Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 41 (Lê Đình Danh)
Hope Star | Chat Online | |
31/07/2019 13:13:46 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
156 lượt xem
- * QUÊ ANH PHỐ BIỂN (Nguyễn Ngọc Thủy Hằng) (Văn học trong nước)
- * Tỉnh BÀ RỊA - VŨNG TÀU (Nguyễn Tấn Khoa) (Văn học trong nước)
- * Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 40 (Lê Đình Danh) (Văn học trong nước)
- * TÌNH KHÚC VŨNG TÀU (Nguyễn Thanh Tâm) (Văn học trong nước)
Về đến Quy Nhơn vua Thái Đức liền thiết triều. Vua giận dữ bảo các quan văn võ rằng:
- Nguyễn Huệ thật khinh ta quá lắm! Nó ỷ có quân đông tướng mạnh, dám ngang nhiên cãi lệnh ta không về Quy Nhơn mà đóng binh nơi Thuận Hoá. Các tướng mau kiểm điểm binh mã cùng ta cất quân đánh Thuận Hoá hỏi tội Nguyễn Huệ mới hả cơn giận của ta.
Nguyễn Lữ bước ra khóc nói:
- Xin Hoàng huynh bớt giận, hiện Long Nhương huynh có trong tay hai vạn tinh binh, các tướng giỏi từ lúc Tây Sơn Thượng dấy nghĩa như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Vũ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc đều theo về dưới trướng. Vả lại tướng của ta ở kinh thành chỉ còn lại hai cha con Lê Trung, Lê Chất, quân sĩ của ta từ trước đến nay đều sợ ơn uy của Long Nhương huynh. Nay nếu Hoàng huynh gây cuộc binh đao huynh đệ tương tàn, em e rằng đã không thắng được mà tiếng nhơ còn để ngàn sau. Xin Hoàng huynh xét lại.
Vua Thái Đức quát lớn:
- Nhưng nó khinh ta ra mặt hôi ta nhịn sao cho nổi.
Thái giám Vũ Tâm Can bước ra thưa:
- Tâu Bệ hạ, ngày trước cha thần vì phạm tội uống rượu phải tự đâm cổ mà chết để tỏ rõ là quân pháp bật vị thân. Huống hồ nay Long Nhương đã hai lần kháng mệnh, khi quân phạm thượng. Nếu Bệ ha không cử binh vấn tội, thần e lòng người bất phục.
Nghe nói vậy, vua Thái Đức càng quả quyết bảo các quan rằng:
- Các khanh mau về kiểm điểm binh mã, chuẩn bị lương thảo đạn dược, ta sẽ thân chinh hỏi tội Nguyễn Huệ. Ý ta đã quyết không ai được can ngăn.
Nói xong vua truyền bãi triều. Các quan văn võ đều ra về thu xếp công việc. Quan ngự sử Nguyễn Thung vừa đi vừa nghĩ rằng, nếu Hoàng thượng cất binh ra đánh Long Nhương tướng quân thì hai bên đều hao binh tổn tướng, lòng người tan rã. Nhà Tây Sơn phen này nguy mất. Ta phải có cách gì ngăn vua mới được.
Về đến nhà, Nguyễn Thung cứ đi đi, lại lại nhăn trán cau mày mà chưa nghĩ ra cách gì. Bỗng có người tâm phúc vào thưa rằng:
- Thưa đại quân, tháng trước đại quan sai tôi đem mật thư ra Thăng Long cho Long Nhương tướng quân báo tin rằng Hoàng thượng ra bắt tội Long Nhương. Nay tôi đã hoàn thành sứ mạng xin về báo cho đã quân được rõ.
Nguyễn Thung hỏi:
- Long Nhương tướng quân có dặn điều gì chăng.
Người tâm phúc Nguyễn Thung đáp:
- Long Nhương có thư bảo trao cho đại quan.
Nguyễn Thung đọc thư xong mừng rỡ nói:
- Long Nhương tướng quân liệu việc không sai, ta phải mau theo kế ấy thi hành mới mong cản được vua dấy động can qua.
Nói rồi Nguyễn Thung liền tìm gặp Nguyễn Lữ. Thung hỏi Lữ:
- Long Nhương vì sợ tội nên không dám theo Hoàng thượng về Quy Nhơn. Hoàng thượng nghĩ rồi Long Nhương khi quân phạm thượng mà đem quân vấn tội. Nếu để hai người đánh nhau e rằng nhà Tây Sơn ta nguy mất. Tiết chế là anh em cốt ruột là không can được Hoàng thượng sao.
Nguyễn Lữ đáp:
- Chức Ngự sử là dùng để can vua. Ông ở chức ấy mà không can được vua, việc này là việc nước chữ chân phải việc nhà ông trách ta sao được. Vả lại Hoàng huynh đang giận lắm, tôi không dám can ngăn.
Nguyễn Thung nói:
- Nay Tiết chế có thể nhờ một người can được Hoàng thượng sao Tiết chế không làm.
Nguyễn Lữ cười báo:
- Người mà ông định nói ta đã biết. Phụ mẫu ta có thể can được Hoàng huynh. Nhưng dù sao cũng phận đàn bà cao tuổi, không nghĩ xa nên Long Nhương huynh phải phạm thêm tội bất hiếu!
Nguyễn Thung hỏi:
- Vì sao Thái hậu can không cho Hoàng thượng đánh Long Nhương thì Long Nhương lại phạm tội bất hiếu?
Nguyễn Lữ đáp:
- Phụ mẫu ta can được Hoàng huynh rồi tất muốn anh em phải hoà hiếu với nhau, người ắt gọi Long Nhương huynh về giải hoà cùng Hoàng huynh. Long Nhương huynh tội với vua quá nặng sao dám về, thì có phải là Long Nhương thêm tội bất hiếu nữa chăng. Vì lẽ ấy ta còn đắn do chưa cho mẹ hay.
Nguyễn Thung nói:
- Tiết chế hãy thưa cùng Thái hậu thế này... thế này... ắt Thái hậu sẽ không gọi Long Nhương về, thì không sợ Long Nhương mang tội bất hiếu!
Nguyễn Lư khen:
- Quan Ngự sử thật là cao kiến.
Nói xong Nguyễn Lữ liền đi tìm gặp mẹ.
Hôm sau nghe báo có Thái hậu thân hành đến tìm, vua Thái Đức ra ngoài nghênh đón, lậy chào mẹ xong vua hỏi:
- Những lần trước muốn gặp con, Thái hậu đều sai người đến gọi. Lần này có việc chi hệ trọng mà mà lại thân hành đến tìm con?
Thái hậu nhỏ nhẹ đáp rằng:
- Ta nghe con định cắt ruột của mẹ, nên đến cầu xin con tha cho mẹ?
Vua Thái Đức thất kinh hỏi:
- Sao mẹ lại nói cơn như thế?
Thái hậu mắng rằng:
- Các con đều là khúc ruột của mẹ, nay con định giết em con thì chẳng phải là cắt ruột mẹ sao?
Vua quỳ không dám ngẩng mặt lên. Vua nói:
- Do nó dám ra mặt phản con, nếu không trị thì còn gì phép nước. Xin mẹ hiểu cho!
Thái hậu hỏi:
- Vì sao cơn bảo rằng thằng Huệ phản con?
Vua đáp:
- Con thân hành ra Bắc bảo nó về Quy Nhơn thọ tội. Nó phản con cãi lệnh không về mà đóng quân lại Thuận Hoá.
Thái hậu lại hỏi:
- Nó tội gì mà còn phải đích thân ra Thăng Long bắt nó về Quy Nhơn thọ tội?
Vua đáp:
- Con sai nó mang quân đánh Thuận Hoá, nó cãi lệnh con đánh tới Bắc Hà.
Bây giờ Thái hậu mới lên tiếng rằng:
- Thuận Hoá và Bắc Hà đều của quân Trịnh, nó đánh giặc chưa báo cho mày, mày liền bắt tội. Vậy mà toan giết em mày mà không báo cho ta thì là tội gì?
Vua Thái Đức cả sợ cúi mặt làm thinh. Thái hậu vừa khóc vừa nói tiếp rằng:
- Tháng Huệ tài cao quyết đoán nhưng tính tình cương trực thẳng thắn, lúc nào cũng một lòng hiếu đễ, bởi tại con đem lòng ngờ vực nó, thân ra Thăng Long bắt tội nên nó sợ mà chẳng dám theo về. Nếu nó có lòng phản Chúa phụ anh thì mấy phen đem đại binh vào Gia Định nó lại không làm phản được sao? Từ ngày Tây Sơn khởi nghĩa đến nay nhờ nó đánh Nam dẹp Bắc, xông pha nơi hòn tên mũi đạn đưa mày lên ngôi vua, công sao mày không thưởng lại nhân lúc em mày đánh giặc chưa kịp báo tin liền ra bắt tội. Ta hỏi mày nó có tội gì mà mấy phải bắt?
Vua Thái Đức thầy mẹ giận càng sợ lắm không dám mở lời. Thái hậu quát:
- Ta nói mày có nghe không?
Vua Thái Đức giật mình đáp:
- Thưa mẹ, con xin vâng lời mẹ đây.
