Tại tôi - Chương 9 (Hồ biểu chánh)
Hope Star | Chat Online | |
03/08/2019 20:14:41 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
62 lượt xem
- * Tại tôi - Chương 10 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Tại tôi - Chương 11 (Hồ biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Tại tôi - Chương 8 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Tại tôi - Chương 7 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
Trời chạng vạng tối, lại mưa lâm râm.
Ông Tự Cường biểu đứa ở đốt hai cây đèn manchon lên, nên trong nhà sáng trưng, ánh dọi ra ngoài sân cũng sáng.
Ông đi qua đi lại trước hàng ba, hễ thấy đèn xe hơi ở dưới miệt Phú Nhuận chạy lên thì ông đứng dòm, ông có ý trông Thanh Nguyên vì đã mấy bữa rày cô thi Tú tài kỳ nhì, thi bài viết đậu rồi còn hạch miệng khởi sự từ sớm mơi hôm qua. Có lẽ chiều nay ban giám khảo sẽ xướng danh mấy người thi đậu.
Ông đi một hồi rất lâu trong lòng không an vì không biết con đậu hay rớt. Ông lấy làm tiếc hồi chiều tan học ông không đi thẳng xuống trường Chasseluop- Laubat chờ nghe tin tức, lại bỏ đi về. Nên bây giờ bứt rứt đứng ngồi không được. Ông trở vô nhà dòm đồng hồ, thì đã bảy giờ rưỡi. Ông đương lấy một điếu thuốc đốt hút, kế nghe tiếng kèn xe hơi. Ông vội vã bước ra cửa thì xe đã tới ngừng ngay cửa ngõ và bóp kèn te te.
Người bồi trong nhà chạy ra mở cửa, và xe thủng thẳng vô ngừng bên nhà. Trời vẫn mưa lâm râm, xe vừa ngừng Thanh Nguyên nhảy xuống gọn gàng, thấy cha đứng dựa cửa cô vừa chạy vô vừa nói: Con đậu rồi ba à, đậu được mention bien[1]. Anh Hữu Nhơn cũng đậu nữa".
Tự Cường phỉ chí nên đứng chúm chím cười. Thanh Nguyên vịn hai tay lên hai vai cha, mắt ngó ngay mặt cha và nói: "Con mừng quá! Công ba dạy con nay kết quả được mỹ mãn rồi ba à"
Tự Cường cũng cười chớ không nói chi hết.
Hữu Nhơn trên xe bước xuống sau, chàng thủng thẳng đi vô, tay xách một cái va-ly lớn.
Tự Cường nắm tay mừng chàng thi đậu. Thanh Nguyên nói: "Anh Hữu Nhơn đậu, ảnh mừng quá. Ảnh xin phép ra trường liền đặng về cho nhà hay. Ảnh đi xe đò Cần Thơ, mười giờ tối có xe chạy. Con thấy vậy con mời ảnh lên trên nầy ăn cơm với con, rồi chừng chín giờ con biểu sớp-phơ mình lấy xe đưa ảnh trở xuống Sài Gòn đặng ảnh về cho kịp xe đò"
Tự Cường gật đầu dắt hai đứa trẻ vô nhà rồi kêu bồi biểu dọn cơm cho mau.
Thanh Nguyên chỉ bàn rửa mặt biểu Hữu Nhơn rửa mặt gội đầu cho mát.
Cô chạy xuống nhà bếp hối thúc dọn cơm. Cô vô ra lăng xăng nói cười không ngớt, bộ cô mừng rỡ vui vẻ lắm.
Cơm dọn lên bàn rồi. Tự Cường kêu hai trẻ biểu ngồi lại ăn, ông ngồi đầu ngoài còn hai trẻ ngồi hai bên.
Ông hỏi Hữu Nhơn.
- Cháu năm nay được mấy tuổi?
- Thưa cháu 23 tuổi.
- Cháu có bằng Tú tài rồi, bây giờ cháu tính học thêm nữa hay là thôi.
- Chắc cha mẹ cháu không cho cháu đi học nữa, bởi vì cháu có một mình, chớ không có anh em chi hết.
- Cháu còn đủ ông bà cha mẹ hả?
- Cha mẹ cháu còn song toàn. Cháu còn bà ngoại chớ ông ngoại, bà nội ông nội đều khuất hết.
- Cháu gốc ở Cần Thơ hay sao?
- Thưa, cháu gốc ở Ô Môn.
Thanh Nguyên đương ăn thình lình cô chen vô nói: "Nầy ba, anh Hữu Nhơn thương con, nên xưa rày ảnh xin con ưng ảnh, đặng ảnh cưới. Ba chịu gả hay không ba?"
- Cưới vợ, lấy chồng là việc quan hệ nhứt của con người. Cái đời mình, buồn hay vui, cực hay sướng, đều tại đó, con nói như chuyện chơi vậy sao được.
- Xưa rày ảnh nói hễ ảnh thi đậu rồi ảnh cưới con. Ảnh nói thiệt chớ không phải nói chơi đâu.
- Hứ! Ba đã nói việc ấy quan hệ lắm. Con phải suy nghĩ cho kỹ, đừng có nói vụt chạc không nên. Dầu cháu Hữu Nhơn muốn cưới con đi nữa, con cũng phải hỏi lại lòng con coi có nên lấy chồng hay không đã chớ. Việc ấy nó can hệ về đời của con, vậy con phải liệu rồi con nhứt định, chớ sao con lại hỏi ba.
- Con có cho phép ảnh nuôi cái hy vọng làm chồng con, nhưng không hiểu tại sao hễ nói việc vợ chồng lòng con không hăng hái chút nào hết.
- Nếu vậy thì con không có tình với cháu Hữu Nhơn, thế làm vợ chồng với nhau có vui vẻ gì đâu mà tính.
- Con cũng thương ảnh lắm chớ, mà không hiểu tại sao hễ nói làm vợ ảnh con không sốt sắng mấy.
- Đã vậy mà cháu Hữu Nhơn mới nói cháu còn cha mẹ và bà ngoại. Theo phong tục Việt Nam, định vợ chồng là quyền của cha mẹ ông bà, chớ cháu không được phép tự chuyện. Cháu Hữu Nhơn muốn nên cháu nói như vậy, nhưng không phải dễ đâu. Huống chi con biết cháu Hữu Nhơn thôi, chớ chưa biết cha mẹ ông bà của cháu…
Hữu Nhơn nãy giờ nghe cha con Tự Cường cãi nhau thì chàng buồn hiu. Chừng nghe nói tới cha mẹ thì chàng mới nói:- "Thưa ông vì cháu thương cô Thanh Nguyên lắm, nên cháu mới tính như vậy. Nếu ông với cô bằng lòng thì cháu về nhà cháu thưa chuyện lại cho cha mẹ cháu hay rồi cha mẹ cháu lên hỏi cưới, chớ có lẽ nào cháu dám tự chuyện"
Cô Thanh Nguyên cười và nói: "Ừ thôi anh về thưa cho ông bà lên coi em, như ông bà bằng lòng rồi em sẽ nhứt định".
Tự Cường chúm chím cười đáp:
- Con nói nghe ngược đời quá. Làm con gái hễ chồng đi coi rồi thì chàng trai nhứt định, chớ con nhứt định nỗi gì.
- Ba nói như vậy mới ngược đời chớ. Phàm muốn kết vợ chồng với nhau, hai bên đều có quyền hết thẩy. Con cũng có quyền nhứt định, nếu con không ưng thì họ cưới sao được.
- Ba tưởng việc nầy con phải chậm chậm để suy nghĩ, chẳng nên tính gấp. Cháu Hữu Nhơn cũng vậy, đừng có vội lắm.
Cô Thanh Nguyên ngó Hữu Nhơn và nói: "Ba em nói phải lắm. Anh về bàn tính lại với cha mẹ đi, rồi sau sẽ hay"
Hữu Nhơn liếc mắt ngó cô rất hữu tình và đáp:
- Tôi đã nhứt định rồi, có tính chi đâu. Để tôi về tôi mời cha mẹ lên chơi cho cô biết.
- Ừ được lắm, mời lên chơi.
- Hễ về tới thì tôi mời đi liền.
- Ý, thủng thẳng vậy chớ. Phải để ít bữa cho em suy nghĩ. Em muốn thử lòng em vắng mặt anh nó ra thế nào.
