Kicchi(Kicchi)
|
Cớ sao trăng chưa nở? Để mình ta ngóng chờ Nặng nỗi lòng bơ vơ, Đợi biết đến bao giờ? @Kicchi Phuongg Anh | Chat Online Report https://lazi.vn/p/d/693259 Đã like cho chủ tuss Trả= like link phía trên Hứa trả Rảnh thì like : https://lazi.vn/p/d/690548 #paiucacbbinhiu
LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI - ĐỌC SÁCH GÌ? 1. “21 bài học cho thế kỉ 21” - Yuval Noah Harari 2. “Sapiens: Lược sử về loài người” - Yuval Noah Harari 3. “Homo Deus: Lược sử tương lai” - Yuval Noah Harari 4. ”Súng vi trùng và thép” - Jared Diamond 5. “Sụp đổ” - Jared Diamond 6. “Bức xúc không làm ta vô can” - Đặng Hoàng Giang 7. ”Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” - Đặng Hoàng Giang 8. “Đại dương đen” - Đặng Hoàng Giang 9. ”Thiện ác smart phone” - Đặng Hoàng Giang 10. “Hạt giống tâm hồn” - First News 11. “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” - Phạm Lữ Ân 12. “Hỏi Đáp Về Mọi Chuyện - Khoa Học Xã Hội” - Nguyễn Lân Dũng 13. “Thế giới ba không”- Muhammad Yunus
NHỮNG CON NGƯỜI Ở LẠI LÀM NHIỆM VỤ CỨU CHỮA ĐỒNG BÀO RỒI MẤT DƯỚI LÀN BOM B-52 Bức ảnh chụp ngày 09/01/1973 ghi lại lễ tang tập thể tại bệnh viện Bạch Mai, nhằm tri ân những y bác sĩ, công nhân viên đã hy sinh dưới làn bom đạn B-52 vào tháng 12/1972. Tại buổi hôm ấy, một tấm áp phích mang dòng chữ “Nixon phải trả nợ máu” được dựng như là một chứng tích…. Ngày hôm ấy, những người còn sống khóc thương cho những người đã mất, nhưng không phải mất vì bệnh tật mà vì bom đạn. Bệnh viện không phải là cứ điểm quân sự, các y bác sĩ và công nhân không phải là những người lính… vậy mà họ lại nằm xuống một cách đầy oan nghiệt bởi các hành động phi đạo đức và trái với “luật pháp quốc tế”. Nạn nhân đầu tiên tại Bạch Mai nằm xuống dưới làn bom đạn là hộ lý Hoàng Thị Thoa, một người mẹ của 4 đứa con nhỏ, đứa con bé nhất vừa lên 2 tuổi… Trước đó, chị được đề nghị di tản về cơ sở ngoại ô vì có nhiều con nhỏ, nhưng chị vẫn xin ở lại để hỗ trợ đồng bào. Thi thể của chị nằm chắn ngang lối vào hầm, các y bác sĩ phải cắt thi thể của chị để cứu những nạn nhân còn sống ở bên trong. Vừa cắt thi thể chị, những y bác sĩ vừa rơi nước mắt… Một nạn nhân khác là chị Nguyễn Thị Hợi, nhân viên khoa Da Liễu, thi thể của chị bị dập nát không thể cứu được, rồi chị nhắm mắt và để lại 5 đứa con mồ côi. Sau đó, 17 nạn nhân từ hầm ngầm Bạch Mai được mang lên nhận dạng… Có người vừa mới cưới được 2 tháng, nhận được tin mang thai vào hôm trước rồi hai mẹ con thiệt mạng do bị đè nát dưới một tảng bê tông lớn … Có người vừa nhận được tin chồng hy sinh ngoài mặt trận rồi bom đạn đã mang chị đi theo chồng, có hai người bạn thân đi đâu cũng có nhau rồi họ thiệt mạng dưới hầm khi các bàn tay vẫn đan chặt vào nhau. Bạch Mai năm ấy có một