Trống mái - Chương 3 (Khái hưng)
Hope Star | Chat Online | |
02/08/2019 18:16:46 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
75 lượt xem
- * Trống mái - Chương 4 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
- * Trống mái - Chương 5 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
- * Trống mái - Chương 2 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
- * Trống mái - Chương 1 (Khái Hưng) (Văn học trong nước)
Hai người lẳng lặng đi ra bãi biển. Bà Hậu trong cái áo khoác vải bông trắng dài chấm mắt cá, trông còn có dáng khỏe mạnh, cứng cáp. Đi bên cạnh bà, Hiền như một cây non đương bồng bột lớn và chứ đầy nhực buổi đầu xuân: một tấm nhan sắc hoạt động hùng tráng, thanh khiết, trái ngược với thứ nhan sắc nhu nhược ủy mị, kín đáo, biểu hiệu của dục tính. Qua một quãn đường, một khoảng trồng đầy phi lao, hai người tới bãi cát.
Bấy giờ, gió đông nam bắt đầu thổi mạnh và đều, đã rủ rê hầu khắp dân tắm Sầm Sơn ra đùa giỡn với những làn sóng bạc đương ầm ầm xô đẩy nhau vào bờ. Nhưng nửa bãi khu trên vẫn vắng, lác đác chỉ có độ dăm người. Bà Hậu ở vào khu ấy nên hôm nay cũng phải cùng con gái đi mãi xuống chỗ mỏm đá đông người Việt- Nam tắm hơn, mà bãi cát lại bằng phẳng chứ không gồ ghề, có nhiều hố sâu như ở phía kia.
- Hôm nay tắm ở đây thôi mẹ ạ.
Hiền chán nản chống tay vào cái mảng phơi bên làn nước và nũng nịu, uể oải nói với mẹ. Bà Hậu nhìn con đáp:
- Con mỏi chân rồi sao?
Hiền mỉm cười:
- Không mẹ ạ! Nhưng tắm đâu chả thế! Ở đây có cái mảng này sạch sẽ, vắt áo khoác tiện lắm.
- Nếu con không mỏi thì nên đến đằng kia tắm hơn. Vả lại hôm qua, mẹ đã trót hẹn với các bà ấy.
- Vâng cũng được.
Nhưng chẳng bao lâu, sự chán nản biến mất ngay trong tâm hồng cô thiếu nữ. Hiền vừa liếc thấy một bọn người Pháp, cả đàn ông lẫn đàn bà nhìn mình bằng cặp mắt khen ngợi, thèm muốn, ghanh tị nữa. Nàng nghĩ thầm:
- “Muốn bìng đảng, phải đồng đẳng. Mà trước hết cần nhất phải đồng đẳng về thân thể tráng kiện!”.
Nàng sung sướng cất tiếng hát một bài ca Pháp theo gần hệt một cô đào Harvey.
Seratice un rêve?
Un Joli rêve?...
Mọi người đều quay lại nhìn nàng. Bà Hậu mắng yêu con:
- Sao con lại hát to thế?
- Con thích quá mẹ ạ. Hơi nước bể thơm quá!
Bà Hậu cười:
- Tanh thì có!
Một đứa bé con người Pháp trỏ Hiền bảo với mẹ nó:
- Me, kìa!
Hiền đứng lại tươi cười hỏ bỡn bằng tiếng Pháp:
- Sao cứ trông người ta mà cười thế?
Cô bé chẳng ngần ngừ trả lời liền:
- Vì người ta đẹp, mà người ta lại tân thời!
Thật vậy, nhờ kiểu áo tắm tối tân ăn khít vào tấm thâm luyện tập, Hiền nổi hẳn trong đám người ở bãi biển khiến ai gặp nàng cũng dừng bước tò mò nhìn.
- Chị Hiền!
- Ồ, Hồng đấy à?
Hồng bẽn lẽn lại chào bà Hậu, bắt tay Hìền rồi đưa mắt ngượng nghịu thầm so sánh thân thể bạn với thân thể mình gầu gò trong bộ áo tắm xám màu và quá rộng, quá dài. Hiền cũng hiểu vậy nên chữa thẹn cho bạn:
- Chị ốm mãi nên độ rày hơi sút. Nghỉ ít lâu lại béo lại như thường, lo gì.
