Vỡ đê - Phần III - Chương 1 (Vũ Trọng Phụng)
Hope Star | Chat Online | |
02/08/2019 13:39:45 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
145 lượt xem
- * Vỡ đê - Phần III - Chương 2 (Vũ Trọng Phụng) (Văn học trong nước)
- * Vỡ đê - Phần III - Chương 3 (Vũ Trọng Phụng) (Văn học trong nước)
- * Vỡ đê - Phần II - Chương 10 (Vũ Trọng Phụng) (Văn học trong nước)
- * Vỡ đê - Phần II - Chương 9 (Vũ Trọng Phụng) (Văn học trong nước)
Dung đương lúi húi dưới bếp làm món canh trứng thì người vú già ở nhà ngoài chạy vào bảo:
- Mời cô ra có cô Yến vào hỏi cô đấy.
- Thế à! Nếu vậy, ra mời cô ấy ngồi chơi rồi tôi ra ngay đây.
Rồi Dung lầm bầm: "Quái thật, cô Yến nào? Quen biết từ bao giờ?". Tuy nhiên, nàng vẫn ngồi rốn sau một cái thớt, một tay thìa, một tay đũa, trộn thịt băm vào trứng, rồi thả thìa ấy vào nồi canh đương sôi... Người bếp liền giục:
- Thôi, cô ra tiếp khách đi, để đấy tôi...
- Ừ, thế anh hộ tôi vậy.
Nói xong, Dung đứng lên, ra rửa hai tay bằng xà phòng và rửa cả mặt. Nàng còn đương soi gương vào cái gương con lấy ở túi áo để sửa sang mấy mảng tóc lòa xòa trên trán thì tiếng guốc khách đã lộp cộp vào đến bếp mất rồi.
- Chị ơi, chị đương bận gì đấy?
Dung ngớ ra, cũng mừng rỡ reo lên:
- Ạ! Chị Yến! Thích quá!
- Em được tin ông nhà đổi về đây, em hỏi thăm được nhà là em đến ngay!
- Thế cơ à! Mời chị quay ra, lên nhà trên, em cũng sắp đi lên...
Hai người quay ra.
Yến là một người bạn thân, có lẽ thân nhất của Dung, khi hai người ở Hà thành còn là hai nữ sinh bé nhỏ một trường nữ học. Mãi cho đến khi Dung theo cha lên huyện thì hai cô bạn gái mới cách biệt nhau. Chị em đã lâu không gặp mặt, bây giờ Dung lại thấy Yến dung nhan xinh đẹp hơn trước nhiều lắm, nên nàng rất vui sướng.
Nàng hỏi:
- Chị làm thế nào mà biết nhà em ở đây?
Yến cười, hỏi lại:
- Đố chị biết em làm thế nào đấy!
Một lát, Yến tiếp:
- Cái nhà này cũng rộng rãi, ngăn nắp đấy! Mỗi tháng bao nhiêu tiền, hở chị Dung?
- À, cậu em thuê đâu như là mỗi tháng 25 đồng.
- Chị ở phố này là rất phải, chọn chỗ ở khéo quá! Thế bà đâu? Bà có ở nhà không thì chị cho em vào chào nào...
- Thôi, chị ạ, mẹ em mệt, hiện ngủ, chị để cho đến lần sau...
Dung đứng lên rót nước mời bạn. Nàng thấy Yến khen là khéo chọn chỗ ở thì rất lấy làm bằng lòng. Ấy là vì chính Dung đã chọn cái nhà này, khi nàng cùng mẹ về Hà Nội. Xưa kia, cả cái thuở bé của Dung cũng đã qua đi ở Hà thành, song lại ở vào những phố nhiều mặt trời, và bụi cũng nhiều, suốt ngày đêm các thứ xe cộ với các hàng quà bánh gây ra một thứ huyên náo khó chịu, nếu không thỉnh thoảng lại có một tai nạn chết người hoặc què người nó làm cho tri giác của ta cũng bị thương.
