K Cherry(..)
|
Hàn Mặc Tử là một cây bút lớn trong nền văn học Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ ca. Thơ của ông được phóng xuất từ những trải nghiệm đau thương bằng cả tâm hồn và thể xác, bằng cả điện lẫn tỉnh, bằng cả mơ hồ lẫn thực tại. Càng về cuối đời, thơ của ông càng thanh thoát, an nhiên, giọng thơ không còn đau đớn và gào thét trong tâm can nữa. Biểu tượng "trăng", "hồn", "máu" đã trở thành nghệ thuật bất biến trong thơ ông. Một trong những tác phẩm nổi bật, thể hiện rõ phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử là bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ." Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tài hoa nhất của phong trào Thơ mới Việt Nam, để lại cho nền thơ ca dân tộc hàng trăm bài thơ và một số kịch thơ. Thơ của ông như trào ra máu và nước mắt, mang tâm hồn của một thi sĩ cô đơn, luôn khát khao giao cảm với đời. Tác phẩm "Đây thôn Vĩ Dạ" được rút từ tập Thơ điên, xuất bản năm 1940 sau khi ông qua đời, giãi bày nỗi niềm bâng khuâng và khát khao hạnh phúc của thi sĩ đa tình có nhiều duyên nợ với cảnh và con người nơi thôn Vĩ Dạ. Bài thơ mở đầu với một câu hỏi đan xen nhiều sắc thái tình cảm: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" Câu hỏi tu từ này làm bao kỷ niệm sống dậy trong một hồn thơ, gắn liền với cảnh sắc đầy mộng mơ của xứ Huế: "Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Cảnh vật thôn Vĩ hiện lên trong buổi bình minh tuyệt đẹp với nắng mới lên, hàng cau, và khu vườn xanh ngọc. Hình ảnh "lá trúc che ngang mặt chữ điền" vừa gợi lên sự e ấp, vừa biểu tượng cho kỷ niệm và nỗi nhớ xa cách. "Gió theo lối gió, mây đường mây Cảnh vật chuyển sang màu sắc buồn bã với sự chia lìa của gió và mây, dòng nước buồn thiu và hoa bắp lay nhè nhẹ. Hai câu thơ này kết hợp giữa biện pháp đối lập và điệp ngữ luyến láy, tạo nên cảm giác cô đơn, hắt hiu trong lòng thi nhân: "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Hình ảnh "sông trăng" và "thuyền" gợi lên sự mộng ảo và khao khát giao cảm với đời của nhà thơ. Câu hỏi tu từ cuối khổ thơ thể hiện nỗi lo âu, phấp phỏng về sự xuất hiện của trăng, người bạn tri âm, tri kỷ của Hàn Mặc Tử. Khổ thơ thứ ba: Nỗi mong chờ vô vọng và hoài nghi về tình đời "Mơ khách đường xa, khách đường xa, Giấc mộng và khao khát của nhân vật trữ tình được nhấn mạnh qua điệp từ "khách đường xa". Hình ảnh người con gái với tà áo dài trắng thể hiện sự mơ hồ và nỗi mặc cảm của thi sĩ. Hai câu thơ cuối càng làm rõ hơn sự hoài nghi về tình đời, tình người của Hàn Mặc Tử: "Ở đây sương khói mờ nhân ảnh, Sự mờ ảo của "sương khói" và "nhân ảnh" tượng trưng cho không gian đầy đau thương, vô định của nhà thơ. Câu hỏi tu từ cuối bài thơ nhấn mạnh nỗi hoài nghi về tình cảm con người, khiến độc giả cảm nhận được sự đau khổ và cô đơn của thi sĩ.
|