Bà Hậu cười, nói tiếp:
- Mày chẳng san sẻ cho chị Hồng một tí?
- Thưa mẹ, con sắp tiếp máu cho chị Hồng đấy ạ. Nhưng kìa, chị đi đâu đấy?
Hồng chạy vội lên chỗ cát khô lấy cái áo khoác choàng vào mìnnh. Tuy biết rằng bạn cốt giấu tấm thân mảnh dẻ. Hiền vẫn làm như không lưu ý tới điều đó.
- Vẽ! Để vậy có mát hơn không?
Lúc đó một người Pháp đi qua, Hiền gặp dịp an ủi bạn:
- Chị trông cô đầm kia thì chẳng hơn gì chị.
Rồi nàng tiếp luôn:
- À, em nhờ chị trông coi mẹ em hộn nhé!
Bà Hậu cười:
- Mày làm như tao còn bé dại lắm ấy!... Nhưng mày không tắm à?
- Con xin phép mẹ nghỉ tắm hôm nay. Con bận phải đi đàng này một lát.
Nàng ôm lấy mẹ vừa cười vừa hôn:
- Mẹ tha lỗi cho con nhé!
Chung quanh, kẻ cười mát, người bĩu môi. Những bà đứng tuổi cho là Hiền ‘tây’ quá, quay lảng đi thì thầm nói chuyện với nhau để tỏ ý khinh bỉ.
Thấy thế, Hiền càng làm già, nhảy theo nhịp khiêu vũ quanh mình mẹ, đoạn ngả đầu chào rồi cắm cổ chạy thật mau về phía nhà khách sạn lớn.
- Cô tập chạy để dự thi khoa điền kinh đấy phải không?
Hiền đứng lại, vừa thở vừa đáp:
- Khoa điền kinh là khoa quỷ gì thế?
Nàng nhận ra là Lư và Miện, cặp bạn mà nàng chưa từng thấy xa nhau.
- Hai ông chưa thay quần áo để đi tắm?
- Hôm nay chúng tôi không tắm!
- Cả hai ông?
- Vâng.
Hiền cười:
- Khéo bảo nhau nhỉ! Tắm cùng tắm, nghỉ cùng nghỉ.
Lưu cũngg cười:
- Chính vậy. Chúng tôi đồng tâm, đồng ý, đồng tính, đồnh tình.
Hiền bĩu môi, chế nhạo câu nói kiểu cách:
- Đồng lằm thứ thế? Giá là cặp vợ chồng thì tốt duyên lắm nhỉ?
Dứt lời, nàng lại chạy. Lưu gọi với, nhưng Hiền vờ không nghe tiếng, rảo bước trên làn cát ướt. Khi đến một chỗ đã xa bãi tắm, nàng đứng kiễng chân vươn tay khoan khoái thở mạnh. Mấy giọt nước biển bắn lên mặt khiến Hiền quay nhìn ra khơi ngắm những mảnh buồm nâu khi ẩn khi hiện đương rập rờn theo đợt sóng. Trước vạn vật hùng vĩ, nàng vut buồn rầu cảm thấy mình bé nhỏ yếu ớt.
Song chỉ vài phút sau nàng đã cười phá lên vì thấy những lớp sóng rầm rộ dữ dội từ nẻo xa đến, tưởng sắp nuốt chửng nàng đi, nhưng khi tới chân nàng đều nằm ép xuống như lặn lẽ quy hàng. Nàng nhớ tới những chuyện thần tiên của Perrault mà nàng đã đọc, và tự ví mình với một nàng tiên nữ tay cầm cái thước mầu nhiệm để ra phép chế ngự một con quái vật hung tàn.
Những tiếng ‘dô ta’ làm cho Hiền tỉnh mộng, quay nhìn về phía xóm Trường Lệ. Một đám dân chài đương xúm nhau khiêng một chiếc thuyền lên bãi cao.
