Ngọn cỏ gió đùa - Chương 2 (Hồ Biểu Chánh)
Hope Star | Chat Online | |
04/08/2019 09:52:16 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
78 lượt xem
- * Ngọn cỏ gió đùa - Chương 3 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Ngọn cỏ gió đùa - Chương 4 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Ngọn cỏ gió đùa - Chương 1 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Người thất chí - Chương 10(hết) (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
Tên Ðó thuở nay khờ dại đến nỗi gặp khốn-đốn không biết buồn, bị oan ức không biết giận. Nay nhờ có tên Thiệt thuật chuyện oan tức động trí khôn của nó, nên nó ngồi suy nghĩ, rồi lại nhớ tên Thiệt nhắc chuyện nhà của nó làm cho nó đau lòng. Bởi đau lòng nên mới té ngửa kêu trời, tại động trí nên mới biết buồn biết oán.
Thuở nay trí não nó u-ám nên không biết suy nghĩ chi hết. Nay trí nó tuy đã được mở được rồi, song còn yếu ớt lắm nên mới chiêm-nghiệm được việc đời được một chút thì đã mê mệt, nằm thiếp-thiếp[1] như người ngủ.
Tù đi làm hết, nên trong khám vắng teo. Tên Ðó nằm một hồi rồi nghe có tiếng người ta chạy qua chạy lại rần-rật trên đầu. Một lát nữa lại nghe có tiếng người ta nói lào-xào phía dưới chơn. Tên Ðó mở mắt ra thì thấy có chín mười người đứng bao chung quanh mình, có già, có trẻ, có sồn sồn, người nắm tay, người nắm chơn, người đỡ đầu biểu ngồi dậy, mà người nào cũng mặt mày xanh lét, hình dạng ốm teo, xem thấy phát sợ. Tên Ðó tuy mê mệt, song bị người ta trì kéo nên phải ráng sức ngồi dậy. Nó thấy mấy người ấy đều lạ hết thảy, chớ không phải bọn tù ở trong khám, nó bèn hỏi: “Mấy người ở đâu? Vô đây làm gì? Tôi mệt mỏi để cho tôi nằm nghỉ, bắt tôi ngồi dậy làm chi đây?”
Mấy người ấy ngó nó mà cười ngất. Có một ông già chừng bảy tám mươi tuổi, tóc râu bạc trắng, bước lại vỗ vai mà nói rằng: “Chúng ta cũng ở trong khám nầy cháu không biết hay sao? Anh em chúng ta đây ai cũng bị ở tù oan-ức như cháu vậy hết thảy. Người trên dương thế nầy họ xấu lắm, nhứt là mấy nhà giàu với mấy nhà quan họ ỷ tiền ỷ thế mà húng hiếp kẻ nghèo hèn không xiết kể. Khi chúng ta còn sống, chúng ta thầm tiếc không ra cho khỏi ngục được mà trả thù trả oán cho hết uất-ức trong lòng. Nay chúng ta chết rồi, hồn chúng ta phưởng phất, tuy thong thả muốn đi đâu cũng được, ai làm việc gì cũng thấy hết thảy, nhưng mà thấy thì càng tức càng giận, chớ cũng không báo thù báo oán được, nghĩ thiệt tức không biết chừng nào. Cháu muốn thấy thằng Bá-hộ Cao là đứa giàu độc ác, vì một trã cháo heo mà nó bắt cháu rồi giết luôn năm sáu mạng trong nhà cháu hay không? Như cháu muốn đi, thì chúng ta dắt đi cho mà coi”.
Lê-văn-Ðó nghe nói tới Bá-hộ Cao thì nổi giận, muốn biết coi bây giờ nó còn giàu sang nữa hay không, nên xin mấy hồn ma dắt mình đi. Trong một giây phút, bỗng thấy nhà Bá-hộ Cao rõ ràng: trong hai ba tòa nhà kinh dinh, ngoài một vuông tre kín mích. Bá-hộ Cao đương ngồi tại ván giữa bồng cháu nội mà giởn, dâu con đương ngồi ăn uống trong buồng, gia-dịch làm lăng-xăng, đứa cuốc đất ngoài vườn, đứa nấu cơm dưới bếp, đứa xay lúa, đứa dã[2] gạo. Lê-văn-Ðó thấy tới chỗ mình bưng trã cháo heo mà đi, lại cũng thấy chỗ họ đóng nọc trói mình mà đánh nữa. Nó thấy rõ ràng thì càng tủi giận, nên xin mấy hồn ma dắt giùm ra khỏi chỗ ấy cho mau.
