Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 31 (Khái hưng)
Hope Star | Chat Online | |
03/08/2019 19:35:04 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
101 lượt xem
- * Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 32 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
- * Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 33 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
- * Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 30 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
- * Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 29 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
Trong dòng sông Phong Doanh, chiếc thuyền bồng xuôi rất mau, nhẹ nhàng như bay trên mặt nước. trời vừa rạng đông. Một buổi sớm thu mát mẻ, êm đềm, dễ gỡi cảm hứng.
Trương Quỳnh Như ngồi ngắm ánh vàng nhảy lộn ở mũi thuyền, rồi mỉm cười bảo thân mẫu đương nằm nghỉ trong khoang:
- Dám bẩm mẫu thân, xin mời mẫu thân ra xem cảnh nên thơ lắm.
Kiến Xuyên phu nhân cau mày mắng con:
- Mẹ không muốn bạ lúc nào con cũng ngâm nga đề vịnh như thế. Trai cung kiếm văn chương, gái khuê phòng thêu dệt, trời đã chia hẳn công việc hai bên ra rồi, sao cứ muốn trái luật trời?
- Dạ bẩm mẫu thân, con có dám lười biếng công việc tầm tang, phùng xuyến bao giờ đâu? Nhưng ngoài công việc làm ăn, cũng xin phép mẹ cho con được học tập văn thơ ngắm cảnh vịnh đề một vài câu.
Kiến Xuyên phu nhân là một bậc mệnh phụ nghiêm khắc. Chồng bà một nhà đại văn hào đậu tiến sĩ về đời Lê mạt, chỉ thích có ba thứ: đánh cờ, uống rượn, làm thơ Phú quý công danh hầu coi như mây bay, như gió thoảng, như bóng ngựa trắng qua cửa sổ. Nhất từ ngày hầu cáo lão quy điền, thì hầu lại càng rửng rưng với đời lắm, công việc sinh nhai hầu phó mặc vợ con săn sóc.
Khi nhà Lê bị Nguyễn Huệ diệt, hầu chỉ cười, cái cười tuy đau đớn nhưng ngụ rất nhiều ý nghĩa khinh đời. Hầu cho sự mất nước là một sự d~ nhiên, thế nào cũng xảy ra, chẳng chóng thì chầy: vì hầu thấy vua Lê hèn yếu, chúa Sâm kiêu căng. Đã hai ba lần, vì lòng yêu vua, thương nước, hầu đem kế hoạch hưng bang ra bàn với Sâm, song không những Sâm không nghe theo, mà còn quở mắng hầu và doạ giáng chức hầu. Hầu liền dâng sớ xin cáo lão hồi hưu, tuy hầu mới ngoài năm mươi tuổi. Lúc đó, Thanh Xuyên hầu đã thi đậu tiến sĩ và thụ chức hàn lâm biên tu ở bộ Lại.
Về quê, hầu đi ngao du sơn thủy. Bao nhiêu ngọn núi ở vùng Sơn Nam theo dọc con sông Đáy đều có in vết bàn chân của hầu.
Nàng Quỳnh Như, con gái yêu của hầu, hầu bắt theo nghiên bút, cầm thi.
Nàng bẩm tính thông minh lại được hầu ra công dạy dỗ, nên năm nay mới mười sáu tuổi mà đã có tài nhả ngọc phun châu, cầm ca đủ điệu.
Nhân gặp tiết thu trong sáng, hầu khuyên phu nhân đưa con gái đi ngoạn cảnh chùa Non Nước.
Hầu thường nói: "Làm một trăm bài thơ, không bằng ngắm một cảnh non xinh, nước đẹp".