Lần này, Dung đã khéo chọn được phố Phạm Phú Thứ. Một phố toàn là những nhà tây cao hai ba từng đứng lừng lững và đồ sộ trong cái bầu không khí êm đềm một cách trưởng giả. Xe cộ ít qua lại, trẻ con có thể bình tĩnh nô đùa hai bên hè, nghĩa là thỉnh thoảng chạy xuống đường. Tối đến, khi những bóng điện trong các nhà có ánh sáng, khách đi đường chỉ nhìn thấy những tủ gương, tủ chè khảm, xa lông tây, tàu, giường Hồng Kông v.v... Đó, đây, những phụ nữ, quần áo trắng, tóc đen thả dài sau lưng, đứng ở bao lơn hoặc ngồi ghếch chân trên một ghế mây để ở vệ hè. Một phố trưởng giả, không có lấy một gia đình cùng dân, vì hầu hết là viên chức Nhà nước.
Những đồ đạc đã chở từ huyện về đây và nhà cửa đã dọn xong hai hôm rồi, ông huyện mới về ở. Ông cho người nhà và đồ đạc đi trước, vì còn phải ở lại bàn giao công việc cho viên tri huyện đến thay chân ông. Quả như lời đồn của bạn đồng nghiệp với ông, quả đúng như những tin tức của bạn thân ông, để vỡ đê, ông đã bị một hội đồng kỷ luật huyền chức tri huyện trong một năm, về làm bàn giấy ở phủ Thống sứ thật! Và ông tuần phủ tỉnh ông, chỉ vì quãng đê vỡ của ông, cũng bị giáng một trật và phải đổi đi một tỉnh nhỏ hơn.
Thế là, từ một bậc "phụ mẫu chi dân", phụ thân của Dung lại quay về với đời cạo giấy thuở trước. Bởi vậy, ông rất thích cái phố trong đó con ông tìm được nhà. Mấy ngày đầu, âm nhạc của máy hát hoặc máy vô tuyến điện của lân bang lại nhắc cho ông cuộc sinh hoạt của kinh đô nó không làm tê liệt trí thức của con người như cái không khí buồn tẻ của những đêm ở huyện. Thế rồi thì... mỗi ngày một lượt, sớm vác ô đi tối vác ô về, ông chỉ còn chờ tậu một cái xe nhà để chịu đựng cái bước rủi của hoạn đồ trong một năm.
- Chị ơi! Bây giờ chị lại ở Hà Nội thế này thì em lại chơi với chị luôn luôn cũng như chị đến chơi với em luôn luôn.
- À, điều ấy thì việc gì phải dặn nữa!
- Em ở phố Hàng Cót chị ạ. Gần lắm.
- Ànày chị Yến, thế làm sao chị biết cậu em phải đổi về...?
- Em xem nhật báo, thấy tin, rồi em hỏi thăm bà Cửu Tân.
Nói đến đây, Yến lấy ở một tập năm sáu tờ tuần báo ra một tờ nhật trình. Dung mở rộng tờ báo... được bạn chỉ cho cái cột có đăng tin bị huyền chức. Nàng đọc xong, thở dài một cái, y như là buồn rầu, mặc lòng quả thật lúc ấy Dung không còn buồn rầu tí nào.
Không muốn phải nói chuyện đến việc bố bị huyền chức, Dung làm ra vẻ ham đọc báo, và sốt sắng tìm tòi trên mặt giấy những tin đáng đọc. Chợt mắt nàng nhìn đến mấy dòng chữ nó khiến nàng thấy hồi hộp trái tim. Cũng vẫn ở cái cột tin tức về thủy tai, về tin nước lên xuống, và các tin về cứu tế, hàn khẩu v.v... thấy có những dòng chữ nét đậm như thế này: Quanh vụ bắt bớ ở huyện T, H.V. Phú đã được tha bổng.
Vô tình, Yến định giằng lấy tờ báo nói:
- Thôi đừng xem báo nữa, để thời giờ nói chuyện chứ chị!
