Nguyễn Lê Như Anh(ngiu chaeunwoo)
|
Bài 10. Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: – Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. (Sự tích Hồ Gươm) – Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) – Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. (Con Rồng cháu Tiên) a) Hãy giải nghĩa từ in đậm trong các câu văn trên. Cho biết các từ đó dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. b) Đặt ba câu với các từ in đậm trên dùng với nghĩa khác với nghĩa vừa xác định. Bài 11. Cho từ xanh a) Hãy đặt câu có từ xanh dùng với nghĩa gốc. b) Hãy đặt câu có từ xanh dùng với nghĩa chuyển. Bài 12. Trong các ví dụ sau, hiện tượng nào là đồng âm, hiện tượng nào là nhiều nghĩa? a) Mũi tên, mũi tẹt b) Chăn mây, chân trời c) Sợi mây, đám mây d) Sổ ba, ba mẹ Bài 13. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau: a) Cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng. b) Hòn đá – đá bóng. c) Ba và má – ba tuổi. Bài 14. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước. – Bàn (bàn: đồ dùng bằng gỗ có mặt phẳng và chân đứng; bàn: trao đổi ý kiến). – Cờ (cờ: vật làm bằng vải lụa, có kích cỡ, màu sắc nhất định, tượng trưng cho một quốc gia hay một tổ chức nào đó; cờ: trò chơi thể thao, đi các quân theo những kẻ ô nhất định). – Nước (nước: chất lỏng, không màu, không mùi, không vị; nước: vùng đất có nhiều người hay nhiều dân tộc cùng sinh sống).. |