Thái hầu bảo:
- Hay truyền lệnh cho tướng sĩ lập tức bãi binh. Mày mau viết chiếu phong thằng Huệ làm Bắc Bình Vương trấn thủ Phú Xuân, Thuận Hoá. Phong thằng Lữ làm Đông Định Vương trấn thủ Gia Định, Sài Côn. Mỗi đứa cai trị một nơi khởi động chạm sinh ra xích mích. Nếu con coi ta là mẹ thì chớ cãi lời. Anh em bất hoà đều do tính đố kỵ của mày mà ra cả. Xong việc rồi đến báo cho ta hay.
Nói rồi Thái hậu quày quả trở về hậu cung. Thái hậu đi rồi vua Thái Đức nói với thái giám Vũ Tâm Can rằng:
- Thường ngày Phụ thân ta không mang đến việc quốc gia. Sao nay lại biết phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương trấn thủ Phú Xuân, Thuận Hoá, phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương trấn thủ Gia Định, Sài Côn? Việc này ắt là có kẻ bày kế cho đây.
Vũ Tâm Can tâu:
- Thường ngày quan Ngự sử Nguyễn Thung thường hay bênh vực cho Long Nhương tướng quân. Việc này có lẽ do quan Ngự Sử bày ra cho Thái hậu chăng.
Vua Thái Đức bảo:
- Ngày trước Nguyễn Thung và cha ngươi là anh em kết nghĩa cùng theo ta tụ nghĩa Tây Sơn. Và ngươi hãy lấy tình bác cháu gần gũi Nguyễn Thung dò xét hắn xem sao.
Vũ Tâm Can vâng lệnh lui ra.
***
Mùa đông năm Bính Ngọ (1786) niên hiệu Thái Đức thứ chín, vua Thái Đức phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương cai quản từ ải Hải Vân trở ra Bắc, phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương cai quản từ ải Vân Phong (Đèo Cả) trở vào Nam. Vua Thái Đức tự xưng là Trung ương Hoàng đế cai quản bốn phủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và Phú Yên. Ba anh em nhà Tây Sơn từ ấy thoả thuận nhau chia ba lãnh thổ trị vì.
Nhắc lại ở Bắc Hà, khi quân Tây Sơn rút về Nam rồi vua Lê Chiêu Thống xuống hịch cần vương gọi quân các trấn về bảo vệ kinh thành. Lúc bây giờ ở Kinh Bắc có quàn Bồi tụng tên là Dương Trọng Tế nhận được hịch của vua, Tế bên lập vương thân là Trịnh Lệ lên làm Chúa rồi kéo quân về thành Thăng Long. Quân của Trịnh Lệ và Dương Trọng Tế vừa đến nơi liền truyền hịch phò vua và xuống lệnh chiêu an bá tánh. Đồng thời Tế lại bố cáo cùng thiên hạ lập ngôi chúa Trịnh phù trợ nhà Lê định yên xã tắc.
Vua Lê Chiêu Thống biết việc ấy liền bàn cùng các cận thần rằng:
- Nguyễn Huệ dù vì lợi mượn tiếng tôn phò kéo đến đây nhưng cũng nhờ đó mà lật đổ được họ Trịnh đã hiếp đáp ta suốt hai trăm năm này. Điều may chưa kịp mừng thì thằng nghịch thần Dương Trọng Tế mượn tiếng phò vua hòng dựng lại ngôi chúa định áp bức ta nữa sao. Ta nay vừa mới lên ngôi, nước nhà loạn lạc, thực quyền không có vậy phải làm thế nào?
Trần Công Xán bàn rằng:
- Lúc trước họ Trịnh áp chế các Tiên đế vì họ Trịnh nắm hết quyền hành trong nước. Nay họ Trịnh đã đổ, Dương Trọng Tế muốn dựng lại ngôi chúa cho Trịnh Lệ ắt còn phải dò xét xem ý quân các trấn thế nào, vì còn cần Bệ hạ làm bức bình phong cho Trịnh Lệ. Nay Bệ hạ cứ cương quyết hạ chiếu chỉ quở trách Trịnh Lệ không cho lập lại ngôi chúa chắc Trịnh Lệ nhất thời không dám cãi lệnh. Xem thử ý Trịnh Lệ như thế nào rồi sẽ liệu sau.
Vua Chiêu Thống khen phải, nói:
- Phen này ta lên kế vị phải cương quyết lấy là oai quyền thiên twr, điều hành vận mệnh nước nhà. Nếu về sau trẫm lấy lại được đế quyền thì bọn nghịch thần như Trịnh Lệ và Dương Trọng Tế phải giết hết không tha!
Nói xong vua liền viết chiếu chỉ sai sứ giả để sang phủ chúa Trịnh. Dương Trọng Tế và Trịnh Lệ quỳ nghe chiếu, sứ giả đọc chiếu xong, Dương Trọng Tế đứng phắt dậy giật tờ chiếu trên tay sứ giả. Tế xe tờ chiếu làm mấy mảnh quăng ngày trước mặt sứ giả rồi nói lớn:
- Mấy trăm năm nay nhà vua nhờ Chúa lo việc quốc gia nên mới ngồi không mà hưởng lộc. Quân Tây Sơn vừa đến giết hai chúa, nước không có chúa liền sinh ra loạn lạc. Ta lập lại ngôi chúa cho yên xã tắc vì sao vừa lại quở trách. Nhà vua mới lên ngôi từ còn nhỏ nên nghe lời xàm tấu của bọn văn nho. Ngươi hãy về thưa cùng Bệ hạ, ta sẽ đến điều tra cho rõ kẻ nào bày điều quấy cho vua liền đem ra chém tức thì.
Sứ giả thấy Dương Trọng Tế nổi giận liền vội và lui ra. Dương Trọng Tế quay lưng toan bước đi, Trịnh Lệ hỏi:
- Tướng quân định đi đâu?
Tế đáp:
- Tôi sang điện vua hỏi cho rõ việc này.
Tế vừa dứt lời xảy quân hớt hải vào báo:
- Thưa tướng quân. Có biến, có biến!
Dương Trọng Tế giật mình hỏi:
- Biến thế nào?
Quân đáp:
- Thạc quận công Hoàng Phụng Cơ và Liễn trung hầu Đinh Tích Nhưỡng phò Côn quận công Trịnh Bồng làm Chúa đem quân từ Sơn Tây về kinh, hiện đến cách cửa Tây thành hai mươi dặm.
Trịnh Lệ kinh hãi nói:
- Đinh Tích Nhưỡng trước làm trấn thủ Sơn Nam giỏi thuỷ chiến, Hoàng Phụng Cơ là cháu Hoàng Ngũ Phúc cũng là tướng tài cả. Nay hai người này theo phò Trịnh Bồng tranh ngôi chúa với ta, e rằng ta không địch nổi, vậy ta phải làm sao.
Dương Trọng Tế đáp:
- Xin Chúa thượng chớ lo, thần xin đem quân chặn đánh chúng ở ngoài thành.
Nói rồi liền kéo quân đi. Quân Dương Trọng Tế ra khỏi thành liền gặp Trịnh Bồng, Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phụng Cơ vừa dẫn quân tới. Hai bên xáp chiến. Dương Trọng Tế ít quân lại ô hợp, địch không nổi bị quân Trịnh Bồng giết chết rất nhiều.
Dương Trọng Tế bèn dẫn quân chạy vào thành, Trịnh Bồng xua quân đuổi theo. Quân Dương Trọng Tế tan vỡ cả. Trọng Tế chỉ kịp ghé qua phủ Trịnh gọi Trịnh Lệ, cả hai chỉ còn lại trăm quân hầu cận chạy ra cửa Bắc thành trốn về Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh).
Trịnh Bồng vào thành rồi, lại sai người xé bỏ cáo thị của Trịnh Lệ, dán hịch truyền chiêu an bá tánh phò vực vua Lê, rồi cùng Hoàng Phụng Cơ và Đinh Tích Nhưỡng sang cung vua yết kiến vua Chiêu Thống. Thi lễ xong Hoàng Phụng Cơ tâu với vua rằng:
- Quân Tây Sơn kéo quân đến đây mượn tiếng phò vua giết chúa, rồi lại lấy hết kho tàng lương thực kéo quân về để nước ta loạn lạc. Vậy xin Bệ hạ hay phong Côn quận công tước vương, lập lại ngồi chúa cho ở lòng muôn dân, mới mong lập lại kỷ cương cho xã tắc.
Vua Chiêu Thống gạt đi bảo:
- Nếu các khanh một lòng phò vua giúp nước không vì lợi ích thì việc gì phải đòi phong vương. Hay cũng muốn lập lại ngôi chúa dựng riêng triều đình nắm quyền hành để áp chế ta.
Hoàng Phụng Cơ đáp:
- Oai đức của nhà vua là để an lòng trăm họ quyền hành nhà chúa là để hiệu triệu trăm quân. Xưa nay vẫn thế, nếu Bệ hạ muốn yên xã tắc thì không thể làm khác được.
Vua Chiêu Thống cương quyết nói:
- Nếu vậy người hay tự phong vương cho mình cần gì phải xin mệnh của ta.
Nói rồi vua liền đứng lên quày quả vào hậu cung bỏ mặc bọn Trịnh Bồng, Hoàng Phụng Cơ và Đinh Tích Nhưỡng. Trịnh Bồng về phủ chúa hỏi Hoàng Phụng Cơ và Đinh Tích Nhưỡng:
- Nay vừa không chịu phong vương và lập lại ngôi Chúa cho ta, vậy phải làm thế nào?