Dung giơ tay ngăn tay bạn mà rằng:
- Hãy để yên cho em xem cái này một lát thôi.
Nàng đọc.
Đọc xong, nàng bàng hoàng cả người không biết rằng mình lúc ấy có đương ngủ mê hay không... Thật là quá sức tưởng tượng! Nhưng không, quả tờ nhật báo đăng cái tin ấy với luận điệu mới mẻ, khác trước nhiều, nhiều lắm. Dung đọc lại lần nữa:
- "Hôm vừa rồi..., viên tri huyện T. đã tha bổng cho H. V. Phú, một thiếu niên bị nghi là đứng cầm đầu cho hai trăm dân phu biểu tình ở quãng đê v.v... mà bản báo đã có đăng tin ngay từ khi việc mới xảy ra. Tại sao H. V. Phú lại được tha như thế? Nguyên do sau khi mở cuộc điều tra thì ông huyện T. đã thấy rõ rằng khác với lời trình báo của lính tráng và lý dịch, H. V. Phú không hề xui phu biểu tình, cũng không hề xui phu đình công. Cũng như phần nhiều người có chút học thức, chẳng hề chịu nổi những sự tàn nhẫn của bọn cai lục lộ và tuần tráng, Phú đã bảo những phu phen ấy phải đồng tâm nhau, khi quan huyện đi thăm đê thì kêu với quan huyện xem lý dịch có bóc lột họ bằng cách trẩm số tiền công mà Nhà nước đã hứa là trả cho họ. Ấy đầu đuôi chỉ có thế, mà sở dĩ H. V. Phú bị bắt chỉ là sự phòng xa của nhà chức trách trong việc trị an. Vả lại từ bên Pháp có Chính phủ Bình dân thì bên này, Chính phủ thuộc địa cũng bắt đầu quan tâm đến dân lao động.
"Vả lại xét ra thì mấy tháng nay, bao nhiêu cuộc đình công đã xảy ra, vậy mà Chính phủ Bảo hộ cũng như Chính phủ Nam triều, đều không đem pháp luật ra thẳng tay trừng trị- vì hiện ở nước ta, chưa ai có quyền đình công mà đình công tức là phạm luật - thì đủ hiểu rằng pháp luật cũng phải theo cái lịch trình tiến hóa của người dân mà nhượng bộ rồi. Tha bổng cho H. V. Phú tức là biết kể đến sự tiến hóa của dân, và đồng thời cũng là hành động theo cái tôn chỉ của Chính phủ Bình dân. Bản báo công nhận cử chỉ của việc tri huyện T là hợp thời. Quan tân, chế độ tân. Phải chi bị vào một vị "phụ mẫu" cổ hủ, không thức thời, thì H. V. Phú đã bị tù tội, và như vậy là phải, vì giữa cái tình thế chưa rõ trắng đen này thì pháp luật xứ này thế nào cũng là phải cả".
Đọc xong một lần thứ nhì, Dung gập tờ báo, lặng lẽ trao trả lại Yến. Nàng nghĩ mà mừng thầm cho người thiếu niên mà nàng đã cứu, mà có lẽ từ nay trở đi thì nàng không quên tên nữa, là: H. V. Phú. Dung tự hỏi: "H. là Hoàng mà V là Văn, nghĩa là Hoàng Văn Phú chăng?". Rồi Dung nghĩ mà oán giận bố mẹ.
Ừ, việc ấy là như thế, thì nào Dung có làm gì nên tội hay không? Ông huyện chẳng phải vì Dung mà bị huyền chức. Vẫn hay Dung đã làm một việc táo tợn, một việc phạm pháp luật, một việc có thể nguy hiểm cho bố Dung và cho Dung. Nhưng việc ấy chẳng hợp nhân đạo là gì? Và nếu thế, lại theo như ý kiến của bài báo (mà Dung chắc lại do chính tay bố mình thảo ra thì Dung há chẳng lại cứu chữa một việc vô nhân đạo mà bố nàng vì chức nghiệp, đã phạm phải đó hay sao? Nàng thấy bố mình có nhiều giọng lưỡi, và lại nhiều giọng lưỡi cả với con gái thì là sự không nên?
