Đất rừng phương nam - Chương 16 (Đoàn Giỏi)
Hope Star | Chat Online | |
31/07/2019 13:03:38 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
269 lượt xem
- * Giọt nước mắt tình nhân (Hùng võ) (Văn học trong nước)
- * Đất rừng phương nam - Chương 17 (Đoàn giỏi) (Văn học trong nước)
- * Đất rừng phương nam - Chương 15 (Đoàn giỏi) (Văn học trong nước)
- * Đất rừng phương nam - Chương 14 (Đoàn Giỏi) (Văn học trong nước)
“Nghèo như chiếc lá rụng xuống dòng sông, nước đưa tới đâu mình theo tới đó! Huống chi bây giờ lại gặp lúc giặc đánh lung tung…”
Hôm chúng tôi gặp phường săn cá sấu ở quán rượu ông già lùn, nghe tía nuôi tôi nói như vậy, tôi cứ tưởng là ông nói cho có nói vậy thôi. Đâu ngờ ông nói vậy mà có vậy thật. Giạt vào xóm chài chưa đầy ba tháng, ngôi lều mới dựng lên chưa ấm chỗ, má nuôi tôi chưa thuộc khắp mặt những người đàn bà quanh quẩn ở khúc sông này, thì chúng tôi lại trở về cuộc sống lênh đênh. Mấy hôm nay, dân đánh lưới hàng về cứ nhao lên là Tây sắp tiến vào vùng U Minh hạ, theo đường con sông này. Ca-nô do thám của nó đã thập thò ngoài vàm sông Cán Cạy. Những buổi trời lặng gió, tiếng tàu giặc chạy xình xịch tận ngoài vịnh biển vọng thấu tận đây, nghe rõ mồn một. Buổi chiều hôm kia, ca-nô xích hầu của nó tắt máy thả trôi theo nước vào tới vịnh Bần Cùi, bắt mất hai người câu tôm. Sáng hôm sau, hơn tiểu đội giặc cải trang giả làm thường dân, bơi xuồng thọc sâu vào đầm Le Le, đã bị dân quân tự vệ phục kích bắn chết mấy thằng. “Con đầm già” ngày nào cũng vè vè lượn sát xuống ngọn cây và bữa nay nó dắt hai chiếc tàu há mồm vào sắp tới đây rồi. Khói nhà cháy đã dựng lên từng bựng ở mạn Bần Cùi. Thiên hạ đã nhốn nháo tản cư. Tía nuôi tôi đã quyết định ở lại đây.
Giặc tới thì theo anh em dân quân tự vệ, du kích đánh lại nó. Không lẽ cứ chạy măi. Ai cũng chạy thì thà dâng đất này cho nó, bày chuyện đánh chác làm gì? Giặc sắp tới bên nách. Lại không may cho gia đình chúng tôi là việc thằng Cò bị đau chân, còn rên la nằm đấy. Nó theo đám trẻ phường chài lội dọc theo bãi đi thụt bắt cá bồng trong bẹ dừa nước, không may đạp nhằm cá mặt quỷ. Nọc độc của con cá quái ác đã hành nó sốt mê man, bàn chân phù lên như chân voi. Má nuôi tôi cuống lên, cứ khóc giục tía nuôi tôi phải đi.
-Đi đâu bây giờ?
Tía nuôi tôi cau mày, nói bằng một giọng giận dữ bất lực. Má nuôi tôi chùi nước mắt, lạnh lùng buông thõng một câu:
-Hừ! ông mê ba con cá sấu của ông thì ông cứ ở đây. Tôi đóng bè chuối tôi chở hai thằng nhỏ đi!
Gương mặt buồn não của má nuôi tôi dần dần tái nhợt, đôi môi bà run run mấp máy như muốn nói gì mà không nói ra được. Tía nuôi tôi ngồi xệp xuống chõng, thở ra một hơi dài. ông đăm đăm nhìn thằng Cò đang đắp chiếu nằm thiêm thiếp hồi lâu, rồi lặng lẽ đứng dậy bịt khăn lên đầu, xách mác đi lột bẹ dừa nước chẻ lại quai chèo. Vào lúc xế chiều thì chiếc thuyền nhỏ của chúng tôi rời bến. Xóm chài lạnh ngắt. Bầy ruồi xanh bâu vào mấy con cá chết nằm dọc theo bãi, thấy động bay kêu vu vu. Tía nuôi tôi chèo lái. Tôi chèo mũi. Thuyền đi đã xa mà tôi cứ ngoái nhìn về những bóng nhà quạnh quẽ chơ vơ nơi đầu xóm cũ. Hàng cột phơi lưới mỗi lúc một mờ dần trong khói sóng chiều hôm… Cũng như chuyến nổi trôi ngày trước, chúng tôi cứ thay nhau chèo ròng rã mấy ngày mấy đêm liền không nghỉ. Lắm lúc tôi có cảm giác như chèo mãi mà thuyền vẫn còn đứng y nguyên một chỗ. Trông chỗ nào cũng không khác chỗ nào. Hai bên bờ, dừa nước mọc san sát. Gió thổi khua động tiếng lá rì rào và tiếng sóng lách chách vỗ vào mạn thuyền cùng tiếng chèo đưa kĩu kịt tạo thành một nhịp điệu buồn triền miên, một thứ hòa thanh rũ rượi khiến tôi nghe vừa nhớ nhà mà cũng vừa buồn ngủ. Nhiều lúc nhớ tới anh Ba thủy thủ, tôi tự hỏi:”Không biết trên bước đường phiêu lãng, anh có trải qua những ngày buồn bã thế này không?” Rày đây mai đó…