chị thợ điện là Mai Thị Tuyết, chồng chị đi chiến khu B. Mỗi khi có báo động, chị Tuyết liều mình đi đóng các cầu dao điện để hạn chế cháy nổ… Và rồi, bom từ B-52 đã cướp đi người nữ thợ điện hiếm hoi của Hà Nội năm ấy. Sau đó, chồng chị cũng hy sinh ở mặt trận và 3 người con của anh chị trở thành trẻ mồ côi. Một bác sĩ nộp đơn tình nguyện đến Vĩnh Linh, ít ngày nữa sẽ ra trận nhưng anh đã nằm lại tại Bạch Mai cùng 2 người bạn khác, ước mơ dang dở... Tất cả những người đã mất đều tình nguyện ở lại...! Họ không sợ bom đạn, họ sợ đồng bào không được cứu chữa kịp thời. Mùa Đông 1972 lạnh lắm, không phải chỉ vì gió mùa Đông Bắc mà còn lạnh vì có quá nhiều người ra đi, lạnh vì sự ám ảnh đối với những người còn sống… Những người vừa làm công tác cứu chữa bệnh nhân, vừa phải dùng tay trần để đào bới tìm đồng nghiệp. Chứng kiến những hình ảnh này, hai cựu chiến binh Joan Baez và Barry Romo chống chiến tranh Việt Nam viết lại rằng: “Lần đầu tiên B-52 ném bom Bạch Mai, họ nói ở đó không có bệnh viện. Lần thứ hai, họ nói rằng đó là trạm sơ cứu. Lần thứ ba, họ nói là bệnh viện nhưng bị máy bay MiG bao vây nên phải ném bom. Tôi đã ở đó. Chúng tôi đã chụp ảnh. Không có MiG. Đây là những lời nói dối tuyệt đối….”. Bom đạn đã khiến rất nhiều người nằm xuống, nhưng không thể làm những còn sống gục ngã. Các y bác sĩ vấn tiếp tục làm việc, cứu chữa bệnh nhân, vừa dùng tay trần đào bới gạch đá tìm đồng nghiệp còn lại… Bạch Mai có thể bị hủy diệt nhiều lần nhưng tinh thần của những con người ở đó thì không bao giờ. Chiến tranh là gì mà sao những y bác sĩ, công nhân viên lại phải ra đi nhiều như vậy? Mục đích của những tội ác là gì mà sao cứ khiến dân tộc chúng tôi phải chịu đau thương? Thậm chí, có những người không bao giờ cầm súng, không bao giờ biết hình thù của viên đạn cũng phải chịu chung một số phận là thi thể không toàn thây. 50 năm đã trôi qua, những dấu tích cũ đã không còn, Bạch Mai hiện nay đã là một Bạch Mai khác. Nhưng vẫn còn một tượng đài tưởng niệm những y bác sĩ, công nhân viên, bệnh nhân đã nằm dưới bom đạn vào ngày hôm ấy, đang nghi ngút khói hương những ngày này... Nếu ai đi qua, xin hãy dừng lại chắp tay và nguyện cầu cho những con người đã khuất. — #tifosi
LÀM SAO ĐỂ DẬY SỚM HỌC BÀI MÀ KHÔNG BỊ BUỒN NGỦ? 1. Trước tiên : Phải thức dậy được đã Nhiều bạn thường cài báo thức 4h sáng dậy học kết quả là 6-7h mới dậy. ( Chắc nhiều người nhột). Vì báo thức thì để gần chỗ nằm, kêu lên thì 1 "ma lực" nào đó tắt mất tiêu và ngủ tiếp như chưa có chuyện gì. *Giải pháp: Tối trước khi đi ngủ, cài 5 cái báo thức Max volume để xa chỗ ngủ ( có nghĩa là nếu muốn tắt phải đứng dậy đi nhưng cũng đừng quá xa kẻo không nghe thấy - đừng sợ báo thức kêu mà không dậy bởi vì theo quán tính ai cũng rất ám ảnh