Phạm Thị Thành Tâm
|
Sách không chỉ là nguồn tri thức vô tận đối với mỗi người mà ngày càng có nhiều minh chứng khoa học cho thấy những tác động rất tốt của việc đọc sách đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ và tâm hồn của trẻ. Để thúc đẩy phong trào đọc sách trong giới trẻ đặc biệt là việc hình thành thói quen đọc sách từ những lứa tuổi nhỏ, rất nhiều hoạt động, cuộc thi giới thiệu sách đã được tổ chức. Để giúp cho các em học sinh (lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở) có những kỹ năng cơ bản khi viết một bài giới thiệu sách, Contuhoc xin giới thiệu đến các em và các bậc phụ huynh bài viết "Cách viết bài giới thiệu một cuốn sách”. Bài viết giới thiệu về một cuốn sách thường mang tính chất mô tả, cung cấp thông tin cần thiết về cuốn sách đó. Loại bài viết này được thực hiện bằng cách người viết nêu rõ các ý tưởng, thông điệp hay mục đích của tác giả muốn truyền tải đến người đọc mà mình cảm nhận được khi đọc sách, trong đó có trích dẫn những đoạn nổi bật (có trong sách). Một bài giới thiệu sách tốt là bài viết truyền tải được đầy đủ thông điệp của tác giả đến độc giả, hình thành và nâng cao tình yêu với sách, khuyến khích được mọi người tìm mua/mượn và đọc sách. Anh Thư | Chat Online Report Like choa pợn chủ tuss cutee nek:333 Trả Munz =>follow+tick 5*+like tuss đầu Nếu đc thì ib làm wen nha:>>
Một con người toàn diện là một con người không chỉ có tài năng xuất chúng mà trước hết phải là một con người có đạo đức và những phẩm chất quý giá. Một trong những phẩm chất tốt đẹp đó là coi trọng tình nghĩa, biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác và nói lời xin lỗi khi phạm sai lầm. Không được quy định trong bộ luật chính thức nào nhưng nó đã trở quy luật bất thành văn, là thước đo để đánh giá phẩm chất của một con người. Mọi đứa trẻ khi bắt đầu bước những bước chập chững khám phá thế giới xung quanh đều được bố mẹ, ông bà và thầy cô dạy rằng khi được ai cho đó cho thứ gì hay khi người ta giúp mình việc gì đó thì phải nói “Cảm ơn” để tỏ lòng biết ơn, trân trọng với sự giúp đỡ đó và khi trót phạm lỗi, gây ra rắc rối cho người khác phải biết nói “Xin lỗi” để tỏ lòng biết lỗi, hối hận của bản thân. Hầu như đứa trẻ nào cũng ghi nhớ và thực hành đúng hai câu nói này dưới sự giám sát, nhắc nhở của bố mẹ hay thầy cô nhưng khi lớn lên, chúng dần dần quên đi phải nói hai câu này và đôi khi có nhớ rằng phải nói thì cũng không còn nhớ lí do thực sự tại sao phải nói “Cảm ơn” và “Xin lỗi” nữa. Rộng ra hơn nữa trong xã hội, rất nhiều người đã không còn nhớ bài học đầu đời nhưng vô cùng quan trọng này nữa rồi. Một cá nhân sống trong tập thể không bao giờ có thể sống một mình tách biệt với mọi người mà luôn luôn có ít nhất một mối quan hệ nào đó với người khác. Bên cạnh đó, không một ai trong xã hội có thể làm mọi việc bằng tự chính bản thân, ví dụ như một cô gái sống một mình thì đôi khi với sức lực yếu ớt của phụ nữ không thể bê một bình nước nặng lên trên nhiều tầng lầu mà không thấy mệt, hay một người không thể hoàn thành tốt một hạng mục công việc khó khăn mà không cần đến ý tưởng và công sức của người khác,….do vậy, chắc chắn ít nhất một lần trong đời bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của người khác, mà khi nhận sự giúp đỡ đó rồi, bạn nên dửng dưng coi như lẽ tất nhiên hay cần có thái độ biết ơn người đó? Câu trả lời tất nhiên là vế thứ hai và để làm được điều đó, một câu “Cảm ơn” ngắn gọn, đơn giản đôi khi cũng là đủ rồi. Bên cạnh đó, ai đó đã từng nói rằng không một ai trên đời là hoàn hảo, mỗi con người nhất định sẽ mắc ít nhất một lỗi sai nào đó, có những lỗi sai chỉ gây ảnh hưởng cho bản thân, mình sai mình chịu nhưng cũng có những lỗi lầm làm ảnh hưởng đến cả người khác như đi đường không may xô vào làm ngã một người đang ôm một chồng tài liệu dày hay đơn giản là một đứa trẻ nghịch ngợm trót đá bóng làm vỡ ô cửa kính của nhà hàng xóm. Chúng ta không thể vặn ngược thời gian để ngăn chặn những sai lầm đó cho nên khi gây ra lỗi lầm thì chỉ có thể tìm cách khắc phục và trước tiên là phải biết nói với nạn nhân mà chúng ta gây ra lỗi hai tiếng “Xin lỗi”. Trong xã hội phong kiến không phải đứa trẻ nào cũng được đến trường để học con chữ nhưng bù vào đó là chúng được bố mẹ dạy bảo nghiêm khắc những tiêu