PHẢI CHĂNG LIỆT SĨ LÀ VÔ DANH? (Hoàng thị Ngọc Hồi)
Lê Nhi | Chat Online | |
29/07/2019 20:34:23 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
90 lượt xem
- * ĐÀ NẴNG TA VỀ (Văn Chung) (Văn học trong nước)
- * HÃY VỀ VỚI HỘI (Trần Nguyên Soái) (Văn học trong nước)
- * TÊN LIỆT SĨ (Phạm Thị Giáp) (Văn học trong nước)
- * Mơ về (Văn học trong nước)
Bài thơ ngắn, vấn đề đưa ra không rườm rà, chỉ là mộ liệt sĩ không tên . Ấy vậy mà khi đọc hết bài thơ ta thấy bần thần, nỗi đau cứ tự nhiên thấm dần vào tâm can người đọc. Chỉ từng ấy câu thơ lục bát thôi tác giả Phạm Thị Giáp cũng đã truyền cho ta nỗi xót xa, mất mát không gì bù lại được của chiến tranh. Những nấm mồ không tên của các anh,các chị là nỗi đau luôn ám ảnh cắn dứt đồng đội, nhân dân khi chưa tìm lại được tên tuổi của các chiến sĩ đang yên nghỉ ở nhiều nghĩa trang nhiều vùng miền trên khắp đất nước, thậm chí cả nước bạn láng giềng. Chưa trả lại được tên cúng cơm do mẹ cha sinh thành đã đặt cho các anh, các chị khi cất tiếng khóc chào đời cũng là nỗi day dứt mà ngay từ khổ thơ đầu tác giả đã khắc họa :
Anh là con mẹ con cha
Có tên tuổi , bước xa nhà tòng quân
Những năm tháng đất nước chiến tranh vệ quốc, mọi thanh niên đều mang trong mình lý tưởng “sả thân đi cứu nước”, ra đi là “Chết xanh cỏ, sống đỏ ngực” “Đằng trước là quân thù, đằng sau không ngoái đầu trở lại”. Vì thế các anh chiến đấu xông pha trước hòn tên mũi đạn không tiếc máu xương và nguyện hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho cuộc trường chinh vĩ đại của đất nước. Tác giả đã khẳng định công lao, lý tưởng sống, chiến đấu của các anh chỉ bằng hai câu thơ mà ta như thấy cả cuộc chiến tranh kéo dài suốt hơn hai mươi năm của dân tộc :
Anh đem cống hiến tuổi xuân
Xông pha đánh giặc nơi gần chốn xa
Vẫn biết chiến tranh là mất mát là thương đau, giữa chiến trường ác liệt hòn tên mũi đạn không chừa một ai. Rồi những khi với hàng trung đoàn , tiểu đoàn , đại đoàn còn nhiều hơn thế nữa tham gia chiến đấu, có biết bao người hy sinh trong cuộc chiến ác liệt giành giật từng tấc đất làm sao xác định được hết tên tuổi các anh khi ngã xuống, đó cũng là cái lẽ của chiến tranh. Ấy vậy mà khi nhìn những bia mộ không tên hàng hàng lớp lớp ở tất cả các nghĩa trang từ nam ra bắc ta vẫn không cầm lòng được. Trong thâm tâm ta như thấy có thiếu sót có lỗi với các chiến sĩ . Nỗi buồn, nỗi thương đau sâu lắng trong tâm hồn tác giả đã trào ra ngọn bút , làm cho mỗi chúng ta khi đọc cũng thấm thía nỗi đau tận cùng của chiến tranh : Các anh đã chiến đấu hy sinh đến giọt máu cuối cùng cho hòa bình cho độc lập dân tôc, mà đến cái tên cũng không còn ai biết đến . Đây chính là cốt lõi của bài thơ “Trắng bia không thấy đề tên , quê làng” . Sự trắng bia trên những nấm mộ đã làm rung động trái tim của mỗi đọc giả . Các anh không những hy sinh thân mình, hy sinh tuổi trẻ với những hoài bão ước mơ, vợ con gia đình, cả đến nụ hôn đầu đời cũng chưa biết mà còn hy sinh nốt cả tên tuổi cúng cơm thì không còn gì đau hơn, sót sa hơn . Đó chính là chân giá trị bài thơ đã lột tả được hết sự mất mát của chiến tranh, sự hy sinh cao độ của người lính cụ Hồ :
Chiến trường ngã xuống, vậy mà
Thành vô danh giữa bao là mộ thiêng
Hàng ngàn liệt sĩ thanh niên
Trắng bia không thấy đề tên, quê làng
Nỗi im lặng bao trùm lên nghĩa trang liệt sĩ lại càng cộm lên nỗi thương đau , nỗi thương đau ấy chỉ còn biết “ im lặng xếp hàng” để ta cũng lặng đi với hai câu kết của bài thơ :
Nỗi đau im lặng xếp hàng
Hồn linh bay với sao vàng lên cao !