Trên rừng, dưới biển, đồng ruộng, núi cao, bất cứ chỗ nào mình cũng đi tới. Càng đi thì càng gặp nhiều chuyện lạ, khiến cho mình say mê. “Xưa kia có một con tàu nhỏ Nó chưa hề lướt sóng ra khơi… Này hỡi những chàng thủy thủ Đang xông pha trên ngọn sóng cao vời!” Giọng nam trầm của anh Ba thủy thủ như cứ dập dềnh trôi theo chiếc thuyền nhỏ của tôi. Tôi mơ màng thấy những ốc đảo xanh rờn giữa sa mạc, mênh mông một màu cát vàng rừng rực, có mấy người lái buôn ngồi bên những con lạc đà, mệt mỏi nhìn bóng Kim Tự Tháp nhô vút lên ở chân trời…, những hải cảng tấp nập hành khách với đủ các kiểu y phục và màu da khác nhau, từ trên những con tàu khổng lồ xuyên đại dương chen chúc nhau theo bậc cầu thang xách va-li xuống bến…
Những biển băng lạnh cóng trắng xóa một màu tuyết, không còn phân biệt đâu là mặt đất đâu là chân trời, có những người Et-xki-mô mặc áo lông gấu sù sụ ngồi trên xe trượt tuyết do hươu kéo chạy như bay…
Phải rồi, tất cả những quang cảnh chói lòa màu sắc rực rỡ in trong xấp bưu ảnh của anh Ba thủy thủ đã cho tôi ngày trước đó, đều đẹp và có một sức hấp dẫn, khiến cho mình càng muốn đi tới. Nhưng nó xa xôi quá, biết bao giờ mình có thể tới được. Trên dòng sông mênh mang giờ đây, chỉ có nỗi buồn khiến tôi thiếu nhiều lúc cứ muốn biến thành con panh-goanh thôi… Thuyền chúng tôi cứ xuôi theo dòng nước. Hai bên bờ sông, hết lá dừa nước thì đến gai chà là. Rừng cây chà là với những ngọn san sát giao nhau, mặt trời phải khổ sở lắm mới chiếu xuyên qua được những tàu gai dày đặc, để lọt một vài đốm sáng xuống mặt đất sình lầy đen kịt. Nhiều con rắn mai gầm khoang đen khoang vàng nằm khoanh như những đống dây thừng, nghếch mồm lên gốc cây chà là mọc sát mé nước đã bị sét đánh cháy thành than. Đôi khi tôi quơ mái chèo gạt lên mình rắn mà nó cũng không thèm chạy. Hết rừng chà là lại đến đồng cỏ. Bốn mặt chân trời, sắc cỏ nối liền với sắc trời xanh biếc. Loài cỏ cao xứ nhiệt đới cao lấp mất đầu người, mọc lưu niên trên những đầm lầy, bất cứ mùa nào cũng vươn thẳng ngọn xanh reo hát dưới mặt trời. Lâu lâu, gió từ hướng biển thổi vào lướt chạy vi vu trên đầm cỏ; gió chạy đến đâu, cỏ rạp mình cúi xuống đến đó, làm cho cánh đồng cứ gợn lên như sóng nổi. Trên mặt biển cỏ xanh rờn ấy, những đàn cò trắng chấp chới bay, không biết cơ man nào mà kể xiết. Tôi dừng chèo, quay vào khoang thuyền:
-Cò ơi! Mày gắng ngồi dậy coi. Cò bay trên đồng cỏ nhiều lắm đây, Cò này!
Thằng Cò biết tôi trêu nó, nhưng cũng tốc chiếu ra, xoay người nằm sấp trong mui nhìn lên cánh đồng. Nó nhoẻn miệng cười không thành tiếng.
-Chưa ăn thua gì đâu! Còn nhiều hơn thế nữa…
Rồi nó lại xoay người nằm co lại, kéo chiếu đắp lên. Tôi nghe nó rên ư… ư… dưới lớp chiếu tùm hum, thương nó không để đâu cho hết. Má nuôi tôi thở dài:
-Không biết chừng nào mới tới sróc Miên để kiếm thuốc cho thằng bé.
Tía nuôi tôi đưa tay lên che mắt nhìn vào chân trời, nơi có những đầu cây thốt nốt vươn thẳng lên mờ mờ xa tít, trông chỉ to hơn cái nấm.
-Chèo một mạch hết con nước này thì đến thôi. Gắng lên, nghe An!
Tôi không còn điều khiển được hai cánh tay nữa. Nó cứ nặng trình trịch và cứng như hai khúc gỗ lắp vào đôi vai đã mỏi dừ của tôi. Nhưng khi nghe tía nuôi tôi hồ hởi nói thế, tôi cũng cười:
-Con còn chèo được mà. Chưa mỏi lắm đâu, tía ạ!
Má nuôi tôi từ trong mui lom khom bước ra, bảo tôi:
-Vào nghỉ tay đi. Để đó cho má!