Đinh Tích Nhưỡng đáp liều rằng:
- Ta cho quân sang vay điện vua nói dối rằng bảo vệ Hoàng cung, không cho vua và Hoàng tộc ra ngoài đề phòng vua trốn ra khỏi thành xuống hịch cần vương chống lại ta. Rồi thần xin vào điện vua bức vua phải hạ chỉ phong vương. Có mệnh vua, Chúa thượng mới hiệu triệu được quân các trấn.
Trịnh Bồng bảo:
- Nếu muốn lập lại nhà chúa ta chỉ còn có cách ở mà thôi.
Nói rồi liền theo kế của Đinh Tích Nhưỡng mà làm.
***
Nhắc lại vua Lê Chiêu Thống lui vào hậu cung, Trần Công Xán hỏi vua rằng:
- Hoàng Phụng Cơ và Đinh Tích Nhưỡng đều là bọn võ tướng ngu phu. Nay Bệ hạ căng thẳng quá e vũ phu ấy tham quyền làm liều thì sao?
Vua Chiêu Thống hỏi lại:
- Theo ý khanh thì phải thế nào. Không lẽ ta lập lại ngôi chúa cho bọn chúng hiếp đáp ta ư?
Trần Công Xán hiến kế:
- Theo thần nếu bọn Trịnh Bồng dùng uy vũ ép vua, Bệ hạ hãy vờ nghe theo lời hắn phong vương lập lại ngôi Chúa. Rồi Bệ hạ nên mật chiếu với một người mang quân về cứu giá diệt Trịnh Bồng.
Vua vội vàng hỏi:
- Người ấy là ai?
Xán đáp:
- Người ấy là Nguyễn Hữu Chỉnh hiện đang theo lệnh vua Thái Đức nhà Tây Sơn trấn thủ Nghệ An.
Vua Chiêu Thống hỏi:
- Nguyễn Hữu Chỉnh đã phản ta theo vua Tây Sơn thì làm gì nghe chiếu chỉ của ta mang quân về cứu giá.
Xán đáp:
- Năm xưa kiêu binh giết Huy quận công Hoàng Đình Bảo phế vương tử Cán lập vương tử Khải lên làm Chúa, Nguyễn Hữu Chỉnh là tay chân của Hoàng Đình Bảo nên sợ tội mà trốn theo vua Tây Sơn, thật lòng không muốn phản. Mới đây Chỉnh xui Nguyễn Huệ mượn tiếng tôn phò đem quân đến đây, ý muốn mượn tay Tây Sơn diệt Trịnh. Diệt được Trịnh rồi Chỉnh lại xin Tiên đế gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ và nhờ Tiên đế xin cho Chỉnh mượn quân ở lại Bắc Hà giúp vua. Không ngờ vua Thái Đức nhà Tây Sơn bất ngờ ra Bắc buộc Nguyễn Huệ phải kéo quân về, bỏ Hữu Chỉnh ở Bắc Hà không quân không tướng, làm đảo lộn mọi kế hoạch của Chỉnh và khiến cho Chỉnh suýt chết dưới tay dân chúng ở Thăng Long. Hữu Chỉnh lần thứ hai bất đắc dĩ phải theo vua Tây Sơn nhưng trong lòng rất oán. Nay Bệ hạ mật chiếu đến vời, Nguyễn Hữu Chỉnh nhất định nhân dịp này sẽ bỏ Tây Sơn đem quân về cứu giá.
Trần Công Xán vừa dứt lời, nghe quân vào báo:
- Tâu Bệ hạ, Đinh Tích Nhưỡng đem quân vây kín Hoàng cung chẳng rõ là có ý gì?
Trn Công Xán trấn an vua:
- Xin Bệ hạ bình tâm, Đinh Tích Nhưỡng chỉ e Bệ hạ phong vương cho Trịnh Bồng mà thôi. Xin Bệ hạ cứ theo lời thần dặn mà làm!
Quả nhiên, Đinh Tích Nhưỡng vào đến, không lậy mà vịn tay vào đốc kiếm hỏi vua Chiêu Thống rằng:
- Việc Côn quận công xin phong vương, Bệ hạ định thế nào?
Vua Chiêu Thống vờ hoảng sợ nói:
- Quả nhân ngay bây giờ xuống chiếu phong vương.
Nói xong liền đem nghiên bút viết chiếu phong Trịnh Bồng làm Yến Đô Vương chức nguyên soái, rồi trao cho Đinh Tích Nhưỡng. Nhường cầm tờ chiếu trên tay cười lớn nói:
- Phải như thế! Chứ lẽ đâu có cái gương của Thái tử thời Tiên đế, Bệ hạ lại chẳng thấy hay sao (ý Đinh Tích Nhưỡng muốn nói việc Thái tử Vỹ là cha vua Lê Chiêu Thống bị Trịnh Sâm giết chết).
Nói xong Nhưỡng bỏ ra ngoài. Vua Lê Chiêu Thống nghe những lời của Nhưỡng, uất ức mà thổ huyết. Quân hầu đỡ vua dậy. Vua gạt đi bảo:
- Hay mang một tấm lụa đến cho ta.
Quân mang lụa đến. Vua Chiêu Thống ngồi xuống nền điện cho huyết thổ ra, lấy tay chấm vào huyết ấy mà viết mật chỉ. Viết xong vua bảo:
- Hãy lập tức sai người tâm phúc lén vào Nghệ An trao mật chiếu này cho Nguyễn Hữu Chỉnh.
***
Nói về Nguyễn Hữu Chỉnh lúc ấy đang cùng Nguyễn Duy và Nguyễn Huỳnh Đức trấn thủ Nghệ An. Nhận được mật chỉ của vua Lê Chiêu Thống, Chỉnh bảo sứ giả rằng:
- Ngài quay về trước tâu vua hãy hạ mình giữ gìn long thể. Tôi điểm binh rồi lập tức về kinh cứu giá.
Sứ giả vâng mệnh đi ngay. Nguyễn Viết Tuyển nói với Nguyễn Hữu Chỉnh rằng:
- Có mật chiếu của vua là ta có thể khiến được thiên hạ ở Bắc Hà. Vậy tướng quân mau đem binh về kinh.
Nguyễn Hữu Chỉnh bảo:
- Ta trấn thủ Nghệ An cùng Nguyễn Duy và Nguyễn Huỳnh Đức tất trên danh nghĩa vẫn là tôi nhà Tây Sơn. Nay nếu đem quân ra Bắc cũng phải xin lệnh của Bắc Bình Vương mới được.
Nguyễn Viết Tuyển hỏi:
- Ta đã muốn bỏ Tây Sơn thì cần gì phải xin mệnh Bắc Bình Vương.
Chỉnh đáp:
- Ngươi cơ trí phải biết đường tiến thoái. Nếu ta tự tiện đem quân ra Thăng Long mà không xin lệnh Bắc Bình Vương, ngộ nhỡ không thắng còn quay lại được sao.
Tuyển lại hỏi:
- Nếu ta xin lệnh trước mà Bắc Bình Vương không cho đi thi làm thế nào?
Chỉnh đáp:
- Bắc Bình Vương có hai lẽ phải một dạ phù Lê. Nay nghe vua Lê hạ chiếu cần vương tất phải cho ta ra Bắc.
Tuyển hỏi:
- Vì hai lẽ gì mà Bắc Bình Vương phải một dạ phù Lê?
Chỉnh đáp:
- Lẽ thứ nhất Bắc Bình Vương là rể của họ Lê, nay nghe bên vợ kêu cứu lẽ nào mà không giúp. Lẽ thứ hai là Bắc Bình Vương lần trước ra Bắc mượn tiếng phò Lê diệt Trịnh, nào ngờ vua Thái Đức ra bắt về khiến Nguyễn Huệ thất tín với thiên hạ, bẽ mặt với Ngọc Hân công chúa. Nay được dịp để chứng tỏ lòng thành, lấy lại uy tín thì làm gì không một một lần nữa truyền hịch phò Lê diệt Trịnh.
Viết Tuyển lại hỏi:
- Nhưng tôi vẫn e rằng Nguyễn Huệ không cho tướng quân cầm binh ra Bắc.
Chỉnh hỏi:
- Vì sao?
Tuyển đáp:
- Vì Nguyễn Huệ rất rõ chí của tướng quân.
Chỉnh cười đáp:
- Nguyễn Huệ biết rõ chí ta. Nhưng ta cũng biết rõ Nguyễn Huệ tất phải để ta đi không thể khác được, thế mới lạ kỳ.
Nói rồi liền viết mật thư sai người tâm phúc lập tức mang vào Phú Xuân trình Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ.
Nguyễn Huệ ở thành Phú Xuân nhận được thư Nguyễn Hữu Chỉnh liền hỏi Trần Văn Kỷ rằng:
- Ta này đã được trọn quyền lo mọi việc từ đèo Hải Vân ra Bắc, không phải chịu mệnh của Hoàng huynh. Quả như ta dự đoán khi theo Hoàng huynh rút khỏi Thăng Long là Bắc Hà sinh loạn. Nay Trịnh Bồng lấy lại ngai Chúa bức bách ấu quân. Vua Chiêu Thống mới lấy máu viết mật chỉ vời Nguyễn Hữu Chỉnh về kinh cứu giá. Nguyễn Hữu Chỉnh lại viết thư vào xin lệnh của ta, vậy theo ý Trung Thư ta phải thế nào?