Mấy hồn ma dắt nó đi về, mà trước khi trở về khám lại dắt nó ghé chỗ nhà nó ở hồi trước cho nó coi. Cái chò của nó ở bây giờ sập ngã nằm sát đất, chằn hiêu[3] rắn mối chun vô chun ra rụt rịt., chớ không thấy dạng người ta. Cách chỗ đó chừng một công đất có một cái mả đất lúp-lúp, cỏ mọc bít núm hết, mấy hồn ma chỉ mà nói đó là mả của mẹ nó.
Lê-văn-Ðó thấy quê nhà, thấy mả mẹ thì khóc vùi.
Mấy hồn ma dắt trở về khám rồi người già hơn hết mới nói rằng: “Cháu thấy hay chưa, kẻ giàu sang họ hại cháu là đứa nghèo hèn đến nỗi tan nhà nát cửa, làm cho mẹ với cháu đói khát mà chết hết, vậy mà họ cũng còn sung sướng, quan đã không phạt họ, mà trời cũng không hại họ, thế thì hai chữ “công bình” là chữ người ta bày đặt mà gạt bọn nghèo hèn như chúng ta đây, chớ không có nghĩa lý chi hết. Cháu coi lấy đó mà coi, chúng ta oán loài người có đáng hay không hử?”
Lê-văn-Ðó ngồi lặng thinh, châu mày trợn mắt, coi bộ giận lắm. Cách một hồi lâu nó mới hỏi mấy hồn ma rằng: “Tôi bị oan-ức nên tôi giận thì phải, chớ mấy người có oan ức chi đâu mà mấy người giận?”.
Ông già hơn hết cười rồi nói rằng: “Sao cháu biết anh em chúng ta đây không bị oan-ức? Nếu không oan-ức thì chúng ta giận sao được? Cháu nằm xuống, để chúng ta thuật chuyện của chúng ta cho cháu nghe”.
Lê-văn-Ðó nghe lời nằm xuống liền. Mấy hồn ma ngồi vây chung quanh, rồi ông già hơn hết khởi đầu thuật chuyện của ông như vầy:
“Tôi tên là Huỳnh-văn-Hiền, già đã được 75 tuổi trên đầu, mà không có vợ con chi hết. Năm trước tôi câu được ít con cá lóc, bèn đem xuống chợ Vũng-Gù đổi lấy gạo về mà ăn. Vừa xuống tới chợ tôi gặp hai tên lính áp bắt tôi, biểu phải chèo ghe cho con quan Tri-phủ Tân-An đi chơi. Tôi nói tôi mắc bán cá nếu bắt tôi chèo ghe thì cá tôi chết rồi bán không được. Họ không nghe, cứ bắt tôi đem xuống ghe. Con quan Tri-phủ mới 18, 19 tuổi, mà vì quan Tri-phủ cưng cậu, nên cậu hổn-hào ngang-tàng lắm. Cậu dạy lính ở nhà để một mình tôi bơi xuồng cho cậu chơi. Tôi bơi chậm cậu chửi tưng bừng, mà tôi bơi mau, xuồng lắc cậu lại còn chửi hơn nữa. Bơi đi được vài khúc sông, gặp một cây bần[4] lớn, trái chín treo lòng-thòng, cậu biểu tôi ghé xuồng cho cậu hái. Cậu vói tay hái bần, xuồng lắc cậu té nhào xuống sông. Tôi nhảy theo vớt cậu rủi cái vịnh ấy sâu mà nhảy mạnh quá, nên cậu chìm rồi trôi mất, tôi mò không đặng.
Tôi về phủ mà báo. Quan Tri-phủ bắt tôi nói tôi xô con ngài xuống sông, nên làm án đày tôi chung thân. Tôi vô khám nầy được hai năm rồi thọ bịnh mà chết. Tôi là người vô tội, mà phải chết trong ngục như vậy không ức-hiếp hay sao?”.
Hồn ma thứ nhì cất tiếng nói rằng: “Chuyện của ông tuy ức, song quan Tri-phủ vì con chết nóng lòng nên bỏ tù ông, nghĩ cũng còn có lý nghiệm. Chuyện của tôi đây mới là oan-ức lung lắm chớ. Tôi là Lê-văn-Tố, gốc ở Trường-Bình, vợ chồng nghèo nên phải mướn ruộng của tên Trương-công-Sanh mà làm. Trương-công-Sanh giàu lớn mà nó khắc bạc lắm. Năm nọ trời hạn lúa của tôi cấy bị nắng khô hết, nên tới mùa không gặt mà đong lúa ruộng cho chủ được. Trương-công-Sanh bắt vợ chồng tôi phải đem con để ở đợ cho nó mà trừ. Vợ chồng tôi có một đứa con gái mới 17 tuổi; vợ tôi thương nó lắm, ngặc vì mình nghèo, nợ trả không nổi, nên cực chẳng đả phải cắt ruột đem con cho ở đợ mà trừ. Con tôi khờ dại, ở với Trương-công-Sanh, nó rúng ép làm sao không biết, mà chừng một năm tôi nghe con tôi có nghén. Tôi nghe tin ấy thì đau lòng xót dạ hết sức, tới năn nỉ với nó mà xin đem con tôi về. Nó không cho. Tôi xin cho tôi thấy mặt con tôi một chút, nó cũng không chịu. Tôi tức giận nên hăm đến làng mà kiện nó. Tối lại nó sai người đem một gói đồ giấu sau hè tôi, rồi đi báo với làng nói tôi ăn trộm đồ của nó. Làng bắt tôi mà giải đến quan. Tôi kêu oan hết sức, mà vì nó nhiều tiền đến đâu nó cũng trám miệng họ hết thảy, nên quan không chịu nghe lời tôi khai, cứ làm án đày tôi. Vợ tôi phần thì rầu nỗi con ô danh xủ tiết, phần thì thương nỗi chồng cực khổ lao tù, nên ở nhà nhuốm bịnh mà chết. Tôi ở trong khám nầy, tôi hay vợ tôi chết tôi thương tiếc buồn rầu chịu không nổi, nên tôi phải thắt họng mà chết theo vợ cho yên thân. Chuyện của tôi như vậy đó, bà con xét thử coi có đáng giận hay không?”.
Hồn ma thứ ba nghe vừa dứt lời thì thở dài một cái rồi đứng dậy trợn mắt múa tay mà nói rằng: “Chủ-điền của anh ác nghiệt thiệt, nhưng mà đầu giây mối nhợ cũng tại con gái của anh một chút; nếu nó biết giữ trinh tiết, Trương-công-Sanh làm ngang, nó la làng la xóm lên, đừng chịu ở trong nhà nó nữa, thì vợ chồng anh khỏi thác oan. Chuyện của tôi cũng giống như chuyện của anh vậy, song con gái tôi chặc dạ nó không thuận tùng, mà tôi cũng bị chủ điền nó hại được, nghĩ mới thiệt là ức chớ. Tôi đây Nguyễn-văn-Ðạo ở dưới Bến-lức. Vợ chồng tôi mướn ruộng của Chánh-tổng Hà mà làm. Tôi có một đứa con gái 20 tuổi, tôi đã hứa gả nó cho thằng Mỹ, là con của người bạn thiết tôi, ở làng gần đó. Chánh-tổng Hà có một thằng con trai tên là cậu ba Ngọc, đã có vợ có con rồi, mà hễ nó thấy trong làng trong xóm có con ai xinh đẹp, thì nó theo ve vãn, lập mưu nầy kế nọ, làm sao cũng phá danh tiết người ta cho được nó mới nghe. Một bữa nọ cậu ba Ngọc đi chơi gặp con gái tôi đi cấy về. Cậu thấy nó cậu muốn, nên theo ghẹo chọc, rồi cậy mai cậy mối nói vô nói ra mà dụ dỗ nó. Nó chặc lòng, không thèm nghe hơi đờn giọng quyển[5]. Cậu cùng thế mới nói với tôi để cậu cưới về làm tiểu thiếp. Tôi nói con tôi đã có hứa gả cho người ta rồi nên không thể gả cho cậu được và xin cậu đừng có theo ghẹo chọc gái có chồng mà làm cho người ta mang tiếng. Cậu giận tôi, nên về nhà xúi Chánh-tổng lấy ruộng lại, không cho tôi mướn nữa. Tôi đi mướn ruộng khác mà làm, té ra đi đến đâu cũng bị cậu ta chận đầu nên không mướn ruộng ai được hết.