Và bà cầm lấy guốc chèo, đẩy tôi vào mui. Tôi nằm xuống bên thằng Cò, chưa kịp xoay trở lấy thế nằm cho ổn thì cơn buồn ngủ đã kéo tới khép chặt đôi mi mắt nặng trịch của tôi lại rồi…
Quá trưa hôm đó, chúng tôi vào đến sróc Miên. Những giồng cát liên tiếp nối nhau chạy dọc theo hai bờ con sông nhỏ mà chúng tôi đang rẽ vào. Hơi nóng rừng rực từ giồng cát bốc lên làm hoa cả mắt. Nắng đốt vàng ngọn cỏ, thiêu vàng lá tre. Lâu lâu có một luồng gió từ xa chạy tới, cuốn từng vầng cát lớn bay mù mịt, phủ mất bóng những đàn bò uể oải đứng gặm cỏ khô dưới những tầng cây thốt nốt, khiến cho tôi có cảm giác những con bò mộng to tướng ấy đã bị cuốn theo vầng cát, bay lên biến mất giữa trời. Bọn trẻ chăn bò trần truồng tắm dưới mé sông, lặn ngụp, té nước vào nhau, reo hò inh ỏi. Đứa nào đứa nấy da cứ đen bóng như bôi nhọ mỡ. Một thằng bé tóc xoăn như bụt ốc, cầm roi bò đứng trên bờ, không tắm nhưng cũng cứ trần như nhộng. Giữa cái bụng tròn như quả bóng bơm căng của nó, một sợi dây nịt mới toanh thắt ngang. Tự nhiên, tôi cũng cảm thấy bụng mình như đau đau tức tức. Thấy tôi liếc mắt ngó, nó nhe răng ra cười. Hàm răng trắng nőn của nó đều tăm tắp như hạt ngô rất đẹp. Trên con đường mòn như rắn lượn dắt vào xóm, có chiếc xe trâu bánh gỗ kéo lúa đi cót… két… cót… két… Một người đàn ông cởi trần, đầu không đội mũ, vận chiếc xà-rông đỏ đi trước xe lúa, tay cầm sợi thừng dắt theo con trâu. Hai người đàn bà còn trẻ, dong dỏng cao, đều mặc một kiểu áo bít bùng may hở cổ xuống gần giữa ngực, mỗi người đội trên đầu một vò nước bằng đất sét nung, chậm răi bước sau xe. Hai cái bóng phụ nữ cổ thon thon hình cổ lọ, dường như lúc nào cổ họ cũng rướn lên để giữ thăng bằng cho hai chiếc vò đất, nổi bật lên đẹp như những tượng phù điêu bằng đá khắc hình các vũ nữ Khơ-me mà tôi đã từng thấy trong ảnh ở một quyển du ký nói về đất Cao Miên. Cảnh vậy chung quanh đều chìm trong một màu vàng buồn bã, rừng rực hơi nắng; chỉ có ngọn những cây thốt nốt cao lêu nghêu là còn giữ được sắc lá màu xanh. Thuyền chúng tôi đi qua một dãy nhà vách phên trống hoác. Một con chim chài chài sắc lông xanh có bộ ức đỏ tuyệt đẹp đậu trên cái giàn cúng ma cất dựa bờ sông, nghe động tiếng mái chèo, giật mình bay vụt lên, mất hút giữa nền trời xanh. Chúng tôi đậu thuyền lại bên một doi cát, sửa soạn bữa cơm chiều.
Tía nuôi tôi thay áo, bịt khăn mới, dắt tôi lên chùa xin thuốc cho thằng Cò. Chúng tôi đi được một quăng thì con Luốc phóng lên bờ chạy theo. Đuổi mãi nó cũng không quay lại, tôi đành phải cho nó đi theo bên tôi. Tới ngôi nhà sàn đầu xóm nằm thấp thoáng trong một lũy tre, tía nuôi tôi đứng ở cửa gọi vọng vào hỏi thăm lối lên chùa. Người chủ nhà mặc may-ô trắng, vận xà-rông tơ kẻ ca-rô đen, đứng trên sàn chỉ trỏ về phía những cây xoài cổ thụ, nói lăng líu một hồi. Hai người nói với nhau bằng tiếng Miên, tôi không biết họ nói gì, phần thì bị những con chó từ dưới sàn nhà chạy túa ra sủa vang, nên cứ tưởng như hai người đang cãi nhau chuyện gì. Chúng tôi đi tới đâu, chó sủa rộ lên tới đó. Không biết bao nhiêu là chó, con nào con nấy dữ như quỷ sứ, cứ chồm chồm ra, cậy gần nhà chực xông vào cắn con Luốc.
-Sao họ nuôi chó làm gì mà nuôi lắm vậy, hở tía?
Tôi phát bực, hỏi tía nuôi tôi.
-ờ, nuôi mà như không nuôi… Người Miên theo đạo Phật, không ai ăn thịt chó. Cũng không bán. Ai xin thì họ cho không vậy thôi. Chó đẻ ra bao nhiêu cũng nuôi mặc cho nó lớn, sống thế nào cũng mặc.