Ông huyện đã sỉ vả Dung một bữa kịch liệt. Bà huyện đã gọi Dung là "đứa con giết bố". Bà nhắc đi nhắc lại câu nói đó luôn luôn, bất cứ vào trường hợp nào. Và, cũng từ bữa ấy trở đi, bà luôn luôn mắng mỏ cô con, tưởng chừng con bà là hỗn, là không còn phương gì cứu chữa nổi nữa, nghĩa là đồ bỏ đi vậy. Trước bà nuông chiều yêu quý Dung bao nhiêu thì bây giờ bà hành hạ căm giận nàng bấy nhiêu. Bà làm như chính chỉ tại có một cử chỉ lãng mạn của Dung mà ông huyện phải bị Nhà nước huyền chức vậy.
Ít lâu nay Dung đã là đứa con không hiếu cũng như mẹ Dung là một bà mẹ không từ. Một bầu không khí khó thở giữa hai người thân yêu với nhau nhất đời mà xử sự như là tử thù của nhau.
Ông huyện thế mà dễ dãi. Vì ông hiểu, ông không là bà huyện, vì ông là đàn ông, xong việc thì thôi, không biết nói dai. Đáng lẽ buồn rầu vì con hư thì ông để tâm buồn rầu rằng không đủ tư cách chạy chọt cho khỏi bị huyền chức. Và buồn rầu về những cái nhơ nhớp của hoạn trường. Đối với đứa con có tội - tội nặng, rất nặng, Dung biết thế lắm - ông vẫn có lòng thương, mặc lòng ông chẳng còn nuông quá như xưa.
Dung oán giận mẹ, hối hận với bố. Nàng âm thầm đau xót, biết rằng từ đây mà đi, cái địa vị mình không còn được như xưa. Mẹ nàng chỉ còn nghĩ cách làm thế nào cho mau cho chóng tống nàng đi lấy chồng. Còn ở nhà ngày nào, Dung chỉ làm cho mẹ khó chịu ngày ấy. Đứa con giết bố! Rõ thật đau xót!
Thấy Dung có những nét buồn, Yến hỏi:
- Dạo này hẳn chị có điều gì suy nghĩ lung lắm, có phải không?
Dung gượng cười, lắc đầu:
- Không! Có gì đâu!
- À này, chị biết chưa? Hai tuần lễ nữa có chợ phiên... Ngày hội sinh viên cao đẳng, vui lắm. Chị sửa soạn đi nhé? Sửa soạn đi để làm hoa khôi... Thế nào hôm ấy em cũng phải đến lôi chị đi dự! Chị ạ, ở Hà thành chợ phiên không buồn tẻ như chợ phiên các tỉnh đâu? Còn nhớ ngày năm ngoái... úi chao ôi! Cũng ngày hội sinh viên cao đẳng...
Đến đây, Yến nghiêng đầu nghẹo cổ, lim dim hai con mắt, say sưa nói một cách văn vẻ bằng những giọng tiểu thuyết:
- Chị ạ, đó là những ngày vui vẻ trẻ trung mà không bao giờ em quên trong suốt cả một đời em, vì em thấy đời là đầy thú sống, đầy ánh sáng và hy vọng, và người đời không một ai đau khổ cả. Những ngày như thế chính là những ngày đầy thi vị nó khiến ta quên chết.
Yến đương nói đến đây bỗng có một giọng lanh lảnh cất cao sau lưng cô:
- Thế nào, cô xong mâm cơm cho bố chưa thế, hử cô?
Yến giật mình đứng lên quay lại. Đó là bà huyện. Mặt bà hầm hầm, không phải vì mới ngủ dậy nhưng vì căm giận cô chiêu. Yến chào thì bà đáp gọn một câu sắc như một lưỡi dao:
- Không dám!
Thấy giọng lạnh lùng, Yến hơi ngạc nhiên về tính nết bà mẹ Dung mà Yến biết xưa kia không thế. Yến bẽn lẽn xin cáo lui.