Đồng cảm với Phạm thị giáp nhà thơ Phạm Hữu Chính cũng có
những dòng cảm xúc đau đớn sót sa khi đứng trước những bia mộ vô danh ở nghĩa trang Trường Sơn , trong bài “Đêm Trường Sơn” tác giả viết :
…Đêm nghĩa trang Trường Sơn lặng lẽ
Trong khói nhang mờ ảo lối hàng
Nhiều đứa con không tên không địa chỉ
Đã ra đi nằm lại nghĩa trang
Đêm nghĩa trang Trường Sơn trống vắng
Gió rừng lùa xào xạc lá rơi
Hồn tử sĩ mỏi mòn thương nhớ
Giọng trăm miền gọi mẹ - mẹ ơi ! … ( Trích )
Đồng cảm với hai nhà thơ Phạm thị Giáp và nhà thơ Phạm Hữu Chính mà tôi viết bài bình này . Bởi tôi đã từng tiễn rất nhiều người bạn của tôi ra chiến trường, có người về và nhiều người không trở về, nhiều gia đình cho đến tận bây giờ cũng không biết các anh đang nằm ở nơi đâu ? Tôi đã đi dọc đất nước, cùng chồng tôi là một cựu quân nhân đi thăm lại chiến trường xưa . Trên mảnh đất miền nam ruột thịt của đất nước chúng ta , khắp mọi làng quê đâu đâu cũng thấy rất nhiều nghĩa trang liệt sĩ . Nghĩa trang của làng, của xã, của huyện, của phường, của thành phố … , có khi nằm san sát nhau không biết định danh của địa phương nào ? Nghĩa trang nào cũng xây dựng hoành tráng, các anh cũng vẫn hàng hàng lối lối trang nghiêm & tượng đài chữ vàng “Tổ Quốc Ghi Công” uy nghi . Có lẽ việc làm đó của những người đang sống mong làm ấm hồn các liệt sĩ nơi chín suối . Từng phần mộ đẹp, cao to vuông vức, có gắn Quốc huy sao vàng rực rỡ, như người lính vẫn trang nghiêm trong đội ngũ giữa nắng vàng bát ngát trời xanh. Nhân dân , tổ quốc không quên các anh , dân tộc con cháu đời đời vẫn ghi nhớ công ơn các anh . Các anh khuyết danh, mất đi tên tuổi để Tổ Quốc mãi mãi lừng danh đó là Tổ Quốc Việt nam Anh Hùng .Thế giới biết đến Việt Nam là nhờ lòng quả cảm này. Mộ các anh cho dù trắng bia nhưng các anh là người chiến thắng, tên các anh mãi mãi là tên dân tộc Việt Nam .
Tôi đã sang Mỹ, đến nơi chôn các binh sĩ Mỹ chết ở chiến trường Việt nam Nghĩa trang ở đó mộ không có nấm . Đó là khoảng đât rộng phẳng lì cỏ xanh , nhô khỏi mặt đất là hàng hàng những hàng cọc nhỏ đánh dấu hài cốt . Nhìn khu mộ rộng mênh mang này tôi thấy trào dâng niềm tự hào dân tộc ta đã thắng Mỹ.