Con Luốc đi bên tôi, đuôi nó không cụp xuống tỏ vẻ sợ hăi, lại còn cứ ve vẩy, tuồng như không màng đến bọn nhãi nhép tong teo kia. Chỉ cần tôi ra lệnh một tiếng, là nó xông ra cho bọn chó kia một bài học nên thân ngay. Ngôi chùa sáu mái lợp ngói đỏ uốn cong vút, xây trên nền đá như kiểu kiến trúc chùa chiền ấn Độ, sừng sững đứng trên một ngọn đồi cát, chung quanh mọc toàn những cây xoài cổ thụ to có đến ba bốn người ôm. Chúng tôi lần theo những bậc thang xây bằng đá tổ ong, đi lên chùa. Hai bên bậc thang, ở mỗi quãng mặt bằng phải đi bình thường một lúc trước khi bước lên một tầng thang cao hơn, có bệ xây hình rắn bảy đầu xòe ra như cái quạt khổng lồ. Ngọn đồi cũng thấp thôi, nhưng cách kiến trúc đường lên bậc thang khiến tôi khi bước đi cứ có cảm giác là chùa ở trên chỗ cao lắm, vì luôn luôn phải ngửa cổ lên mới nhìn thấu được bên trên. ông Lục cụ chưa già lắm, khoảng ngoài năm mươi tuổi thôi. ông không mặc quần áo kiểu sư ta mà choàng quanh người bằng cả một súc lụa vàng, lẹp xẹp đôi hài cỏ, tươi cười bước ra tiếp tía nuôi tôi. Tía nuôi tôi chắp hai tay vái Lục rất kính cẩn. Thấy tía nuôi tôi làm gì, tôi cũng bắt chước làm theo như vậy. Hai người lại nói chuyện với nhau bằng tiếng Miên, làm tôi đứng ngớ ra nhìn. Tía nuôi tôi theo Lục vào chùa. Tôi vừa toan bước theo thì tía nuôi tôi quay lại, bảo:
-Không được dắt chó vào chùa. Con muốn vào thì phải bắt nó nằm ngoài sân kia!
Tôi không thể nào bảo được con Luốc cho nó chịu nằm yên. Hễ tôi quay lưng đi thì nó lóc cóc chạy theo, nên tôi đành phải đứng ngoài cửa ngóng vào. Tía nuôi tôi đập đập chân giũ bụi trên góc phản, rồi lên ngồi xếp bằng tròn trên chiếc chiếu hoa rất đẹp, đối diện với Lục. Tôi thấy ông Lục ân cần rót nước mời tía nuôi tôi, rồi hai người lại tiếp tục nói lăng líu gì với nhau. Tôi đưa mắt nhìn sâu vào trong, thấy trên bàn thờ là những ông bụt cũng gần giống như bụt ở các chùa Việt Nam vậy thôi. Duy chỉ có điều khác là dưới bàn thờ nào cũng chất lổm nhổm những chiếc nồi đất mới, đựng xương người đã hỏa thiêu, trên nắp buộc vuông vải trắng, và bên hông nồi có dán mảnh giấy nhỏ đề tên họ ngày mất của người đó. Từ một ngôi nhà nhỏ bên phải, bọn trẻ con đang líu ríu cúi đầu vái một ông Lục trẻ, rồi chúng cắp sách xô ra, tranh nhau bước xuống bậc thang chạy về. Tía nuôi tôi cầm gói giấy vàng bước ra, còn ngoái lại vái ông Lục cụ một lần nữa. ông bước ra theo tiễn chân khách, hình như toan nói điều gì rồi lại thôi. Khi tía con chúng tôi ra đến đầu bậc thang ông “dớ!” lên một tiếng, khiến tía nuôi tôi giật mình quay lại. ông Lục cụ điểm ngón tay trỏ vào khoảng không, nói thật chậm nghe rõ từng tiếng một:
-Rừ xây choòng cáp, boòng lá trrâu xoa!
Tía nuôi tôi “pát!pát!” luôn mồm và vái ông Lục cụ một cái thật dài trước khi nắm tay tôi dắt đi.
-Nói chuyện gì trong ấy mà lâu vậy tía? -Tôi hỏi.
-Đủ mọi thứ chuyện. Lục hỏi thăm Tây đánh vào tới đâu rồi, hỏi chúng ta từ đâu tới. – Tía nuôi tôi đáp cách vui vẻ.
-Có thuốc cho thằng Cò không tía?
Tía nuôi tôi chìa gói giấy vàng ra:
-Thuốc đây. Hay lắm! Làm bằng một trăm thứ cứt chim và xương rắn độc. Trong uống ngoài xoa, khỏi ngay thôi. Lục không lấy tiền, chỉ biếu thôi.
-Lúc nãy ổng nói gì với tía đấy?
Tía nuôi tôi ngó tôi một lúc rồi mới đáp:
-Con thì cái gì cũng hỏi. ừ, Lục bảo:
“Tre muốn chặt thì gai phải đốn!” Không nói thẳng đâu, mình phải suy ngẫm ra mà hiểu lấy… Tức là muốn đánh được thằng Tây, thì phải trừ bọn tay chân của nó trước!
-Hay quá tía nhỉ! ờ, tụi nhỏ nhỏ đi học kinh ở chùa vừa ra lúc nãy phải không hở tía?
-Học chữ đấy. Các sróc Miên đều không có trường học. Trẻ con đến học ở chùa thôi.
ông Lục cụ là người oai quyền nhất sróc đấy!
-Gặp được ông Lục cụ tốt thì may, tía nhỉ!
Tía nuôi tôi chỉ “ừ” rồi cười cười nhìn tôi bằng cặp mắt khó hiểu.
Chúng tôi lặng lẽ trở về thuyền, mặc cho những bầy chó đuổi theo vờn chung quanh con Luốc sủa đến váng óc. Sau khi uống thuốc và bôi thuốc được một lúc, thằng Cò đã ngồi dậy, tỉnh như không. Quả là món thuốc thần diệu thật! Tía nuôi tôi liền bọc một gói nanh cá sấu trở lên chùa đền ơn Lục cụ, bảo là để Lục tiện nó làm quân cờ…
Má nuôi tôi thì cứ bảo nên ở nán lại một ngày nữa hãy đi để hôm sau bà lên chùa lạy Phật đã, nhưng đang gặp lúc thuận nước thuận gió, nên tía nuôi tôi không thể chiều bà được. Thế là vào khoảng đầu canh một đêm đó, chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình mà tôi chưa biết sẽ về đâu.