Tôi tức quá nên khi gả con tôi cho thằng Mỹ rồi, thì tôi dỡ nhà về bên làng của rể tôi mà ở, đặng kiếm phương khác làm ăn. Cậu ba Ngọc nghe tôi cho thằng Mỹ cưới con tôi thì cậu càng oán tôi hơn nữa, quyết kiếm chuyện mà hại cha con tôi. Một bữa nọ thằng rể tôi đi xóm về, nó đi ngang qua bờ ruộng của cậu ba Ngọc. Vì thằng rể tôi nó biết nghề võ khá lắm, cậu nghe danh cậu sợ, nên không dám đánh nó. Cậu xúi đứa nhỏ coi trâu của cậu theo chửi, nói sao dám đi trên bờ của nó. Thằng rể tôi lấy lời êm ái mà nói với nó rằng đi một chút không hao mòn bờ là bao nhiêu. Thằng nhỏ không thèm nghe cứ theo chửi hoài. Rể tôi giận, trở lại đánh nó một bốp tai nhẹ-nhẹ. Cậu ba Ngọc nhơn dịp ấy chạy ra xúi thằng nhỏ nhào trong nhà tôi mà la làng. Rể tôi đi trước, thằng nhỏ theo sau mà la. Vô tới sân, thằng nhỏ vấp hàng rào té nhằm lưỡi cuốc đứt họng mà chết. Xóm riềng ai cũng thấy rõ như vậy hết thảy, mà cậu ba Ngọc đi cáo với quan nói tôi với rể tôi giết thằng nhỏ. Cậu lo lót sao đó không biết, mà quan không đòi hỏi chứng cớ chi hết, cứ bắt cha con tôi mà bỏ tù. Anh em xét coi có oan-ức hay không? Tôi buồn rầu nên ở tù mới mấy tháng kế tôi nhuốm bịnh mà chết, còn rể tôi bây giờ còn ở trong khám nầy, không biết chừng nào quan mới tha nó”.
Hồn ma Nguyễn-văn-Ðạo thuật chuyện mới tới đó, kế tù kéo nhau về khám bước vô rần rần. Mấy hồn ma biến đi mất. Lê-văn-Ðó mở mắt thấy tên Thiệt đứng dựa bên nó và rờ đầu nó mà hỏi có bớt nóng hay không.
Lê-văn-Ðó mồ hôi đổ ướt dầm, ngực hơi nhảy thịch-thịch, song đầu nhẹ nhàng, không mê mệt như mấy bữa trước nữa.
Ðêm ấy nó nằm suy xét việc đời, nhớ chuyện của mình thì căm giận Bá-hộ Cao, người giàu có mà sao không biết thương kẻ nghèo nàn, thấy người ta đói khát đã không chịu giùm giúp, rồi vì một trã cháo heo mà đành hại luôn cả một nhà. Nó ngẫm-nghĩ lần lần, nhớ tới việc của tên Thiệt rồi nhớ luôn tới mấy chuyện hồn ma thuật với nó đó. Ban đầu nó giận một mình Bá-hộ Cao là người hại nó mà thôi, chừng nó chiêm nghiệm tới mấy việc kia, nó nghĩ những người giàu có sang trọng đều ỷ bạc tiền, ỷ quyền tước mà làm hại bọn nghèo hèn, bởi vậy nó giận nhà giàu sang hết thảy, châu mày trợn mắt, vùng đứng dậy đấm ngực thụi-thụi mà nói lớn rằng: “Tức thiệt! Tức lắm! Tội gì mà bị đày!”