với tiếng báo thức của điện thoại mình). Và nhớ chuẩn bị 1 cốc nước lọc đặt gần báo thức để khi dậy tắt ae có thể uống luôn -> đây cũng là 1 cách giúp tỉnh ngủ phần nào. Cuối cùng, sau đó nên phi ngay ra đánh răng rửa mặt auto tỉnh 99,999%. Thứ 2, Dậy sáng bị uể oải, không có tinh thần học. Đây là tình trạng chung của nhiều người chứ không chỉ riêng 2004 nhỉ * Giải pháp: Sau khi đánh răng rửa mặt, nên dành 10-15 phút khởi động nhẹ (tùy động tác các e thích; lúc này có thể bật 1 bản nhạc truyền năng lượng như: Đường đến ngày vinh quang, Niềm tin chiến thắng...). Sau đó, Khi ngồi vào bàn học đừng học ngay mà hãy lấy sổ hoặc giấy nhớ ghi ra Ngôi trường mình mơ ước. Sau đó ghi ra 3 điều các em nhất định sẽ làm khi đỗ đại học. Mục đích làm như vậy là để up up up Năng lượng trc khi học (vì ngủ dậy các em thường quên mất mục tiêu
ĐỜI NGƯỜI NỞ HOA HAY BẾ TẮC, TẤT CẢ LÀ DO GÓC NHÌN 1. Bị đuổi việc, nhưng cũng là cơ hội để tìm việc tốt hơn. 2. Bị thất tình, nhưng cũng là cơ hội để tập trung sống cho mình nhiều hơn. 3. Bị ăn chửi, nhưng cũng là cơ hội để hoàn thiện bản thân hơn. 4. Bị cho ra rìa, nhưng cũng là cơ hội để nhìn nhận các mối quan hệ tốt hơn. 5. Bị cô lập, nhưng cũng là cơ hội để sống độc lập hơn. Suy cho cùng, trong cuộc sống không có gì là tuyệt đối. Chuyện xấu chưa hẳn đã xấu mà chuyện tốt lành chưa hẳn đã hoàn toàn tốt đẹp, quan trọng là ở bản thân mình mà ra. Đời người nở hoa hay bế tắc, tất cả là do góc nhìn. Đừng buồn vì thế giới quay lưng với bạn. Hãy vui vì đó là cơ hội để bạn trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình. Nguồn: Sưu tầm
Thời xưa, con người không chỉ đơn thuần là đực hay cái, mà thuộc một trong ba loại này: đực/đực, đực/cái, hay cái/cái. Nói cách khác, mỗi người được tạo nên bằng những thành tố của hai người. Ai nấy đều bằng lòng với sự sắp đặt ấy mà chẳng bao giờ nghĩ ngợi lôi thôi về chuyện đó cả. Nhưng rồi một hôm Thượng đế mới lấy dao bổ đôi mỗi người, chia dọc từ chính giữa. Thế nên sau đó, thế giới mới chia rạch ròi thành nam và nữ, kết quả là suốt đời con người cứ chạy nháo nhào, cố tìm cái nửa thiếu kia của mình. - Kafka bên bờ biển – Haruki Murakami
Mỗi khi ta chọn kể một câu chuyện, tức là ta cũng chọn bắt hàng ngàn câu chuyện khác phải lặng im … - Homo Deus: Lược sử tương lai | Yuval Noah Harari
Đi mới biết được nó thế nào, mới cảm được nó ra làm sao, chứ chỉ ngồi mãi mà đọc mấy lời văn thơ của người khác chắc cũng chưa thấy được rõ, cảm được sâu cái khung cảnh, cái hương vị ấy. Nên là nếu có cơ hội đi đây đi đó, sao lại không thử nhỉ?
Khoảnh khắc mà hai người cùng im lặng, không một ai muốn chia sẻ là khoảnh khắc tôi biết rằng mối quan hệ này rồi cũng sẽ kết thúc.
Đọc càng nhiều, biết càng nhiều, nhưng buồn cũng càng nhiều . . . |