Hôm chúng tôi gặp phường săn cá sấu ở quán rượu ông già lùn, nghe tía nuôi tôi nói như vậy, tôi cứ tưởng là ông nói cho có nói vậy thôi. Đâu ngờ ông nói vậy mà có vậy thật. Giạt vào xóm chài chưa đầy ba tháng, ngôi lều mới dựng lên chưa ấm chỗ, má nuôi tôi chưa thuộc khắp mặt những người đàn bà quanh quẩn ở khúc sông này, thì chúng tôi lại trở về cuộc sống lênh đênh. Mấy hôm nay, dân đánh lưới hàng về cứ nhao lên là Tây sắp tiến vào vùng U Minh hạ, theo đường con sông này. Ca-nô do thám của nó đã thập thò ngoài vàm sông Cán Cạy. Những buổi trời lặng gió, tiếng tàu giặc chạy xình xịch tận ngoài vịnh biển vọng thấu tận đây, nghe rõ mồn một. Buổi chiều hôm kia, ca-nô xích hầu của nó tắt máy thả trôi theo nước vào tới vịnh Bần Cùi, bắt mất hai người câu tôm. Sáng hôm sau, hơn tiểu đội giặc cải trang giả làm thường dân, bơi xuồng thọc sâu vào đầm Le Le, đã bị dân quân tự vệ phục kích bắn chết mấy thằng. “Con đầm già” ngày nào cũng vè vè lượn sát xuống ngọn cây và bữa nay nó dắt hai chiếc tàu há mồm vào sắp tới đây rồi. Khói nhà cháy đã dựng lên từng bựng ở mạn Bần Cùi. Thiên hạ đã nhốn nháo tản cư. Tía nuôi tôi đã quyết định ở lại đây.
Giặc tới thì theo anh em dân quân tự vệ, du kích đánh lại nó. Không lẽ cứ chạy măi. Ai cũng chạy thì thà dâng đất này cho nó, bày chuyện đánh chác làm gì? Giặc sắp tới bên nách. Lại không may cho gia đình chúng tôi là việc thằng Cò bị đau chân, còn rên la nằm đấy. Nó theo đám trẻ phường chài lội dọc theo bãi đi thụt bắt cá bồng trong bẹ dừa nước, không may đạp nhằm cá mặt quỷ. Nọc độc của con cá quái ác đã hành nó sốt mê man, bàn chân phù lên như chân voi. Má nuôi tôi cuống lên, cứ khóc giục tía nuôi tôi phải đi.
-Đi đâu bây giờ?
Tía nuôi tôi cau mày, nói bằng một giọng giận dữ bất lực. Má nuôi tôi chùi nước mắt, lạnh lùng buông thõng một câu:
-Hừ! ông mê ba con cá sấu của ông thì ông cứ ở đây. Tôi đóng bè chuối tôi chở hai thằng nhỏ đi!
Gương mặt buồn não của má nuôi tôi dần dần tái nhợt, đôi môi bà run run mấp máy như muốn nói gì mà không nói ra được. Tía nuôi tôi ngồi xệp xuống chõng, thở ra một hơi dài. ông đăm đăm nhìn thằng Cò đang đắp chiếu nằm thiêm thiếp hồi lâu, rồi lặng lẽ đứng dậy bịt khăn lên đầu, xách mác đi lột bẹ dừa nước chẻ lại quai chèo. Vào lúc xế chiều thì chiếc thuyền nhỏ của chúng tôi rời bến. Xóm chài lạnh ngắt. Bầy ruồi xanh bâu vào mấy con cá chết nằm dọc theo bãi, thấy động bay kêu vu vu. Tía nuôi tôi chèo lái. Tôi chèo mũi. Thuyền đi đã xa mà tôi cứ ngoái nhìn về những bóng nhà quạnh quẽ chơ vơ nơi đầu xóm cũ. Hàng cột phơi lưới mỗi lúc một mờ dần trong khói sóng chiều hôm… Cũng như chuyến nổi trôi ngày trước, chúng tôi cứ thay nhau chèo ròng rã mấy ngày mấy đêm liền không nghỉ. Lắm lúc tôi có cảm giác như chèo mãi mà thuyền vẫn còn đứng y nguyên một chỗ. Trông chỗ nào cũng không khác chỗ nào. Hai bên bờ, dừa nước mọc san sát. Gió thổi khua động tiếng lá rì rào và tiếng sóng lách chách vỗ vào mạn thuyền cùng tiếng chèo đưa kĩu kịt tạo thành một nhịp điệu buồn triền miên, một thứ hòa thanh rũ rượi khiến tôi nghe vừa nhớ nhà mà cũng vừa buồn ngủ. Nhiều lúc nhớ tới anh Ba thủy thủ, tôi tự hỏi:”Không biết trên bước đường phiêu lãng, anh có trải qua những ngày buồn bã thế này không?” Rày đây mai đó…