- Tôi về trong một tuần lễ tôi sẽ dắt ba má tôi lên.
Thanh Nguyên ngẫm nghĩ một lát rồi gật đầu chịu.
Ăn cơm rồi thì đồng hồ gõ 9 giờ. Cô Thanh Nguyên kêu sớp-phơ đem xe ra đặng đưa anh Hữu Nhơn xuống Sài Gòn. Lúc Hữu Nhơn từ biệt xách va-ly lên xe thì cô nói: "Trời mưa khó chịu quá chớ không thì em đưa anh đi đặng chạy một vòng chơi".
Hữu Nhơn cười bước lên xe và nói::"Thôi ít bữa nữa sẽ gặp nhau. Cô đừng quên tôi nghe hôn"
Xe chạy rồi cô Thanh Nguyên về phòng thay đồ mát còn Tự Cường thì đi qua đi lại trước hàng ba, bộ ông suy nghĩ lo lắng lắm.
Bây giờ trời mưa có giọt, cây cỏ ướt loi ngoi. Tự Cường hồi nãy nghe con nói chuyện lấy chồng thì ông không vui, bây giờ thấy cảnh ẩm ỹ ông càng thêm buồn bực.
Cách một hồi lâu Thanh Nguyên bước ra cửa hỏi: "Ba làm giống gì đó, ba vô trong nhà nói chuyện với con”.
Tự Cường thủng thẳng đi vào nhà, lại ngồi ghế canapé tại phòng khách lấy thuốc hút.
Thanh Nguyên ngồi dựa bên cha và hỏi:
- Con thi đậu sao nãy giờ coi bộ ba không vui vậy ba?
- Con thi đậu ba mừng lắm, nhưng tại có chuyện khác làm cho ba hết vui.
- Tại ba nghe con nói chuyện anh Hữu Nhơn tính cưới con nên ba buồn phải hôn?
- Đó là một chuyện làm cho ba lo, chớ không phải buồn.
- Tại sao mà ba lo?
- Con chưa có một chút gì kinh nghiệm về việc đời, con lại nói chuyện lấy chồng, thì làm sao ba không lo cho được.
- Không phải vậy đâu. Thiệt, tuy Hữu Nhơn kết bằng hữu với con, tới lui đây đã lâu rồi, song ba không rõ tánh tình trí ý của chàng ra thế nào. Mặc dầu chàng hay chàng trai nào khác muốn cưới con thì ba cũng lo sợ như vậy hết.
- Tại sao ba lo sợ?
- Từ nhỏ chí lớn, ba nuôi dưỡng dạy dỗ con, ba tập cho con tánh con quen thói trong sạch cao thượng, ba để cho trí con hưởng thú tự do hoàn toàn. Thiên hạ không phải như cha con mình, họ sùng bái một nền luân lý khó chịu, họ coi theo những thành kiến dễ ghét, rồi tánh tình thái độ của họ thấp thỏi, bề cư xử của họ thô tục hẹp hòi. Con một thế, còn họ một thế, nếu con chung lộn với họ chắc chẳng khỏi xung đột… Mà phận con là gái, hễ xung đột thì con ắt phải chịu thiệt thòi, còn nếu con chịu thua rồi ngay cổ để mang cái vòng áp chế, thành ra uổng công ba dồi mài cái óc của con mười mấy năm nay, nhứt là uổng cho cái đời của con đương chớn chở hy vọng.
Thanh Nguyên nghe ba đàm luận như vậy thì cô ngồi ngẫm nghĩ một hồi mới nói:
- Thiệt như vậy. Con có biết thái độ của cha mẹ anh Hữu Nhơn thế nào đâu. Chớ chi cha mẹ ảnh như ba vậy, hoặc chết hết rồi mới khỏi lo. Có một lần ảnh nói với con, cha mẹ ảnh giàu, có ruộng đất nhiều lắm. Mà giàu có nghĩa gì đâu.
- Nếu họ giàu thì mình càng thêm lo hơn nữa chớ.
- Con nghe nói gia đình có cái lạc thú êm đềm lắm.
- Phải, gia đình có lạc thú, mà cũng có bi ai nữa.
- Con chưa biết lạc thú gia đình ra thế nào, chớ lạc thú tự do con thích lắm. Thôi, để anh Hữu Nhơn mời cha mẹ ảnh lên đây cho coi người thế nào rồi con sẽ nhứt định.
- Con phải suy nghĩ cho kỹ, chẳng nên hốc tốc kẻo sau phải ăn năn trọn đời.
Thanh Nguyên bây giờ hết hớn hở nữa, mặt coi có sắc lo.
Tự Cường đứng dậy, chấp tay sau lưng đi qua đi lại… Đi một hồi đứng lại ngó con, dường như muốn nói chuyện chi vậy.
Đồng hồ gõ 10 giờ. Ngoài sân trơi cứ mưa rỉ rả. Tôi tớ ra đóng cửa rồi đi ngủ hết.
Tự Cường lại đứng bên con mà hỏi:
- Con buồn ngủ hay chưa? Khuya rồi, như con buồn ngủ thì đi ngủ đi.
- Không. Con chưa buồn ngủ. Bữa nay ba có sửa bài hay không?
- Không.
- Vậy con thức để nói chuyện với ba cho vui.
- Mấy bữa rày con lo thi chắc con mêt, vậy con phải nghỉ sớm một chút.
- Con không mệt đâu ba, song bữa nay trí con hơi lộn xộn quá, chắc đêm nay con ngủ không đựơc.
Tự Cường đứng ngó con trân trân, dợm muốn nói việc chi rồi do dự không chịu nói. Ông sụt sè một hồi rồi dường như có ám lực nó xô đẩy ông, nên ông nói:
- Nếu con khoẻ thì ba sẽ nói một chuyện quan hệ cho con nghe.
- Chuyện gì đó vậy ba?
- Chuyện riêng của con.
- Con sẵn lòng nghe. Ba nói đi. Con đang rối trí xin ba nói đặng con giải trí một chút.
Tự Cường đi lại cái tủ sách để gần chỗ bàn viết lấy chìa khóa mở cái hộc tủ, xếp soạn giấy tờ một chút, rồi lấy ra một phong thơ lớn, bao thơ bằng giấy trắng vì lâu năm nên đã trổ màu vàng. Ông khoá tủ lại, rồi cầm cái phong thơ đem đưa cho con.
Thanh Nguyên lật hai bề coi không có chữ viết chi hết thì lấy làm lạ nên ngó cha.
Tự Cường ngồi một bên con và nói: “Người ta gởi cái phong thơ ấy lại cho con, mà người gởi dặn chừng con 18 tuổi rồi sẽ đưa cho con. Con đúng 18 tuổi từ hôm tháng giêng, nhưng ba thấy con mắc lo học đặng thi, nên ba không đưa. Nay con thi rồi, trí con rảnh, nên ba giao thơ ấy cho con”.
Thanh Nguyên ngó cha vừa cười vừa hỏi:
- Thơ gởi cho con sao không đề tên con?
- Đó là cái bao ngoài, con xé đi trong đó còn cái bao nữa.
- Việc gì mà bí mật quá?
Thanh Nguyên xé cái bao ngoài rồi thiệt quả ở trong một cái bao thơ khác, bề sau có gắn bánh kiến, bề trước có đề hai hàng chữ;
"Phải giao lại cho con tôi là Lý Thị Thanh Nguyên chừng nó đủ 18 tuổi"
Thanh Nguyên lấy làm lạ ngó cha:
- Ba gởi thơ cho con chi vậy?
- Con coi thì biết. Xé bao thơ thứ nhì đi rồi đọc cho cha nghe với.
Thanh Nguyên xé bao thơ nữa thấy có một cái bức thơ dài năm sáu trang giấy với hai tờ khai sinh và một tờ hôn thú.
Cô cầm bức thơ lên đọc như vầy:
TỜ DI NGÔN
Của tôi là: LÝ NHƯ THẠCH
Gởi lại cho con gái tôi là: LÝ THỊ THANH NGUYÊN.
Hỡi con thiếu phước.
"Con ôi, cha đau nhiền lắm, đau trong gan phổi, mà cũng đau về trí não nữa. Đã mấy bữa rồi sức cha đuối lần lần, nên cha nằm liệt trên giường, hết ẵm bồng con nữa được.
"Có lẽ trong tâm hồn của cha, từ ngày biết đi biết nói cho đến bây giờ là tâm hồn chất chứa đầy những tình thương yêu đầy những ý trung hậu. Tiếc vì tình thương yêu với trung hậu ấy không được một phần thưởng nào hết, vì mẹ thân sinh của cha, là bà nội của con không nhìn nhận cha là máu thịt, mà người bạn trăm năm của cha, là người mẹ đáng yêu đáng mến của con, cũng đành xây lưng về chín suối, bỏ cha mấy tháng nay bơ vơ, nơi chốn trần gian.
"Con ôi, cái khoảng đời của cha gần một năm nay là khoảng đời trải qua chẳng biết bao nhiêu nỗi ưu sầu phiền não. Tuy vậy mà cha không tức, không giận, không buồn. Mấy tháng trước cha cứ thư thái liếc cặp mắt khinh thế ngạo vật mà dòm những thói tồi bại của xã hội, cười những việc hèn hạ của nhơn tình. Lúc sau nầy cha cũng thung dung bình tĩnh mà chờ ngày nhắm mắt nín hơi đặng ngon giấc ngàn thu cho dứt mối ưu sầu về thế sự.
"Cũng như mỗi bữa, hồi chiều nầy chị vú cũng bồng con lại gần một bên cha. Mà bữa nay cha ngó con, rồi lòng cha lại sụt sùi, trí cha lại ngơ ngẩn, phát sanh một mối cảm lạ lùng. Con ôi cha thấy con thì cha thương quá, thương khác hơn cha từ ngày con lọt lòng. Có lẽ vì sự thương ấy mà từ hồi chiều cho tới bây giời cha biết tức, biết giận, biết buồn.
"Con là máu thịt của cha và của má con, con là dấu tích ân ái của một cặp thanh niên cao thượng thương nhau, hiểu nhau quyết sống thác với nhau chớ chẳng có tội chi hết. Tại sao trời lại đành giết chết hết cặp thanh niên đang sống ấy? Ví dầu cặp thanh niên phản tục ngược đời nầy, vì không thuận với chế độ hẹp hòi của gia đình, nên trời giết thì đã đành, còn phận con, nào con có tội chi đâu, trời làm cho con nên hình nên vóc, chớ con không cầu khẩn, không nài xin mà ra đờì, sao lại bắt tội con đồng loã với cha mẹ, rồi làm cho con vừa mới mở mắt thấy đời thì phải chịu khổ não đau đớn, hiện bây giờ không ai dưỡng nuôi, chừng biết nói, không ai dạy dỗ, rồi đến khi trưởng thành sẽ không gia đình, không thân tộc.
"Sở tâm của cha muốn cho con đi trong đường đời được hoàn toàn tự do… không cần biết thân tộc mà bận lòng, không cần ai nưng đỡ rồi bó buộc. Đặt tên cho con cha lấy hai chữ "THANH NGUYÊN". Bao nhiêu đó cũng đủ thấy ý cha muốn lòng con trong sạch như nước nguồn mới chảy ra, chẳng nhuốm chút bụi trần nào hết. Mà đến giờ cuối cùng cha sắp xây lưng lìa con, cha ngó con cho tỏ rõ một lần chót, cha động lòng thương con, quá thương nên lo sợ cho tương lai của con, nếu sau nầy thân con bị đời kim tiền bắt chịu vất vả dưới suối mương, phải hèn hạ, thì cha với má con ở dưới cửu tuyền phải ăn năn lắm vậy.
"Bởi cớ ấy nên cha phải gom hết nghị lực ngồi dậy ráng viết tờ nầy để lại cho con, đặng chừng con đủ trí khôn con đã khỏi oán hận kẻ sanh thành, mà con lại biết căn nguyên của con, con lại hiểu quyền lợi của con.
"Cha làm như vầy cha rất hổ thầm, hổ vì đến ngày cuối cùng mà cha lại vương vấn cái lý tưởng thấp hèn là lý tưởng kim tiền, cha lại trìu mến cái thành kiến mà làm cho cha rất đau đớn là thành kiến gia tộc. Cha mà phải lật ngược cái thái độ của cha như vầy là vì cha thương con, thương quá mà cha không có bạc tiền để lại cho con đặng con hộ thân, bởi vậy cha phải để cái lương tâm tốt đẹp, cha phải nghịch với chí của cha.
"Con ôi, con coi tờ khai sanh của con cùng tờ khai sanh và tờ hôn thú của cha mà đính theo đây, thì con sẽ biết tên họ, gốc gác của cha mẹ con. Cha là con ông Hương Cả Lý Như Kim, sanh tại làng Thới An, Tỉnh Cần Thơ, hiện giờ bà nội con tên là Trần Thị Cân, mà người ta thường kêu là bà Cả Kim, còn ở tại Thới An, thuộc tổng Định Thới, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, ông nội bà nội con chỉ sanh có hai người con: một là cô của con tên Lý Thị Phụng, hai là cha đây.
"Bà nội con là một vị điền chủ giàu có lớn, mỗi năm góp huê lợi trên hai chục ngàn giạ lúa.
"Hồi cha còn nhỏ cha học nhiều trường, lần lần tới trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Chừng cha thi đậu quan trên mới cấp bằng cho cha làm giáo sư ngoài Bắc Việt. Có lẽ cha với má con có duyên nợ với nhau, nên trời khiến cha gặp má con, đàm luận cùng nhau mấy lần, thấy đồng tâm hiệp ý với nhau, mới nhứt định kết bạn trăm năm để chung hưởng hạnh phúc với đời. Má của con là một vị nữ giáo sư, gốc con một ông Thông Phán Sở Bưu Điện. Vì đường xá xa xôi nên cha không thể thương lượng việc trăm năm của cha cùng bà nội con được, cha mới tính cưới má con trước rồi cha có dịp sẽ dắt về thú tội.
"Khi cha với má con thành hôn rồi bà nội con cứ viết thơ buộc cha phải xin đổi về Nam Việt, như xin không được phải từ chức đặng về cai sự nghiệp mà mẹ con khỏi phân cách, cha vâng lời nên từ chức mà về dắt má con về đặng chịu tội với bà nội con. Lúc ấy má con đã có thai con được bốn tháng. Tưởng về xứ đặng mẹ con vui vẻ chồng vợ thanh nhàn, nào ngờ bà nội con cố chấp tục xưa lệ cũ, bắt lỗi cha với má con làm trái chế độ gia đinh, rồi đánh đuổi cha với má con và không nhìn nhận con với con dâu.
"Cha với má con đành lau nước mắt từ mẹ lìa nhà, dắt nhau lên Sài Gòn kiếm công việc làm để nuôi thân, không lo giàu nghèo, không màng tính quí tiện, miễn được tự do về tình về chí. Cha đi dạy học, lương mỗi tháng có 4, 5 chục đồng bạc nên bề ăn ở lấy làm cực khổ, nhưng cha với má con vẫn vui vẻ vẫn thương yêu nhau không trách trời, mà cũng chẳng phiền người.
"Gần ngày sanh con, má con bị đau tim nên hơi mệt, song thấy nhà không tiền, lại sợ cha buồn, nên không dám nói ra. Còn cha thì vì ăn ở cực khổ, lại trí cứ lo nỗi gia đình nên cha phải mang chứng bịnh lao, thân thể càng ngày càng thêm ốm, mà cha cũng sợ má con buồn, nên cha không dám nói cho má con biết.
Sanh con đựơc vài tháng má con chết, chết một cách rất thảm thiết đau đớn vì sự lìa chồng, tức tối về nỗi bỏ con. Cái đời của cha đã hỏng về phương tộc, tưởng là vui được về phương diện vợ chồng, nào dè người bạn trăm năm yêu mến của cha chết đi thì sự sống của cha chẳng còn nghĩa lý gì nữa. Phần cha buồn rầu, phần cha không đủ tiền uống thuốc, nên bịnh của cha càng ngày càng thêm trầm trọng, trong mấy tháng nay cha chỉ đợi ngày chết mà thôi, chớ không thèm lo tính việc chi hết. Ngặt vì cha chết rồi thân con phải ra thế nào ? Ấy là một câu hỏi mấy bữa rày cha cứ hỏi trong trí hoài. Cha nhớ tới chỗ đó cha lo, nên hôm nọ cha có gởi về cho bà nội con hay đặng như bà nội con có chịu nhìn con là máu thit của cha, là nhánh lá của dòng họ Lý thì lên đem con về nuôi thế cho cha. Đã mười ngày rồi cha không nhận được tin tức chi hết Chắc bà nội con đành bỏ đứt, không chịu nhìn nhận con.