Nàng đi lại gần, tò mò đứng xem. Sáu người từ 17- 18 tuổi tới ngoài 30 lực lưỡng, mập mạp, da sẫm đen và bóng như màu gỗ lim trên nước cùng gò sức cố nhấc bổng cái thuyền mành lên bằng ba cái đòn tre già và những dây thừng to. Mỗi lần họ kêu ‘dô ta’ sau câu hát ngắnn hai ba chữ của một người trong bọn thì những bắp thịt tròn ở tay, ở ngực, ở lưnng họ lại nổi lên một cách rõ rệt, trông như những quả lựu rám nắng vậy.
Luôn bốn năm lần họ dùng sức, chiếc thuyền vẫn không nhúc nhích. Thỉnh thoảng, một đợt sóng ở ngoài khơi chạy tới xô mạnh vào thân thuyền làm tung tóe nước mặn lên mặt họ khiến họ buông tay ra đứng cười, cái cười mộc mạc, vô nghĩa.
- Các bác yếu lắm nhỉ?
Nghe lời chê bai của Hiền, có người vui vẻ đáp:
- Vậy nhờ cô một tay.
Một người khác bảo:
- Trông cô ấy sức lực đấy chứ.
Hiền tay cầm đòn, tay cuốn dây thừng. Ai nấy tưởng nàng khiêng giúp thật, toan cũng gghé vai vài đòn thì nàng dã vội buông ra cười ngất:
- Nói đùa đấy thôi, chứ thôi yếu lắm!
Mọi người đương hì hục đào và xan thoai thoải cát ở phía trên để kéo thuyền lên thì bỗng có tiếng kêu vui mừng:
- May quá! Vọi kia rồi! Vọi mà giúp thì đến hai cái thuyền cũng xong chứ đừng nói một.
Quả thật, một người vạm vỡ từ trong xóm đi ra.
- Hộ một tăy, anh Vọi ơi!
Vọi yên lặng cởi áo, xắn quần. Hiền kinh ngạc. Nàng thấy hiện ra một nhà lực sĩ cường tráng, mỹ lệ như một pho tượng cổ Hy- Lạp. Nàng không lưu ý đến màu da rám nắng ma chỉ ngắm nghía những nét nhịp nhàng cân đối của một tấm thân thể hoàn toàn. Vọi lại có khuôn mặt đều đạn, cặp mắt hơi xếch và sáng, cái cằm vuông và lồi khiến chàng nổi hẳn trong bọn dân chài nặng nề, kém thông minh.
Có lẽ sự xét đoán của Hiền cũng bị trí tưởng tượng làm sai đi vài phần. Nhưng một điều chắc chắn là Vọi đẹp, đẹp theo nhà hội họa, nhà điêu khắc, nhà thể thao...
Bấy giờ, gió đông nam bắt đầu thổi mạnh và đều, đã rủ rê hầu khắp dân tắm Sầm Sơn ra đùa giỡn với những làn sóng bạc đương ầm ầm xô đẩy nhau vào bờ. Nhưng nửa bãi khu trên vẫn vắng, lác đác chỉ có độ dăm người. Bà Hậu ở vào khu ấy nên hôm nay cũng phải cùng con gái đi mãi xuống chỗ mỏm đá đông người Việt- Nam tắm hơn, mà bãi cát lại bằng phẳng chứ không gồ ghề, có nhiều hố sâu như ở phía kia.
- Hôm nay tắm ở đây thôi mẹ ạ.
Hiền chán nản chống tay vào cái mảng phơi bên làn nước và nũng nịu, uể oải nói với mẹ. Bà Hậu nhìn con đáp:
- Con mỏi chân rồi sao?
Hiền mỉm cười:
- Không mẹ ạ! Nhưng tắm đâu chả thế! Ở đây có cái mảng này sạch sẽ, vắt áo khoác tiện lắm.
- Nếu con không mỏi thì nên đến đằng kia tắm hơn. Vả lại hôm qua, mẹ đã trót hẹn với các bà ấy.
- Vâng cũng được.
Nhưng chẳng bao lâu, sự chán nản biến mất ngay trong tâm hồng cô thiếu nữ. Hiền vừa liếc thấy một bọn người Pháp, cả đàn ông lẫn đàn bà nhìn mình bằng cặp mắt khen ngợi, thèm muốn, ghanh tị nữa. Nàng nghĩ thầm:
- “Muốn bìng đảng, phải đồng đẳng. Mà trước hết cần nhất phải đồng đẳng về thân thể tráng kiện!”.