Trên rừng, dưới biển, đồng ruộng, núi cao, bất cứ chỗ nào mình cũng đi tới. Càng đi thì càng gặp nhiều chuyện lạ, khiến cho mình say mê. “Xưa kia có một con tàu nhỏ Nó chưa hề lướt sóng ra khơi… Này hỡi những chàng thủy thủ Đang xông pha trên ngọn sóng cao vời!” Giọng nam trầm của anh Ba thủy thủ như cứ dập dềnh trôi theo chiếc thuyền nhỏ của tôi. Tôi mơ màng thấy những ốc đảo xanh rờn giữa sa mạc, mênh mông một màu cát vàng rừng rực, có mấy người lái buôn ngồi bên những con lạc đà, mệt mỏi nhìn bóng Kim Tự Tháp nhô vút lên ở chân trời…, những hải cảng tấp nập hành khách với đủ các kiểu y phục và màu da khác nhau, từ trên những con tàu khổng lồ xuyên đại dương chen chúc nhau theo bậc cầu thang xách va-li xuống bến…
Những biển băng lạnh cóng trắng xóa một màu tuyết, không còn phân biệt đâu là mặt đất đâu là chân trời, có những người Et-xki-mô mặc áo lông gấu sù sụ ngồi trên xe trượt tuyết do hươu kéo chạy như bay…
Phải rồi, tất cả những quang cảnh chói lòa màu sắc rực rỡ in trong xấp bưu ảnh của anh Ba thủy thủ đã cho tôi ngày trước đó, đều đẹp và có một sức hấp dẫn, khiến cho mình càng muốn đi tới. Nhưng nó xa xôi quá, biết bao giờ mình có thể tới được. Trên dòng sông mênh mang giờ đây, chỉ có nỗi buồn khiến tôi thiếu nhiều lúc cứ muốn biến thành con panh-goanh thôi… Thuyền chúng tôi cứ xuôi theo dòng nước. Hai bên bờ sông, hết lá dừa nước thì đến gai chà là. Rừng cây chà là với những ngọn san sát giao nhau, mặt trời phải khổ sở lắm mới chiếu xuyên qua được những tàu gai dày đặc, để lọt một vài đốm sáng xuống mặt đất sình lầy đen kịt. Nhiều con rắn mai gầm khoang đen khoang vàng nằm khoanh như những đống dây thừng, nghếch mồm lên gốc cây chà là mọc sát mé nước đã bị sét đánh cháy thành than. Đôi khi tôi quơ mái chèo gạt lên mình rắn mà nó cũng không thèm chạy. Hết rừng chà là lại đến đồng cỏ. Bốn mặt chân trời, sắc cỏ nối liền với sắc trời xanh biếc. Loài cỏ cao xứ nhiệt đới cao lấp mất đầu người, mọc lưu niên trên những đầm lầy, bất cứ mùa nào cũng vươn thẳng ngọn xanh reo hát dưới mặt trời. Lâu lâu, gió từ hướng biển thổi vào lướt chạy vi vu trên đầm cỏ; gió chạy đến đâu, cỏ rạp mình cúi xuống đến đó, làm cho cánh đồng cứ gợn lên như sóng nổi. Trên mặt biển cỏ xanh rờn ấy, những đàn cò trắng chấp chới bay, không biết cơ man nào mà kể xiết. Tôi dừng chèo, quay vào khoang thuyền:
-Cò ơi! Mày gắng ngồi dậy coi. Cò bay trên đồng cỏ nhiều lắm đây, Cò này!
Thằng Cò biết tôi trêu nó, nhưng cũng tốc chiếu ra, xoay người nằm sấp trong mui nhìn lên cánh đồng. Nó nhoẻn miệng cười không thành tiếng.
-Chưa ăn thua gì đâu! Còn nhiều hơn thế nữa…
Rồi nó lại xoay người nằm co lại, kéo chiếu đắp lên. Tôi nghe nó rên ư… ư… dưới lớp chiếu tùm hum, thương nó không để đâu cho hết. Má nuôi tôi thở dài:
-Không biết chừng nào mới tới sróc Miên để kiếm thuốc cho thằng bé.
Tía nuôi tôi đưa tay lên che mắt nhìn vào chân trời, nơi có những đầu cây thốt nốt vươn thẳng lên mờ mờ xa tít, trông chỉ to hơn cái nấm.
-Chèo một mạch hết con nước này thì đến thôi. Gắng lên, nghe An!
Tôi không còn điều khiển được hai cánh tay nữa. Nó cứ nặng trình trịch và cứng như hai khúc gỗ lắp vào đôi vai đã mỏi dừ của tôi. Nhưng khi nghe tía nuôi tôi hồ hởi nói thế, tôi cũng cười:
-Con còn chèo được mà. Chưa mỏi lắm đâu, tía ạ!
Má nuôi tôi từ trong mui lom khom bước ra, bảo tôi:
-Vào nghỉ tay đi. Để đó cho má!