Tên Thiệt nằm ngủ gần đó, nghe tên Ðó nói lớn tiếng, giựt mình mở mắt, dòm thấy tên Ðó đứng trân-trân cặp mắt lỏ chao-oảo, hai lỗ mũi thở hơi ra khì-khì, không hiểu chuyện gì, sợ tên Ðó mê sảng, nên lật-đật chạy lại nắm tay biểu nằm xuống mà nghỉ.
Tên Ðó ngó tên Thiệt rồi ríu-ríu nằm xuống, mà bộ coi hung ác lắm, dường như đương gây-gổ với ai vây.
Cách chẳng mấy ngày tên Ðó hết đau, rồi mỗi bữa đi làm với bọn tù như cũ. Nếu ai có ý coi chừng nó, thì có lẽ thấy nó từ ấy ý tứ khác hơn xưa, đi đứng chần chờ, mặt mày hầm hừ, không muốn nói chuyện với ai, mà cũng không thèm ngó ai hết, ban ngày đi làm công việc thì nó lững-đững lờ đờ, bộ như riêng tính việc chi vậy, còn ban đêm về khám thì nó nằm thiếp-thiếp, mà chừng người ta ngủ hết rồi, nó lại thức dậy, ngồi khoanh tay ngó sửng vô trong vách trót một hai canh rồi mới chịu ngủ.
Những đội với lính coi tù chỉ biết hiếp đáp đánh đập mà thôi, chớ không biết xem-xét trí ý, bởi vậy tên Ðó tính những việc gì chúng nó không hay, không dè chút nào hết.
*
* *
Lê-văn-Ðó ở trong chốn lao tù trót mấy năm, tấm thân cực khổ không xiết kể, nhưng mà cực thì chịu chớ không than khổ cũng ở chớ không trốn. Từ ngày anh ta nhờ tên Thiệt nhắc chuyện cũ cho anh ta nhớ, thuật việc nhà cho anh ta nghe, rồi lại nhờ mấy hồn ma thác oan chỉ thói đời ác nghiệt cho anh ta biết, thì trí khôn của anh ta lần lần mới mở mang ra, anh ta mới biết suy nghĩ việc đời, anh ta mới biết than thân trách phận, anh ta mới biết oán hận kẻ giàu sang.
Cách chẳng bao lâu, có lịnh quan dạy chú lính, tên là Phạm Kỳ, dắt 10 tên tội-nhơn lên rừng đốn củi. Vã đi đốn củi thì người ta thường lựa tội nhơn trai tráng mạnh dạng mà dắt đi, lại mỗi lần đi thì lính với tội-nhơn lên trên rừng tới năm mười bữa, hoặc nửa tháng, chừng nào đốn được nhiều rồi quan mới cắt thêm một tốp nữa lên phụ mà gánh về.
Lê-văn-Ðó sức lực rất mạnh-mẽ ai cũng đều biết, bởi vậy Phạm Kỳ mới cắt phần đốn củi với tên 9 tội nhơn khác. Lên tới rừng rồi, Phạm Kỳ biểu tội nhơn đốn cây làm gác đặng ban đêm ngủ với nhau cho khỏi cọp beo làm hại.
Lê-văn-Ðó đã để ý muốn trốn, nhưng vì chưa gặp dịp nào thoát thân được, nên mới còn ở tù đây. Nay lên tới rừng, anh ta nghĩ rừng rú rậm rợp, còn lính thì có một người mà thôi, nếu thừa dịp nầy mà trốn thì chắc không thế nào họ kiếm được.