Khi tiễn bạn đến bậu cửa, vô tình Dung thở dài. Nàng tìm một câu để nói dối:
- Đấy, chị xem, có phải mẹ em thay đổi khác trước nhiều lắm không? Mẹ em chỉ vì đồng bóng mà thế. Buồn lắm chị ạ!
- Mời cô ra có cô Yến vào hỏi cô đấy.
- Thế à! Nếu vậy, ra mời cô ấy ngồi chơi rồi tôi ra ngay đây.
Rồi Dung lầm bầm: "Quái thật, cô Yến nào? Quen biết từ bao giờ?". Tuy nhiên, nàng vẫn ngồi rốn sau một cái thớt, một tay thìa, một tay đũa, trộn thịt băm vào trứng, rồi thả thìa ấy vào nồi canh đương sôi... Người bếp liền giục:
- Thôi, cô ra tiếp khách đi, để đấy tôi...
- Ừ, thế anh hộ tôi vậy.
Nói xong, Dung đứng lên, ra rửa hai tay bằng xà phòng và rửa cả mặt. Nàng còn đương soi gương vào cái gương con lấy ở túi áo để sửa sang mấy mảng tóc lòa xòa trên trán thì tiếng guốc khách đã lộp cộp vào đến bếp mất rồi.
- Chị ơi, chị đương bận gì đấy?
Dung ngớ ra, cũng mừng rỡ reo lên:
- Ạ! Chị Yến! Thích quá!
- Em được tin ông nhà đổi về đây, em hỏi thăm được nhà là em đến ngay!
- Thế cơ à! Mời chị quay ra, lên nhà trên, em cũng sắp đi lên...
Hai người quay ra.
Yến là một người bạn thân, có lẽ thân nhất của Dung, khi hai người ở Hà thành còn là hai nữ sinh bé nhỏ một trường nữ học. Mãi cho đến khi Dung theo cha lên huyện thì hai cô bạn gái mới cách biệt nhau. Chị em đã lâu không gặp mặt, bây giờ Dung lại thấy Yến dung nhan xinh đẹp hơn trước nhiều lắm, nên nàng rất vui sướng.
Nàng hỏi:
- Chị làm thế nào mà biết nhà em ở đây?
Yến cười, hỏi lại:
- Đố chị biết em làm thế nào đấy!
Một lát, Yến tiếp:
- Cái nhà này cũng rộng rãi, ngăn nắp đấy! Mỗi tháng bao nhiêu tiền, hở chị Dung?
- À, cậu em thuê đâu như là mỗi tháng 25 đồng.
- Chị ở phố này là rất phải, chọn chỗ ở khéo quá! Thế bà đâu? Bà có ở nhà không thì chị cho em vào chào nào...
- Thôi, chị ạ, mẹ em mệt, hiện ngủ, chị để cho đến lần sau...
Dung đứng lên rót nước mời bạn. Nàng thấy Yến khen là khéo chọn chỗ ở thì rất lấy làm bằng lòng. Ấy là vì chính Dung đã chọn cái nhà này, khi nàng cùng mẹ về Hà Nội. Xưa kia, cả cái thuở bé của Dung cũng đã qua đi ở Hà thành, song lại ở vào những phố nhiều mặt trời, và bụi cũng nhiều, suốt ngày đêm các thứ xe cộ với các hàng quà bánh gây ra một thứ huyên náo khó chịu, nếu không thỉnh thoảng lại có một tai nạn chết người hoặc què người nó làm cho tri giác của ta cũng bị thương.
