Someone in this world
| Phòng của Someone in this world 210
Marie Curie tên thật là Maria Sklodowska, sinh ngày 7/11/1867 tại thủ đô Warsaw, Ba Lan, là con gái út trong một gia đình có 5 anh chị em, bố mẹ đều là giáo viên. Khi còn nhỏ, Marie được đánh giá là một bé gái thích tò mò, sáng dạ và xuất sắc ở trường. Bi kịch xảy đến với gia đình khi người mẹ qua đời vì bệnh lao phổi, lúc Marie mới 11 tuổi. Thuở cắp sách đi học, Marie luôn giữ vị trí đứng đầu ở trường. Mặc dù vậy, những thành tích học tập ấy không thể giúp cô vào được Đại học Warsaw - ngôi trường chỉ dành cho nam sinh. Marie tiếp tục sự nghiệp học hành ở một "trường đại học chui" với các lớp bí mật dưới lòng đất. Marie và chị gái Bronya từng mơ ước du học để có tấm bằng đại học chính thức nhưng không đủ khả năng tài chính để chi trả học phí. Marie quyết định đi làm để hỗ trợ chị theo học y khoa. Trong gần 5 năm, Marie làm gia sư và giáo viên dạy trẻ để kiếm tiền trang trải chi phí. Thời gian rảnh, cô tiếp tục nghiên cứu, đọc sách về vật lý, hóa và toán học. Marie hiện thực hóa giấc mơ đến Paris, nơi cô theo học tại Đại học Sorbonne. Sau những ngày tháng lao vào nghiên cứu không ngừng nghỉ, cùng với chế độ ăn uống thiếu thốn chỉ có bánh mì phết bơ và trà, Marie thường xuyên gặp những vấn đề về sức khỏe. Hai năm sau, cô nhận bằng thạc sĩ vật lý và tiếp tục hoàn thành chương trình hóa học. Trong khoảng thời gian này, Marie tham gia một nghiên cứu về các loại thép và đặc tính từ của chúng. Cô có được cơ hội này là nhờ một người quen giới thiệu với nhà vật lý học người Pháp Pierre Curie trong lúc đang tìm kiếm một địa điểm thích hợp để thực hiện thí nghiệm. Khoa học trở thành cây cầu nối bén duyên cho hai nhà nghiên cứu. Không lâu sau đó, Marie chấp thuận lời cầu hôn của Pierre Curie và đổi tên là Marie Curie. Nữ bác học là người đầu tiên giành và chia sẻ 2 giải Nobel cùng người khác. Năm 1903 bà nhận giải Nobel vật lý cùng với chồng và Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. 8 năm sau, Marie Curie tiếp tục đoạt giải Nobel hóa học nhờ khám phá ra 2 nguyên tố hóa học radium và polonium. Marie Curie trở thành "hiện tượng hiếm hoi" của giới khoa học khi đoạt hai giải Nobel trong 2 lĩnh vực khác nhau. Bà cố ý không lấy bằng sáng chế tiến trình tách radium mà để cho các nhà nghiên cứu tự do sử dụng nó. Năm 1906, người chồng Pierre Curie mất vì bị một chiếc xe ngựa đè lên người khi đang đi trên phố. Sau năm 1911, cái tên Marie Curie trở thành tâm điểm của dư luận khi những tin đồn có mối quan hệ mờ ám với Paul Langevin, học trò cũ của chồng bà. Thậm chí, nữ bác học còn được cho là nguyên nhân khiến gia đình Paul Langevin tan vỡ. Marie Curie là một nhà bác học được coi trọng tại Pháp song dư luận ở đây có xu hướng bài xích vì cho rằng bà là một người nước ngoài gốc Ba Lan. Hơn nữa Marie Curie là người theo chủ nghĩa vô thần nên rất nhiều nhà khoa học đã quay lưng lại với bà.
Bị chê “lỗi thời”, “lạc hậu”, xong Coco Chanel không chấp nhận thua cuộc. Những lời bình phẩm gay gắt đó đã làm bùng lên ngọn lửa đam mê trong bà một lần nữa. Bà sang Mỹ và quyết tâm thực hiện những mẫu thiết kế đa dạng khác. Một lần nữa, chúng được đưa ra trình diễn và nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân nước Mỹ. Sau đó, người Pháp cũng dần thay đổi quan điểm và đón nhận phong cách thời trang của Chanel với sự thích thú. Điều đó cho thấy khi thất bại, thay đổi môi trường cũng là một trong những cách có thể tạo nên hiệu ứng tích cực. Câu chuyện khác đến từ thiên tài âm nhạc Ludwig van Beethoven. Năm 28 tuổi, khả năng nghe của ông bị giảm sút nghiêm trọng. Ông không dám nói điều này với ai vì e ngại những điều tiếng không hay. Thất bại của ông là tự đẩy bản thân vào thế cô độc, không tìm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Tuy nhiên, trong sự cô độc ấy, Beethoven tìm đến âm nhạc. Kết quả là “vô số danh khúc qua hàng trăm năm cũng chẳng phai màu đã được ra đời”. Nhà văn Natsume Soseki sau khi du học Anh thất bại, trở về Nhật Bản đã biến những khổ đau, sầu muộn trong lòng mình thành tiểu thuyết. Kết quả là ông đã thành công. Những tác phẩm ông viết được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ và trở nên nổi tiếng trên thế giới. Thiên tài cũng từng mắc nhiều sai lầm. Tuy nhiên, điểm khác biệt của họ là đã dũng cảm chinh phục nó hoặc biến trải nghiệm cay đắng thành sức mạnh để khai phá, sáng tạo. Cuốn sách được viết bằng ngôn từ dễ hiểu, trong sáng, đi kèm tranh minh họa hấp dẫn. Nhiều đoạn văn được tác giả hóa thân thành chính nhân vật nhằm mang đến góc nhìn hóm hỉnh, lôi cuốn. Khác với các cuốn sách viết về danh nhân, ở Thất bại của danh nhân - Người càng giỏi càng gặp nhiều thất bại, tác giả không nói về thành công của những bậc vĩ nhân, thay vào đó, chủ yếu khai thác khía cạnh thất bại mà họ đã vấp phải và cách vượt qua để đạt được thành công. Với tựa sách này, độc giả sẽ biết được rằng thất bại luôn có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống và bước đường đi đến thành công. Dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng chấp nhận thất bại là thông điệp mà cuốn sách mang lại.