Tôi cũng đã đến “ Bức Tường Chiến Tranh Việt Nam” ở giữa công viên cây xanh của nước Mỹ . Đó là bức tường bằng đá đen hình chữ V nằm chìm dưới mặt đất . Trên bức tường đó ghi danh sách binh lính Mỹ chết ở chiến trường Việt nam theo từng thời kỳ, Từ khi Mỹ bắt đầu đổ bộ vào Việt nam cho đến khi người lính cuối cùng rút khỏi Việt Nam .Đó là nỗi đau chìm sâu trong lòng nước Mỹ . Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng , có những lí giải riêng về văn hóa ấy của mình, ở đây ta không bàn đến . Nhưng nỗi đau trong lòng những bà mẹ mất con trong cuộc chiến thì giống nhau … Nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới không ai muốn chiến tranh, chỉ muốn sống hòa bình . Chỉ muốn ôm những đứa con mình trong vòng tay cho dù là khôn lớn .
Vậy đấy, có chứng kiến, ta mới thấy dân tộc ta là anh hùng . cái chết của các anh là không uổng . Cho dù các anh chưa được trả lại tên hay mãi mãi đất nước nhân dân chưa tìm thấy hài cốt các anh thì các anh vẫn nằm trong lòng đất mẹ Việt nam . Các anh chính là bình minh của đất nước là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam để con cháu mãi mãi ghi nhớ công ơn các anh .
Bao nhiêu nghĩa trang liệt sĩ, bao nhiêu bảo tàng , bao nhiêu khu tưởng niệm được lưu giữ ở chính những nơi là chiến trường xưa của cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước sẽ giúp nhân dân ta nhớ mãi các anh , tôn vinh các anh, tên tuổi các anh không bao giờ mất, mà chỉ có những ngôi mộ chưa được điền tên . Các anh chỉ khuyết danh thôi, chứ không phải vô danh . chúng ta còn nợ các anh vì chưa trả được tên của các anh về đúng phần mộ của các anh .
Đất nước ta đã cố gắng hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng đất nước đoàng hoàng to đẹp . Đã thay đổi diện mạo đời sống kinh tế của mỗi gia đình . Đã cố gắng bù đắp nỗi đau mất mát của thân nhân các anh bằng cả vật chất lẫn tinh thần nhưng dù sao cũng không thể thay thế được các anh - Chiến tranh là vậy .
Bài viết này, như nén tâm hương xin gửi tới vong linh các liệt sĩ với lời nguyện cầu
Nguyện cầu gửi nén tâm hương
Hồn nơi chín suối nhớ đường thăm quê .
Xin gửi lời cám ơn tác giả Phạm thị Giáp đã góp thêm một áng thơ để mỗi chúng ta càng thêm tiếc thương vô hạn tới những người liệt sĩ chiến đấu vì dân tộc đã có tên tuổi và chưa được trả lại tên tuổi mà tổ quốc nhân dân đang ngưỡng mộ vinh danh các anh . cám ơn các đọc giả hôm nay đã đồng cảm để mãi mãi nhớ các anh, các chị đã hy sinh máu xương cho hòa bình cho đất nước , cho ấm no tự do giầu có của mỗi nhà . Để ai đó hãy tự hỏi mình đã làm gì để bù đắp những máu xương của tổ quốc và nhân dân !?.
Anh là con mẹ con cha
Có tên tuổi , bước xa nhà tòng quân
Những năm tháng đất nước chiến tranh vệ quốc, mọi thanh niên đều mang trong mình lý tưởng “sả thân đi cứu nước”, ra đi là “Chết xanh cỏ, sống đỏ ngực” “Đằng trước là quân thù, đằng sau không ngoái đầu trở lại”. Vì thế các anh chiến đấu xông pha trước hòn tên mũi đạn không tiếc máu xương và nguyện hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho cuộc trường chinh vĩ đại của đất nước. Tác giả đã khẳng định công lao, lý tưởng sống, chiến đấu của các anh chỉ bằng hai câu thơ mà ta như thấy cả cuộc chiến tranh kéo dài suốt hơn hai mươi năm của dân tộc :
Anh đem cống hiến tuổi xuân
Xông pha đánh giặc nơi gần chốn xa