Lần này, Dung đã khéo chọn được phố Phạm Phú Thứ. Một phố toàn là những nhà tây cao hai ba từng đứng lừng lững và đồ sộ trong cái bầu không khí êm đềm một cách trưởng giả. Xe cộ ít qua lại, trẻ con có thể bình tĩnh nô đùa hai bên hè, nghĩa là thỉnh thoảng chạy xuống đường. Tối đến, khi những bóng điện trong các nhà có ánh sáng, khách đi đường chỉ nhìn thấy những tủ gương, tủ chè khảm, xa lông tây, tàu, giường Hồng Kông v.v... Đó, đây, những phụ nữ, quần áo trắng, tóc đen thả dài sau lưng, đứng ở bao lơn hoặc ngồi ghếch chân trên một ghế mây để ở vệ hè. Một phố trưởng giả, không có lấy một gia đình cùng dân, vì hầu hết là viên chức Nhà nước.
Những đồ đạc đã chở từ huyện về đây và nhà cửa đã dọn xong hai hôm rồi, ông huyện mới về ở. Ông cho người nhà và đồ đạc đi trước, vì còn phải ở lại bàn giao công việc cho viên tri huyện đến thay chân ông. Quả như lời đồn của bạn đồng nghiệp với ông, quả đúng như những tin tức của bạn thân ông, để vỡ đê, ông đã bị một hội đồng kỷ luật huyền chức tri huyện trong một năm, về làm bàn giấy ở phủ Thống sứ thật! Và ông tuần phủ tỉnh ông, chỉ vì quãng đê vỡ của ông, cũng bị giáng một trật và phải đổi đi một tỉnh nhỏ hơn.
Thế là, từ một bậc "phụ mẫu chi dân", phụ thân của Dung lại quay về với đời cạo giấy thuở trước. Bởi vậy, ông rất thích cái phố trong đó con ông tìm được nhà. Mấy ngày đầu, âm nhạc của máy hát hoặc máy vô tuyến điện của lân bang lại nhắc cho ông cuộc sinh hoạt của kinh đô nó không làm tê liệt trí thức của con người như cái không khí buồn tẻ của những đêm ở huyện. Thế rồi thì... mỗi ngày một lượt, sớm vác ô đi tối vác ô về, ông chỉ còn chờ tậu một cái xe nhà để chịu đựng cái bước rủi của hoạn đồ trong một năm.
- Chị ơi! Bây giờ chị lại ở Hà Nội thế này thì em lại chơi với chị luôn luôn cũng như chị đến chơi với em luôn luôn.
- À, điều ấy thì việc gì phải dặn nữa!
- Em ở phố Hàng Cót chị ạ. Gần lắm.
- Ànày chị Yến, thế làm sao chị biết cậu em phải đổi về...?
- Em xem nhật báo, thấy tin, rồi em hỏi thăm bà Cửu Tân.
Nói đến đây, Yến lấy ở một tập năm sáu tờ tuần báo ra một tờ nhật trình. Dung mở rộng tờ báo... được bạn chỉ cho cái cột có đăng tin bị huyền chức. Nàng đọc xong, thở dài một cái, y như là buồn rầu, mặc lòng quả thật lúc ấy Dung không còn buồn rầu tí nào.
Không muốn phải nói chuyện đến việc bố bị huyền chức, Dung làm ra vẻ ham đọc báo, và sốt sắng tìm tòi trên mặt giấy những tin đáng đọc. Chợt mắt nàng nhìn đến mấy dòng chữ nó khiến nàng thấy hồi hộp trái tim. Cũng vẫn ở cái cột tin tức về thủy tai, về tin nước lên xuống, và các tin về cứu tế, hàn khẩu v.v... thấy có những dòng chữ nét đậm như thế này: Quanh vụ bắt bớ ở huyện T, H.V. Phú đã được tha bổng.
Vô tình, Yến định giằng lấy tờ báo nói:
- Thôi đừng xem báo nữa, để thời giờ nói chuyện chứ chị!
Dung giơ tay ngăn tay bạn mà rằng:
- Hãy để yên cho em xem cái này một lát thôi.
Nàng đọc.