"Con ôi! Con thấy hay chưa? Chế độ gia đình như vậy đó!
"Cha sẽ kiếm người năn nỉ cậy họ lãnh con nuôi giùm con. Cha sẽ xin họ nếu chịu nuôi con thì đợi ngày con khôn lớn rồi sẽ giao tờ nầy với những giấy tờ cha đính theo đây lại cho con. Con coi cho biết gốc gác rồi con liệu lượng coi có nên hay không nên về làng An Thới để tìm thân tộc đặng lãnh phần gia tài của cha. Sự ấy cha để cho con tự do liệu cảnh, cha không khuyên, mà cũng không cản.
"Con ôi! Viết tới đây, cha nghĩ lại cha đau đớn mà cũng hổ thẹn quá. Xin con biết giùm bụng cha, vì thương con nên cha mới đổi thái độ mà nói cho con biết gốc tích của con đó.
"Cha mệt lắm, không thể viết dài nữa được. Thôi cha từ biệt con. Chừng nào con khôn lớn, con đựơc đọc tờ nầy, dầu thế nào con cũng đừng trách cha mẹ, vì mẹ của con chết cách năm tháng cũng vậy, mà hiện bây giờ cha sắp chết đây, cha cũng vậy, mẹ cha của con đều đứt ruột mà lìa con, chớ không phải tránh nợ mà bỏ con.
"Cha muốn viết thêm ít hàng khuyên dạy con, tiếc vì cha mệt đuối rồi, mắt choá loà, tay run rẩy, nên phải buông viết mà từ giã con, phú cho trời đất dìu dắt giùm bước đường đời của con, giữ gìn giùm lòng thanh bạch cho con"
LÝ NHƯ THẠCH
Thanh Nguyên đọc dứt rồi, cô dựa ngửa trên ghế im lìm, mà cô thở hồi hộp. Cô áp tờ di ngôn vào ngực, dường như cô muốn dùng tờ ấy mà đè vào trái tim cô cho nó bớt nhẩy vậy. Cô mở mắt chau quau ngó chăm bẳm ngọn đèn, lóng tai nghe giọt mưa kêu rỉ rả ngoài vách.
Tự Cường biết con đương bối rối trong trí, đương đau đớn trong lòng, nếu lúc nầy xen vô nói một tiếng, thì làm cho con thêm rối, thêm đau chớ không ích chi, bởi vậy ông cũng ngồi lặng thinh, một lát liếc mắt dòm con thôi, chớ không nói chi hết, có ý chờ cho khóc đặng có nước mắt mà rửa giùm bớt những nỗi bực trong lòng con.
Cách một hồi lâu, Thanh Nguyên mới xổng lưng lên, rồi day lại ngó Tự Cường trân trân. Ông vẫn ngồi im lìm, không nói chi hết. Cô ngó rồi thình lình cô ngã sấp, úp mặt vào lòng ông, hai tay ôm lưng ông khóc tấm tức tấm tửi.
Tự Cường lấy tay vuốt tóc con nhè nhẹ rồi chậm rãi nói: "Khóc đi con, khóc nữa, khóc cho nhiều, khóc đặng bớt đau đớn một chút".
Bây giờ Thanh Nguyên mới nói từ tiếng, và giọng nghe như rên: "Đời khốn nạn…Hèn chi ba chán phải… nay con mới biết công ơn ba đối với con thiệt là nặng… Ví như không có ba thì con ngày hôm nay mới ra thế nào!"
Tự Cường chúm chím cười. Ông kéo sửa bâu áo của con cho ngay thẳng và nói: "Con nói nữa đi con, nói đặng hả hơi nhẹ dạ một chút".
Thanh Nguyên ngước đầu dậy, lấy khăn lau nước mắt nói tức tửi:
- Đời như vậy, con còn nói giống gì nữa ba.
- Cái màn đời con mới vén lên một góc nhỏ xíu, bức tranh xã hội con mới thấy có một chút. Còn nhiều lắm con ôi, chớ có phải bao nhiêu đó thôi đâu. Để thủng thẳng rồi con sẽ thấy thêm nữa.
- Thôi đủ rồi ba à. Con không muốn thấy thêm nữa chi. Ghê gớm lắm.
- Không muốn cũng không được. Mà con cần phải thấy thêm nữa chớ, thấy cho nhiều rồi trí con mới định tĩnh, lòng con mới vững chắc được.
- Thôi, thấy càng thêm ghét, biết càng thêm phiền chớ có ích gì. Con không cần thấy việc gì nữa, không cần biết ai nữa. Cha con mình tách mà đi riêng trong một đường đời khác thiên hạ, thì sự sống của mình cũng đủ vui sướng, chẳng phải chung lộn với họ làm chi.
- À! Bây giờ con phục cái chủ nghĩa của ba rồi hả?
- Phục lắm, tuy chủ nghĩa ấy không hợp thời, song nó giúp cho bọn vì gia đình, mà phải chịu khốn khổ đau đớn… À! Gia đình ! Gia đình… Gia đình là những chân đứng của xã hội mà gia đình bị những thành kiến trái mùa, nó ràng buộc rồi níu cứng ở dưới bùn lầy, xã hội làm sao vượt lên cao cho nguy nga đồ sộ được. Con thề sẽ hy sanh cái đời con, bứt đứt cái dây chế độ ấy, xô ngã cái thành kiến ấy cho xã hội thong thả mà vượt lên cao.
- Ờ ! việc lớn lao quá con làm sao nổi?
- Dầu không nổi con cũng làm.
Bây giờ Thanh Nguyên có sắc giận, chớ không buồn nữa, cô nín khe mà thở rồi thình lình cô nói:
- Con nhứt định không thèm lấy chồng.
- À, ạ! Con đã hứa với Hữu Nhơn rồi làm sao?
- Con hứa suy nghĩ chớ không hứa làm vợ ảnh. Con không thèm làm vợ ai hết, để con viết thơ cho anh Hữu Nhơn, nói cho anh hay là lấy lời hứa lại.
- Con biết Hữu Nhơn đâu mà viết thơ.
- Con biết, bữa hổm ảnh có biên địa chỉ của ảnh vào cuốn sổ nhỏ của con. Sáng mai con gởi thơ liền.
- Ba tưởng con nên suy nghĩ lại. Ba thấy bộ Hữu Nhơn thương con lắm, nếu con rút lời hứa gấp quá sợ chàng buồn chăng.
- Con đã suy nghĩ rồi. Thà ảnh buồn rầu một chút bây giờ nhưng ngày sau nầy khỏi khốn khổ cả hai đứa.
Tự Cường rùn vai nói: "Tự ý con"
Thanh Nguyên ngồi ngó sững ngọn đèn một lát rồi cô nói:
- Hèn chi ba họ Huỳnh mà con lại họ Lý. Thuở nay con tưởng cha mẹ không có hôn thú nên con phải theo họ mẹ chớ con có dè đâu.
- Cũng tại ba giấu không dám cho con thấy khai sanh. Ba nộp khai sanh của con vô trường mà ba căn dặn ông hiệu trưởng đừng cho con coi.
- Cha với má con chết mà mồ mả chôn ở đâu ba biết hôn?
- Sao lại không biết. Ba lo chôn cất chớ ai. Mả cha mẹ con ở trong ngã năm. Bà nội con có mướn thợ xây tử tế.
- Bữa nào rảnh ba dắt giùm con đi thăm mả cha mẹ con được hôn?
- Được lắm. Để chiều mai tan học rồi ba dắt con đi.
- Vậy để mai con mua bông cho sẵn. Ý! Mười hai giờ rồi. Thôi, đi ngủ ba, con buồn ngủ quá.
Thanh Nguyên tom góp tờ di ngôn của cha bỏ vào bao thơ rồi cầm đi vô phòng.
Tự Cường tắt đèn rồi cũng vô phòng riêng của ông.
Tuy Thanh Nguyên nói buồn ngủ mà đến ba giờ khuya ông vẫn thấy trong phòng cô đèn sáng trưng một lát lại nghe có tiếng giày đi lẹp xẹp.
[1] hạng bình (hạng đậu gồm: thứ, bình thứ, bình và ưu)
Ông Tự Cường biểu đứa ở đốt hai cây đèn manchon lên, nên trong nhà sáng trưng, ánh dọi ra ngoài sân cũng sáng.
Ông đi qua đi lại trước hàng ba, hễ thấy đèn xe hơi ở dưới miệt Phú Nhuận chạy lên thì ông đứng dòm, ông có ý trông Thanh Nguyên vì đã mấy bữa rày cô thi Tú tài kỳ nhì, thi bài viết đậu rồi còn hạch miệng khởi sự từ sớm mơi hôm qua. Có lẽ chiều nay ban giám khảo sẽ xướng danh mấy người thi đậu.
Ông đi một hồi rất lâu trong lòng không an vì không biết con đậu hay rớt. Ông lấy làm tiếc hồi chiều tan học ông không đi thẳng xuống trường Chasseluop- Laubat chờ nghe tin tức, lại bỏ đi về. Nên bây giờ bứt rứt đứng ngồi không được. Ông trở vô nhà dòm đồng hồ, thì đã bảy giờ rưỡi. Ông đương lấy một điếu thuốc đốt hút, kế nghe tiếng kèn xe hơi. Ông vội vã bước ra cửa thì xe đã tới ngừng ngay cửa ngõ và bóp kèn te te.
Người bồi trong nhà chạy ra mở cửa, và xe thủng thẳng vô ngừng bên nhà. Trời vẫn mưa lâm râm, xe vừa ngừng Thanh Nguyên nhảy xuống gọn gàng, thấy cha đứng dựa cửa cô vừa chạy vô vừa nói: Con đậu rồi ba à, đậu được mention bien[1]. Anh Hữu Nhơn cũng đậu nữa".
Tự Cường phỉ chí nên đứng chúm chím cười. Thanh Nguyên vịn hai tay lên hai vai cha, mắt ngó ngay mặt cha và nói: "Con mừng quá! Công ba dạy con nay kết quả được mỹ mãn rồi ba à"
Tự Cường cũng cười chớ không nói chi hết.
Hữu Nhơn trên xe bước xuống sau, chàng thủng thẳng đi vô, tay xách một cái va-ly lớn.
Tự Cường nắm tay mừng chàng thi đậu. Thanh Nguyên nói: "Anh Hữu Nhơn đậu, ảnh mừng quá. Ảnh xin phép ra trường liền đặng về cho nhà hay. Ảnh đi xe đò Cần Thơ, mười giờ tối có xe chạy. Con thấy vậy con mời ảnh lên trên nầy ăn cơm với con, rồi chừng chín giờ con biểu sớp-phơ mình lấy xe đưa ảnh trở xuống Sài Gòn đặng ảnh về cho kịp xe đò"
Tự Cường gật đầu dắt hai đứa trẻ vô nhà rồi kêu bồi biểu dọn cơm cho mau.
Thanh Nguyên chỉ bàn rửa mặt biểu Hữu Nhơn rửa mặt gội đầu cho mát.
Cô chạy xuống nhà bếp hối thúc dọn cơm. Cô vô ra lăng xăng nói cười không ngớt, bộ cô mừng rỡ vui vẻ lắm.
Cơm dọn lên bàn rồi. Tự Cường kêu hai trẻ biểu ngồi lại ăn, ông ngồi đầu ngoài còn hai trẻ ngồi hai bên.
Ông hỏi Hữu Nhơn.
- Cháu năm nay được mấy tuổi?
- Thưa cháu 23 tuổi.
- Cháu có bằng Tú tài rồi, bây giờ cháu tính học thêm nữa hay là thôi.
- Chắc cha mẹ cháu không cho cháu đi học nữa, bởi vì cháu có một mình, chớ không có anh em chi hết.
- Cháu còn đủ ông bà cha mẹ hả?
- Cha mẹ cháu còn song toàn. Cháu còn bà ngoại chớ ông ngoại, bà nội ông nội đều khuất hết.
- Cháu gốc ở Cần Thơ hay sao?
- Thưa, cháu gốc ở Ô Môn.
Thanh Nguyên đương ăn thình lình cô chen vô nói: "Nầy ba, anh Hữu Nhơn thương con, nên xưa rày ảnh xin con ưng ảnh, đặng ảnh cưới. Ba chịu gả hay không ba?"
- Cưới vợ, lấy chồng là việc quan hệ nhứt của con người. Cái đời mình, buồn hay vui, cực hay sướng, đều tại đó, con nói như chuyện chơi vậy sao được.
- Xưa rày ảnh nói hễ ảnh thi đậu rồi ảnh cưới con. Ảnh nói thiệt chớ không phải nói chơi đâu.
- Hứ! Ba đã nói việc ấy quan hệ lắm. Con phải suy nghĩ cho kỹ, đừng có nói vụt chạc không nên. Dầu cháu Hữu Nhơn muốn cưới con đi nữa, con cũng phải hỏi lại lòng con coi có nên lấy chồng hay không đã chớ. Việc ấy nó can hệ về đời của con, vậy con phải liệu rồi con nhứt định, chớ sao con lại hỏi ba.
- Con có cho phép ảnh nuôi cái hy vọng làm chồng con, nhưng không hiểu tại sao hễ nói việc vợ chồng lòng con không hăng hái chút nào hết.
- Nếu vậy thì con không có tình với cháu Hữu Nhơn, thế làm vợ chồng với nhau có vui vẻ gì đâu mà tính.
- Con cũng thương ảnh lắm chớ, mà không hiểu tại sao hễ nói làm vợ ảnh con không sốt sắng mấy.
- Đã vậy mà cháu Hữu Nhơn mới nói cháu còn cha mẹ và bà ngoại. Theo phong tục Việt Nam, định vợ chồng là quyền của cha mẹ ông bà, chớ cháu không được phép tự chuyện. Cháu Hữu Nhơn muốn nên cháu nói như vậy, nhưng không phải dễ đâu. Huống chi con biết cháu Hữu Nhơn thôi, chớ chưa biết cha mẹ ông bà của cháu…
Hữu Nhơn nãy giờ nghe cha con Tự Cường cãi nhau thì chàng buồn hiu. Chừng nghe nói tới cha mẹ thì chàng mới nói:- "Thưa ông vì cháu thương cô Thanh Nguyên lắm, nên cháu mới tính như vậy. Nếu ông với cô bằng lòng thì cháu về nhà cháu thưa chuyện lại cho cha mẹ cháu hay rồi cha mẹ cháu lên hỏi cưới, chớ có lẽ nào cháu dám tự chuyện"
Cô Thanh Nguyên cười và nói: "Ừ thôi anh về thưa cho ông bà lên coi em, như ông bà bằng lòng rồi em sẽ nhứt định".
Tự Cường chúm chím cười đáp:
- Con nói nghe ngược đời quá. Làm con gái hễ chồng đi coi rồi thì chàng trai nhứt định, chớ con nhứt định nỗi gì.
- Ba nói như vậy mới ngược đời chớ. Phàm muốn kết vợ chồng với nhau, hai bên đều có quyền hết thẩy. Con cũng có quyền nhứt định, nếu con không ưng thì họ cưới sao được.
- Ba tưởng việc nầy con phải chậm chậm để suy nghĩ, chẳng nên tính gấp. Cháu Hữu Nhơn cũng vậy, đừng có vội lắm.
Cô Thanh Nguyên ngó Hữu Nhơn và nói: "Ba em nói phải lắm. Anh về bàn tính lại với cha mẹ đi, rồi sau sẽ hay"
Hữu Nhơn liếc mắt ngó cô rất hữu tình và đáp:
- Tôi đã nhứt định rồi, có tính chi đâu. Để tôi về tôi mời cha mẹ lên chơi cho cô biết.
- Ừ được lắm, mời lên chơi.
- Hễ về tới thì tôi mời đi liền.
- Ý, thủng thẳng vậy chớ. Phải để ít bữa cho em suy nghĩ. Em muốn thử lòng em vắng mặt anh nó ra thế nào.
- Tôi về trong một tuần lễ tôi sẽ dắt ba má tôi lên.
Thanh Nguyên ngẫm nghĩ một lát rồi gật đầu chịu.