Nàng sung sướng cất tiếng hát một bài ca Pháp theo gần hệt một cô đào Harvey.
Seratice un rêve?
Un Joli rêve?...
Mọi người đều quay lại nhìn nàng. Bà Hậu mắng yêu con:
- Sao con lại hát to thế?
- Con thích quá mẹ ạ. Hơi nước bể thơm quá!
Bà Hậu cười:
- Tanh thì có!
Một đứa bé con người Pháp trỏ Hiền bảo với mẹ nó:
- Me, kìa!
Hiền đứng lại tươi cười hỏ bỡn bằng tiếng Pháp:
- Sao cứ trông người ta mà cười thế?
Cô bé chẳng ngần ngừ trả lời liền:
- Vì người ta đẹp, mà người ta lại tân thời!
Thật vậy, nhờ kiểu áo tắm tối tân ăn khít vào tấm thâm luyện tập, Hiền nổi hẳn trong đám người ở bãi biển khiến ai gặp nàng cũng dừng bước tò mò nhìn.
- Chị Hiền!
- Ồ, Hồng đấy à?
Hồng bẽn lẽn lại chào bà Hậu, bắt tay Hìền rồi đưa mắt ngượng nghịu thầm so sánh thân thể bạn với thân thể mình gầu gò trong bộ áo tắm xám màu và quá rộng, quá dài. Hiền cũng hiểu vậy nên chữa thẹn cho bạn:
- Chị ốm mãi nên độ rày hơi sút. Nghỉ ít lâu lại béo lại như thường, lo gì.
Bà Hậu cười, nói tiếp:
- Mày chẳng san sẻ cho chị Hồng một tí?
- Thưa mẹ, con sắp tiếp máu cho chị Hồng đấy ạ. Nhưng kìa, chị đi đâu đấy?
Hồng chạy vội lên chỗ cát khô lấy cái áo khoác choàng vào mìnnh. Tuy biết rằng bạn cốt giấu tấm thân mảnh dẻ. Hiền vẫn làm như không lưu ý tới điều đó.
- Vẽ! Để vậy có mát hơn không?
Lúc đó một người Pháp đi qua, Hiền gặp dịp an ủi bạn:
- Chị trông cô đầm kia thì chẳng hơn gì chị.
Rồi nàng tiếp luôn:
- À, em nhờ chị trông coi mẹ em hộn nhé!
Bà Hậu cười:
- Mày làm như tao còn bé dại lắm ấy!... Nhưng mày không tắm à?
- Con xin phép mẹ nghỉ tắm hôm nay. Con bận phải đi đàng này một lát.
Nàng ôm lấy mẹ vừa cười vừa hôn:
- Mẹ tha lỗi cho con nhé!
Chung quanh, kẻ cười mát, người bĩu môi. Những bà đứng tuổi cho là Hiền ‘tây’ quá, quay lảng đi thì thầm nói chuyện với nhau để tỏ ý khinh bỉ.
Thấy thế, Hiền càng làm già, nhảy theo nhịp khiêu vũ quanh mình mẹ, đoạn ngả đầu chào rồi cắm cổ chạy thật mau về phía nhà khách sạn lớn.
- Cô tập chạy để dự thi khoa điền kinh đấy phải không?
Hiền đứng lại, vừa thở vừa đáp:
- Khoa điền kinh là khoa quỷ gì thế?
Nàng nhận ra là Lư và Miện, cặp bạn mà nàng chưa từng thấy xa nhau.
- Hai ông chưa thay quần áo để đi tắm?
- Hôm nay chúng tôi không tắm!
- Cả hai ông?
- Vâng.
Hiền cười:
- Khéo bảo nhau nhỉ! Tắm cùng tắm, nghỉ cùng nghỉ.
Lưu cũngg cười:
- Chính vậy. Chúng tôi đồng tâm, đồng ý, đồng tính, đồnh tình.
Hiền bĩu môi, chế nhạo câu nói kiểu cách:
- Đồng lằm thứ thế? Giá là cặp vợ chồng thì tốt duyên lắm nhỉ?