Phu nhân chỉ thích việc làm ăn, đã toan từ chối, nhưng nể lời hầu, nên cũng sắm sửa vàng hương lễ vật thuê tuyền cùng con gái đi cho hầu bằng lòng. Vả nghe tiếng chùa Non Nước linh thiêng, phu nhân cũng muốn thừa dịp tới đó cầu sức khoẻ cho gia đình. Quỳnh Như thì chỉ nghĩ đến ngắm cảnh làm thơ. Vì thế, kèm với lễ phẩm, nàng đã đem theo bút mực và một tập giấy hoa tiên.
Thuyền nhổ sào vào giờ Dần, cuối giờ Thìn đã tới chùa.
Từ dưới mặt sông ngước nhìn lên, quả núi Dục Thuý tròn trĩnh, xinh xắn như hòn non bộ lớn đặt trong cái bể cạn dài. Tức cảnh, Quỳnh Như xầm bút thảo phóng một bài thơ Đường luật:
Non nước xinh xinh cảnh nước non,
Bên dòng bích thủy đá chon von.
Như cô thiế cu nữ nghiêng soi bóng,
Mỉm miệng tươi cười nét thắm son.
Thấy con húy hoái viết, Kiến Xuyên phu nhân gắt:
- Đến nơi rồi. Sắp sửa vàng hương lên lễ, còn thơ thẩn mãi à?
Quỳnh Như vâng lời, cùng mẹ theo bậc đá bước lên chùa. Khi làm lễ xong, nàng đưa mẹ đi xem di tích của cổ nhân: Nào chỗ cụ Trương Hán Siêu ngồi câu, nào chổ cụ ngồi uống rượn, đánh cờ, nhất nhất nàng giảng nghĩa rành rọt cho mẹ nghe, vì đã được thân phụ dẫn giải.
Thấy có nhiều bài thơ hoặc viết hoặc khắc trên đá, Quỳnh Như cũng gọi thị tỳ đưa bút mực đề một bài:
VÃN CHÙA NON NƯỚC
(Điện Tân giang nguyệt)
Trèo lên Dục Thủy thăm chiền:
Non xanh nước biếtc cảnh tiên dưới trần.
Thướt tha mây trắng một làn,
Như buông bốn phía cánh màu bạch sa.
Chim hót véo von chào khách.
CỎ thơm hớn hở mừng ai,
Gió thu rung động mấy cành mai.
Khêu gọi hồn thơ lai láng,
Cầm bút lạm đề trên thạch tảng,
Một bài cổ tích cảm hoài,
Nào người chiếcn sĩ, kẻ văn tài.
Khôn hỏi Nước Non đâu tá?
Thanh Nê thôn nữ
Trương Quỳnh Như lạm đề
Đề xong thơ, Quỳnh Như buồn rầu man mác, tưởng nhớ người xưa. Những bài văn non nớt của bọn văn sĩ có ý khinh mạn bậc ẩn sĩ đời Trần càng thêm gợi lòng căm tức. Nàng toan thảo luôn một bài nữa để vì cổ nhân mắng bọn hậu sinh vỗ lễ, thì Kiến Xuyên phu nhân giục nàng xuống thuyền để trở lại nhà. Nàng bùi ngùi rời cảnh đẹp đi theo phu nhân.
Đến chân núi, gặp một trong phong lưu công tử chắp tay vái chào, phu nhân đáp lễ vấn an:
- Phu nhân với công tử vẫn được mạnh?
- Dám bẩm phu nhân chúng tôi xin đa tạ phu nhân ban lời hỏi thăm, mẫu thân chúng tôi với chúng tôi nhờ ơn trời vẫn được bình yên.
Người đó là Trịnh Nhị, con một của một vien phân tri đã qua đời, nhà giàu có nhất vùng Kiến Xương, Ý Yên mà ai ai cũng gọi là "Thạch Sùng đời naỷ'.
Chàng ta dục dịch từ lâu muốn hỏi Trương Quỳnh Như, nên tuy đã ngoài hai mươi tuổi, mà chàng vẫn chưa có vợ. Biết rằng Kiến Xuyên hầu không ưng mình, chàng hết sức lấy lòng Kiến Xuyên phu nhân, biếu hết thức này, thức khác.
Hôm nay được tin phu nhân và Quỳnh Như đến ngoạn cảnh Dục Thúy, chàng thuê ngay một chiếc thuyền lớn và bốn tay thuyền thủ lực lưỡng ra sức chèo cho kịp gặp mặt người chàng nhớ thầm yêu trộm.
Chàng phục sức cực kỳ sang trọng: Dăm vòng khăn nhiễu tam giang mới nâng cái búi tóc cao cài lược đồi mồi; tấm áo gấm lam phủ ngoài mớ áo nhiễu kỳ cầu và chiếc quần lụa màu ngà buông chấm mũi đôi hài Phú Xuân thêu kim tuyến. Theo sau bọn đầy tớ xách điếu cắp tráp theo hầu rộn rã. Chàng biết sự phong lưu đài các dễ cảm động lòng các bà mẹ có con gái kén chồng. Chàng lại không quên sai hai tên tiểu đồng mang nghiên bút và một tập giấy hoa tiên đi liền bên, vì chàng chắc rằng muốn được Quỳnh Như lưu ý tới, chàng phải đóng vai thi hào ngoạn cảnh, ngắm núi, vịnh sông.
Gặp Trịnh Nhị, Quỳnh Như lạnh lùng quay đi, ngước mắt trông ngọn Dục Thủy. Kiến Xuyên phu nhân vồn vã nói:
- Mời công tử lên nhà lễ Phật.
- Dám bẩm phu nhân, nay gặp tiết thu mát mẻ chúng con đến đây chỉ cốt viếng nơi ẩn dật của Trương, một nhà chí sĩ đồi xưa.
Chàng đưa mắt liếc trộm Quỳnh Như, trong lòng lấy làm tự phụ. Nhưng Quỳnh Như vẫn thản nhiên như không biết chàng đứng đó.
Muốn Trương phu nhân và Trương tiểu thư phải để ý tới mình, Trương Nhị cầm một tờ hoa tiên lẩm nhẩm đọc. Quả nhiên Trương phu nhân hỏi:
- Công tử làm thơ?
- Bẩm phu nhân, vâng.
- Công tử đọc cho tôi nghe với nào.
Chẳng để nài đến hai lần, Trịnh Nhị đáp liền:
- Xin vâng. Đây là bài thơ đề núi Dục Thúy theo điệu liên hoàn. Kẻ thơ sinh này làm khi thuyền vừa đáo chân núi.
Chàng hắng dặng để lấy giọng ngâm nga:
Khen ai khéo tạc đúc nên cồn
Đứng vữngphô bày cảnh nước nơn
Cây cỏ xanh rì in dấu đá
Nước non lóng lánh dáng chưa mòn.
Nước non lóng lánh dáng chưa mòn,
Thế giới riêng bầu cỏn còn con
Vang động gió khua cầm thú vắng,
Thiên nhiên tắm vẻ đẹp xinh ròn.
Quỳnh Như quay đi, mủm mỉm cười. Trương phu nhân khen lấy khen để. Phu nhân vẫn có ý muốn kén chọn Trịnh Nhị làm rể, nên trước mặt con gái, phu nhân mới tâng bốc chàng lên như thế:
- Công tử tả rõ hệt núi Dục Thúy, phải không con?
- Bẩm hệt lắm. Nhưng giá Vịnh một hòn nơn bộ thì càng hệt hơn.
Trịnh Nhị đỏ bừng mặt, vái chào toan bước lên núi, Trương phu nhân còn giữ lại khẩn khoản xin chàng bài thơ. Chẳng đừng được, chàng trao cho phu nhân tờ giấy hoa tiên, chào một lần nữa rồi im ỉm quay đi.
Quỳnh Như cùng mẹ xuống thuyền, Trương phu nhân mắng con:
- Sao thơ Trịnh công cử vịnh núi Dục Thúy mày lại hỗn xược dám bảo thơ vịnh hòn non bộ?
- Dám bẩm mẫu thân, quả là thơ đề non bộ. Mẫu thân thử đọc lại mà xem.
Như câu: "Thế giới riên bầu cỏn còn con," thì còn có thể vịnh vừa non bộ, vừa chùa Non Nước được. Đến câu "Vang động gió khua cầm thú vắng", thì rõ ràng vịnh hòn non bộ, hòn núi giả chứ không thể vịnh một quả núi thực được. Vậy dám bẩm mẫu thân, chắc Trịnh công tử học thuộc lòng hay chép sẵn từ nhà bài thơ cũ của ông đồ, ông cống nào đó rồi nhận bừa là tác phẩm của mình. Vả bài thơ cũng chẳng hay hớm gì.
Trương phu nhân chau mày lườm con:
- Mày thì chỉ được mỗi một cái nết kkliêu căng, tụ phụ là hơn người. Trịnh công tử là một bậc văn nhân lỗi bậc thời nay, mày bì sao kịp. Mày có giỏi thử vịnh một bài xem nào?
- Thưa mẫu thân con phận gái đâu dám sánh tài trai. Nhưng mẫu thân đã truyền, con cũng xin lĩnh ý.
Nàng ngồi trong khoang thuyền nghĩ một lát, rồi vừa viết vừa đọc:
NÚI DỤC THÚY
Trơ trơ chính thạch bóng Vân sang,
Hỏi núi chờ ai, đã mấy sương?
Uốn réo bên sườn dòng nước biếac.
Phát tuôn cửa động ngọn chùa hai,
Mây trôiphảngphất hồn Lê, Trịnh,
Đá khắc lờ mờ dấu Phạm, Trương.
Cũng muốn bể dâu bàn truyện cũ,
Nào ai xứng với khách đời trang?
Trương phu nhân mỉm cười chua chát:
- Đã biết mà, mày kêu căng lắm! Mày tự hỏi xem tài đức mày được là bao mà dám bảo không xứng đáng!
Quỳnh Như nghe mẹ mắng, bẽn lẽn cuối đầu.
Trương Quỳnh Như ngồi ngắm ánh vàng nhảy lộn ở mũi thuyền, rồi mỉm cười bảo thân mẫu đương nằm nghỉ trong khoang:
- Dám bẩm mẫu thân, xin mời mẫu thân ra xem cảnh nên thơ lắm.
Kiến Xuyên phu nhân cau mày mắng con:
- Mẹ không muốn bạ lúc nào con cũng ngâm nga đề vịnh như thế. Trai cung kiếm văn chương, gái khuê phòng thêu dệt, trời đã chia hẳn công việc hai bên ra rồi, sao cứ muốn trái luật trời?
- Dạ bẩm mẫu thân, con có dám lười biếng công việc tầm tang, phùng xuyến bao giờ đâu? Nhưng ngoài công việc làm ăn, cũng xin phép mẹ cho con được học tập văn thơ ngắm cảnh vịnh đề một vài câu.
Kiến Xuyên phu nhân là một bậc mệnh phụ nghiêm khắc. Chồng bà một nhà đại văn hào đậu tiến sĩ về đời Lê mạt, chỉ thích có ba thứ: đánh cờ, uống rượn, làm thơ Phú quý công danh hầu coi như mây bay, như gió thoảng, như bóng ngựa trắng qua cửa sổ. Nhất từ ngày hầu cáo lão quy điền, thì hầu lại càng rửng rưng với đời lắm, công việc sinh nhai hầu phó mặc vợ con săn sóc.