Ăn cơm rồi thì đồng hồ gõ 9 giờ. Cô Thanh Nguyên kêu sớp-phơ đem xe ra đặng đưa anh Hữu Nhơn xuống Sài Gòn. Lúc Hữu Nhơn từ biệt xách va-ly lên xe thì cô nói: "Trời mưa khó chịu quá chớ không thì em đưa anh đi đặng chạy một vòng chơi".
Hữu Nhơn cười bước lên xe và nói::"Thôi ít bữa nữa sẽ gặp nhau. Cô đừng quên tôi nghe hôn"
Xe chạy rồi cô Thanh Nguyên về phòng thay đồ mát còn Tự Cường thì đi qua đi lại trước hàng ba, bộ ông suy nghĩ lo lắng lắm.
Bây giờ trời mưa có giọt, cây cỏ ướt loi ngoi. Tự Cường hồi nãy nghe con nói chuyện lấy chồng thì ông không vui, bây giờ thấy cảnh ẩm ỹ ông càng thêm buồn bực.
Cách một hồi lâu Thanh Nguyên bước ra cửa hỏi: "Ba làm giống gì đó, ba vô trong nhà nói chuyện với con”.
Tự Cường thủng thẳng đi vào nhà, lại ngồi ghế canapé tại phòng khách lấy thuốc hút.
Thanh Nguyên ngồi dựa bên cha và hỏi:
- Con thi đậu sao nãy giờ coi bộ ba không vui vậy ba?
- Con thi đậu ba mừng lắm, nhưng tại có chuyện khác làm cho ba hết vui.
- Tại ba nghe con nói chuyện anh Hữu Nhơn tính cưới con nên ba buồn phải hôn?
- Đó là một chuyện làm cho ba lo, chớ không phải buồn.
- Tại sao mà ba lo?
- Con chưa có một chút gì kinh nghiệm về việc đời, con lại nói chuyện lấy chồng, thì làm sao ba không lo cho được.
- Không phải vậy đâu. Thiệt, tuy Hữu Nhơn kết bằng hữu với con, tới lui đây đã lâu rồi, song ba không rõ tánh tình trí ý của chàng ra thế nào. Mặc dầu chàng hay chàng trai nào khác muốn cưới con thì ba cũng lo sợ như vậy hết.
- Tại sao ba lo sợ?
- Từ nhỏ chí lớn, ba nuôi dưỡng dạy dỗ con, ba tập cho con tánh con quen thói trong sạch cao thượng, ba để cho trí con hưởng thú tự do hoàn toàn. Thiên hạ không phải như cha con mình, họ sùng bái một nền luân lý khó chịu, họ coi theo những thành kiến dễ ghét, rồi tánh tình thái độ của họ thấp thỏi, bề cư xử của họ thô tục hẹp hòi. Con một thế, còn họ một thế, nếu con chung lộn với họ chắc chẳng khỏi xung đột… Mà phận con là gái, hễ xung đột thì con ắt phải chịu thiệt thòi, còn nếu con chịu thua rồi ngay cổ để mang cái vòng áp chế, thành ra uổng công ba dồi mài cái óc của con mười mấy năm nay, nhứt là uổng cho cái đời của con đương chớn chở hy vọng.
Thanh Nguyên nghe ba đàm luận như vậy thì cô ngồi ngẫm nghĩ một hồi mới nói:
- Thiệt như vậy. Con có biết thái độ của cha mẹ anh Hữu Nhơn thế nào đâu. Chớ chi cha mẹ ảnh như ba vậy, hoặc chết hết rồi mới khỏi lo. Có một lần ảnh nói với con, cha mẹ ảnh giàu, có ruộng đất nhiều lắm. Mà giàu có nghĩa gì đâu.
- Nếu họ giàu thì mình càng thêm lo hơn nữa chớ.
- Con nghe nói gia đình có cái lạc thú êm đềm lắm.
- Phải, gia đình có lạc thú, mà cũng có bi ai nữa.
- Con chưa biết lạc thú gia đình ra thế nào, chớ lạc thú tự do con thích lắm. Thôi, để anh Hữu Nhơn mời cha mẹ ảnh lên đây cho coi người thế nào rồi con sẽ nhứt định.
- Con phải suy nghĩ cho kỹ, chẳng nên hốc tốc kẻo sau phải ăn năn trọn đời.
Thanh Nguyên bây giờ hết hớn hở nữa, mặt coi có sắc lo.
Tự Cường đứng dậy, chấp tay sau lưng đi qua đi lại… Đi một hồi đứng lại ngó con, dường như muốn nói chuyện chi vậy.
Đồng hồ gõ 10 giờ. Ngoài sân trơi cứ mưa rỉ rả. Tôi tớ ra đóng cửa rồi đi ngủ hết.
Tự Cường lại đứng bên con mà hỏi:
- Con buồn ngủ hay chưa? Khuya rồi, như con buồn ngủ thì đi ngủ đi.
- Không. Con chưa buồn ngủ. Bữa nay ba có sửa bài hay không?
- Không.
- Vậy con thức để nói chuyện với ba cho vui.
- Mấy bữa rày con lo thi chắc con mêt, vậy con phải nghỉ sớm một chút.
- Con không mệt đâu ba, song bữa nay trí con hơi lộn xộn quá, chắc đêm nay con ngủ không đựơc.
Tự Cường đứng ngó con trân trân, dợm muốn nói việc chi rồi do dự không chịu nói. Ông sụt sè một hồi rồi dường như có ám lực nó xô đẩy ông, nên ông nói:
- Nếu con khoẻ thì ba sẽ nói một chuyện quan hệ cho con nghe.
- Chuyện gì đó vậy ba?
- Chuyện riêng của con.
- Con sẵn lòng nghe. Ba nói đi. Con đang rối trí xin ba nói đặng con giải trí một chút.
Tự Cường đi lại cái tủ sách để gần chỗ bàn viết lấy chìa khóa mở cái hộc tủ, xếp soạn giấy tờ một chút, rồi lấy ra một phong thơ lớn, bao thơ bằng giấy trắng vì lâu năm nên đã trổ màu vàng. Ông khoá tủ lại, rồi cầm cái phong thơ đem đưa cho con.
Thanh Nguyên lật hai bề coi không có chữ viết chi hết thì lấy làm lạ nên ngó cha.
Tự Cường ngồi một bên con và nói: “Người ta gởi cái phong thơ ấy lại cho con, mà người gởi dặn chừng con 18 tuổi rồi sẽ đưa cho con. Con đúng 18 tuổi từ hôm tháng giêng, nhưng ba thấy con mắc lo học đặng thi, nên ba không đưa. Nay con thi rồi, trí con rảnh, nên ba giao thơ ấy cho con”.
Thanh Nguyên ngó cha vừa cười vừa hỏi:
- Thơ gởi cho con sao không đề tên con?
- Đó là cái bao ngoài, con xé đi trong đó còn cái bao nữa.
- Việc gì mà bí mật quá?
Thanh Nguyên xé cái bao ngoài rồi thiệt quả ở trong một cái bao thơ khác, bề sau có gắn bánh kiến, bề trước có đề hai hàng chữ;
"Phải giao lại cho con tôi là Lý Thị Thanh Nguyên chừng nó đủ 18 tuổi"
Thanh Nguyên lấy làm lạ ngó cha:
- Ba gởi thơ cho con chi vậy?
- Con coi thì biết. Xé bao thơ thứ nhì đi rồi đọc cho cha nghe với.
Thanh Nguyên xé bao thơ nữa thấy có một cái bức thơ dài năm sáu trang giấy với hai tờ khai sinh và một tờ hôn thú.
Cô cầm bức thơ lên đọc như vầy:
TỜ DI NGÔN
Của tôi là: LÝ NHƯ THẠCH
Gởi lại cho con gái tôi là: LÝ THỊ THANH NGUYÊN.
Hỡi con thiếu phước.
"Con ôi, cha đau nhiền lắm, đau trong gan phổi, mà cũng đau về trí não nữa. Đã mấy bữa rồi sức cha đuối lần lần, nên cha nằm liệt trên giường, hết ẵm bồng con nữa được.
