỗi lầm do chính mình gây ra thực sự lớn.

Ngày còn bé bạn được cha mẹ dạy nói “cảm ơn – xin lỗi” nhưng càng lớn bạn lại càng quên những lời dạy dỗ ngày xưa. Lời “cảm ơn - xin lỗi” tưởng rằng quá nhỏ bé nhưng đó cũng là một kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp mà chúng ta nên gìn giữ.

VĂN MINH – THANH LỊCH không phải tự trên trời rơi xuống là có ngay, mà phải rèn luyện kiên trì, lâu dài mới có. Cần phải bắt đầu từ những việc làm cụ thể, tưởng là nhỏ mà ý nghĩa không nhỏ. Bởi thế, đưa những lời hay, ý đẹp trở lại với cuộc sống đời thường cũng là chuyện cần làm ngay với tất cả chúng ta...

Nhiều người cho rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vẫn còn có dòng chữ “Cám ơn đã bỏ rác vào tôi”?

Tôi tin là những ai đã không biết cảm ơn và xin lỗi vì những điều nhỏ nhặt nhất sẽ không thể làm được những điều vĩ đại nhất.

Là một người học sinh văn minh, thanh lịch, chúng ta cần ý thức được rằng văn hóa của mỗi người không hẳn phải thể hiện ở gì đó lớn lao mà thể hiện ngay trong cách cư xử từ những việc làm quen thuộc hằng ngày. Đóng vai trò là một học sinh thuộc tầng lớp trí thức trẻ của xã hội, nếu ngay cả việc chào hỏi mọi người, nói lời cảm ơn và xin lỗi mà bạn cũng không thể làm được thì liệu bạn có đủ khả năng để làm những việc bạn cho là lớn lao trong tương lai sau này? Chỉ cần mỗi cá nhân tự xây dựng cho mình một phong cách ứng xử văn hóa văn minh, đó chính là lúc các bạn đã góp phần chung tay xây dưng một xã hội, một môi trường sống tốt đẹp hơn và cũng không ai khác ngoài các bạn được hưởng thành quả từ đó.

6 1
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập