Tân Phong nữ sĩ - Chương 7 (Hồ Biểu Chánh)
Hope Star | Chat Online | |
03/08/2019 20:03:13 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
79 lượt xem
- * Tân Phong nữ sĩ - Chương 8 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Trăng mật (Hùng võ) (Văn học trong nước)
- * Tân Phong nữ sĩ - Chương 6 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Tân Phong nữ sĩ - Chương 5 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
Cô Tân Phong ngồi tại Phòng Tổng lý báo "Tân Phụ Nữ". Cô châu mày suy nghĩ rồi cô với tay nhận chuông kêu ren ren.
Một người lon ton[1] mở cửa bước vô. Cô hỏi:
- Có chị Thiên Hương ngồi bureau[2] hay không?
- Thưa, cô Thiên Hương viết bài rồi cô mới đi về.
- Còn chị Thanh Lệ có đó hay không?
- Thưa, có.
- Anh mời chị Thanh Lệ lại cho tôi nói chuyện.
Người lon ton bước ra rồi khép cửa lại. Cô Tân Phong cúi mặt xuống bàn, tay chống trán, bộ cô tư lự lắm. Cách một hồi cô Thanh Lệ mở cửa bước vô, miệng chúm chím cười mà hỏi rằng:
- Có việc gì đó?
- Chị khép cửa lại rồi ngồi đây, tôi sẽ nói cho chị nghe.
- Cha chả! Chuyện quan hệ lắm hay sao mà chị nầy làm bộ bí mật dữ!
Cô Tân Phong cười. Cô Thanh Lệ khép cửa rồi kéo ghế ngối ngay mặt mà hỏi:
- Chuyện gì thì nói đi?
- Hồi nãy anh Vĩnh Xuân kêu điện thoại xin phép đến nói chuyện với tôi nữa.
- A! Chị có trả lời chịu tiếp hay không?
- Vì hôm trước tôi đã từ một lần rồi, nếu tôi từ nữa thì té ra tôi sợ nên không dám tiếp rước. Đã vậy mà ảnh nói ảnh muốn nghị luận về tôn chỉ của tờ "Tân Phụ Nữ" tôi không có lý gì mà trốn lánh được.
- Té ra chị chịu rồi.
- Phải, tôi chịu rồi; tôi hứa 4 giờ nầy tôi sẽ tiếp chuyện với ảnh.
- Đã 3 giờ 3 khắc rồi. Vậy chị sửa soạn mà tiếp khách, còn kêu tôi làm chi. Chị muốn tôi ngồi chứng kiến cho chị nói chuyện với Vĩnh Xuân hay sao?
- Không. Không phải vậy. Tôi hứa tiếp chuyện với Vĩnh Xuân, mà nãy giờ tôi nghĩ lại, tôi thấy có chỗ bất tiện. Ví như Vĩnh Xuân vô đây, ảnh không biết tôi, thì chuyện dễ lắm. Còn ảnh nhìn, ảnh biết tôi là người phụ nữ mà ảnh phụ bạc ngày trước thì tôi phải lấy thái độ nào mà đối với ảnh?
- Nếu ảnh biết, thì chị cho ảnh một bài học đặng ảnh biết đường mà đi.
- Trả thù không hạp với thái độ quân tử.
- Nếu chị bất nhẫn, chị không nỡ trả thù thì chị kiếm lời mà an ủi.
- Còn nhân nghĩa gì nữa, mà phải thí công an ủi.
- Người ta làm nhục chị, bây giờ chị không nỡ trả đũa, mà không chịu tha thứ, vậy chớ chị muốn làm sao?
- Tôi mời chị đến đây là muốn hỏi chị về khoản đó. Bây giờ phải làm thế nào cho người ta kiêng, người ta sợ, người ta hổ thẹn, người ta ăn năn, mà mình khỏi mang tiếng tiểu nhơn.
- Khó quá, tôi biết làm sao?
Hai cô ngồi nhìn nhau không biết phải làm thế nào cho vừa ý mình muốn. Cách một hồi cô Tân Phong quả quyết nói rằng: ”Ối! dầu thế nào cũng không hại đến phẩm giá của tôi mà tôi sợ. Tôi rước đùa, dầu ảnh biết tôi, tôi cũng làm bộ như tôi không biết ảnh. Nhưng mà trước khi tôi tiếp rước ảnh, tôi phải làm khó chút đỉnh mới được. Vậy khi ảnh lại đây, chị làm ơn rước ảnh trước. Chị nói tôi mắc bận việc, không thể tiếp rước ảnh được, nên cậy chị tiếp khách thế. Như ảnh muốn nói chuyện gì, thì cứ nói với chị rồi chị sẽ nói lại với tôi. Chừng nào ảnh nài nỉ lắm, rồi chị dắt ảnh lại đây.”
Cô Thanh Lệ gật đầu nói:
- Được. Để lát nữa Vĩnh Xuân lại rồi tôi sẽ thay mặt chị mà tiếp rước ảnh.
- Chị phải cẩn thận nghe hôn.
- Tôi biết mà.
- Thôi, chị về bureau của chị đi. Nè, Chị dặn trước lon ton hễ có Vĩnh Xuân lại thì cho vô phòng chị, chớ đừng có cho vô phòng tôi. Chị làm ơn biểu giùm anh Hạo Nhiên lên cho tôi nói chuyện liền bây giờ.
Cô Thanh Lệ ra một chút thì kế Hạo Nhiên vô. Cô Tân Phong biểu khép cửa lại, cô mời ngồi rồi hỏi rằng:
- Việc tài chánh tháng nầy ra thể nào?
- Khá lắm. Tháng nầy lời trên một ngàn.
- Tốt. Nếu vậy thì nhà báo của mình vững lắm.
- Vững lắm. Xin cô đừng lo về mặt tài chánh. Cô cứ lo bài vở, còn các việc khác để tôi lo cho. Có lẽ cuối năm nay mình sẽ mua thêm một cái máy nữa được.
- Nhà nhựt trình mà được thạnh vượng, ấy là nhờ có sức anh nhiều lắm.
- Nhờ cô và mấy cô ở tòa soạn viết bài hạp thời, được công chúng hoan nginh, nên nhựt trình mới bán chạy, chớ tôi có công gì đâu.
- Nếu viết bài hay mà quản lý dở cũng phải sập vậy chớ. Anh đừng có khiêm nhượng. Ai giúp tôi thì tôi biết ơn lắm. Kể từ tháng tới làm sổ lương anh nhớ anh biên số lương của anh lên 20 đồng là 100 nghe hôn.
- Chi vậy? Tôi lãnh 80 là đủ rồi.
- Phải 100 mới được, chớ 80 ít quá.
- Tôi có một mình, cần gì phải lãnh tới một trăm.
- Anh đừng cãi tôi chớ. Vì tôi thấy anh có một mình nên tôi mới biểu anh đem số lương lên một trăm đặng anh cưới vợ.
- Tôi cưới vợ?
Cô Tân Phong thấy bộ ông Hạo Nhiên bối rối thì thì tức cười. Cô ngó ngay anh và hỏi:
- Anh cũng quyết độc thân như tôi hay sao?
- Có lẽ.
- Tôi thấy anh hay buồn bực lắm, tôi tưởng anh nên cưới vợ đặng vui lên một chút.
- Tôi buồn? Tôi có buồn bao giờ đâu? tôi được giúp cô mà lập tờ báo "Tân Phụ Nữ" thì tôi vui lắm đó chớ.
- Cám ơn, mà dầu anh không chịu cưới vợ thì anh cũng đem số lương lên như tôi dặn. Tôi thưởng công anh đó.
- Cô tin cậy tôi, là cô thưởng công tôi nhiều rồi, tôi không muốn cô thưởng bằng tiền bạc nữa.
Cô Thanh Lệ gõ cửa rồi mở mà vô. Cô cườp mà nói với cô Tân Phong:
- Anh Vĩnh Xuân lại nãy giờ.
- Thì chị tiếp ảnh đi.
- Tôi tiếp chuyện với ảnh. Tôi nói chị mắc tính chuyện sổ sách với tòa quản lý nên tiếp ảnh không được. Vậy ảnh muốn nói chuyện gì thì ảnh cứ nói với tôi chừng chị rảnh tôi sẽ chuyển đạt lại cho chị. Ảnh không chịu, cứ nài nỉ xin giáp mặt chị. Ảnh nói ảnh uất về vấn đề gia thất. Ảnh muốn gặp chị đặng ảnh nghị luận về cái thái độ của phụ nữ. nếu chị mắc việc thì ảnh ngồi ảnh chờ, dầu phải chờ một hai giờ đồng hồ ảnh cũng chịu.
- Ảnh nài cho gặp tôi lắm hay sao?
- Nài lắm.
- Được. Nếu trái đã chín muồi, thì hái phứt cho rồi. Thôi, anh Hạo Nhiên xuống làm việc đi. Còn chị Thanh Lệ thì chị về biểu anh Vĩnh Xuân ngồi chờ tôi một chút, để tôi thâu xếp công việc rồi tôi sẽ tiếp ảnh.
Hạo Nhiên với Thanh Lệ trở ra. Cô Tân Phong bước qua phòng rửa mặt mà trang điểm lại. Cách một hồi cô trở ra bureau, mặt mày tươi rói, kêu lon ton mà biểu cô Thanh Lệ với đốc tơ Vĩnh Xuân vô.
Cô Thanh Lệ mở cửa, rồi cô đứng nép một bên mà mời Vĩnh Xuân vô.
Cô Tân Phong đứng dậy bước ra, mặt sáng như trăng rằm, miệng cười như hoa nở; cô đưa tay ra mà bắt tay chào Vĩnh Xuân mà nói: “Một nhà bác học đến thăm em thì làm vinh diệu cho em nhiều lắm. Mà em chậm trễ, không tiếp rước liền được, thiệt em lỗi không biết chừng nào. Nhưng mà nếu ông biết công việc của em đa đoan, làm cho em không có một chút thời giờ dư, thì chắc là ông sẽ tha thứ cho em liền ”.
Vĩnh Xuân ngó cô Tân Phong trân trân, rồi ông châu mày, dường như ông gom trí mà nhớ một việc gì đó vậy. May cô mắc lo trách nhiệm Tổng lý nên bây giờ cô ốm và nghiêm nghị hơn hồi trước, bởi vậy ông nhìn không được; tuy vậy mà cô sợ, nên cô lật đật chỉ một cái ghế mà mời ông ngồi và mời luôn cô Thanh Lệ vô ngồi nói chuyện chơi.
Cô Thanh Lệ nói:
- Không được. Tôi đương viết bài nửa chừng kế ông đốc tơ vô. Tôi phải viết cho dứt bài ấy rồi tôi nói chuyện mới được. Thôi, để chị nói chuyện với ông đốc tơ. Tôi rất cám ơn ông đốc tơ cho tôi mượn mấy cuốn sách quí báu ấy. Để tôi đọc ít bữa rối tôi sẽ trả lại cho ông.
Cô Thanh Lệ bắt tay từ giã Vĩnh Xuân rồi bước ra khép cửa lại.
Cô Tân Phong hỏi Vĩnh Xuân:
- Ông nhọc lòng đến báo quán của chúng tôi, ông có điều gì hay muốn dạy dỗ chị em chúng tôi hay chăng?
- Tôi chuyên nghề trị bịnh mà cứu sanh mạng cho thiên hạ. Về vấn đề cãi lương phong tục cho xã hội thì dốt lắm, tôi đâu dám dạy dỗ các cô. Tôi tới đây là chẳng qua tôi thấy tôn chỉ của tờ báo "Tân Phụ Nữ" tôi thấy cái đường của mấy cô đương ruồng[3] mở đó, tôi lấy làm ái ngại, vì tôi sợ cái tôn chỉ ấy làn hại cho gia đình, cái đường ấy mở sớm quá, nên tôi đến chẳng phải dám dạy các cô, tôi chỉ xin mấy cô suy nghĩ lại coi nên sửa đổi cái tôn chỉ một chút, đặng khỏi hại mà lại bổ ích cho đời được.
- Trước khi chị em chúng tôi ruồng mở một con đường mới cho chị em phụ nữ, chị em tôi đã có khoa cứu kỹ lưỡng. Tờ báo "Tân Phụ Nữ" ra đời chưa đầy một năm, mà đã được trên 20 ngàn độc giả. Ấy vậy là một triệu chứng chỉ rõ đoàn chị em phụ nữ hoan nghinh cái đường của chị em chúng tôi mở đó. Tôi cũng muốn làm cho vừa lòng ông lắm, ngặt vì sợ vừa lòng ông rồi mích lòng công chúng chăng. Mà ý ông muốn chị em tôi sửa đổi tôn chỉ, vậy chớ sửa đổi như thế nào?
- Tôn chỉ của mấy cô là giải phóng phụ nữ Việt Nam đặng cho nam nữ bình quyền phải hôn?
- Thưa, phải.
- Đờn bà con gái An Nam trình độ học thức còn thấp thỏi lắm. Từ Nam chí Bắc những người thiệt có học thức đếm hết chưa được một trăm. Những người biết đọc nhựt trình, biết đọc tiểu thuyết, biết nói tiếng Tây, đếm hết thì mới được chừng ít ngàn. Còn mấy triệu người khác nữa thì không biết học là gì hết. Trình độ trí thức của phụ nữ Việt Nam như vậy, mà mấy cô muốn cho được giải phóng, muốn cho được đồng quyền với đờn ông làm chi? Theo ý tôi tưởng cái vấn đề giải phóng không cần kíp. Điều cần ích cho phụ nữ bây gìơ là học. Tôi nói học, chẳng phải là học cho biết chữ bập bẹ đặng đọc nhựt trình và tiểu thuyết mà thôi. Học là thiệt học kia, nghĩa là học cho rành văn chương, triết lý, khoa học, hay là học cho tinh xảo các nghề, mà nhứt là học cho biết tam tòng tứ đức, cho biết đạo làm vợ đối với chồng, cho biết đạo làm mẹ đối với con. Tôi ước mong mấy cô sửa đổi tôn chỉ là sửa đổi như vậy đó.
- Em xin nhắc cho ông nhớ, chị em chúng tôi là bọn làm báo, chớ không phỉa là hàng giáo sư chuyên dạy luân lý. Chị em chúng tôi chuyên lo mở đường tấn hóa cho phụ nữ về phương diện xã hội. Chị em chúng tôi tranh đấu đặng giành lại cho phụ nữ một chỗ đứng dưới mặt trời cũng bằng chỗ của nam nhi vậy, ức vì xưa nay nam nhi chán hết chỗ mà đứng, bắt phụ nữ phải núp dưới cánh tay, hoặc trong vạt áo hoài. Hồi nãy ông nói đờn bà có học số còn ít lắm, nên chẳng cần lo giải phóng. Em xin hỏi ông vậy số đờn ông có học lại nhiều lắm hay sao? Số người thiệt có học bất quá cũng chừng mấy trăm. Số người có học bập bẹ bất quá chừng vài muôn, còn mười mấy triệu kia cũng chưa biết mùi học là gì hết. Ấy vậy đờn ông chẳng hay gì hơn đờn bà, mà sao lại cứ bắt đờn bà làm tôi mọi, không cho đồng quyền đồng đẳng?
- Ai nghe lời cô nói thì trong trí cũng tưởng đờn ông Việt Nam là một giống người dã man tàn bạo, không biết trọng đờn bà, mà lại áp chế húng hiếp đờn bà lung lắm. Dầu ở nước nào cũng vậy, thế nào cũng phải có một phần người thô lỗ, không biết lễ nghĩa, không biết thương yêu kính trọng bạn trăm năm của mình. Tôi công nhận nước An Nam của mình cũng có một phần người như vậy. Nhưng mà phần đông đều biết quí trọng đờn bà lắm, coi vợ là một người đi chung với mình trên đường đời, chớ nào phải coi vợ như tôi như mọi đâu. Cái tục lệ đờn bà góa chồng, nếu không cải giá thì được thay thế cho chồng mà phụng tự ông bà và được hưởng sự nghiệp của chồng cho đến mãn đời, đó không phải là cái bằng cớ là đờn bà bình quyền với đờn ông hay sao? Đã vậy mà hiện bây giờ người đờn ông có học thức chẳng có ai mà chẳng biết trọng vợ. Tiếc vì đờn bà con gái con gái của mình bây giờ không biết tam tòng tứ đức, thấy chồng trọng rồi trở lại lẫy lừng lất lướt, làm nhọc trí cực lòng chồng không biết chừng nào. Cô nói tờ báo "Tân Phụ Nữ" được nữ lưu hoan nghinh lắm. Vậy tôi xin cô thừa vận hội ấy mà cổ động cho đờn bà biết trọng chồng, dạy dỗ cho đờn bà biết đạo làm vợ thì cô sẽ có công với xã hội lớn lắm.
- Thưa ông, tôi cũng công nhận trong đám nữ lưu cũng không phải tốt hết được; thế nào cũng phải có một phần ngu xuẩn, thấy chồng trọng thì tưởng chồng sợ nên lấn lướt, hoặc ỷ mình có tiền nhiều, và có dùng tiền ấy mà giúp làm nên cho chồng, rồi coi chồng như rơm như rác. Mà những người ấy là người không có học thức, dầu chị em tôi có cổ động khuyến khích chắc cũng không có công hiệu gì, bởi vì óc họ như đá, lòng họ như bùn, nói sao cho thủng, rửa sao cho sạch được.
Vĩnh Xuân ngồi lặng thinh mà suy nghĩ một hồi rồi thở ra mà nói:
- Cô nói như vậy nghe cũng phải. Mà cái họa gia đình của người mình bây giờ tôi coi lớn lắm. Cô làm báo, cô có cái thiên chức duy phong diệt tục. Cô nên lưu ý về cái vấn đề vợ chồng; nếu có công kích đờn ông áp chế vợ thì cô cũng đừng quên bài bác cái sự đờn bà hỗn ẩu lấn lướt chồng.
- Kích bác hôn nhơn hủ tục cũng là tôn chỉ của chị em chúng tôi. Xưa rày chị em tôi thường luận về vấn đề hôn nhơn hoài. Đờn ông xứ mình cưới vợ, một phần thì chọn vợ cho có cái sắc đẹp, một phần thì chọn vợ cho có nhiều tiền, còn một phần nữa thì chọn vợ trong nhà sang trọng, chớ còn ít ai chọn tánh tình. Vì kết hôn như vậy nên phần nhiều vợ chồng không hiểu nhau, không đồng tâm hiệp ý, tự nhiên trong nhà phải sanh sự rầy rà hoài, rồi gia đình là địa ngục, ăn ở không được phải rã rời ly dị. Chớ chi biết hôn nhơn là biết lựa vợ chồng đồng chí hướng với nhau, đồng trình độ học thức với nhau, tự nhiên vợ chồng hiểu nhau, thì đâu có sanh cái họa ông mới nói đó.
- Phải, cô nói phải lắm. Vợ chồng không hiểu nhau có lẽ tại học thức bất đồng… mà trai với gái dầu có học thức như nhau, tôi cũng chưa chắc tâm đầu hiệp ý được.
- Tại sao vậy?
- Đờn ông dầu học cao đến bực nào đi nữa thì cái óc của họ vẫn còn cái óc An Nam. Còn đờn bà con gái, hễ họ có chút học thức, thì họ làm đầm thái quá, vì vậy nên khó hiệp ý nhau được.
- Làm đầm là làm sao?
- Làm đầm là cư xử tự do không nề nết theo gái An Nam.
- Nếu tôi hiểu không lầm thì ông chê gái An nam kim thời, không đủ tư cách làm vợ một người có học rộng phải không?
- Không phải tôi chê không đủ tư cách. Ý tôi muốn nói là cử chỉ tự do của người vợ e không phải cái hạnh phúc của gia đình đó chớ.
- Vậy cái cử chỉ ngu xuẩn của người vợ lại chắc gì là hạnh phúc của gia đình? Người có học thức rộng, nếu cưới một con vợ, thiệt nó không giao thiệp với ai hết, mà nó ở nhà cứ câu mâu hoài, không bàn tính việc gì với nó được hết, mà nói chuyện gì nó cũng không hiểu, vợ chồng như vậy vui lắm hay sao?
Vĩnh Xuân ngồi cúi mặt không đáp được.
Cô Tân Phong cười mà nói tiếp rằng:
- Ông thử nghĩ coi: cái xe hai bánh, một cái bánh lớn đại, còn một cái bánh nhỏ xíu, thì chạy sao cho được. Cái nồi thì tròn, còn cái vung thì vuông làm sao mà đậy cho kín được.
- Phải, cô nói phải lắm.
- Tôi xin ông đừng có sợ cái cử chỉ tự do của gái đời nay. Hư hay không đều tại cái óc, tại cái lòng, chớ không phải tại cái cử chĩ bề ngoài đâu. Có người họ làm bộ dè đặt nhu mì, họ lục đục trong nhà, họ không dám ngó ai hết mà có khi họ cũng hư vậy.
Cô Tân Phong nói tới đó, thì người lon ton mở cửa bước vô nói rằng: “Thưa cô, có ông Chí Thành lại biểu tôi hỏi thăm cô có thể tiếp ổng được hay không?”.
Cô Tân Phong châu mày đáp rằng: ”Không được. Anh nói với ổng bữa nay tôi có khách mà lại có công chuyện nhiều lắm. Ổng muốn nói chuyện thì để bữa khác sẽ lại”.
Vĩnh Xuân đứng dậy nói rằng: ”Tôi làm mất thì giờ của cô nhiều quá, xin cô tha lỗi.”
Cô Tân Phong cũng đứng dậy vừa cười vừa đáp rằng:
- Câu chuyện của ông có ích cho em nhiều lắm. Dầu hầu chuyện với ông mà mất bao nhiêu thời giờ, thì em cũng không tiếc.
- Cám ơn cô. Tôi cũng vui mà nghe cô nói chuyện lắm. Tôi xin cô vui lòng lúc nào cô rảnh cô cho phép tôi đến hầu chuyện nữa.
- Em đến báo quán thì chẳng bao giờ rảnh được. Tuy vậy mà nếu ông có lòng huệ cố, ông đến thăm em, thì em cũng vui mà tiếp chuyện với ông.
- Cám ơn. Thôi, tôi xin từ mà về, để cho cô làm việc. Bữa nào rảnh rỗi chúng ta nghị luận tiếp về vấn đề hôn nhơn.
Cô Tân Phong bắt tay từ giã Vĩnh Xuân, đưa ông ra cửa, rồi biểu lon ton kêu cô Thanh Lệ.
Cô Thanh Lệ bước vô, thì cô Tân Phong cười mà nói rằng:
- May quá, chị. Anh Vĩnh Xuân không biết tôi.
- Thiệt không biết hay sao?
- Hồi mới vô, ảnh ngó tôi rồi ảnh suy nghĩ. Tôi sợ ảnh nhìn được. Té ra ảnh quên.
- Sao? Ảnh nói chuyện gì vậy?
- Ảnh nghị luận minh mông chớ không có chuyện riêng của ảnh. Tuy vậy mà tôi cứ kéo chuyện vô gia đình của ảnh hoài, coi bộ ảnh buồn. Ảnh xin phép lại nói chuyện nữa. Để thủng thẳng rồi tôi làm cho ảnh điên đặng ảnh biết gái đời nay chơi.
- Chị phải coi chừng. Lửa ái tình nhạy lắm đa chị.
- Chị khinh khi tôi quá!
Cô Thanh Lệ cười mà đi ra.
[1] người sai vặt
[2] văn phòng
[3] khai đường giữa rừng
Một người lon ton[1] mở cửa bước vô. Cô hỏi:
- Có chị Thiên Hương ngồi bureau[2] hay không?
- Thưa, cô Thiên Hương viết bài rồi cô mới đi về.
- Còn chị Thanh Lệ có đó hay không?
- Thưa, có.
- Anh mời chị Thanh Lệ lại cho tôi nói chuyện.
Người lon ton bước ra rồi khép cửa lại. Cô Tân Phong cúi mặt xuống bàn, tay chống trán, bộ cô tư lự lắm. Cách một hồi cô Thanh Lệ mở cửa bước vô, miệng chúm chím cười mà hỏi rằng:
- Có việc gì đó?
- Chị khép cửa lại rồi ngồi đây, tôi sẽ nói cho chị nghe.
- Cha chả! Chuyện quan hệ lắm hay sao mà chị nầy làm bộ bí mật dữ!
Cô Tân Phong cười. Cô Thanh Lệ khép cửa rồi kéo ghế ngối ngay mặt mà hỏi:
- Chuyện gì thì nói đi?
- Hồi nãy anh Vĩnh Xuân kêu điện thoại xin phép đến nói chuyện với tôi nữa.
- A! Chị có trả lời chịu tiếp hay không?
- Vì hôm trước tôi đã từ một lần rồi, nếu tôi từ nữa thì té ra tôi sợ nên không dám tiếp rước. Đã vậy mà ảnh nói ảnh muốn nghị luận về tôn chỉ của tờ "Tân Phụ Nữ" tôi không có lý gì mà trốn lánh được.
- Té ra chị chịu rồi.
- Phải, tôi chịu rồi; tôi hứa 4 giờ nầy tôi sẽ tiếp chuyện với ảnh.
- Đã 3 giờ 3 khắc rồi. Vậy chị sửa soạn mà tiếp khách, còn kêu tôi làm chi. Chị muốn tôi ngồi chứng kiến cho chị nói chuyện với Vĩnh Xuân hay sao?
- Không. Không phải vậy. Tôi hứa tiếp chuyện với Vĩnh Xuân, mà nãy giờ tôi nghĩ lại, tôi thấy có chỗ bất tiện. Ví như Vĩnh Xuân vô đây, ảnh không biết tôi, thì chuyện dễ lắm. Còn ảnh nhìn, ảnh biết tôi là người phụ nữ mà ảnh phụ bạc ngày trước thì tôi phải lấy thái độ nào mà đối với ảnh?
- Nếu ảnh biết, thì chị cho ảnh một bài học đặng ảnh biết đường mà đi.
- Trả thù không hạp với thái độ quân tử.
- Nếu chị bất nhẫn, chị không nỡ trả thù thì chị kiếm lời mà an ủi.
- Còn nhân nghĩa gì nữa, mà phải thí công an ủi.
- Người ta làm nhục chị, bây giờ chị không nỡ trả đũa, mà không chịu tha thứ, vậy chớ chị muốn làm sao?
- Tôi mời chị đến đây là muốn hỏi chị về khoản đó. Bây giờ phải làm thế nào cho người ta kiêng, người ta sợ, người ta hổ thẹn, người ta ăn năn, mà mình khỏi mang tiếng tiểu nhơn.
- Khó quá, tôi biết làm sao?
Hai cô ngồi nhìn nhau không biết phải làm thế nào cho vừa ý mình muốn. Cách một hồi cô Tân Phong quả quyết nói rằng: ”Ối! dầu thế nào cũng không hại đến phẩm giá của tôi mà tôi sợ. Tôi rước đùa, dầu ảnh biết tôi, tôi cũng làm bộ như tôi không biết ảnh. Nhưng mà trước khi tôi tiếp rước ảnh, tôi phải làm khó chút đỉnh mới được. Vậy khi ảnh lại đây, chị làm ơn rước ảnh trước. Chị nói tôi mắc bận việc, không thể tiếp rước ảnh được, nên cậy chị tiếp khách thế. Như ảnh muốn nói chuyện gì, thì cứ nói với chị rồi chị sẽ nói lại với tôi. Chừng nào ảnh nài nỉ lắm, rồi chị dắt ảnh lại đây.”
Cô Thanh Lệ gật đầu nói:
- Được. Để lát nữa Vĩnh Xuân lại rồi tôi sẽ thay mặt chị mà tiếp rước ảnh.
- Chị phải cẩn thận nghe hôn.
- Tôi biết mà.
- Thôi, chị về bureau của chị đi. Nè, Chị dặn trước lon ton hễ có Vĩnh Xuân lại thì cho vô phòng chị, chớ đừng có cho vô phòng tôi. Chị làm ơn biểu giùm anh Hạo Nhiên lên cho tôi nói chuyện liền bây giờ.
Cô Thanh Lệ ra một chút thì kế Hạo Nhiên vô. Cô Tân Phong biểu khép cửa lại, cô mời ngồi rồi hỏi rằng:
- Việc tài chánh tháng nầy ra thể nào?
- Khá lắm. Tháng nầy lời trên một ngàn.
- Tốt. Nếu vậy thì nhà báo của mình vững lắm.
- Vững lắm. Xin cô đừng lo về mặt tài chánh. Cô cứ lo bài vở, còn các việc khác để tôi lo cho. Có lẽ cuối năm nay mình sẽ mua thêm một cái máy nữa được.
- Nhà nhựt trình mà được thạnh vượng, ấy là nhờ có sức anh nhiều lắm.
- Nhờ cô và mấy cô ở tòa soạn viết bài hạp thời, được công chúng hoan nginh, nên nhựt trình mới bán chạy, chớ tôi có công gì đâu.