Vẫn biết chiến tranh là mất mát là thương đau, giữa chiến trường ác liệt hòn tên mũi đạn không chừa một ai. Rồi những khi với hàng trung đoàn , tiểu đoàn , đại đoàn còn nhiều hơn thế nữa tham gia chiến đấu, có biết bao người hy sinh trong cuộc chiến ác liệt giành giật từng tấc đất làm sao xác định được hết tên tuổi các anh khi ngã xuống, đó cũng là cái lẽ của chiến tranh. Ấy vậy mà khi nhìn những bia mộ không tên hàng hàng lớp lớp ở tất cả các nghĩa trang từ nam ra bắc ta vẫn không cầm lòng được. Trong thâm tâm ta như thấy có thiếu sót có lỗi với các chiến sĩ . Nỗi buồn, nỗi thương đau sâu lắng trong tâm hồn tác giả đã trào ra ngọn bút , làm cho mỗi chúng ta khi đọc cũng thấm thía nỗi đau tận cùng của chiến tranh : Các anh đã chiến đấu hy sinh đến giọt máu cuối cùng cho hòa bình cho độc lập dân tôc, mà đến cái tên cũng không còn ai biết đến . Đây chính là cốt lõi của bài thơ “Trắng bia không thấy đề tên , quê làng” . Sự trắng bia trên những nấm mộ đã làm rung động trái tim của mỗi đọc giả . Các anh không những hy sinh thân mình, hy sinh tuổi trẻ với những hoài bão ước mơ, vợ con gia đình, cả đến nụ hôn đầu đời cũng chưa biết mà còn hy sinh nốt cả tên tuổi cúng cơm thì không còn gì đau hơn, sót sa hơn . Đó chính là chân giá trị bài thơ đã lột tả được hết sự mất mát của chiến tranh, sự hy sinh cao độ của người lính cụ Hồ :
Chiến trường ngã xuống, vậy mà
Thành vô danh giữa bao là mộ thiêng
Hàng ngàn liệt sĩ thanh niên
Trắng bia không thấy đề tên, quê làng
Nỗi im lặng bao trùm lên nghĩa trang liệt sĩ lại càng cộm lên nỗi thương đau , nỗi thương đau ấy chỉ còn biết “ im lặng xếp hàng” để ta cũng lặng đi với hai câu kết của bài thơ :
Nỗi đau im lặng xếp hàng
Hồn linh bay với sao vàng lên cao !
Đồng cảm với Phạm thị giáp nhà thơ Phạm Hữu Chính cũng có
những dòng cảm xúc đau đớn sót sa khi đứng trước những bia mộ vô danh ở nghĩa trang Trường Sơn , trong bài “Đêm Trường Sơn” tác giả viết :
…Đêm nghĩa trang Trường Sơn lặng lẽ
Trong khói nhang mờ ảo lối hàng
Nhiều đứa con không tên không địa chỉ
Đã ra đi nằm lại nghĩa trang
Đêm nghĩa trang Trường Sơn trống vắng
Gió rừng lùa xào xạc lá rơi
Hồn tử sĩ mỏi mòn thương nhớ
Giọng trăm miền gọi mẹ - mẹ ơi ! … ( Trích )
Đồng cảm với hai nhà thơ Phạm thị Giáp và nhà thơ Phạm Hữu Chính mà tôi viết bài bình này . Bởi tôi đã từng tiễn rất nhiều người bạn của tôi ra chiến trường, có người về và nhiều người không trở về, nhiều gia đình cho đến tận bây giờ cũng không biết các anh đang nằm ở nơi đâu ? Tôi đã đi dọc đất nước, cùng chồng tôi là một cựu quân nhân đi thăm lại chiến trường xưa . Trên mảnh đất miền nam ruột thịt của đất nước chúng ta , khắp mọi làng quê đâu đâu cũng thấy rất nhiều nghĩa trang liệt sĩ . Nghĩa trang của làng, của xã, của huyện, của phường, của thành phố … , có khi nằm san sát nhau không biết định danh của địa phương nào ? Nghĩa trang nào cũng xây dựng hoành tráng, các anh cũng vẫn hàng hàng lối lối trang nghiêm & tượng đài chữ vàng “Tổ Quốc Ghi Công” uy nghi . Có lẽ việc làm đó của những người đang sống mong làm ấm hồn các liệt sĩ nơi chín suối . Từng phần mộ đẹp, cao to vuông vức, có gắn Quốc huy sao vàng rực rỡ, như người lính vẫn trang nghiêm trong đội ngũ giữa nắng vàng bát ngát trời xanh. Nhân dân , tổ quốc không quên các anh , dân tộc con cháu đời đời vẫn ghi nhớ công ơn các anh . Các anh khuyết danh, mất đi tên tuổi để Tổ Quốc mãi mãi lừng danh đó là Tổ Quốc Việt nam Anh Hùng .Thế giới biết đến Việt Nam là nhờ lòng quả cảm này. Mộ các anh cho dù trắng bia nhưng các anh là người chiến thắng, tên các anh mãi mãi là tên dân tộc Việt Nam .