Trần Văn Kỷ đáp:
- Theo ý tôi Chúa công chớ nên cho Hữu Chỉnh cầm quân ra Bắc.
Huệ hỏi:
- Vì sao?
Kỷ đáp:
- Chí Hữu Chỉnh là muốn làm bá vương nơi đất Bắc, dùng sông Linh Giang chia cắt trời Năm. Nếu để Hữu Chỉnh ra Bắc phen này ắt hắn dựa vào tiếng phò Lê trước sau gì mà chẳng phản ta. Chi bằng ta sai tướng khác cầm quân ra Bắc vậy.
Nguyễn Huệ nói:
- Việc này không được.
Trần Văn Kỷ hỏi:
- Xin hỏi Chúa công vì sao lại không được?
Huệ đáp:
- Trên danh nghĩa đối với thiên hạ, Tây Sơn ta và Bắc Hà là hai nước hai vua. Vua Lê chỉ mật chiếu vời Hữu Chỉnh về cứu giá. Nay nếu ta giữ Hữu Chỉnh lại Nghệ An, sai tướng khác truyền hịch tôn phò đem quân ra Bắc, e rằng vua Lê sẽ hoảng sợ mà trốn khỏi kinh thành hạ chiếu cần vương mộ quân đánh lại Tây Sơn ta thì ta trở thành kẻ xảo ngôn vậy.
Trần Văn Kỷ lại hỏi:
- Dám hỏi Chúa công vì sao sai tướng khác ra phò Lê, giữ Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An thì vua Lê phải hoảng sợ mà trốn khỏi kinh thành.
Huệ đáp vẻ nuối tiếc:
- Lần trước Hoàng huynh ra Bắc triệu ta về Quy Nhơn thọ tội, khiến Tây Sơn ta phải thất tín với vua Lê và thiên hạ Đàng Ngoài. Vua Lê bây giờ tất sinh lòng ngờ vực, lại thấy ta giữ Hữu Chỉnh ở Nghệ An sai tướng khác cầm quân Bắc tiến, dù có truyền hịch phò Lê thì vua Lê ắt sẽ nghĩ ta thừa dịp mà đem quân cướp nước lại chẳng trốn khỏi Hoàng cung ư? Vì lẽ ấy nên trước kia ta để Chỉnh trấn thủ Nghệ An tất vua Lê sẽ gọi về cứu giá. Bởi chỉ mình Chỉnh mới đủ chính nghĩa phò Lê sau khi Tây Sơn ta thất tín ở Bắc Hà mà thôi.
Trần Văn Kỷ nói:
- Lời Chúa công rất phải. Vậy ta bắt đắc dĩ phải để Hữu Chỉnh đem quân ra Bắc. Nếu về sau hắn ra mặt chống lại ta thì sao.
Huệ cười đáp:
- Nguyễn Hữu Chỉnh có tài làm tướng mà lập chí bá vương, sớm muộn gì cũng sinh ra biến loạn ở Bắc Hà. Khi ấy ta sẽ danh chánh ngôn thuận thống nhất sơn hà.
Nói rồi Nguyễn Huệ liền viết thư thuận ý cho Nguyễn Hữu Chỉnh cầm quân Bắc tiến, sai người ra Nghệ An trao cho Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Hữu Chỉnh nhận được thư của Nguyễn Huệ bên cười to bảo Nguyễn Viết Tuyển rằng:
- Nguyễn Huệ đã thuận ý cho ta ra Bắc Hà diệt Trịnh phò Lê. Ngươi thấy ta liệu việc thế nào, ở sánh cùng Nguyễn Huệ được chưa?
Nguyễn Viết Tuyển đáp:
- Tướng quân liệu việc như thần. Thực tài nào có kém gì Nguyễn Huệ.
Hữu Chỉnh nghe Tuyển khen thích thú lắm cười nói:
- Ta ra Bắc phen này ắt cái chí dùng sông Linh Giang chia đôi thiên hạ với nhà Tây Sơn đã thành rồi vậy.
Nói xong bèn họp các tướng bàn việc quân. Chỉnh nói với Nguyễn Duy và Nguyễn Huỳnh Đức rằng:
- Nay Bắc Bình Vương sai tôi ra Bắc diệt Trịnh phò Lê. Tôi đi chuyến này nếu diệt được Trịnh Bồng ắt vua Lê Chiêu Thống không cho tôi về. Xin chia ta trước với hai ông vậy.
Nguyễn Duy thất kinh nói:
- Tôi trước bỏ Nguyễn theo Trịnh, sau bỏ Trịnh theo Tây Sơn đều làm theo ý của sư đệ cả. Nay sư đệ ra Bắc không về, Bắc Bình Vương tất nghĩ tôi với sư đệ thông đồng với nhau, ông ấy lại dùng tôi sao. Nếu sư đệ ra Bắc không về là đã hại tôi rồi vậy.
Nguyễn Huỳnh Đức hiểu bụng của Nguyễn Hữu Chỉnh và Nguyễn Duy liền xen vào nói:
- Theo tôi, nếu hai ông liên kết lại làm thế môi răng thì không ai có thể hại được hai ông!
Nguyễn Duy hỏi:
- Ông nói vậy là ý thế nào?
Huỳnh Đức đáp:
- Nay ông Chỉnh mang quân ra Bắc là vâng mệnh của Bắc Bình Vương. Nếu thua binh thì chạy về và nương náu dưới quyền Bắc Bình Vương, nếu thắng thì tung hoành nơi đất Bắc ắt ông Duy phải luỹ đến thân. Vậy tại sao ông Chỉnh không dùng ông Duy lấy lại đất Nghệ dùng sông Linh Giang làm ranh giới đối chọi Bắc Bình Vương, ấy không phải là thượng sách ư?
Nghe Huỳnh Đức nói xong, Nguyễn Hữu Chỉnh tuốt gươm khỏi vỏ quát lên rằng:
- Quân bay mau bắt Nguyễn Huỳnh Đức lại, ta giải về cho Bắc Bình Vương trị tội.
Võ sĩ xông vào trói Huỳnh Đức. Đức cười lớn hỏi:
- Tôi có tội gì mà ông bắt tôi cho Bắc Bình Vương trị tội.
Chỉnh trợn mắt quát:
- Lòng ngươi mưu phản Bắc Bình Vương lại còn chối nữa hay sao.
Đức điềm nhiên đáp:
- Ngày xưa tôi bị Bắc Bình Vương bắt sống ở miền đất Gia Định. Bắc Bình Vương khuyên hàng đã có điều giao ước, ngày sau nghe Chúa Nguyễn Phúc Ánh ở đâu thì đi hay ở là tuỳ ý sở cầu. Mới đây vua Thái Đức đem Bắc Bình Vương về Quy Nhơn thọ tội, tôi bèn xin ông ấy cho ở lại Nghệ An với hai ông để tiện đường về với chúa. Nay tôi bày kế cho hai ông cũng là vì chúa của tôi. Bắc Bình Vương là người quang minh chính đại, lý gì mà bắt tội tôi được.
Nguyễn Hữu Chỉnh hỏi:
- Ông vừa nói bày kế cho hai ta là vì chúa của ông. Vậy nếu đại sự mà thành thì chúa ông có lợi gì.
Nguyễn Huỳnh Đức đáp:
- Sau khi thua trận ở Trường Đồn, Rạch Gầm, Chúa tôi đã sang ẩn náu ở Tiêm La Quốc mưu việc khôi phục cơ đồ nhà Nguyễn ở Đàng Trong. Nay anh em Nhạc, Huệ, Lữ đã chia ba lãnh thổ ra mà cai trị. Lãnh thổ của Nguyễn Huệ chỉ vỏn vẹn có vùng Phú Xuân, Thuận Hoá đất hẹp dân nghèo. Nếu ông là Chúa ở Bắc Hà đất rộng dân đông thì Bắc Bình Vương ở Thuận Hoá không phải là đối thủ của ông. Khi ấy ông cho tôi mượn quân đánh đổ Tây Sơn có Đàng Trong dựng lại cơ nghiệp cho Chúa tôi. Khi diệt được Tây Sơn rồi ta lại dùng Linh Giang làm ranh giới, ông Đàng Ngoài, Chúa tôi Đàng Trong đời đời giao hiếu thế chẳng tốt hay sao?
Nguyễn Hữu Chỉnh mừng rỡ cởi trói cho Nguyễn Huỳnh Đức rồi nói:
- Từ xưa đến nay chỉ có mình ông nói ra điều mưu phản là không sợ tội mà thôi. Tôi vẫn biết ông có thế đặc biệt thế, nên mới giả vờ như vậy để ông nói ra hầu rõ lòng nhau mà thôi. Ngày sau nếu được như vậy thì Nguyễn Duy sư huynh muốn lấy tình sư đwj mà theo tôi học lấy nghĩa chúa cũ mà theo chúa Nguyễn là tuỳ ý sở cầu như Huỳnh Đức đã giao ước với Nguyễn Huệ vậy.