Đọc xong, nàng bàng hoàng cả người không biết rằng mình lúc ấy có đương ngủ mê hay không... Thật là quá sức tưởng tượng! Nhưng không, quả tờ nhật báo đăng cái tin ấy với luận điệu mới mẻ, khác trước nhiều, nhiều lắm. Dung đọc lại lần nữa:
- "Hôm vừa rồi..., viên tri huyện T. đã tha bổng cho H. V. Phú, một thiếu niên bị nghi là đứng cầm đầu cho hai trăm dân phu biểu tình ở quãng đê v.v... mà bản báo đã có đăng tin ngay từ khi việc mới xảy ra. Tại sao H. V. Phú lại được tha như thế? Nguyên do sau khi mở cuộc điều tra thì ông huyện T. đã thấy rõ rằng khác với lời trình báo của lính tráng và lý dịch, H. V. Phú không hề xui phu biểu tình, cũng không hề xui phu đình công. Cũng như phần nhiều người có chút học thức, chẳng hề chịu nổi những sự tàn nhẫn của bọn cai lục lộ và tuần tráng, Phú đã bảo những phu phen ấy phải đồng tâm nhau, khi quan huyện đi thăm đê thì kêu với quan huyện xem lý dịch có bóc lột họ bằng cách trẩm số tiền công mà Nhà nước đã hứa là trả cho họ. Ấy đầu đuôi chỉ có thế, mà sở dĩ H. V. Phú bị bắt chỉ là sự phòng xa của nhà chức trách trong việc trị an. Vả lại từ bên Pháp có Chính phủ Bình dân thì bên này, Chính phủ thuộc địa cũng bắt đầu quan tâm đến dân lao động.
"Vả lại xét ra thì mấy tháng nay, bao nhiêu cuộc đình công đã xảy ra, vậy mà Chính phủ Bảo hộ cũng như Chính phủ Nam triều, đều không đem pháp luật ra thẳng tay trừng trị- vì hiện ở nước ta, chưa ai có quyền đình công mà đình công tức là phạm luật - thì đủ hiểu rằng pháp luật cũng phải theo cái lịch trình tiến hóa của người dân mà nhượng bộ rồi. Tha bổng cho H. V. Phú tức là biết kể đến sự tiến hóa của dân, và đồng thời cũng là hành động theo cái tôn chỉ của Chính phủ Bình dân. Bản báo công nhận cử chỉ của việc tri huyện T là hợp thời. Quan tân, chế độ tân. Phải chi bị vào một vị "phụ mẫu" cổ hủ, không thức thời, thì H. V. Phú đã bị tù tội, và như vậy là phải, vì giữa cái tình thế chưa rõ trắng đen này thì pháp luật xứ này thế nào cũng là phải cả".
Đọc xong một lần thứ nhì, Dung gập tờ báo, lặng lẽ trao trả lại Yến. Nàng nghĩ mà mừng thầm cho người thiếu niên mà nàng đã cứu, mà có lẽ từ nay trở đi thì nàng không quên tên nữa, là: H. V. Phú. Dung tự hỏi: "H. là Hoàng mà V là Văn, nghĩa là Hoàng Văn Phú chăng?". Rồi Dung nghĩ mà oán giận bố mẹ.
Ừ, việc ấy là như thế, thì nào Dung có làm gì nên tội hay không? Ông huyện chẳng phải vì Dung mà bị huyền chức. Vẫn hay Dung đã làm một việc táo tợn, một việc phạm pháp luật, một việc có thể nguy hiểm cho bố Dung và cho Dung. Nhưng việc ấy chẳng hợp nhân đạo là gì? Và nếu thế, lại theo như ý kiến của bài báo (mà Dung chắc lại do chính tay bố mình thảo ra thì Dung há chẳng lại cứu chữa một việc vô nhân đạo mà bố nàng vì chức nghiệp, đã phạm phải đó hay sao? Nàng thấy bố mình có nhiều giọng lưỡi, và lại nhiều giọng lưỡi cả với con gái thì là sự không nên?