chuẩn đạo đức mà biết nói cảm ơn và xin lỗi là một trong những bài học quan trọng. Mặt khác trong xã hội cũ khi nhịp sống còn chậm, mọi người sống với nhau rất tình cảm nên không khó để nhận thấy những biểu hiện chân thành và lời cảm ơn, xin lỗi. Nhưng thời gian trôi đi, xã hội ngày càng phát triển hơn, những tưởng con người ta sẽ nâng cao tầm hiểu biết về vấn đề này nhưng thực tế thật đáng buồn làm sao khi lời cảm ơn và xin lỗi dần ít đi trong xã hội. Nhiều người xin vào cái cớ nếu cứ nói cảm ơn và xin lỗi liên tục thì chỉ là biểu hiện của sự khách sáo xa cách, sự hời hợt và giả tạo mà không bao giờ nói “Cảm ơn” hay “Xin lỗi”. Nhưng theo tôi, đây chỉ là sự ngụy biện cho lối sống đã xuống cấp. Con người ta dần xa cách nhau, mỗi người sống trong thế giới của riêng bản thân mà không cần quan tâm đến cảm nhận của người khác. Các bạn hãy thử suy nghĩ thêm bằng cách đặt bản thân vào vị trí của người khác, khi bản thân mình giúp đỡ ai đó với sự nhiệt tình, chân thành nhưng nhận lại chỉ là sự hờ hững và khi ai đó gây ra lỗi đẩy bản thân mình vào rắc rối mà không chút ăn năn, hối hận với hành động đó thì các bạn sẽ có cảm xúc gì? Câu trả lời của các bạn cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao chúng ta phải biết nói lời cảm ơn và xin lỗi”. Lời cảm ơn và xin lỗi tưởng rất ngắn gọn nhưng rất đỗi quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Hãy hướng bản thân đi theo con đường của một người không chỉ có tài năng mà còn có những phẩm chất đạo đức quý giá và hãy thực hành nó ngay từ hôm nay bằng cách nói “cảm ơn” và “xin lỗi” với mọi người. Tracy | Chat Online Report Đã like cho chủ tus! Nếu cậu có tt thì: Nhớ trả tớ tus đầu nhé Tiện tay tick thêm 5* thì cèng tốt nhaa Fl chéo khi cậu inb ạ :)) hong được thì hoii #Am_ơ_quiin :))
Đề :Cảm nghỉ về mái trường của em Đến trường, chúng ta được học thêm rất nhiều thứ. Đó là những kiến thức ở đủ tất cả các lĩnh vực do thầy cô truyền thụ. Nhưng không phải chỉ có thể. Thấy cô ở trường còn dạy cho chúng ta những bài học làm người, làm một người tử tế. Dạy chúng ta rất nhiều những kĩ năng mềm thiết thực cho cuộc sống này. Ngoài ra, ta còn được học thêm ở những người bạn rất nhiều những điều hay ho. Tất nhiên, ngôi trường không chỉ là nơi để học tập. Ở đó, chúng ta còn được vui chơi, được khẳng định mình. Được làm quen với những người bạn đáng yêu, cùng nhau sẻ chia những vui buồn trong học tập. Đối với em, ngôi trường mà mình theo học là ngôi trường đẹp nhất. Dù trường đã xây từ rất lâu, không có thang máy, điều hòa, bể bơi như trường khác. Nhưng nó vẫn là ngôi nhà thứ hai của em. Ở đây, em đã được khóc, được cười, được trải qua muôn vàn những cung bậc cảm xúc. Ngôi trường đã cùng bố mẹ, thầy cô, bạn bè chứng kiến em mỗi ngày càng thêm trưởng thành, vững vàng tiến về phía trước. Dù sau này, được đi đến những nơi xa xôi, với vô vàn những cảnh đẹp hào nhoáng. Thì đối với em, hình ảnh ngôi trường nhỏ bé phía cuối con đường vẫn luôn là nơi đẹp nhất. Con zợ của Sano Manjirou | Chat Online Report Đx like = Trả tus đầu Tiện tt chéo Rảnh ib lw Phiền = Xóa cmt
Đề :Cảm nghỉ về mái trường của em Đến trường, chúng ta được học thêm rất nhiều thứ. Đó là những kiến thức ở đủ tất cả các lĩnh vực do thầy cô truyền thụ. Nhưng không phải chỉ có thể. Thấy cô ở trường còn dạy cho chúng ta những bài học làm người, làm một người tử tế. Dạy chúng ta rất nhiều những kĩ năng mềm thiết thực cho cuộc sống này. Ngoài ra, ta còn được học thêm ở những người bạn rất nhiều những điều hay ho. Tất nhiên, ngôi trường không chỉ là nơi để học tập. Ở đó, chúng ta còn được vui chơi, được khẳng định mình. Được làm quen với những người bạn đáng yêu, cùng nhau sẻ chia những vui buồn trong học tập. Đối với em, ngôi trường mà mình theo học là ngôi trường đẹp nhất. Dù trường đã xây từ rất lâu, không có thang máy, điều hòa, bể bơi như trường khác. Nhưng nó vẫn là ngôi nhà thứ hai của em. Ở đây, em đã được khóc, được cười, được trải qua muôn vàn những cung bậc cảm xúc. Ngôi trường đã cùng bố mẹ, thầy cô, bạn bè chứng kiến em mỗi ngày càng thêm trưởng thành, vững vàng tiến về phía trước. Dù sau này, được đi đến những nơi xa xôi, với vô vàn những cảnh đẹp hào nhoáng. Thì đối với em, hình ảnh ngôi trường nhỏ bé phía cuối con đường vẫn luôn là nơi đẹp nhất. |