Nguyễn Hữu Chỉnh nói xong, ba tướng cùng bắt tay nhau thích thú cười vang. Bàn bạc xong Nguyễn Duy và Nguyễn Huỳnh Đức ở lại trấn thủ Nghệ An, con Nguyễn Hữu Chỉnh đem năm ngàn quân truyền hịch diệt Trịnh phò Lê lên đường ra Bắc.
- Nguyễn Huệ thật khinh ta quá lắm! Nó ỷ có quân đông tướng mạnh, dám ngang nhiên cãi lệnh ta không về Quy Nhơn mà đóng binh nơi Thuận Hoá. Các tướng mau kiểm điểm binh mã cùng ta cất quân đánh Thuận Hoá hỏi tội Nguyễn Huệ mới hả cơn giận của ta.
Nguyễn Lữ bước ra khóc nói:
- Xin Hoàng huynh bớt giận, hiện Long Nhương huynh có trong tay hai vạn tinh binh, các tướng giỏi từ lúc Tây Sơn Thượng dấy nghĩa như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Vũ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc đều theo về dưới trướng. Vả lại tướng của ta ở kinh thành chỉ còn lại hai cha con Lê Trung, Lê Chất, quân sĩ của ta từ trước đến nay đều sợ ơn uy của Long Nhương huynh. Nay nếu Hoàng huynh gây cuộc binh đao huynh đệ tương tàn, em e rằng đã không thắng được mà tiếng nhơ còn để ngàn sau. Xin Hoàng huynh xét lại.
Vua Thái Đức quát lớn:
- Nhưng nó khinh ta ra mặt hôi ta nhịn sao cho nổi.
Thái giám Vũ Tâm Can bước ra thưa:
- Tâu Bệ hạ, ngày trước cha thần vì phạm tội uống rượu phải tự đâm cổ mà chết để tỏ rõ là quân pháp bật vị thân. Huống hồ nay Long Nhương đã hai lần kháng mệnh, khi quân phạm thượng. Nếu Bệ ha không cử binh vấn tội, thần e lòng người bất phục.
Nghe nói vậy, vua Thái Đức càng quả quyết bảo các quan rằng:
- Các khanh mau về kiểm điểm binh mã, chuẩn bị lương thảo đạn dược, ta sẽ thân chinh hỏi tội Nguyễn Huệ. Ý ta đã quyết không ai được can ngăn.
Nói xong vua truyền bãi triều. Các quan văn võ đều ra về thu xếp công việc. Quan ngự sử Nguyễn Thung vừa đi vừa nghĩ rằng, nếu Hoàng thượng cất binh ra đánh Long Nhương tướng quân thì hai bên đều hao binh tổn tướng, lòng người tan rã. Nhà Tây Sơn phen này nguy mất. Ta phải có cách gì ngăn vua mới được.
Về đến nhà, Nguyễn Thung cứ đi đi, lại lại nhăn trán cau mày mà chưa nghĩ ra cách gì. Bỗng có người tâm phúc vào thưa rằng:
- Thưa đại quân, tháng trước đại quan sai tôi đem mật thư ra Thăng Long cho Long Nhương tướng quân báo tin rằng Hoàng thượng ra bắt tội Long Nhương. Nay tôi đã hoàn thành sứ mạng xin về báo cho đã quân được rõ.
Nguyễn Thung hỏi:
- Long Nhương tướng quân có dặn điều gì chăng.
Người tâm phúc Nguyễn Thung đáp:
- Long Nhương có thư bảo trao cho đại quan.
Nguyễn Thung đọc thư xong mừng rỡ nói:
- Long Nhương tướng quân liệu việc không sai, ta phải mau theo kế ấy thi hành mới mong cản được vua dấy động can qua.
Nói rồi Nguyễn Thung liền tìm gặp Nguyễn Lữ. Thung hỏi Lữ:
- Long Nhương vì sợ tội nên không dám theo Hoàng thượng về Quy Nhơn. Hoàng thượng nghĩ rồi Long Nhương khi quân phạm thượng mà đem quân vấn tội. Nếu để hai người đánh nhau e rằng nhà Tây Sơn ta nguy mất. Tiết chế là anh em cốt ruột là không can được Hoàng thượng sao.
Nguyễn Lữ đáp:
- Chức Ngự sử là dùng để can vua. Ông ở chức ấy mà không can được vua, việc này là việc nước chữ chân phải việc nhà ông trách ta sao được. Vả lại Hoàng huynh đang giận lắm, tôi không dám can ngăn.
Nguyễn Thung nói:
- Nay Tiết chế có thể nhờ một người can được Hoàng thượng sao Tiết chế không làm.
Nguyễn Lữ cười báo:
- Người mà ông định nói ta đã biết. Phụ mẫu ta có thể can được Hoàng huynh. Nhưng dù sao cũng phận đàn bà cao tuổi, không nghĩ xa nên Long Nhương huynh phải phạm thêm tội bất hiếu!
Nguyễn Thung hỏi:
- Vì sao Thái hậu can không cho Hoàng thượng đánh Long Nhương thì Long Nhương lại phạm tội bất hiếu?
Nguyễn Lữ đáp:
- Phụ mẫu ta can được Hoàng huynh rồi tất muốn anh em phải hoà hiếu với nhau, người ắt gọi Long Nhương huynh về giải hoà cùng Hoàng huynh. Long Nhương huynh tội với vua quá nặng sao dám về, thì có phải là Long Nhương thêm tội bất hiếu nữa chăng. Vì lẽ ấy ta còn đắn do chưa cho mẹ hay.
Nguyễn Thung nói:
- Tiết chế hãy thưa cùng Thái hậu thế này... thế này... ắt Thái hậu sẽ không gọi Long Nhương về, thì không sợ Long Nhương mang tội bất hiếu!
Nguyễn Lư khen:
- Quan Ngự sử thật là cao kiến.
Nói xong Nguyễn Lữ liền đi tìm gặp mẹ.
Hôm sau nghe báo có Thái hậu thân hành đến tìm, vua Thái Đức ra ngoài nghênh đón, lậy chào mẹ xong vua hỏi:
- Những lần trước muốn gặp con, Thái hậu đều sai người đến gọi. Lần này có việc chi hệ trọng mà mà lại thân hành đến tìm con?
Thái hậu nhỏ nhẹ đáp rằng:
- Ta nghe con định cắt ruột của mẹ, nên đến cầu xin con tha cho mẹ?
Vua Thái Đức thất kinh hỏi:
- Sao mẹ lại nói cơn như thế?
Thái hậu mắng rằng:
- Các con đều là khúc ruột của mẹ, nay con định giết em con thì chẳng phải là cắt ruột mẹ sao?
Vua quỳ không dám ngẩng mặt lên. Vua nói:
- Do nó dám ra mặt phản con, nếu không trị thì còn gì phép nước. Xin mẹ hiểu cho!
Thái hậu hỏi:
- Vì sao cơn bảo rằng thằng Huệ phản con?
Vua đáp:
- Con thân hành ra Bắc bảo nó về Quy Nhơn thọ tội. Nó phản con cãi lệnh không về mà đóng quân lại Thuận Hoá.
Thái hậu lại hỏi:
- Nó tội gì mà còn phải đích thân ra Thăng Long bắt nó về Quy Nhơn thọ tội?
Vua đáp:
- Con sai nó mang quân đánh Thuận Hoá, nó cãi lệnh con đánh tới Bắc Hà.
Bây giờ Thái hậu mới lên tiếng rằng:
- Thuận Hoá và Bắc Hà đều của quân Trịnh, nó đánh giặc chưa báo cho mày, mày liền bắt tội. Vậy mà toan giết em mày mà không báo cho ta thì là tội gì?
Vua Thái Đức cả sợ cúi mặt làm thinh. Thái hậu vừa khóc vừa nói tiếp rằng:
- Tháng Huệ tài cao quyết đoán nhưng tính tình cương trực thẳng thắn, lúc nào cũng một lòng hiếu đễ, bởi tại con đem lòng ngờ vực nó, thân ra Thăng Long bắt tội nên nó sợ mà chẳng dám theo về. Nếu nó có lòng phản Chúa phụ anh thì mấy phen đem đại binh vào Gia Định nó lại không làm phản được sao? Từ ngày Tây Sơn khởi nghĩa đến nay nhờ nó đánh Nam dẹp Bắc, xông pha nơi hòn tên mũi đạn đưa mày lên ngôi vua, công sao mày không thưởng lại nhân lúc em mày đánh giặc chưa kịp báo tin liền ra bắt tội. Ta hỏi mày nó có tội gì mà mấy phải bắt?
Vua Thái Đức thầy mẹ giận càng sợ lắm không dám mở lời. Thái hậu quát:
- Ta nói mày có nghe không?
Vua Thái Đức giật mình đáp:
- Thưa mẹ, con xin vâng lời mẹ đây.
Thái hầu bảo:
- Hay truyền lệnh cho tướng sĩ lập tức bãi binh. Mày mau viết chiếu phong thằng Huệ làm Bắc Bình Vương trấn thủ Phú Xuân, Thuận Hoá. Phong thằng Lữ làm Đông Định Vương trấn thủ Gia Định, Sài Côn. Mỗi đứa cai trị một nơi khởi động chạm sinh ra xích mích. Nếu con coi ta là mẹ thì chớ cãi lời. Anh em bất hoà đều do tính đố kỵ của mày mà ra cả. Xong việc rồi đến báo cho ta hay.