Khi nhà Lê bị Nguyễn Huệ diệt, hầu chỉ cười, cái cười tuy đau đớn nhưng ngụ rất nhiều ý nghĩa khinh đời. Hầu cho sự mất nước là một sự d~ nhiên, thế nào cũng xảy ra, chẳng chóng thì chầy: vì hầu thấy vua Lê hèn yếu, chúa Sâm kiêu căng. Đã hai ba lần, vì lòng yêu vua, thương nước, hầu đem kế hoạch hưng bang ra bàn với Sâm, song không những Sâm không nghe theo, mà còn quở mắng hầu và doạ giáng chức hầu. Hầu liền dâng sớ xin cáo lão hồi hưu, tuy hầu mới ngoài năm mươi tuổi. Lúc đó, Thanh Xuyên hầu đã thi đậu tiến sĩ và thụ chức hàn lâm biên tu ở bộ Lại.
Về quê, hầu đi ngao du sơn thủy. Bao nhiêu ngọn núi ở vùng Sơn Nam theo dọc con sông Đáy đều có in vết bàn chân của hầu.
Nàng Quỳnh Như, con gái yêu của hầu, hầu bắt theo nghiên bút, cầm thi.
Nàng bẩm tính thông minh lại được hầu ra công dạy dỗ, nên năm nay mới mười sáu tuổi mà đã có tài nhả ngọc phun châu, cầm ca đủ điệu.
Nhân gặp tiết thu trong sáng, hầu khuyên phu nhân đưa con gái đi ngoạn cảnh chùa Non Nước.
Hầu thường nói: "Làm một trăm bài thơ, không bằng ngắm một cảnh non xinh, nước đẹp".
Phu nhân chỉ thích việc làm ăn, đã toan từ chối, nhưng nể lời hầu, nên cũng sắm sửa vàng hương lễ vật thuê tuyền cùng con gái đi cho hầu bằng lòng. Vả nghe tiếng chùa Non Nước linh thiêng, phu nhân cũng muốn thừa dịp tới đó cầu sức khoẻ cho gia đình. Quỳnh Như thì chỉ nghĩ đến ngắm cảnh làm thơ. Vì thế, kèm với lễ phẩm, nàng đã đem theo bút mực và một tập giấy hoa tiên.
Thuyền nhổ sào vào giờ Dần, cuối giờ Thìn đã tới chùa.
Từ dưới mặt sông ngước nhìn lên, quả núi Dục Thuý tròn trĩnh, xinh xắn như hòn non bộ lớn đặt trong cái bể cạn dài. Tức cảnh, Quỳnh Như xầm bút thảo phóng một bài thơ Đường luật:
Non nước xinh xinh cảnh nước non,
Bên dòng bích thủy đá chon von.
Như cô thiế cu nữ nghiêng soi bóng,
Mỉm miệng tươi cười nét thắm son.
Thấy con húy hoái viết, Kiến Xuyên phu nhân gắt:
- Đến nơi rồi. Sắp sửa vàng hương lên lễ, còn thơ thẩn mãi à?
Quỳnh Như vâng lời, cùng mẹ theo bậc đá bước lên chùa. Khi làm lễ xong, nàng đưa mẹ đi xem di tích của cổ nhân: Nào chỗ cụ Trương Hán Siêu ngồi câu, nào chổ cụ ngồi uống rượn, đánh cờ, nhất nhất nàng giảng nghĩa rành rọt cho mẹ nghe, vì đã được thân phụ dẫn giải.
Thấy có nhiều bài thơ hoặc viết hoặc khắc trên đá, Quỳnh Như cũng gọi thị tỳ đưa bút mực đề một bài:
VÃN CHÙA NON NƯỚC
(Điện Tân giang nguyệt)
Trèo lên Dục Thủy thăm chiền:
Non xanh nước biếtc cảnh tiên dưới trần.
Thướt tha mây trắng một làn,
Như buông bốn phía cánh màu bạch sa.
Chim hót véo von chào khách.
CỎ thơm hớn hở mừng ai,
Gió thu rung động mấy cành mai.