Tôi đã sang Mỹ, đến nơi chôn các binh sĩ Mỹ chết ở chiến trường Việt nam Nghĩa trang ở đó mộ không có nấm . Đó là khoảng đât rộng phẳng lì cỏ xanh , nhô khỏi mặt đất là hàng hàng những hàng cọc nhỏ đánh dấu hài cốt . Nhìn khu mộ rộng mênh mang này tôi thấy trào dâng niềm tự hào dân tộc ta đã thắng Mỹ.
Tôi cũng đã đến “ Bức Tường Chiến Tranh Việt Nam” ở giữa công viên cây xanh của nước Mỹ . Đó là bức tường bằng đá đen hình chữ V nằm chìm dưới mặt đất . Trên bức tường đó ghi danh sách binh lính Mỹ chết ở chiến trường Việt nam theo từng thời kỳ, Từ khi Mỹ bắt đầu đổ bộ vào Việt nam cho đến khi người lính cuối cùng rút khỏi Việt Nam .Đó là nỗi đau chìm sâu trong lòng nước Mỹ . Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng , có những lí giải riêng về văn hóa ấy của mình, ở đây ta không bàn đến . Nhưng nỗi đau trong lòng những bà mẹ mất con trong cuộc chiến thì giống nhau … Nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới không ai muốn chiến tranh, chỉ muốn sống hòa bình . Chỉ muốn ôm những đứa con mình trong vòng tay cho dù là khôn lớn .
Vậy đấy, có chứng kiến, ta mới thấy dân tộc ta là anh hùng . cái chết của các anh là không uổng . Cho dù các anh chưa được trả lại tên hay mãi mãi đất nước nhân dân chưa tìm thấy hài cốt các anh thì các anh vẫn nằm trong lòng đất mẹ Việt nam . Các anh chính là bình minh của đất nước là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam để con cháu mãi mãi ghi nhớ công ơn các anh .
Bao nhiêu nghĩa trang liệt sĩ, bao nhiêu bảo tàng , bao nhiêu khu tưởng niệm được lưu giữ ở chính những nơi là chiến trường xưa của cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước sẽ giúp nhân dân ta nhớ mãi các anh , tôn vinh các anh, tên tuổi các anh không bao giờ mất, mà chỉ có những ngôi mộ chưa được điền tên . Các anh chỉ khuyết danh thôi, chứ không phải vô danh . chúng ta còn nợ các anh vì chưa trả được tên của các anh về đúng phần mộ của các anh .
Đất nước ta đã cố gắng hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng đất nước đoàng hoàng to đẹp . Đã thay đổi diện mạo đời sống kinh tế của mỗi gia đình . Đã cố gắng bù đắp nỗi đau mất mát của thân nhân các anh bằng cả vật chất lẫn tinh thần nhưng dù sao cũng không thể thay thế được các anh - Chiến tranh là vậy .
Bài viết này, như nén tâm hương xin gửi tới vong linh các liệt sĩ với lời nguyện cầu
Nguyện cầu gửi nén tâm hương
Hồn nơi chín suối nhớ đường thăm quê .
Xin gửi lời cám ơn tác giả Phạm thị Giáp đã góp thêm một áng thơ để mỗi chúng ta càng thêm tiếc thương vô hạn tới những người liệt sĩ chiến đấu vì dân tộc đã có tên tuổi và chưa được trả lại tên tuổi mà tổ quốc nhân dân đang ngưỡng mộ vinh danh các anh . cám ơn các đọc giả hôm nay đã đồng cảm để mãi mãi nhớ các anh, các chị đã hy sinh máu xương cho hòa bình cho đất nước , cho ấm no tự do giầu có của mỗi nhà . Để ai đó hãy tự hỏi mình đã làm gì để bù đắp những máu xương của tổ quốc và nhân dân !?.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: PHẢI CHĂNG LIỆT SĨ LÀ VÔ DANH? (Hoàng thị Ngọc Hồi),PHẢI CHĂNG LIỆT SĨ LÀ VÔ DANH?,Hoàng thị Ngọc Hồi
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!