"Có lẽ trong tâm hồn của cha, từ ngày biết đi biết nói cho đến bây giờ là tâm hồn chất chứa đầy những tình thương yêu đầy những ý trung hậu. Tiếc vì tình thương yêu với trung hậu ấy không được một phần thưởng nào hết, vì mẹ thân sinh của cha, là bà nội của con không nhìn nhận cha là máu thịt, mà người bạn trăm năm của cha, là người mẹ đáng yêu đáng mến của con, cũng đành xây lưng về chín suối, bỏ cha mấy tháng nay bơ vơ, nơi chốn trần gian.
"Con ôi, cái khoảng đời của cha gần một năm nay là khoảng đời trải qua chẳng biết bao nhiêu nỗi ưu sầu phiền não. Tuy vậy mà cha không tức, không giận, không buồn. Mấy tháng trước cha cứ thư thái liếc cặp mắt khinh thế ngạo vật mà dòm những thói tồi bại của xã hội, cười những việc hèn hạ của nhơn tình. Lúc sau nầy cha cũng thung dung bình tĩnh mà chờ ngày nhắm mắt nín hơi đặng ngon giấc ngàn thu cho dứt mối ưu sầu về thế sự.
"Cũng như mỗi bữa, hồi chiều nầy chị vú cũng bồng con lại gần một bên cha. Mà bữa nay cha ngó con, rồi lòng cha lại sụt sùi, trí cha lại ngơ ngẩn, phát sanh một mối cảm lạ lùng. Con ôi cha thấy con thì cha thương quá, thương khác hơn cha từ ngày con lọt lòng. Có lẽ vì sự thương ấy mà từ hồi chiều cho tới bây giời cha biết tức, biết giận, biết buồn.
"Con là máu thịt của cha và của má con, con là dấu tích ân ái của một cặp thanh niên cao thượng thương nhau, hiểu nhau quyết sống thác với nhau chớ chẳng có tội chi hết. Tại sao trời lại đành giết chết hết cặp thanh niên đang sống ấy? Ví dầu cặp thanh niên phản tục ngược đời nầy, vì không thuận với chế độ hẹp hòi của gia đình, nên trời giết thì đã đành, còn phận con, nào con có tội chi đâu, trời làm cho con nên hình nên vóc, chớ con không cầu khẩn, không nài xin mà ra đờì, sao lại bắt tội con đồng loã với cha mẹ, rồi làm cho con vừa mới mở mắt thấy đời thì phải chịu khổ não đau đớn, hiện bây giờ không ai dưỡng nuôi, chừng biết nói, không ai dạy dỗ, rồi đến khi trưởng thành sẽ không gia đình, không thân tộc.
"Sở tâm của cha muốn cho con đi trong đường đời được hoàn toàn tự do… không cần biết thân tộc mà bận lòng, không cần ai nưng đỡ rồi bó buộc. Đặt tên cho con cha lấy hai chữ "THANH NGUYÊN". Bao nhiêu đó cũng đủ thấy ý cha muốn lòng con trong sạch như nước nguồn mới chảy ra, chẳng nhuốm chút bụi trần nào hết. Mà đến giờ cuối cùng cha sắp xây lưng lìa con, cha ngó con cho tỏ rõ một lần chót, cha động lòng thương con, quá thương nên lo sợ cho tương lai của con, nếu sau nầy thân con bị đời kim tiền bắt chịu vất vả dưới suối mương, phải hèn hạ, thì cha với má con ở dưới cửu tuyền phải ăn năn lắm vậy.
"Bởi cớ ấy nên cha phải gom hết nghị lực ngồi dậy ráng viết tờ nầy để lại cho con, đặng chừng con đủ trí khôn con đã khỏi oán hận kẻ sanh thành, mà con lại biết căn nguyên của con, con lại hiểu quyền lợi của con.
"Cha làm như vầy cha rất hổ thầm, hổ vì đến ngày cuối cùng mà cha lại vương vấn cái lý tưởng thấp hèn là lý tưởng kim tiền, cha lại trìu mến cái thành kiến mà làm cho cha rất đau đớn là thành kiến gia tộc. Cha mà phải lật ngược cái thái độ của cha như vầy là vì cha thương con, thương quá mà cha không có bạc tiền để lại cho con đặng con hộ thân, bởi vậy cha phải để cái lương tâm tốt đẹp, cha phải nghịch với chí của cha.
"Con ôi, con coi tờ khai sanh của con cùng tờ khai sanh và tờ hôn thú của cha mà đính theo đây, thì con sẽ biết tên họ, gốc gác của cha mẹ con. Cha là con ông Hương Cả Lý Như Kim, sanh tại làng Thới An, Tỉnh Cần Thơ, hiện giờ bà nội con tên là Trần Thị Cân, mà người ta thường kêu là bà Cả Kim, còn ở tại Thới An, thuộc tổng Định Thới, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, ông nội bà nội con chỉ sanh có hai người con: một là cô của con tên Lý Thị Phụng, hai là cha đây.
"Bà nội con là một vị điền chủ giàu có lớn, mỗi năm góp huê lợi trên hai chục ngàn giạ lúa.
"Hồi cha còn nhỏ cha học nhiều trường, lần lần tới trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Chừng cha thi đậu quan trên mới cấp bằng cho cha làm giáo sư ngoài Bắc Việt. Có lẽ cha với má con có duyên nợ với nhau, nên trời khiến cha gặp má con, đàm luận cùng nhau mấy lần, thấy đồng tâm hiệp ý với nhau, mới nhứt định kết bạn trăm năm để chung hưởng hạnh phúc với đời. Má của con là một vị nữ giáo sư, gốc con một ông Thông Phán Sở Bưu Điện. Vì đường xá xa xôi nên cha không thể thương lượng việc trăm năm của cha cùng bà nội con được, cha mới tính cưới má con trước rồi cha có dịp sẽ dắt về thú tội.
"Khi cha với má con thành hôn rồi bà nội con cứ viết thơ buộc cha phải xin đổi về Nam Việt, như xin không được phải từ chức đặng về cai sự nghiệp mà mẹ con khỏi phân cách, cha vâng lời nên từ chức mà về dắt má con về đặng chịu tội với bà nội con. Lúc ấy má con đã có thai con được bốn tháng. Tưởng về xứ đặng mẹ con vui vẻ chồng vợ thanh nhàn, nào ngờ bà nội con cố chấp tục xưa lệ cũ, bắt lỗi cha với má con làm trái chế độ gia đinh, rồi đánh đuổi cha với má con và không nhìn nhận con với con dâu.
"Cha với má con đành lau nước mắt từ mẹ lìa nhà, dắt nhau lên Sài Gòn kiếm công việc làm để nuôi thân, không lo giàu nghèo, không màng tính quí tiện, miễn được tự do về tình về chí. Cha đi dạy học, lương mỗi tháng có 4, 5 chục đồng bạc nên bề ăn ở lấy làm cực khổ, nhưng cha với má con vẫn vui vẻ vẫn thương yêu nhau không trách trời, mà cũng chẳng phiền người.
"Gần ngày sanh con, má con bị đau tim nên hơi mệt, song thấy nhà không tiền, lại sợ cha buồn, nên không dám nói ra. Còn cha thì vì ăn ở cực khổ, lại trí cứ lo nỗi gia đình nên cha phải mang chứng bịnh lao, thân thể càng ngày càng thêm ốm, mà cha cũng sợ má con buồn, nên cha không dám nói cho má con biết.
Sanh con đựơc vài tháng má con chết, chết một cách rất thảm thiết đau đớn vì sự lìa chồng, tức tối về nỗi bỏ con. Cái đời của cha đã hỏng về phương tộc, tưởng là vui được về phương diện vợ chồng, nào dè người bạn trăm năm yêu mến của cha chết đi thì sự sống của cha chẳng còn nghĩa lý gì nữa. Phần cha buồn rầu, phần cha không đủ tiền uống thuốc, nên bịnh của cha càng ngày càng thêm trầm trọng, trong mấy tháng nay cha chỉ đợi ngày chết mà thôi, chớ không thèm lo tính việc chi hết. Ngặt vì cha chết rồi thân con phải ra thế nào ? Ấy là một câu hỏi mấy bữa rày cha cứ hỏi trong trí hoài. Cha nhớ tới chỗ đó cha lo, nên hôm nọ cha có gởi về cho bà nội con hay đặng như bà nội con có chịu nhìn con là máu thit của cha, là nhánh lá của dòng họ Lý thì lên đem con về nuôi thế cho cha. Đã mười ngày rồi cha không nhận được tin tức chi hết Chắc bà nội con đành bỏ đứt, không chịu nhìn nhận con.
