Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 40 (Khái hưng)
Hope Star | Chat Online | |
03/08/2019 19:37:13 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
- * Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 41 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
- * Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 42 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
- * Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 39 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
- * Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 38 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
Đêm hôm ấy, khi các khác trọ đều đã yên giấc, khi trống, mõ và chiêng, kiểng ở trong thành đã điểm canh ba, chủ quán mới nghĩ đến đi ngủ. Chàng ôm sổ sách lên gác, một từng thấp đến nỗi một người tầm thước có thể đứng giơ tay lên với chạm mái được.
Vẫn tưỡng chàng đem sổ sách lên để tính toán các món chi tiêu trong một ngày. Nhưng không, chàng vứt bề bộn hết cả giấy má trên mặt một cái rương lớn, bên cạnh cây đèn dầu lạc, ngọn cháy lù mù, rồi cúi xuống một góc phòng khẽ lật ván lên kéo ra một tờ giấy lớn bồi vải và cuộn tròn. Chẳng biết nghĩ sao chàng lại đậy ván lại, rồi rón rén bước xuống nhà.
Trong các buồng, khách trọ đông ních, tiếng ngáy đủ giọng cao thấp.
Chủ quán soát lại một lượt, từ phòng khách đặc biết dành riêng cho các thí sinh giàu có, sang trọng, trong số đó có bọn Trịnh Nhị, cho chí những phòng trống trải ở nhà ngang, nơi trọ của các chú lái gồng gánh thúng mẹt. Chàng lẩm bẩm:
- Được lắm! Ngủ yên cả rồi.
Chàng liền trở lên gác ngoài, đóng cửa cài then cẩn mật, rồi lại lật ván lấy tờ giấy lớn bồi vải ban nãy, mở rộng ra: đó là bức bản đồ Bắc thành, và các phố, các cửa ô, các ao chuôm. Chàng di ngón tay trỏ xuống cửa tây, rồi đưa đi theo con đường nhỏ qua mấy thửa ruộng tới đền thờ đức Tản Viên dựng trên gò Nùng sơn.
Ngẫm nghĩ một lát, chàng lại lắc đầu, đưa ngón tay trỏ đi từ trại binh thẳng đường qua Võ miếu xuống cửa Nam Văn miếu. Chàng mỉm cười dừng lại đó rồi đi ngang sang phía đông tới trường thi. Cặp môi chàng mỉm một nụ cười đắc thắng:
- Chỉ năm trăm cũng đũ chán!
Có tiếng gõ cửa khe khẽ, kín đáo. Chủ quán vội cuộn bản đồ lại cất vào chỗ cũ, rồi lên giường nằm im thin thít. Lại có tiếng gõ, hai tiếng đi liền nhau, kế tiếp ba tiếng nữa. Chủ quán mỉm cười sung sướng dậy mở cửa gác hỏi sẽ:
- Ai?
- Ngu muội.
- Trời ơi! Hiền muội! thế nào, công việc?
Một thiếu nữ bước vội vào phòng. Đóng cửa cài then xong, nàng đáp:
- Hy vọng.
Thiếu nữa là cô hàng trầu nước buổi sáng, và chính là Nhị nương. Còn chủ quán tức là Trần Quang Ngọc.
Trần Quang Ngọc và mấy người đồng đảng bị vây ở trong hầm chùa Tiêu Sơn.
Tuy viên phân phủ chưa tìm ra được cái hầm bí mật ấy, nhưng cũng đoán chắc rằng bọn nghịch chỉ lẩn quất đâu đây mà thôi. Vì thế, y ra lệnh cho quân lính ngày đêm phải vây bọc thực cẩn mật lấy các ngách, các lối quanh chùa.
Nhờ mưu Nhị nương giả làm ma, bọn quân khiếp sợ. Nhưng ngay đêm hôm nàng đem lương thực vào hầm, nhân quân canh đướng náo động tâm hồn. Quang Ngọc cùng các bạn đồng chí trốn thoát ra ngoài. Vì chàng cho rằng mưu kia tuy lừa được bọn lính ngu dốt, mê tín, nhưng trái lại sẽ giúp cho sự dò xét của viên phân phủ nhiều lắm.
Quả thực, sáng hôm sau phân phủ Nguyễn Túc được tin báo có ma hiện hồn ở sân sau chùa Tiêu Sơn, bèn tức tốc cười ngựa đến nơi xem xét. Theo lời phác tả của tên lính canh, Túc đi quanh hai, ba vòng ngôi mộ, mà tên kia cho rằng con ma biến vào đó. Bọn nha lại theo phân phủ bàn nên tìm thầy phù thủy cao tay để lên đàn trừ tà. Nhưng Túc chỉ mỉm cười đứng ngẫm nghĩ rồi thong thả bảo quân lính đi lấy cuốc, thuổng đào ngôi mộ...