Và bà cầm lấy guốc chèo, đẩy tôi vào mui. Tôi nằm xuống bên thằng Cò, chưa kịp xoay trở lấy thế nằm cho ổn thì cơn buồn ngủ đã kéo tới khép chặt đôi mi mắt nặng trịch của tôi lại rồi…
Quá trưa hôm đó, chúng tôi vào đến sróc Miên. Những giồng cát liên tiếp nối nhau chạy dọc theo hai bờ con sông nhỏ mà chúng tôi đang rẽ vào. Hơi nóng rừng rực từ giồng cát bốc lên làm hoa cả mắt. Nắng đốt vàng ngọn cỏ, thiêu vàng lá tre. Lâu lâu có một luồng gió từ xa chạy tới, cuốn từng vầng cát lớn bay mù mịt, phủ mất bóng những đàn bò uể oải đứng gặm cỏ khô dưới những tầng cây thốt nốt, khiến cho tôi có cảm giác những con bò mộng to tướng ấy đã bị cuốn theo vầng cát, bay lên biến mất giữa trời. Bọn trẻ chăn bò trần truồng tắm dưới mé sông, lặn ngụp, té nước vào nhau, reo hò inh ỏi. Đứa nào đứa nấy da cứ đen bóng như bôi nhọ mỡ. Một thằng bé tóc xoăn như bụt ốc, cầm roi bò đứng trên bờ, không tắm nhưng cũng cứ trần như nhộng. Giữa cái bụng tròn như quả bóng bơm căng của nó, một sợi dây nịt mới toanh thắt ngang. Tự nhiên, tôi cũng cảm thấy bụng mình như đau đau tức tức. Thấy tôi liếc mắt ngó, nó nhe răng ra cười. Hàm răng trắng nőn của nó đều tăm tắp như hạt ngô rất đẹp. Trên con đường mòn như rắn lượn dắt vào xóm, có chiếc xe trâu bánh gỗ kéo lúa đi cót… két… cót… két… Một người đàn ông cởi trần, đầu không đội mũ, vận chiếc xà-rông đỏ đi trước xe lúa, tay cầm sợi thừng dắt theo con trâu. Hai người đàn bà còn trẻ, dong dỏng cao, đều mặc một kiểu áo bít bùng may hở cổ xuống gần giữa ngực, mỗi người đội trên đầu một vò nước bằng đất sét nung, chậm răi bước sau xe. Hai cái bóng phụ nữ cổ thon thon hình cổ lọ, dường như lúc nào cổ họ cũng rướn lên để giữ thăng bằng cho hai chiếc vò đất, nổi bật lên đẹp như những tượng phù điêu bằng đá khắc hình các vũ nữ Khơ-me mà tôi đã từng thấy trong ảnh ở một quyển du ký nói về đất Cao Miên. Cảnh vậy chung quanh đều chìm trong một màu vàng buồn bã, rừng rực hơi nắng; chỉ có ngọn những cây thốt nốt cao lêu nghêu là còn giữ được sắc lá màu xanh. Thuyền chúng tôi đi qua một dãy nhà vách phên trống hoác. Một con chim chài chài sắc lông xanh có bộ ức đỏ tuyệt đẹp đậu trên cái giàn cúng ma cất dựa bờ sông, nghe động tiếng mái chèo, giật mình bay vụt lên, mất hút giữa nền trời xanh. Chúng tôi đậu thuyền lại bên một doi cát, sửa soạn bữa cơm chiều.
Tía nuôi tôi thay áo, bịt khăn mới, dắt tôi lên chùa xin thuốc cho thằng Cò. Chúng tôi đi được một quăng thì con Luốc phóng lên bờ chạy theo. Đuổi mãi nó cũng không quay lại, tôi đành phải cho nó đi theo bên tôi. Tới ngôi nhà sàn đầu xóm nằm thấp thoáng trong một lũy tre, tía nuôi tôi đứng ở cửa gọi vọng vào hỏi thăm lối lên chùa. Người chủ nhà mặc may-ô trắng, vận xà-rông tơ kẻ ca-rô đen, đứng trên sàn chỉ trỏ về phía những cây xoài cổ thụ, nói lăng líu một hồi. Hai người nói với nhau bằng tiếng Miên, tôi không biết họ nói gì, phần thì bị những con chó từ dưới sàn nhà chạy túa ra sủa vang, nên cứ tưởng như hai người đang cãi nhau chuyện gì. Chúng tôi đi tới đâu, chó sủa rộ lên tới đó. Không biết bao nhiêu là chó, con nào con nấy dữ như quỷ sứ, cứ chồm chồm ra, cậy gần nhà chực xông vào cắn con Luốc.
-Sao họ nuôi chó làm gì mà nuôi lắm vậy, hở tía?
Tôi phát bực, hỏi tía nuôi tôi.
-ờ, nuôi mà như không nuôi… Người Miên theo đạo Phật, không ai ăn thịt chó. Cũng không bán. Ai xin thì họ cho không vậy thôi. Chó đẻ ra bao nhiêu cũng nuôi mặc cho nó lớn, sống thế nào cũng mặc.
Con Luốc đi bên tôi, đuôi nó không cụp xuống tỏ vẻ sợ hăi, lại còn cứ ve vẩy, tuồng như không màng đến bọn nhãi nhép tong teo kia. Chỉ cần tôi ra lệnh một tiếng, là nó xông ra cho bọn chó kia một bài học nên thân ngay. Ngôi chùa sáu mái lợp ngói đỏ uốn cong vút, xây trên nền đá như kiểu kiến trúc chùa chiền ấn Độ, sừng sững đứng trên một ngọn đồi cát, chung quanh mọc toàn những cây xoài cổ thụ to có đến ba bốn người ôm. Chúng tôi lần theo những bậc thang xây bằng đá tổ ong, đi lên chùa. Hai bên bậc thang, ở mỗi quãng mặt bằng phải đi bình thường một lúc trước khi bước lên một tầng thang cao hơn, có bệ xây hình rắn bảy đầu xòe ra như cái quạt khổng lồ. Ngọn đồi cũng thấp thôi, nhưng cách kiến trúc đường lên bậc thang khiến tôi khi bước đi cứ có cảm giác là chùa ở trên chỗ cao lắm, vì luôn luôn phải ngửa cổ lên mới nhìn thấu được bên trên. ông Lục cụ chưa già lắm, khoảng ngoài năm mươi tuổi thôi. ông không mặc quần áo kiểu sư ta mà choàng quanh người bằng cả một súc lụa vàng, lẹp xẹp đôi hài cỏ, tươi cười bước ra tiếp tía nuôi tôi. Tía nuôi tôi chắp hai tay vái Lục rất kính cẩn. Thấy tía nuôi tôi làm gì, tôi cũng bắt chước làm theo như vậy. Hai người lại nói chuyện với nhau bằng tiếng Miên, làm tôi đứng ngớ ra nhìn. Tía nuôi tôi theo Lục vào chùa. Tôi vừa toan bước theo thì tía nuôi tôi quay lại, bảo:
-Không được dắt chó vào chùa. Con muốn vào thì phải bắt nó nằm ngoài sân kia!