Ông huyện đã sỉ vả Dung một bữa kịch liệt. Bà huyện đã gọi Dung là "đứa con giết bố". Bà nhắc đi nhắc lại câu nói đó luôn luôn, bất cứ vào trường hợp nào. Và, cũng từ bữa ấy trở đi, bà luôn luôn mắng mỏ cô con, tưởng chừng con bà là hỗn, là không còn phương gì cứu chữa nổi nữa, nghĩa là đồ bỏ đi vậy. Trước bà nuông chiều yêu quý Dung bao nhiêu thì bây giờ bà hành hạ căm giận nàng bấy nhiêu. Bà làm như chính chỉ tại có một cử chỉ lãng mạn của Dung mà ông huyện phải bị Nhà nước huyền chức vậy.
Ít lâu nay Dung đã là đứa con không hiếu cũng như mẹ Dung là một bà mẹ không từ. Một bầu không khí khó thở giữa hai người thân yêu với nhau nhất đời mà xử sự như là tử thù của nhau.
Ông huyện thế mà dễ dãi. Vì ông hiểu, ông không là bà huyện, vì ông là đàn ông, xong việc thì thôi, không biết nói dai. Đáng lẽ buồn rầu vì con hư thì ông để tâm buồn rầu rằng không đủ tư cách chạy chọt cho khỏi bị huyền chức. Và buồn rầu về những cái nhơ nhớp của hoạn trường. Đối với đứa con có tội - tội nặng, rất nặng, Dung biết thế lắm - ông vẫn có lòng thương, mặc lòng ông chẳng còn nuông quá như xưa.
Dung oán giận mẹ, hối hận với bố. Nàng âm thầm đau xót, biết rằng từ đây mà đi, cái địa vị mình không còn được như xưa. Mẹ nàng chỉ còn nghĩ cách làm thế nào cho mau cho chóng tống nàng đi lấy chồng. Còn ở nhà ngày nào, Dung chỉ làm cho mẹ khó chịu ngày ấy. Đứa con giết bố! Rõ thật đau xót!
Thấy Dung có những nét buồn, Yến hỏi:
- Dạo này hẳn chị có điều gì suy nghĩ lung lắm, có phải không?
Dung gượng cười, lắc đầu:
- Không! Có gì đâu!
- À này, chị biết chưa? Hai tuần lễ nữa có chợ phiên... Ngày hội sinh viên cao đẳng, vui lắm. Chị sửa soạn đi nhé? Sửa soạn đi để làm hoa khôi... Thế nào hôm ấy em cũng phải đến lôi chị đi dự! Chị ạ, ở Hà thành chợ phiên không buồn tẻ như chợ phiên các tỉnh đâu? Còn nhớ ngày năm ngoái... úi chao ôi! Cũng ngày hội sinh viên cao đẳng...
Đến đây, Yến nghiêng đầu nghẹo cổ, lim dim hai con mắt, say sưa nói một cách văn vẻ bằng những giọng tiểu thuyết:
- Chị ạ, đó là những ngày vui vẻ trẻ trung mà không bao giờ em quên trong suốt cả một đời em, vì em thấy đời là đầy thú sống, đầy ánh sáng và hy vọng, và người đời không một ai đau khổ cả. Những ngày như thế chính là những ngày đầy thi vị nó khiến ta quên chết.
Yến đương nói đến đây bỗng có một giọng lanh lảnh cất cao sau lưng cô:
- Thế nào, cô xong mâm cơm cho bố chưa thế, hử cô?
Yến giật mình đứng lên quay lại. Đó là bà huyện. Mặt bà hầm hầm, không phải vì mới ngủ dậy nhưng vì căm giận cô chiêu. Yến chào thì bà đáp gọn một câu sắc như một lưỡi dao:
- Không dám!
Thấy giọng lạnh lùng, Yến hơi ngạc nhiên về tính nết bà mẹ Dung mà Yến biết xưa kia không thế. Yến bẽn lẽn xin cáo lui.
Khi tiễn bạn đến bậu cửa, vô tình Dung thở dài. Nàng tìm một câu để nói dối:
- Đấy, chị xem, có phải mẹ em thay đổi khác trước nhiều lắm không? Mẹ em chỉ vì đồng bóng mà thế. Buồn lắm chị ạ!
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!