"Con ôi! Con thấy hay chưa? Chế độ gia đình như vậy đó!
"Cha sẽ kiếm người năn nỉ cậy họ lãnh con nuôi giùm con. Cha sẽ xin họ nếu chịu nuôi con thì đợi ngày con khôn lớn rồi sẽ giao tờ nầy với những giấy tờ cha đính theo đây lại cho con. Con coi cho biết gốc gác rồi con liệu lượng coi có nên hay không nên về làng An Thới để tìm thân tộc đặng lãnh phần gia tài của cha. Sự ấy cha để cho con tự do liệu cảnh, cha không khuyên, mà cũng không cản.
"Con ôi! Viết tới đây, cha nghĩ lại cha đau đớn mà cũng hổ thẹn quá. Xin con biết giùm bụng cha, vì thương con nên cha mới đổi thái độ mà nói cho con biết gốc tích của con đó.
"Cha mệt lắm, không thể viết dài nữa được. Thôi cha từ biệt con. Chừng nào con khôn lớn, con đựơc đọc tờ nầy, dầu thế nào con cũng đừng trách cha mẹ, vì mẹ của con chết cách năm tháng cũng vậy, mà hiện bây giờ cha sắp chết đây, cha cũng vậy, mẹ cha của con đều đứt ruột mà lìa con, chớ không phải tránh nợ mà bỏ con.
"Cha muốn viết thêm ít hàng khuyên dạy con, tiếc vì cha mệt đuối rồi, mắt choá loà, tay run rẩy, nên phải buông viết mà từ giã con, phú cho trời đất dìu dắt giùm bước đường đời của con, giữ gìn giùm lòng thanh bạch cho con"
LÝ NHƯ THẠCH
Thanh Nguyên đọc dứt rồi, cô dựa ngửa trên ghế im lìm, mà cô thở hồi hộp. Cô áp tờ di ngôn vào ngực, dường như cô muốn dùng tờ ấy mà đè vào trái tim cô cho nó bớt nhẩy vậy. Cô mở mắt chau quau ngó chăm bẳm ngọn đèn, lóng tai nghe giọt mưa kêu rỉ rả ngoài vách.
Tự Cường biết con đương bối rối trong trí, đương đau đớn trong lòng, nếu lúc nầy xen vô nói một tiếng, thì làm cho con thêm rối, thêm đau chớ không ích chi, bởi vậy ông cũng ngồi lặng thinh, một lát liếc mắt dòm con thôi, chớ không nói chi hết, có ý chờ cho khóc đặng có nước mắt mà rửa giùm bớt những nỗi bực trong lòng con.
Cách một hồi lâu, Thanh Nguyên mới xổng lưng lên, rồi day lại ngó Tự Cường trân trân. Ông vẫn ngồi im lìm, không nói chi hết. Cô ngó rồi thình lình cô ngã sấp, úp mặt vào lòng ông, hai tay ôm lưng ông khóc tấm tức tấm tửi.
Tự Cường lấy tay vuốt tóc con nhè nhẹ rồi chậm rãi nói: "Khóc đi con, khóc nữa, khóc cho nhiều, khóc đặng bớt đau đớn một chút".
Bây giờ Thanh Nguyên mới nói từ tiếng, và giọng nghe như rên: "Đời khốn nạn…Hèn chi ba chán phải… nay con mới biết công ơn ba đối với con thiệt là nặng… Ví như không có ba thì con ngày hôm nay mới ra thế nào!"
Tự Cường chúm chím cười. Ông kéo sửa bâu áo của con cho ngay thẳng và nói: "Con nói nữa đi con, nói đặng hả hơi nhẹ dạ một chút".
Thanh Nguyên ngước đầu dậy, lấy khăn lau nước mắt nói tức tửi:
- Đời như vậy, con còn nói giống gì nữa ba.
- Cái màn đời con mới vén lên một góc nhỏ xíu, bức tranh xã hội con mới thấy có một chút. Còn nhiều lắm con ôi, chớ có phải bao nhiêu đó thôi đâu. Để thủng thẳng rồi con sẽ thấy thêm nữa.
- Thôi đủ rồi ba à. Con không muốn thấy thêm nữa chi. Ghê gớm lắm.
- Không muốn cũng không được. Mà con cần phải thấy thêm nữa chớ, thấy cho nhiều rồi trí con mới định tĩnh, lòng con mới vững chắc được.
- Thôi, thấy càng thêm ghét, biết càng thêm phiền chớ có ích gì. Con không cần thấy việc gì nữa, không cần biết ai nữa. Cha con mình tách mà đi riêng trong một đường đời khác thiên hạ, thì sự sống của mình cũng đủ vui sướng, chẳng phải chung lộn với họ làm chi.
- À! Bây giờ con phục cái chủ nghĩa của ba rồi hả?
- Phục lắm, tuy chủ nghĩa ấy không hợp thời, song nó giúp cho bọn vì gia đình, mà phải chịu khốn khổ đau đớn… À! Gia đình ! Gia đình… Gia đình là những chân đứng của xã hội mà gia đình bị những thành kiến trái mùa, nó ràng buộc rồi níu cứng ở dưới bùn lầy, xã hội làm sao vượt lên cao cho nguy nga đồ sộ được. Con thề sẽ hy sanh cái đời con, bứt đứt cái dây chế độ ấy, xô ngã cái thành kiến ấy cho xã hội thong thả mà vượt lên cao.
- Ờ ! việc lớn lao quá con làm sao nổi?
- Dầu không nổi con cũng làm.
Bây giờ Thanh Nguyên có sắc giận, chớ không buồn nữa, cô nín khe mà thở rồi thình lình cô nói:
- Con nhứt định không thèm lấy chồng.
- À, ạ! Con đã hứa với Hữu Nhơn rồi làm sao?
- Con hứa suy nghĩ chớ không hứa làm vợ ảnh. Con không thèm làm vợ ai hết, để con viết thơ cho anh Hữu Nhơn, nói cho anh hay là lấy lời hứa lại.
- Con biết Hữu Nhơn đâu mà viết thơ.
- Con biết, bữa hổm ảnh có biên địa chỉ của ảnh vào cuốn sổ nhỏ của con. Sáng mai con gởi thơ liền.
- Ba tưởng con nên suy nghĩ lại. Ba thấy bộ Hữu Nhơn thương con lắm, nếu con rút lời hứa gấp quá sợ chàng buồn chăng.
- Con đã suy nghĩ rồi. Thà ảnh buồn rầu một chút bây giờ nhưng ngày sau nầy khỏi khốn khổ cả hai đứa.
Tự Cường rùn vai nói: "Tự ý con"
Thanh Nguyên ngồi ngó sững ngọn đèn một lát rồi cô nói:
- Hèn chi ba họ Huỳnh mà con lại họ Lý. Thuở nay con tưởng cha mẹ không có hôn thú nên con phải theo họ mẹ chớ con có dè đâu.
- Cũng tại ba giấu không dám cho con thấy khai sanh. Ba nộp khai sanh của con vô trường mà ba căn dặn ông hiệu trưởng đừng cho con coi.
- Cha với má con chết mà mồ mả chôn ở đâu ba biết hôn?
- Sao lại không biết. Ba lo chôn cất chớ ai. Mả cha mẹ con ở trong ngã năm. Bà nội con có mướn thợ xây tử tế.
- Bữa nào rảnh ba dắt giùm con đi thăm mả cha mẹ con được hôn?
- Được lắm. Để chiều mai tan học rồi ba dắt con đi.
- Vậy để mai con mua bông cho sẵn. Ý! Mười hai giờ rồi. Thôi, đi ngủ ba, con buồn ngủ quá.
Thanh Nguyên tom góp tờ di ngôn của cha bỏ vào bao thơ rồi cầm đi vô phòng.
Tự Cường tắt đèn rồi cũng vô phòng riêng của ông.
Tuy Thanh Nguyên nói buồn ngủ mà đến ba giờ khuya ông vẫn thấy trong phòng cô đèn sáng trưng một lát lại nghe có tiếng giày đi lẹp xẹp.
[1] hạng bình (hạng đậu gồm: thứ, bình thứ, bình và ưu)
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!