Dứt lời, nàng lại chạy. Lưu gọi với, nhưng Hiền vờ không nghe tiếng, rảo bước trên làn cát ướt. Khi đến một chỗ đã xa bãi tắm, nàng đứng kiễng chân vươn tay khoan khoái thở mạnh. Mấy giọt nước biển bắn lên mặt khiến Hiền quay nhìn ra khơi ngắm những mảnh buồm nâu khi ẩn khi hiện đương rập rờn theo đợt sóng. Trước vạn vật hùng vĩ, nàng vut buồn rầu cảm thấy mình bé nhỏ yếu ớt.
Song chỉ vài phút sau nàng đã cười phá lên vì thấy những lớp sóng rầm rộ dữ dội từ nẻo xa đến, tưởng sắp nuốt chửng nàng đi, nhưng khi tới chân nàng đều nằm ép xuống như lặn lẽ quy hàng. Nàng nhớ tới những chuyện thần tiên của Perrault mà nàng đã đọc, và tự ví mình với một nàng tiên nữ tay cầm cái thước mầu nhiệm để ra phép chế ngự một con quái vật hung tàn.
Những tiếng ‘dô ta’ làm cho Hiền tỉnh mộng, quay nhìn về phía xóm Trường Lệ. Một đám dân chài đương xúm nhau khiêng một chiếc thuyền lên bãi cao.
Nàng đi lại gần, tò mò đứng xem. Sáu người từ 17- 18 tuổi tới ngoài 30 lực lưỡng, mập mạp, da sẫm đen và bóng như màu gỗ lim trên nước cùng gò sức cố nhấc bổng cái thuyền mành lên bằng ba cái đòn tre già và những dây thừng to. Mỗi lần họ kêu ‘dô ta’ sau câu hát ngắnn hai ba chữ của một người trong bọn thì những bắp thịt tròn ở tay, ở ngực, ở lưnng họ lại nổi lên một cách rõ rệt, trông như những quả lựu rám nắng vậy.
Luôn bốn năm lần họ dùng sức, chiếc thuyền vẫn không nhúc nhích. Thỉnh thoảng, một đợt sóng ở ngoài khơi chạy tới xô mạnh vào thân thuyền làm tung tóe nước mặn lên mặt họ khiến họ buông tay ra đứng cười, cái cười mộc mạc, vô nghĩa.
- Các bác yếu lắm nhỉ?
Nghe lời chê bai của Hiền, có người vui vẻ đáp:
- Vậy nhờ cô một tay.
Một người khác bảo:
- Trông cô ấy sức lực đấy chứ.
Hiền tay cầm đòn, tay cuốn dây thừng. Ai nấy tưởng nàng khiêng giúp thật, toan cũng gghé vai vài đòn thì nàng dã vội buông ra cười ngất:
- Nói đùa đấy thôi, chứ thôi yếu lắm!
Mọi người đương hì hục đào và xan thoai thoải cát ở phía trên để kéo thuyền lên thì bỗng có tiếng kêu vui mừng:
- May quá! Vọi kia rồi! Vọi mà giúp thì đến hai cái thuyền cũng xong chứ đừng nói một.
Quả thật, một người vạm vỡ từ trong xóm đi ra.
- Hộ một tăy, anh Vọi ơi!
Vọi yên lặng cởi áo, xắn quần. Hiền kinh ngạc. Nàng thấy hiện ra một nhà lực sĩ cường tráng, mỹ lệ như một pho tượng cổ Hy- Lạp. Nàng không lưu ý đến màu da rám nắng ma chỉ ngắm nghía những nét nhịp nhàng cân đối của một tấm thân thể hoàn toàn. Vọi lại có khuôn mặt đều đạn, cặp mắt hơi xếch và sáng, cái cằm vuông và lồi khiến chàng nổi hẳn trong bọn dân chài nặng nề, kém thông minh.
Có lẽ sự xét đoán của Hiền cũng bị trí tưởng tượng làm sai đi vài phần. Nhưng một điều chắc chắn là Vọi đẹp, đẹp theo nhà hội họa, nhà điêu khắc, nhà thể thao...
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!