Khêu gọi hồn thơ lai láng,
Cầm bút lạm đề trên thạch tảng,
Một bài cổ tích cảm hoài,
Nào người chiếcn sĩ, kẻ văn tài.
Khôn hỏi Nước Non đâu tá?
Thanh Nê thôn nữ
Trương Quỳnh Như lạm đề
Đề xong thơ, Quỳnh Như buồn rầu man mác, tưởng nhớ người xưa. Những bài văn non nớt của bọn văn sĩ có ý khinh mạn bậc ẩn sĩ đời Trần càng thêm gợi lòng căm tức. Nàng toan thảo luôn một bài nữa để vì cổ nhân mắng bọn hậu sinh vỗ lễ, thì Kiến Xuyên phu nhân giục nàng xuống thuyền để trở lại nhà. Nàng bùi ngùi rời cảnh đẹp đi theo phu nhân.
Đến chân núi, gặp một trong phong lưu công tử chắp tay vái chào, phu nhân đáp lễ vấn an:
- Phu nhân với công tử vẫn được mạnh?
- Dám bẩm phu nhân chúng tôi xin đa tạ phu nhân ban lời hỏi thăm, mẫu thân chúng tôi với chúng tôi nhờ ơn trời vẫn được bình yên.
Người đó là Trịnh Nhị, con một của một vien phân tri đã qua đời, nhà giàu có nhất vùng Kiến Xương, Ý Yên mà ai ai cũng gọi là "Thạch Sùng đời naỷ'.
Chàng ta dục dịch từ lâu muốn hỏi Trương Quỳnh Như, nên tuy đã ngoài hai mươi tuổi, mà chàng vẫn chưa có vợ. Biết rằng Kiến Xuyên hầu không ưng mình, chàng hết sức lấy lòng Kiến Xuyên phu nhân, biếu hết thức này, thức khác.
Hôm nay được tin phu nhân và Quỳnh Như đến ngoạn cảnh Dục Thúy, chàng thuê ngay một chiếc thuyền lớn và bốn tay thuyền thủ lực lưỡng ra sức chèo cho kịp gặp mặt người chàng nhớ thầm yêu trộm.
Chàng phục sức cực kỳ sang trọng: Dăm vòng khăn nhiễu tam giang mới nâng cái búi tóc cao cài lược đồi mồi; tấm áo gấm lam phủ ngoài mớ áo nhiễu kỳ cầu và chiếc quần lụa màu ngà buông chấm mũi đôi hài Phú Xuân thêu kim tuyến. Theo sau bọn đầy tớ xách điếu cắp tráp theo hầu rộn rã. Chàng biết sự phong lưu đài các dễ cảm động lòng các bà mẹ có con gái kén chồng. Chàng lại không quên sai hai tên tiểu đồng mang nghiên bút và một tập giấy hoa tiên đi liền bên, vì chàng chắc rằng muốn được Quỳnh Như lưu ý tới, chàng phải đóng vai thi hào ngoạn cảnh, ngắm núi, vịnh sông.
Gặp Trịnh Nhị, Quỳnh Như lạnh lùng quay đi, ngước mắt trông ngọn Dục Thủy. Kiến Xuyên phu nhân vồn vã nói:
- Mời công tử lên nhà lễ Phật.
- Dám bẩm phu nhân, nay gặp tiết thu mát mẻ chúng con đến đây chỉ cốt viếng nơi ẩn dật của Trương, một nhà chí sĩ đồi xưa.
Chàng đưa mắt liếc trộm Quỳnh Như, trong lòng lấy làm tự phụ. Nhưng Quỳnh Như vẫn thản nhiên như không biết chàng đứng đó.
Muốn Trương phu nhân và Trương tiểu thư phải để ý tới mình, Trương Nhị cầm một tờ hoa tiên lẩm nhẩm đọc. Quả nhiên Trương phu nhân hỏi:
- Công tử làm thơ?
- Bẩm phu nhân, vâng.