- Nếu viết bài hay mà quản lý dở cũng phải sập vậy chớ. Anh đừng có khiêm nhượng. Ai giúp tôi thì tôi biết ơn lắm. Kể từ tháng tới làm sổ lương anh nhớ anh biên số lương của anh lên 20 đồng là 100 nghe hôn.
- Chi vậy? Tôi lãnh 80 là đủ rồi.
- Phải 100 mới được, chớ 80 ít quá.
- Tôi có một mình, cần gì phải lãnh tới một trăm.
- Anh đừng cãi tôi chớ. Vì tôi thấy anh có một mình nên tôi mới biểu anh đem số lương lên một trăm đặng anh cưới vợ.
- Tôi cưới vợ?
Cô Tân Phong thấy bộ ông Hạo Nhiên bối rối thì thì tức cười. Cô ngó ngay anh và hỏi:
- Anh cũng quyết độc thân như tôi hay sao?
- Có lẽ.
- Tôi thấy anh hay buồn bực lắm, tôi tưởng anh nên cưới vợ đặng vui lên một chút.
- Tôi buồn? Tôi có buồn bao giờ đâu? tôi được giúp cô mà lập tờ báo "Tân Phụ Nữ" thì tôi vui lắm đó chớ.
- Cám ơn, mà dầu anh không chịu cưới vợ thì anh cũng đem số lương lên như tôi dặn. Tôi thưởng công anh đó.
- Cô tin cậy tôi, là cô thưởng công tôi nhiều rồi, tôi không muốn cô thưởng bằng tiền bạc nữa.
Cô Thanh Lệ gõ cửa rồi mở mà vô. Cô cườp mà nói với cô Tân Phong:
- Anh Vĩnh Xuân lại nãy giờ.
- Thì chị tiếp ảnh đi.
- Tôi tiếp chuyện với ảnh. Tôi nói chị mắc tính chuyện sổ sách với tòa quản lý nên tiếp ảnh không được. Vậy ảnh muốn nói chuyện gì thì ảnh cứ nói với tôi chừng chị rảnh tôi sẽ chuyển đạt lại cho chị. Ảnh không chịu, cứ nài nỉ xin giáp mặt chị. Ảnh nói ảnh uất về vấn đề gia thất. Ảnh muốn gặp chị đặng ảnh nghị luận về cái thái độ của phụ nữ. nếu chị mắc việc thì ảnh ngồi ảnh chờ, dầu phải chờ một hai giờ đồng hồ ảnh cũng chịu.
- Ảnh nài cho gặp tôi lắm hay sao?
- Nài lắm.
- Được. Nếu trái đã chín muồi, thì hái phứt cho rồi. Thôi, anh Hạo Nhiên xuống làm việc đi. Còn chị Thanh Lệ thì chị về biểu anh Vĩnh Xuân ngồi chờ tôi một chút, để tôi thâu xếp công việc rồi tôi sẽ tiếp ảnh.
Hạo Nhiên với Thanh Lệ trở ra. Cô Tân Phong bước qua phòng rửa mặt mà trang điểm lại. Cách một hồi cô trở ra bureau, mặt mày tươi rói, kêu lon ton mà biểu cô Thanh Lệ với đốc tơ Vĩnh Xuân vô.
Cô Thanh Lệ mở cửa, rồi cô đứng nép một bên mà mời Vĩnh Xuân vô.
Cô Tân Phong đứng dậy bước ra, mặt sáng như trăng rằm, miệng cười như hoa nở; cô đưa tay ra mà bắt tay chào Vĩnh Xuân mà nói: “Một nhà bác học đến thăm em thì làm vinh diệu cho em nhiều lắm. Mà em chậm trễ, không tiếp rước liền được, thiệt em lỗi không biết chừng nào. Nhưng mà nếu ông biết công việc của em đa đoan, làm cho em không có một chút thời giờ dư, thì chắc là ông sẽ tha thứ cho em liền ”.
Vĩnh Xuân ngó cô Tân Phong trân trân, rồi ông châu mày, dường như ông gom trí mà nhớ một việc gì đó vậy. May cô mắc lo trách nhiệm Tổng lý nên bây giờ cô ốm và nghiêm nghị hơn hồi trước, bởi vậy ông nhìn không được; tuy vậy mà cô sợ, nên cô lật đật chỉ một cái ghế mà mời ông ngồi và mời luôn cô Thanh Lệ vô ngồi nói chuyện chơi.
Cô Thanh Lệ nói:
- Không được. Tôi đương viết bài nửa chừng kế ông đốc tơ vô. Tôi phải viết cho dứt bài ấy rồi tôi nói chuyện mới được. Thôi, để chị nói chuyện với ông đốc tơ. Tôi rất cám ơn ông đốc tơ cho tôi mượn mấy cuốn sách quí báu ấy. Để tôi đọc ít bữa rối tôi sẽ trả lại cho ông.
Cô Thanh Lệ bắt tay từ giã Vĩnh Xuân rồi bước ra khép cửa lại.
Cô Tân Phong hỏi Vĩnh Xuân:
- Ông nhọc lòng đến báo quán của chúng tôi, ông có điều gì hay muốn dạy dỗ chị em chúng tôi hay chăng?
- Tôi chuyên nghề trị bịnh mà cứu sanh mạng cho thiên hạ. Về vấn đề cãi lương phong tục cho xã hội thì dốt lắm, tôi đâu dám dạy dỗ các cô. Tôi tới đây là chẳng qua tôi thấy tôn chỉ của tờ báo "Tân Phụ Nữ" tôi thấy cái đường của mấy cô đương ruồng[3] mở đó, tôi lấy làm ái ngại, vì tôi sợ cái tôn chỉ ấy làn hại cho gia đình, cái đường ấy mở sớm quá, nên tôi đến chẳng phải dám dạy các cô, tôi chỉ xin mấy cô suy nghĩ lại coi nên sửa đổi cái tôn chỉ một chút, đặng khỏi hại mà lại bổ ích cho đời được.