Nói rồi Thái hậu quày quả trở về hậu cung. Thái hậu đi rồi vua Thái Đức nói với thái giám Vũ Tâm Can rằng:
- Thường ngày Phụ thân ta không mang đến việc quốc gia. Sao nay lại biết phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương trấn thủ Phú Xuân, Thuận Hoá, phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương trấn thủ Gia Định, Sài Côn? Việc này ắt là có kẻ bày kế cho đây.
Vũ Tâm Can tâu:
- Thường ngày quan Ngự sử Nguyễn Thung thường hay bênh vực cho Long Nhương tướng quân. Việc này có lẽ do quan Ngự Sử bày ra cho Thái hậu chăng.
Vua Thái Đức bảo:
- Ngày trước Nguyễn Thung và cha ngươi là anh em kết nghĩa cùng theo ta tụ nghĩa Tây Sơn. Và ngươi hãy lấy tình bác cháu gần gũi Nguyễn Thung dò xét hắn xem sao.
Vũ Tâm Can vâng lệnh lui ra.
***
Mùa đông năm Bính Ngọ (1786) niên hiệu Thái Đức thứ chín, vua Thái Đức phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương cai quản từ ải Hải Vân trở ra Bắc, phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương cai quản từ ải Vân Phong (Đèo Cả) trở vào Nam. Vua Thái Đức tự xưng là Trung ương Hoàng đế cai quản bốn phủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và Phú Yên. Ba anh em nhà Tây Sơn từ ấy thoả thuận nhau chia ba lãnh thổ trị vì.
Nhắc lại ở Bắc Hà, khi quân Tây Sơn rút về Nam rồi vua Lê Chiêu Thống xuống hịch cần vương gọi quân các trấn về bảo vệ kinh thành. Lúc bây giờ ở Kinh Bắc có quàn Bồi tụng tên là Dương Trọng Tế nhận được hịch của vua, Tế bên lập vương thân là Trịnh Lệ lên làm Chúa rồi kéo quân về thành Thăng Long. Quân của Trịnh Lệ và Dương Trọng Tế vừa đến nơi liền truyền hịch phò vua và xuống lệnh chiêu an bá tánh. Đồng thời Tế lại bố cáo cùng thiên hạ lập ngôi chúa Trịnh phù trợ nhà Lê định yên xã tắc.
Vua Lê Chiêu Thống biết việc ấy liền bàn cùng các cận thần rằng:
- Nguyễn Huệ dù vì lợi mượn tiếng tôn phò kéo đến đây nhưng cũng nhờ đó mà lật đổ được họ Trịnh đã hiếp đáp ta suốt hai trăm năm này. Điều may chưa kịp mừng thì thằng nghịch thần Dương Trọng Tế mượn tiếng phò vua hòng dựng lại ngôi chúa định áp bức ta nữa sao. Ta nay vừa mới lên ngôi, nước nhà loạn lạc, thực quyền không có vậy phải làm thế nào?
Trần Công Xán bàn rằng:
- Lúc trước họ Trịnh áp chế các Tiên đế vì họ Trịnh nắm hết quyền hành trong nước. Nay họ Trịnh đã đổ, Dương Trọng Tế muốn dựng lại ngôi chúa cho Trịnh Lệ ắt còn phải dò xét xem ý quân các trấn thế nào, vì còn cần Bệ hạ làm bức bình phong cho Trịnh Lệ. Nay Bệ hạ cứ cương quyết hạ chiếu chỉ quở trách Trịnh Lệ không cho lập lại ngôi chúa chắc Trịnh Lệ nhất thời không dám cãi lệnh. Xem thử ý Trịnh Lệ như thế nào rồi sẽ liệu sau.
Vua Chiêu Thống khen phải, nói:
- Phen này ta lên kế vị phải cương quyết lấy là oai quyền thiên twr, điều hành vận mệnh nước nhà. Nếu về sau trẫm lấy lại được đế quyền thì bọn nghịch thần như Trịnh Lệ và Dương Trọng Tế phải giết hết không tha!
Nói xong vua liền viết chiếu chỉ sai sứ giả để sang phủ chúa Trịnh. Dương Trọng Tế và Trịnh Lệ quỳ nghe chiếu, sứ giả đọc chiếu xong, Dương Trọng Tế đứng phắt dậy giật tờ chiếu trên tay sứ giả. Tế xe tờ chiếu làm mấy mảnh quăng ngày trước mặt sứ giả rồi nói lớn:
- Mấy trăm năm nay nhà vua nhờ Chúa lo việc quốc gia nên mới ngồi không mà hưởng lộc. Quân Tây Sơn vừa đến giết hai chúa, nước không có chúa liền sinh ra loạn lạc. Ta lập lại ngôi chúa cho yên xã tắc vì sao vừa lại quở trách. Nhà vua mới lên ngôi từ còn nhỏ nên nghe lời xàm tấu của bọn văn nho. Ngươi hãy về thưa cùng Bệ hạ, ta sẽ đến điều tra cho rõ kẻ nào bày điều quấy cho vua liền đem ra chém tức thì.
Sứ giả thấy Dương Trọng Tế nổi giận liền vội và lui ra. Dương Trọng Tế quay lưng toan bước đi, Trịnh Lệ hỏi:
- Tướng quân định đi đâu?
Tế đáp:
- Tôi sang điện vua hỏi cho rõ việc này.
Tế vừa dứt lời xảy quân hớt hải vào báo:
- Thưa tướng quân. Có biến, có biến!
Dương Trọng Tế giật mình hỏi:
- Biến thế nào?
Quân đáp:
- Thạc quận công Hoàng Phụng Cơ và Liễn trung hầu Đinh Tích Nhưỡng phò Côn quận công Trịnh Bồng làm Chúa đem quân từ Sơn Tây về kinh, hiện đến cách cửa Tây thành hai mươi dặm.
Trịnh Lệ kinh hãi nói:
- Đinh Tích Nhưỡng trước làm trấn thủ Sơn Nam giỏi thuỷ chiến, Hoàng Phụng Cơ là cháu Hoàng Ngũ Phúc cũng là tướng tài cả. Nay hai người này theo phò Trịnh Bồng tranh ngôi chúa với ta, e rằng ta không địch nổi, vậy ta phải làm sao.
Dương Trọng Tế đáp:
- Xin Chúa thượng chớ lo, thần xin đem quân chặn đánh chúng ở ngoài thành.
Nói rồi liền kéo quân đi. Quân Dương Trọng Tế ra khỏi thành liền gặp Trịnh Bồng, Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phụng Cơ vừa dẫn quân tới. Hai bên xáp chiến. Dương Trọng Tế ít quân lại ô hợp, địch không nổi bị quân Trịnh Bồng giết chết rất nhiều.
Dương Trọng Tế bèn dẫn quân chạy vào thành, Trịnh Bồng xua quân đuổi theo. Quân Dương Trọng Tế tan vỡ cả. Trọng Tế chỉ kịp ghé qua phủ Trịnh gọi Trịnh Lệ, cả hai chỉ còn lại trăm quân hầu cận chạy ra cửa Bắc thành trốn về Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh).
Trịnh Bồng vào thành rồi, lại sai người xé bỏ cáo thị của Trịnh Lệ, dán hịch truyền chiêu an bá tánh phò vực vua Lê, rồi cùng Hoàng Phụng Cơ và Đinh Tích Nhưỡng sang cung vua yết kiến vua Chiêu Thống. Thi lễ xong Hoàng Phụng Cơ tâu với vua rằng:
- Quân Tây Sơn kéo quân đến đây mượn tiếng phò vua giết chúa, rồi lại lấy hết kho tàng lương thực kéo quân về để nước ta loạn lạc. Vậy xin Bệ hạ hay phong Côn quận công tước vương, lập lại ngồi chúa cho ở lòng muôn dân, mới mong lập lại kỷ cương cho xã tắc.
Vua Chiêu Thống gạt đi bảo:
- Nếu các khanh một lòng phò vua giúp nước không vì lợi ích thì việc gì phải đòi phong vương. Hay cũng muốn lập lại ngôi chúa dựng riêng triều đình nắm quyền hành để áp chế ta.
Hoàng Phụng Cơ đáp:
- Oai đức của nhà vua là để an lòng trăm họ quyền hành nhà chúa là để hiệu triệu trăm quân. Xưa nay vẫn thế, nếu Bệ hạ muốn yên xã tắc thì không thể làm khác được.
Vua Chiêu Thống cương quyết nói:
- Nếu vậy người hay tự phong vương cho mình cần gì phải xin mệnh của ta.
Nói rồi vua liền đứng lên quày quả vào hậu cung bỏ mặc bọn Trịnh Bồng, Hoàng Phụng Cơ và Đinh Tích Nhưỡng. Trịnh Bồng về phủ chúa hỏi Hoàng Phụng Cơ và Đinh Tích Nhưỡng:
- Nay vừa không chịu phong vương và lập lại ngôi Chúa cho ta, vậy phải làm thế nào?