Một nhà bác học đại tài của nhân loại, người khai sinh học thuyết “Vạn vật hấp dẫn”. Ông cùng với Einstein chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vạn vật hiện đại. Newton sinh vào năm 1642 (năm nhà bác học Gallile qua đời) trong tình trạng thiếu tháng, tên của ông được đặt giống hoàn toàn theo tên cha – người đã mất cách đó 3 tháng. Khi mới sinh, Isaac là một cậu bé ốm yếu, bé nhỏ đến nỗi có thể đặt vừa vào trong chiếc bình 1,5 lít. Sinh ra trong một gia đình nông dân, mẹ đã khuyên cậu bé bỏ học làm nghề nông, trông nom trang trại gia đình. Tuy nhiên, vì quá dở trong công việc tay chân này, năm 1661, Newton đã được gia đình cho tiếp tục đi học tại khoa Luật của trường Cambridge với diện học bổng và phải phục dịch các học sinh đóng học phí. Thời còn trẻ Issac Newton có rất nhiều nghiên cứu, sáng chế, tuy nhiên ông thích giấu những phát minh đó và không hề công bố. Tuy nhiên khi xảy ra tranh cãi về công trình nghiên cứu số vi phân, tích phân (một cuộc tranh cãi rùm beng nhất trong lịch sử toán học thế giới) thì cái tên Newton liên tục xuất hiện trên diễn đàn khoa học thế giới như là một hiện tượng của nhân loại. Hoàng Nam Phương | Chat Online Report Tận thế của nhân loại là vào năm 2060, zậy chúng ta chỉ còn ít hơn 40 năm sống yên bình th:)...
Sở hữu hơn 1.500 phát minh và sáng chế, Edison từng bị thầy giáo xem là "kẻ tâm thần" không thể đến trường, nhưng cuộc đời ông là cuốn truyện đáng đọc. Edison, sinh ngày 11/2/1847, tại Milan, Ohio (Mỹ), vốn bị coi là đứa trẻ "đần độn, rối trí" (tâm thần). Vào khoảng năm 7 tuổi, một hôm cậu từ trường về nhà và nói với mẹ: "Mẹ, thầy giáo bảo con đưa cho mẹ cái này!". Cẩn thận mở ra xem, bên trong kèm lá thư của giáo viên chủ nhiệm gửi phụ huynh em Edison, nước mắt bà Nancy Elliott giàn giụa. Cậu bé đứng ngẩn người kinh ngạc, cậu hỏi mẹ rằng thầy giáo đã viết gì trong đó?. Ngập ngừng một lát, bà Nancy đọc to lá thư cho con trai mình: "Con trai của ông bà là một thiên tài! Nhưng ngôi trường này quá nhỏ, các giáo viên của chúng tôi không có đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Bởi vậy, xin ông bà hãy tự kèm cặp con trai mình". Kể từ đó, Edison được mẹ, cũng từng là giáo viên ở Canada kèm cặp, dạy dỗ mà không đến trường thêm lần nào nữa. Nhiều năm sau đó, mẹ của Edison đã qua đời, còn con trai bà thì trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, người được mệnh danh là "Thầy phù thủy ở Menlo Park" nhờ những sáng chế thiên tài cống hiến cho nhân loại. Một ngày, khi xem lại những kỷ vật của gia đình, Edison vô tình nhìn thấy một tờ giấy gập nhỏ được cất trong ngăn kéo bàn. Tò mò mở ra đọc, trước mắt cậu chính là lá thư của thầy giáo năm nào. Trong thư, có đoạn: "Con trai ông bà là đứa trẻ rối trí. Chúng tôi không thể chấp nhận cho trò ấy đến trường được nữa". Edison đã khóc hàng giờ sau khi đọc lá thư năm nào. Thiên tài viết trong nhật ký rằng: "Thomas Alva Edison là một đứa trẻ rối trí, vậy mà, nhờ có một người mẹ tuyệt vời, cậu đã trở thành thiên tài của thế kỷ". Trang Phạm | Chat Online Report thông tin hữu ích cho bài NLXH đấy, mơn nha Đã like cho chủ tus cưte Phiền cậu trả tus đầu, 5*, fl Cảm ơn cậu nhiều lắm, tớ sẽ trả khi thấy thông báo ^^ #trang_phạm |