- Trước khi chị em chúng tôi ruồng mở một con đường mới cho chị em phụ nữ, chị em tôi đã có khoa cứu kỹ lưỡng. Tờ báo "Tân Phụ Nữ" ra đời chưa đầy một năm, mà đã được trên 20 ngàn độc giả. Ấy vậy là một triệu chứng chỉ rõ đoàn chị em phụ nữ hoan nghinh cái đường của chị em chúng tôi mở đó. Tôi cũng muốn làm cho vừa lòng ông lắm, ngặt vì sợ vừa lòng ông rồi mích lòng công chúng chăng. Mà ý ông muốn chị em tôi sửa đổi tôn chỉ, vậy chớ sửa đổi như thế nào?
- Tôn chỉ của mấy cô là giải phóng phụ nữ Việt Nam đặng cho nam nữ bình quyền phải hôn?
- Thưa, phải.
- Đờn bà con gái An Nam trình độ học thức còn thấp thỏi lắm. Từ Nam chí Bắc những người thiệt có học thức đếm hết chưa được một trăm. Những người biết đọc nhựt trình, biết đọc tiểu thuyết, biết nói tiếng Tây, đếm hết thì mới được chừng ít ngàn. Còn mấy triệu người khác nữa thì không biết học là gì hết. Trình độ trí thức của phụ nữ Việt Nam như vậy, mà mấy cô muốn cho được giải phóng, muốn cho được đồng quyền với đờn ông làm chi? Theo ý tôi tưởng cái vấn đề giải phóng không cần kíp. Điều cần ích cho phụ nữ bây gìơ là học. Tôi nói học, chẳng phải là học cho biết chữ bập bẹ đặng đọc nhựt trình và tiểu thuyết mà thôi. Học là thiệt học kia, nghĩa là học cho rành văn chương, triết lý, khoa học, hay là học cho tinh xảo các nghề, mà nhứt là học cho biết tam tòng tứ đức, cho biết đạo làm vợ đối với chồng, cho biết đạo làm mẹ đối với con. Tôi ước mong mấy cô sửa đổi tôn chỉ là sửa đổi như vậy đó.
- Em xin nhắc cho ông nhớ, chị em chúng tôi là bọn làm báo, chớ không phỉa là hàng giáo sư chuyên dạy luân lý. Chị em chúng tôi chuyên lo mở đường tấn hóa cho phụ nữ về phương diện xã hội. Chị em chúng tôi tranh đấu đặng giành lại cho phụ nữ một chỗ đứng dưới mặt trời cũng bằng chỗ của nam nhi vậy, ức vì xưa nay nam nhi chán hết chỗ mà đứng, bắt phụ nữ phải núp dưới cánh tay, hoặc trong vạt áo hoài. Hồi nãy ông nói đờn bà có học số còn ít lắm, nên chẳng cần lo giải phóng. Em xin hỏi ông vậy số đờn ông có học lại nhiều lắm hay sao? Số người thiệt có học bất quá cũng chừng mấy trăm. Số người có học bập bẹ bất quá chừng vài muôn, còn mười mấy triệu kia cũng chưa biết mùi học là gì hết. Ấy vậy đờn ông chẳng hay gì hơn đờn bà, mà sao lại cứ bắt đờn bà làm tôi mọi, không cho đồng quyền đồng đẳng?
- Ai nghe lời cô nói thì trong trí cũng tưởng đờn ông Việt Nam là một giống người dã man tàn bạo, không biết trọng đờn bà, mà lại áp chế húng hiếp đờn bà lung lắm. Dầu ở nước nào cũng vậy, thế nào cũng phải có một phần người thô lỗ, không biết lễ nghĩa, không biết thương yêu kính trọng bạn trăm năm của mình. Tôi công nhận nước An Nam của mình cũng có một phần người như vậy. Nhưng mà phần đông đều biết quí trọng đờn bà lắm, coi vợ là một người đi chung với mình trên đường đời, chớ nào phải coi vợ như tôi như mọi đâu. Cái tục lệ đờn bà góa chồng, nếu không cải giá thì được thay thế cho chồng mà phụng tự ông bà và được hưởng sự nghiệp của chồng cho đến mãn đời, đó không phải là cái bằng cớ là đờn bà bình quyền với đờn ông hay sao? Đã vậy mà hiện bây giờ người đờn ông có học thức chẳng có ai mà chẳng biết trọng vợ. Tiếc vì đờn bà con gái con gái của mình bây giờ không biết tam tòng tứ đức, thấy chồng trọng rồi trở lại lẫy lừng lất lướt, làm nhọc trí cực lòng chồng không biết chừng nào. Cô nói tờ báo "Tân Phụ Nữ" được nữ lưu hoan nghinh lắm. Vậy tôi xin cô thừa vận hội ấy mà cổ động cho đờn bà biết trọng chồng, dạy dỗ cho đờn bà biết đạo làm vợ thì cô sẽ có công với xã hội lớn lắm.
- Thưa ông, tôi cũng công nhận trong đám nữ lưu cũng không phải tốt hết được; thế nào cũng phải có một phần ngu xuẩn, thấy chồng trọng thì tưởng chồng sợ nên lấn lướt, hoặc ỷ mình có tiền nhiều, và có dùng tiền ấy mà giúp làm nên cho chồng, rồi coi chồng như rơm như rác. Mà những người ấy là người không có học thức, dầu chị em tôi có cổ động khuyến khích chắc cũng không có công hiệu gì, bởi vì óc họ như đá, lòng họ như bùn, nói sao cho thủng, rửa sao cho sạch được.
Vĩnh Xuân ngồi lặng thinh mà suy nghĩ một hồi rồi thở ra mà nói:
- Cô nói như vậy nghe cũng phải. Mà cái họa gia đình của người mình bây giờ tôi coi lớn lắm. Cô làm báo, cô có cái thiên chức duy phong diệt tục. Cô nên lưu ý về cái vấn đề vợ chồng; nếu có công kích đờn ông áp chế vợ thì cô cũng đừng quên bài bác cái sự đờn bà hỗn ẩu lấn lướt chồng.