- Công tử đọc cho tôi nghe với nào.
Chẳng để nài đến hai lần, Trịnh Nhị đáp liền:
- Xin vâng. Đây là bài thơ đề núi Dục Thúy theo điệu liên hoàn. Kẻ thơ sinh này làm khi thuyền vừa đáo chân núi.
Chàng hắng dặng để lấy giọng ngâm nga:
Khen ai khéo tạc đúc nên cồn
Đứng vữngphô bày cảnh nước nơn
Cây cỏ xanh rì in dấu đá
Nước non lóng lánh dáng chưa mòn.
Nước non lóng lánh dáng chưa mòn,
Thế giới riêng bầu cỏn còn con
Vang động gió khua cầm thú vắng,
Thiên nhiên tắm vẻ đẹp xinh ròn.
Quỳnh Như quay đi, mủm mỉm cười. Trương phu nhân khen lấy khen để. Phu nhân vẫn có ý muốn kén chọn Trịnh Nhị làm rể, nên trước mặt con gái, phu nhân mới tâng bốc chàng lên như thế:
- Công tử tả rõ hệt núi Dục Thúy, phải không con?
- Bẩm hệt lắm. Nhưng giá Vịnh một hòn nơn bộ thì càng hệt hơn.
Trịnh Nhị đỏ bừng mặt, vái chào toan bước lên núi, Trương phu nhân còn giữ lại khẩn khoản xin chàng bài thơ. Chẳng đừng được, chàng trao cho phu nhân tờ giấy hoa tiên, chào một lần nữa rồi im ỉm quay đi.
Quỳnh Như cùng mẹ xuống thuyền, Trương phu nhân mắng con:
- Sao thơ Trịnh công cử vịnh núi Dục Thúy mày lại hỗn xược dám bảo thơ vịnh hòn non bộ?
- Dám bẩm mẫu thân, quả là thơ đề non bộ. Mẫu thân thử đọc lại mà xem.
Như câu: "Thế giới riên bầu cỏn còn con," thì còn có thể vịnh vừa non bộ, vừa chùa Non Nước được. Đến câu "Vang động gió khua cầm thú vắng", thì rõ ràng vịnh hòn non bộ, hòn núi giả chứ không thể vịnh một quả núi thực được. Vậy dám bẩm mẫu thân, chắc Trịnh công tử học thuộc lòng hay chép sẵn từ nhà bài thơ cũ của ông đồ, ông cống nào đó rồi nhận bừa là tác phẩm của mình. Vả bài thơ cũng chẳng hay hớm gì.
Trương phu nhân chau mày lườm con:
- Mày thì chỉ được mỗi một cái nết kkliêu căng, tụ phụ là hơn người. Trịnh công tử là một bậc văn nhân lỗi bậc thời nay, mày bì sao kịp. Mày có giỏi thử vịnh một bài xem nào?
- Thưa mẫu thân con phận gái đâu dám sánh tài trai. Nhưng mẫu thân đã truyền, con cũng xin lĩnh ý.
Nàng ngồi trong khoang thuyền nghĩ một lát, rồi vừa viết vừa đọc:
NÚI DỤC THÚY
Trơ trơ chính thạch bóng Vân sang,
Hỏi núi chờ ai, đã mấy sương?
Uốn réo bên sườn dòng nước biếac.
Phát tuôn cửa động ngọn chùa hai,
Mây trôiphảngphất hồn Lê, Trịnh,
Đá khắc lờ mờ dấu Phạm, Trương.
Cũng muốn bể dâu bàn truyện cũ,
Nào ai xứng với khách đời trang?
Trương phu nhân mỉm cười chua chát:
- Đã biết mà, mày kêu căng lắm! Mày tự hỏi xem tài đức mày được là bao mà dám bảo không xứng đáng!
Quỳnh Như nghe mẹ mắng, bẽn lẽn cuối đầu.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!