Đinh Tích Nhưỡng đáp liều rằng:
- Ta cho quân sang vay điện vua nói dối rằng bảo vệ Hoàng cung, không cho vua và Hoàng tộc ra ngoài đề phòng vua trốn ra khỏi thành xuống hịch cần vương chống lại ta. Rồi thần xin vào điện vua bức vua phải hạ chỉ phong vương. Có mệnh vua, Chúa thượng mới hiệu triệu được quân các trấn.
Trịnh Bồng bảo:
- Nếu muốn lập lại nhà chúa ta chỉ còn có cách ở mà thôi.
Nói rồi liền theo kế của Đinh Tích Nhưỡng mà làm.
***
Nhắc lại vua Lê Chiêu Thống lui vào hậu cung, Trần Công Xán hỏi vua rằng:
- Hoàng Phụng Cơ và Đinh Tích Nhưỡng đều là bọn võ tướng ngu phu. Nay Bệ hạ căng thẳng quá e vũ phu ấy tham quyền làm liều thì sao?
Vua Chiêu Thống hỏi lại:
- Theo ý khanh thì phải thế nào. Không lẽ ta lập lại ngôi chúa cho bọn chúng hiếp đáp ta ư?
Trần Công Xán hiến kế:
- Theo thần nếu bọn Trịnh Bồng dùng uy vũ ép vua, Bệ hạ hãy vờ nghe theo lời hắn phong vương lập lại ngôi Chúa. Rồi Bệ hạ nên mật chiếu với một người mang quân về cứu giá diệt Trịnh Bồng.
Vua vội vàng hỏi:
- Người ấy là ai?
Xán đáp:
- Người ấy là Nguyễn Hữu Chỉnh hiện đang theo lệnh vua Thái Đức nhà Tây Sơn trấn thủ Nghệ An.
Vua Chiêu Thống hỏi:
- Nguyễn Hữu Chỉnh đã phản ta theo vua Tây Sơn thì làm gì nghe chiếu chỉ của ta mang quân về cứu giá.
Xán đáp:
- Năm xưa kiêu binh giết Huy quận công Hoàng Đình Bảo phế vương tử Cán lập vương tử Khải lên làm Chúa, Nguyễn Hữu Chỉnh là tay chân của Hoàng Đình Bảo nên sợ tội mà trốn theo vua Tây Sơn, thật lòng không muốn phản. Mới đây Chỉnh xui Nguyễn Huệ mượn tiếng tôn phò đem quân đến đây, ý muốn mượn tay Tây Sơn diệt Trịnh. Diệt được Trịnh rồi Chỉnh lại xin Tiên đế gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ và nhờ Tiên đế xin cho Chỉnh mượn quân ở lại Bắc Hà giúp vua. Không ngờ vua Thái Đức nhà Tây Sơn bất ngờ ra Bắc buộc Nguyễn Huệ phải kéo quân về, bỏ Hữu Chỉnh ở Bắc Hà không quân không tướng, làm đảo lộn mọi kế hoạch của Chỉnh và khiến cho Chỉnh suýt chết dưới tay dân chúng ở Thăng Long. Hữu Chỉnh lần thứ hai bất đắc dĩ phải theo vua Tây Sơn nhưng trong lòng rất oán. Nay Bệ hạ mật chiếu đến vời, Nguyễn Hữu Chỉnh nhất định nhân dịp này sẽ bỏ Tây Sơn đem quân về cứu giá.
Trần Công Xán vừa dứt lời, nghe quân vào báo:
- Tâu Bệ hạ, Đinh Tích Nhưỡng đem quân vây kín Hoàng cung chẳng rõ là có ý gì?
Trn Công Xán trấn an vua:
- Xin Bệ hạ bình tâm, Đinh Tích Nhưỡng chỉ e Bệ hạ phong vương cho Trịnh Bồng mà thôi. Xin Bệ hạ cứ theo lời thần dặn mà làm!
Quả nhiên, Đinh Tích Nhưỡng vào đến, không lậy mà vịn tay vào đốc kiếm hỏi vua Chiêu Thống rằng:
- Việc Côn quận công xin phong vương, Bệ hạ định thế nào?
Vua Chiêu Thống vờ hoảng sợ nói:
- Quả nhân ngay bây giờ xuống chiếu phong vương.
Nói xong liền đem nghiên bút viết chiếu phong Trịnh Bồng làm Yến Đô Vương chức nguyên soái, rồi trao cho Đinh Tích Nhưỡng. Nhường cầm tờ chiếu trên tay cười lớn nói:
- Phải như thế! Chứ lẽ đâu có cái gương của Thái tử thời Tiên đế, Bệ hạ lại chẳng thấy hay sao (ý Đinh Tích Nhưỡng muốn nói việc Thái tử Vỹ là cha vua Lê Chiêu Thống bị Trịnh Sâm giết chết).
Nói xong Nhưỡng bỏ ra ngoài. Vua Lê Chiêu Thống nghe những lời của Nhưỡng, uất ức mà thổ huyết. Quân hầu đỡ vua dậy. Vua gạt đi bảo:
- Hay mang một tấm lụa đến cho ta.
Quân mang lụa đến. Vua Chiêu Thống ngồi xuống nền điện cho huyết thổ ra, lấy tay chấm vào huyết ấy mà viết mật chỉ. Viết xong vua bảo:
- Hãy lập tức sai người tâm phúc lén vào Nghệ An trao mật chiếu này cho Nguyễn Hữu Chỉnh.
***
Nói về Nguyễn Hữu Chỉnh lúc ấy đang cùng Nguyễn Duy và Nguyễn Huỳnh Đức trấn thủ Nghệ An. Nhận được mật chỉ của vua Lê Chiêu Thống, Chỉnh bảo sứ giả rằng:
- Ngài quay về trước tâu vua hãy hạ mình giữ gìn long thể. Tôi điểm binh rồi lập tức về kinh cứu giá.
Sứ giả vâng mệnh đi ngay. Nguyễn Viết Tuyển nói với Nguyễn Hữu Chỉnh rằng:
- Có mật chiếu của vua là ta có thể khiến được thiên hạ ở Bắc Hà. Vậy tướng quân mau đem binh về kinh.
Nguyễn Hữu Chỉnh bảo:
- Ta trấn thủ Nghệ An cùng Nguyễn Duy và Nguyễn Huỳnh Đức tất trên danh nghĩa vẫn là tôi nhà Tây Sơn. Nay nếu đem quân ra Bắc cũng phải xin lệnh của Bắc Bình Vương mới được.
Nguyễn Viết Tuyển hỏi:
- Ta đã muốn bỏ Tây Sơn thì cần gì phải xin mệnh Bắc Bình Vương.
Chỉnh đáp:
- Ngươi cơ trí phải biết đường tiến thoái. Nếu ta tự tiện đem quân ra Thăng Long mà không xin lệnh Bắc Bình Vương, ngộ nhỡ không thắng còn quay lại được sao.
Tuyển lại hỏi:
- Nếu ta xin lệnh trước mà Bắc Bình Vương không cho đi thi làm thế nào?
Chỉnh đáp:
- Bắc Bình Vương có hai lẽ phải một dạ phù Lê. Nay nghe vua Lê hạ chiếu cần vương tất phải cho ta ra Bắc.
Tuyển hỏi:
- Vì hai lẽ gì mà Bắc Bình Vương phải một dạ phù Lê?
Chỉnh đáp:
- Lẽ thứ nhất Bắc Bình Vương là rể của họ Lê, nay nghe bên vợ kêu cứu lẽ nào mà không giúp. Lẽ thứ hai là Bắc Bình Vương lần trước ra Bắc mượn tiếng phò Lê diệt Trịnh, nào ngờ vua Thái Đức ra bắt về khiến Nguyễn Huệ thất tín với thiên hạ, bẽ mặt với Ngọc Hân công chúa. Nay được dịp để chứng tỏ lòng thành, lấy lại uy tín thì làm gì không một một lần nữa truyền hịch phò Lê diệt Trịnh.
Viết Tuyển lại hỏi:
- Nhưng tôi vẫn e rằng Nguyễn Huệ không cho tướng quân cầm binh ra Bắc.
Chỉnh hỏi:
- Vì sao?
Tuyển đáp:
- Vì Nguyễn Huệ rất rõ chí của tướng quân.
Chỉnh cười đáp:
- Nguyễn Huệ biết rõ chí ta. Nhưng ta cũng biết rõ Nguyễn Huệ tất phải để ta đi không thể khác được, thế mới lạ kỳ.
Nói rồi liền viết mật thư sai người tâm phúc lập tức mang vào Phú Xuân trình Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ.
Nguyễn Huệ ở thành Phú Xuân nhận được thư Nguyễn Hữu Chỉnh liền hỏi Trần Văn Kỷ rằng:
- Ta này đã được trọn quyền lo mọi việc từ đèo Hải Vân ra Bắc, không phải chịu mệnh của Hoàng huynh. Quả như ta dự đoán khi theo Hoàng huynh rút khỏi Thăng Long là Bắc Hà sinh loạn. Nay Trịnh Bồng lấy lại ngai Chúa bức bách ấu quân. Vua Chiêu Thống mới lấy máu viết mật chỉ vời Nguyễn Hữu Chỉnh về kinh cứu giá. Nguyễn Hữu Chỉnh lại viết thư vào xin lệnh của ta, vậy theo ý Trung Thư ta phải thế nào?
Trần Văn Kỷ đáp:
- Theo ý tôi Chúa công chớ nên cho Hữu Chỉnh cầm quân ra Bắc.