- Kích bác hôn nhơn hủ tục cũng là tôn chỉ của chị em chúng tôi. Xưa rày chị em tôi thường luận về vấn đề hôn nhơn hoài. Đờn ông xứ mình cưới vợ, một phần thì chọn vợ cho có cái sắc đẹp, một phần thì chọn vợ cho có nhiều tiền, còn một phần nữa thì chọn vợ trong nhà sang trọng, chớ còn ít ai chọn tánh tình. Vì kết hôn như vậy nên phần nhiều vợ chồng không hiểu nhau, không đồng tâm hiệp ý, tự nhiên trong nhà phải sanh sự rầy rà hoài, rồi gia đình là địa ngục, ăn ở không được phải rã rời ly dị. Chớ chi biết hôn nhơn là biết lựa vợ chồng đồng chí hướng với nhau, đồng trình độ học thức với nhau, tự nhiên vợ chồng hiểu nhau, thì đâu có sanh cái họa ông mới nói đó.
- Phải, cô nói phải lắm. Vợ chồng không hiểu nhau có lẽ tại học thức bất đồng… mà trai với gái dầu có học thức như nhau, tôi cũng chưa chắc tâm đầu hiệp ý được.
- Tại sao vậy?
- Đờn ông dầu học cao đến bực nào đi nữa thì cái óc của họ vẫn còn cái óc An Nam. Còn đờn bà con gái, hễ họ có chút học thức, thì họ làm đầm thái quá, vì vậy nên khó hiệp ý nhau được.
- Làm đầm là làm sao?
- Làm đầm là cư xử tự do không nề nết theo gái An Nam.
- Nếu tôi hiểu không lầm thì ông chê gái An nam kim thời, không đủ tư cách làm vợ một người có học rộng phải không?
- Không phải tôi chê không đủ tư cách. Ý tôi muốn nói là cử chỉ tự do của người vợ e không phải cái hạnh phúc của gia đình đó chớ.
- Vậy cái cử chỉ ngu xuẩn của người vợ lại chắc gì là hạnh phúc của gia đình? Người có học thức rộng, nếu cưới một con vợ, thiệt nó không giao thiệp với ai hết, mà nó ở nhà cứ câu mâu hoài, không bàn tính việc gì với nó được hết, mà nói chuyện gì nó cũng không hiểu, vợ chồng như vậy vui lắm hay sao?
Vĩnh Xuân ngồi cúi mặt không đáp được.
Cô Tân Phong cười mà nói tiếp rằng:
- Ông thử nghĩ coi: cái xe hai bánh, một cái bánh lớn đại, còn một cái bánh nhỏ xíu, thì chạy sao cho được. Cái nồi thì tròn, còn cái vung thì vuông làm sao mà đậy cho kín được.
- Phải, cô nói phải lắm.
- Tôi xin ông đừng có sợ cái cử chỉ tự do của gái đời nay. Hư hay không đều tại cái óc, tại cái lòng, chớ không phải tại cái cử chĩ bề ngoài đâu. Có người họ làm bộ dè đặt nhu mì, họ lục đục trong nhà, họ không dám ngó ai hết mà có khi họ cũng hư vậy.
Cô Tân Phong nói tới đó, thì người lon ton mở cửa bước vô nói rằng: “Thưa cô, có ông Chí Thành lại biểu tôi hỏi thăm cô có thể tiếp ổng được hay không?”.
Cô Tân Phong châu mày đáp rằng: ”Không được. Anh nói với ổng bữa nay tôi có khách mà lại có công chuyện nhiều lắm. Ổng muốn nói chuyện thì để bữa khác sẽ lại”.
Vĩnh Xuân đứng dậy nói rằng: ”Tôi làm mất thì giờ của cô nhiều quá, xin cô tha lỗi.”
Cô Tân Phong cũng đứng dậy vừa cười vừa đáp rằng:
- Câu chuyện của ông có ích cho em nhiều lắm. Dầu hầu chuyện với ông mà mất bao nhiêu thời giờ, thì em cũng không tiếc.
- Cám ơn cô. Tôi cũng vui mà nghe cô nói chuyện lắm. Tôi xin cô vui lòng lúc nào cô rảnh cô cho phép tôi đến hầu chuyện nữa.
- Em đến báo quán thì chẳng bao giờ rảnh được. Tuy vậy mà nếu ông có lòng huệ cố, ông đến thăm em, thì em cũng vui mà tiếp chuyện với ông.
- Cám ơn. Thôi, tôi xin từ mà về, để cho cô làm việc. Bữa nào rảnh rỗi chúng ta nghị luận tiếp về vấn đề hôn nhơn.
Cô Tân Phong bắt tay từ giã Vĩnh Xuân, đưa ông ra cửa, rồi biểu lon ton kêu cô Thanh Lệ.
Cô Thanh Lệ bước vô, thì cô Tân Phong cười mà nói rằng:
- May quá, chị. Anh Vĩnh Xuân không biết tôi.
- Thiệt không biết hay sao?
- Hồi mới vô, ảnh ngó tôi rồi ảnh suy nghĩ. Tôi sợ ảnh nhìn được. Té ra ảnh quên.
- Sao? Ảnh nói chuyện gì vậy?
- Ảnh nghị luận minh mông chớ không có chuyện riêng của ảnh. Tuy vậy mà tôi cứ kéo chuyện vô gia đình của ảnh hoài, coi bộ ảnh buồn. Ảnh xin phép lại nói chuyện nữa. Để thủng thẳng rồi tôi làm cho ảnh điên đặng ảnh biết gái đời nay chơi.
- Chị phải coi chừng. Lửa ái tình nhạy lắm đa chị.
- Chị khinh khi tôi quá!
Cô Thanh Lệ cười mà đi ra.
[1] người sai vặt
[2] văn phòng
[3] khai đường giữa rừng
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!