Vì thế mà sự bí mật bị khám phá vì viên phân phủ đoán chắc rằng Phổ Tĩnh thiền sư, chủ cái hầm kia tức chỉ là Phạm Thái.
Nửa tháng sau, Quang Ngọc đã trở nên chủ nhân quán Bạch Phượng rồi chàng đem tiền - vì thế lực kim tiền bao giờ cũng mạnh - chạy cho Lê Báo được trụ trì chùa Liên Phái. Còn Trịnh Trực thì nhân chưa ai được tung tích, Quang Ngọc lưu lại Kinh Bắc để tìm kiếm thêm đảng viên trong vùng ấy sau này có dịp tốt, chàng sẽ quay về hạt Từ Sơn lập lại đảng.
Chính giữa lúc Quang Ngọc đương miên man đến các cách lập lại đảng, có lẽ to gấp mấy lần trước, thì nghe có tiếng gõ cửa rồi thấy Nhị nương bước vào phòng báo cho chàng biết rằng việc đảgn rất hy vọng, chàng hỏi lại:
- Hiền muội có hy vọng, là hy vọng về phương diện nào, về phương diện võ hay văn?
Nhị nương mỉm cười:
- Về cả hai phương diện.
Vẻ mặt Quang Ngọc vẫn thản nhiên:
- Nói qua cho ngu huynh nghe nào.
- Mưu kế rất giản dị. Hôm bắt đầu kỳ để nhất, các thí sinh sẽ rấy loạn phá trường thi.
- Chắc?
- Chắc. Không kể hơn trăm đảng viên ở các trấn về dự thí, ngu muội đã dụ được vài trăm thầy khóa nữa rồi.
- Cả năm chú ban sáng?
- Chính. Hôm ra xem đầu bài chữ nôm, bọn họ sẽ la hét ầm lên rằng nhất định không làm bài nôm na mách qué... Thế là hàng nghìn người a dua theo rồi ùa nhau phá trường thi bắt giữ các khảo quan lại. Tất nhiên quan tổng trấn cho quân lính ra đàn áp Bọn quân lính ấy đã là quân lính ta.
- Của ta?
- Vâng, của ta. Nghĩa là viên quân cơ đã phát thệ theo...
- Theo đảng ta?
- Không... theo ngu muội.
Quang Ngọc trân trân nhìn mm, rồi mỉm một nụ cười kính phục:
- Nhưng phải giữ bí mật lắm đấy! Hiền muội nên nhớ việc phá Từ Sơn.
- Việc này mà bại lộ thì chỉ một mình ngu muội chịu tội, vì những người làm việc dưới lệnh ngu muội chỉ biết có ngu muội.
Quang Ngọc ngước mắt ngắm Nhị nương, thấy cặp mắt nàng long lanh sắc sảo lạ lùng:
- Vẫn biết thế, vẫn biết rằng chúng ta đã đổi hẳn chiến lược, chia nhau ra ai làm việc nấy, chỉ riêng chịu trách nhiệm đối với đảng. Nhưng mất một viên thượng tướng như hiền muội, thì thực đảng cũng đến siêu.
- Hiền huynh cứ dạy quá lời làm gì thế.
- Lúc hiền muội vào ngu huynh đương xem lại bản đồ Bắc thành.
- Bản đồ của Vẽ Tăng họa?
- Phải, đây, hiền muội thử xem lại...
Quang Ngọc toan lấy bản đồ thì Nhị nương gạt đi mà rằng:
- Không cần ngu muội nhắm mắt cũng đi được khắp nội thành ngoại ô.
Dút lời, nàng đứng dậy nói:
- Thôi, mời hiền huynh đi nghỉ, chẳng khuya rồi.
Quang Ngọc giữ lại:
- Ã, một tin mừng. Quỹ tháng này tăng nhiều lắm. Riêng tửu quán đã thu được gần nghìn quan.
- Thế à! Một tin mừng nữa.
- Tin gì?
Nhị nương ghé lại gần nói thầm:
- Phạm Thái hiện ở Bắc thành.
Quang Ngọc vui mừng:
- Ở đâu?
- Ngu muội chưa gặp. Nhưng mai xin đi tìm.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!