Tôi không thể nào bảo được con Luốc cho nó chịu nằm yên. Hễ tôi quay lưng đi thì nó lóc cóc chạy theo, nên tôi đành phải đứng ngoài cửa ngóng vào. Tía nuôi tôi đập đập chân giũ bụi trên góc phản, rồi lên ngồi xếp bằng tròn trên chiếc chiếu hoa rất đẹp, đối diện với Lục. Tôi thấy ông Lục ân cần rót nước mời tía nuôi tôi, rồi hai người lại tiếp tục nói lăng líu gì với nhau. Tôi đưa mắt nhìn sâu vào trong, thấy trên bàn thờ là những ông bụt cũng gần giống như bụt ở các chùa Việt Nam vậy thôi. Duy chỉ có điều khác là dưới bàn thờ nào cũng chất lổm nhổm những chiếc nồi đất mới, đựng xương người đã hỏa thiêu, trên nắp buộc vuông vải trắng, và bên hông nồi có dán mảnh giấy nhỏ đề tên họ ngày mất của người đó. Từ một ngôi nhà nhỏ bên phải, bọn trẻ con đang líu ríu cúi đầu vái một ông Lục trẻ, rồi chúng cắp sách xô ra, tranh nhau bước xuống bậc thang chạy về. Tía nuôi tôi cầm gói giấy vàng bước ra, còn ngoái lại vái ông Lục cụ một lần nữa. ông bước ra theo tiễn chân khách, hình như toan nói điều gì rồi lại thôi. Khi tía con chúng tôi ra đến đầu bậc thang ông “dớ!” lên một tiếng, khiến tía nuôi tôi giật mình quay lại. ông Lục cụ điểm ngón tay trỏ vào khoảng không, nói thật chậm nghe rõ từng tiếng một:
-Rừ xây choòng cáp, boòng lá trrâu xoa!
Tía nuôi tôi “pát!pát!” luôn mồm và vái ông Lục cụ một cái thật dài trước khi nắm tay tôi dắt đi.
-Nói chuyện gì trong ấy mà lâu vậy tía? -Tôi hỏi.
-Đủ mọi thứ chuyện. Lục hỏi thăm Tây đánh vào tới đâu rồi, hỏi chúng ta từ đâu tới. – Tía nuôi tôi đáp cách vui vẻ.
-Có thuốc cho thằng Cò không tía?
Tía nuôi tôi chìa gói giấy vàng ra:
-Thuốc đây. Hay lắm! Làm bằng một trăm thứ cứt chim và xương rắn độc. Trong uống ngoài xoa, khỏi ngay thôi. Lục không lấy tiền, chỉ biếu thôi.
-Lúc nãy ổng nói gì với tía đấy?
Tía nuôi tôi ngó tôi một lúc rồi mới đáp:
-Con thì cái gì cũng hỏi. ừ, Lục bảo:
“Tre muốn chặt thì gai phải đốn!” Không nói thẳng đâu, mình phải suy ngẫm ra mà hiểu lấy… Tức là muốn đánh được thằng Tây, thì phải trừ bọn tay chân của nó trước!
-Hay quá tía nhỉ! ờ, tụi nhỏ nhỏ đi học kinh ở chùa vừa ra lúc nãy phải không hở tía?
-Học chữ đấy. Các sróc Miên đều không có trường học. Trẻ con đến học ở chùa thôi.
ông Lục cụ là người oai quyền nhất sróc đấy!
-Gặp được ông Lục cụ tốt thì may, tía nhỉ!
Tía nuôi tôi chỉ “ừ” rồi cười cười nhìn tôi bằng cặp mắt khó hiểu.
Chúng tôi lặng lẽ trở về thuyền, mặc cho những bầy chó đuổi theo vờn chung quanh con Luốc sủa đến váng óc. Sau khi uống thuốc và bôi thuốc được một lúc, thằng Cò đã ngồi dậy, tỉnh như không. Quả là món thuốc thần diệu thật! Tía nuôi tôi liền bọc một gói nanh cá sấu trở lên chùa đền ơn Lục cụ, bảo là để Lục tiện nó làm quân cờ…
Má nuôi tôi thì cứ bảo nên ở nán lại một ngày nữa hãy đi để hôm sau bà lên chùa lạy Phật đã, nhưng đang gặp lúc thuận nước thuận gió, nên tía nuôi tôi không thể chiều bà được. Thế là vào khoảng đầu canh một đêm đó, chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình mà tôi chưa biết sẽ về đâu.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!