Huệ hỏi:
- Vì sao?
Kỷ đáp:
- Chí Hữu Chỉnh là muốn làm bá vương nơi đất Bắc, dùng sông Linh Giang chia cắt trời Năm. Nếu để Hữu Chỉnh ra Bắc phen này ắt hắn dựa vào tiếng phò Lê trước sau gì mà chẳng phản ta. Chi bằng ta sai tướng khác cầm quân ra Bắc vậy.
Nguyễn Huệ nói:
- Việc này không được.
Trần Văn Kỷ hỏi:
- Xin hỏi Chúa công vì sao lại không được?
Huệ đáp:
- Trên danh nghĩa đối với thiên hạ, Tây Sơn ta và Bắc Hà là hai nước hai vua. Vua Lê chỉ mật chiếu vời Hữu Chỉnh về cứu giá. Nay nếu ta giữ Hữu Chỉnh lại Nghệ An, sai tướng khác truyền hịch tôn phò đem quân ra Bắc, e rằng vua Lê sẽ hoảng sợ mà trốn khỏi kinh thành hạ chiếu cần vương mộ quân đánh lại Tây Sơn ta thì ta trở thành kẻ xảo ngôn vậy.
Trần Văn Kỷ lại hỏi:
- Dám hỏi Chúa công vì sao sai tướng khác ra phò Lê, giữ Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An thì vua Lê phải hoảng sợ mà trốn khỏi kinh thành.
Huệ đáp vẻ nuối tiếc:
- Lần trước Hoàng huynh ra Bắc triệu ta về Quy Nhơn thọ tội, khiến Tây Sơn ta phải thất tín với vua Lê và thiên hạ Đàng Ngoài. Vua Lê bây giờ tất sinh lòng ngờ vực, lại thấy ta giữ Hữu Chỉnh ở Nghệ An sai tướng khác cầm quân Bắc tiến, dù có truyền hịch phò Lê thì vua Lê ắt sẽ nghĩ ta thừa dịp mà đem quân cướp nước lại chẳng trốn khỏi Hoàng cung ư? Vì lẽ ấy nên trước kia ta để Chỉnh trấn thủ Nghệ An tất vua Lê sẽ gọi về cứu giá. Bởi chỉ mình Chỉnh mới đủ chính nghĩa phò Lê sau khi Tây Sơn ta thất tín ở Bắc Hà mà thôi.
Trần Văn Kỷ nói:
- Lời Chúa công rất phải. Vậy ta bắt đắc dĩ phải để Hữu Chỉnh đem quân ra Bắc. Nếu về sau hắn ra mặt chống lại ta thì sao.
Huệ cười đáp:
- Nguyễn Hữu Chỉnh có tài làm tướng mà lập chí bá vương, sớm muộn gì cũng sinh ra biến loạn ở Bắc Hà. Khi ấy ta sẽ danh chánh ngôn thuận thống nhất sơn hà.
Nói rồi Nguyễn Huệ liền viết thư thuận ý cho Nguyễn Hữu Chỉnh cầm quân Bắc tiến, sai người ra Nghệ An trao cho Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Hữu Chỉnh nhận được thư của Nguyễn Huệ bên cười to bảo Nguyễn Viết Tuyển rằng:
- Nguyễn Huệ đã thuận ý cho ta ra Bắc Hà diệt Trịnh phò Lê. Ngươi thấy ta liệu việc thế nào, ở sánh cùng Nguyễn Huệ được chưa?
Nguyễn Viết Tuyển đáp:
- Tướng quân liệu việc như thần. Thực tài nào có kém gì Nguyễn Huệ.
Hữu Chỉnh nghe Tuyển khen thích thú lắm cười nói:
- Ta ra Bắc phen này ắt cái chí dùng sông Linh Giang chia đôi thiên hạ với nhà Tây Sơn đã thành rồi vậy.
Nói xong bèn họp các tướng bàn việc quân. Chỉnh nói với Nguyễn Duy và Nguyễn Huỳnh Đức rằng:
- Nay Bắc Bình Vương sai tôi ra Bắc diệt Trịnh phò Lê. Tôi đi chuyến này nếu diệt được Trịnh Bồng ắt vua Lê Chiêu Thống không cho tôi về. Xin chia ta trước với hai ông vậy.
Nguyễn Duy thất kinh nói:
- Tôi trước bỏ Nguyễn theo Trịnh, sau bỏ Trịnh theo Tây Sơn đều làm theo ý của sư đệ cả. Nay sư đệ ra Bắc không về, Bắc Bình Vương tất nghĩ tôi với sư đệ thông đồng với nhau, ông ấy lại dùng tôi sao. Nếu sư đệ ra Bắc không về là đã hại tôi rồi vậy.
Nguyễn Huỳnh Đức hiểu bụng của Nguyễn Hữu Chỉnh và Nguyễn Duy liền xen vào nói:
- Theo tôi, nếu hai ông liên kết lại làm thế môi răng thì không ai có thể hại được hai ông!
Nguyễn Duy hỏi:
- Ông nói vậy là ý thế nào?
Huỳnh Đức đáp:
- Nay ông Chỉnh mang quân ra Bắc là vâng mệnh của Bắc Bình Vương. Nếu thua binh thì chạy về và nương náu dưới quyền Bắc Bình Vương, nếu thắng thì tung hoành nơi đất Bắc ắt ông Duy phải luỹ đến thân. Vậy tại sao ông Chỉnh không dùng ông Duy lấy lại đất Nghệ dùng sông Linh Giang làm ranh giới đối chọi Bắc Bình Vương, ấy không phải là thượng sách ư?
Nghe Huỳnh Đức nói xong, Nguyễn Hữu Chỉnh tuốt gươm khỏi vỏ quát lên rằng:
- Quân bay mau bắt Nguyễn Huỳnh Đức lại, ta giải về cho Bắc Bình Vương trị tội.
Võ sĩ xông vào trói Huỳnh Đức. Đức cười lớn hỏi:
- Tôi có tội gì mà ông bắt tôi cho Bắc Bình Vương trị tội.
Chỉnh trợn mắt quát:
- Lòng ngươi mưu phản Bắc Bình Vương lại còn chối nữa hay sao.
Đức điềm nhiên đáp:
- Ngày xưa tôi bị Bắc Bình Vương bắt sống ở miền đất Gia Định. Bắc Bình Vương khuyên hàng đã có điều giao ước, ngày sau nghe Chúa Nguyễn Phúc Ánh ở đâu thì đi hay ở là tuỳ ý sở cầu. Mới đây vua Thái Đức đem Bắc Bình Vương về Quy Nhơn thọ tội, tôi bèn xin ông ấy cho ở lại Nghệ An với hai ông để tiện đường về với chúa. Nay tôi bày kế cho hai ông cũng là vì chúa của tôi. Bắc Bình Vương là người quang minh chính đại, lý gì mà bắt tội tôi được.
Nguyễn Hữu Chỉnh hỏi:
- Ông vừa nói bày kế cho hai ta là vì chúa của ông. Vậy nếu đại sự mà thành thì chúa ông có lợi gì.
Nguyễn Huỳnh Đức đáp:
- Sau khi thua trận ở Trường Đồn, Rạch Gầm, Chúa tôi đã sang ẩn náu ở Tiêm La Quốc mưu việc khôi phục cơ đồ nhà Nguyễn ở Đàng Trong. Nay anh em Nhạc, Huệ, Lữ đã chia ba lãnh thổ ra mà cai trị. Lãnh thổ của Nguyễn Huệ chỉ vỏn vẹn có vùng Phú Xuân, Thuận Hoá đất hẹp dân nghèo. Nếu ông là Chúa ở Bắc Hà đất rộng dân đông thì Bắc Bình Vương ở Thuận Hoá không phải là đối thủ của ông. Khi ấy ông cho tôi mượn quân đánh đổ Tây Sơn có Đàng Trong dựng lại cơ nghiệp cho Chúa tôi. Khi diệt được Tây Sơn rồi ta lại dùng Linh Giang làm ranh giới, ông Đàng Ngoài, Chúa tôi Đàng Trong đời đời giao hiếu thế chẳng tốt hay sao?
Nguyễn Hữu Chỉnh mừng rỡ cởi trói cho Nguyễn Huỳnh Đức rồi nói:
- Từ xưa đến nay chỉ có mình ông nói ra điều mưu phản là không sợ tội mà thôi. Tôi vẫn biết ông có thế đặc biệt thế, nên mới giả vờ như vậy để ông nói ra hầu rõ lòng nhau mà thôi. Ngày sau nếu được như vậy thì Nguyễn Duy sư huynh muốn lấy tình sư đwj mà theo tôi học lấy nghĩa chúa cũ mà theo chúa Nguyễn là tuỳ ý sở cầu như Huỳnh Đức đã giao ước với Nguyễn Huệ vậy.
Nguyễn Hữu Chỉnh nói xong, ba tướng cùng bắt tay nhau thích thú cười vang. Bàn bạc xong Nguyễn Duy và Nguyễn Huỳnh Đức ở lại trấn thủ Nghệ An, con Nguyễn Hữu Chỉnh đem năm ngàn quân truyền hịch diệt Trịnh phò Lê lên đường ra Bắc.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 41 (Lê Đình Danh),Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 41,Lê Đình Danh
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!