Mới tối bữa ban đầu thì Lê-văn-Ðó đã thao thức tính trốn hoài, nên ngủ không được. Ðến khuya anh ta rình coi lính với tù đều ngủ hết, anh ta mới lén lấy một cái rựa giắt vào lưng rồi leo xuống gác mà đi. Phần thì trời tối đen như mực, phần thì cây-cối giao nhành bít-chịt, phần thì anh ta không quen thuộc đường rừng, bởi vậy anh ta cứ đi lẩn quẩn trong rừng hoài, đi đến sáng cũng chưa ra ngoài trảng được.
Sáng ngày Phạm Kỳ thức dậy thấy mất Lê-văn-Ðó, bèn dắt tội-nhơn theo dấu mà kiếm. Vã đất trong rừng thì ướt, Lê-văn-Ðó đi tới đâu đều có dấu chơn tới đó. Ðã vây mà hễ anh ta gặp nhánh cản bít đường, thì chặt cho trống mà đi, nên còn để dấu cho người ta dễ theo mà kiếm nữa.
Phạm Kỳ theo dấu hoài đến chừng nửa buổi sớm mai gặp Lê-văn-Ðó đương ngồi dựa gốc cây mà nghỉ, mới dắt tội-nhơn áp lại mà bắt. Lê-văn-Ðó liệu không thế thoát thân được, nên chịu phép để cho Phạm Kỳ trói mà dắt về trại. Phạm Kỳ sợ tên Ðó trốn nữa nên ban ngày thì để cho đốn củi, còn ban đêm thì bắt trói lại, không để cho thong-thả nữa.
Chừng củi đốn xong và gánh về hết rồi, Phạm Kỳ dắt tội nhơn về tỉnh mới bẩm cho quan hay sự tên Ðó lên rừng thừa lúc canh khuya bỏ trại mà trốn. Quan chồng án Lê-văn-Ðó thêm 5 năm nữa, cọng là 10 năm, lại dặn lính coi khám phải canh giữ nghiêm-nhặt, nhứt là đừng cắt tên Ðó đi lên rừng nữa.
Vì muốn cứu gia quyến khỏi chết đói, đi lấy cháo của họ để cho heo ăn đem về cho mẹ với cháu ăn đỡ mà phải bị đày 5 năm! Vì oan-ức chịu không được nên mới trốn mà đi lại còn phải bị đày thêm 5 năm nữa! Thân phận kẻ nghèo hèn khổ như vậy, ai có thấy chăng?
Lê-văn-Ðó tức giận quá nên chí quyết dầu thế nào cũng trốn nữa. Ngặt vì anh ta tính trốn mà lính cũng tính không để cho anh ta trốn, nên canh giữ nghiệm-nhặt luôn luôn, ban ngày dầu anh ta làm việc gì cũng có người coi chừng, ban đêm dầu anh ta ngủ họ cũng không mở gông mà lại còn xiềng chơn nữa. Lê-văn-Ðó không thế trốn được, nên phải chịu phép ở tù cho tới 9 năm.
Ngày nọ quan Tổng-Trấn dạy đấp một cái lộ từ tỉnh lên cho tới huyện Bình-dương. Các tội nhơn trong khám đều phải đi đào đất mà đấp lộ ấy. Một buổi chiều, lính đương dắt tội- nhơn trở về khám, đi dọc đường gặp một đám giông mưa ầm ầm. Trời đã tối rồi, mà lính với tội-nhơn bị mưa lạnh nên dắt nhau chạy lúp-xúp cho mau tới khám.
Lê-văn-Ðó thủng-thẳng thụt ra phía sau chót, chạy được một hồi, bỗng thấy bên đường có một bụi râm, bèn chun vào đó mà núp, tính để cho họ chạy xa rồi mình sẽ xông ra tìm đường mà thoát thân. Chẳng dè anh ta chun vô bụi đó, có một tên lính còn thụt lùi phía sau nữa anh ta không hay. Tên lính thấy anh ta muốn trốn, bèn la lên, mấy tên lính kia lật-đật trở lại áp bắt. Lê-văn-Ðó thấy mưu mình đã lậu nữa thì tức giận quá, không dằn lòng được, nên nhảy ra đánh lính tưng-bừng. Vì tên Ðó mạnh quá nên ba bốn tên lính muốn bắt mà bắt không được. May nhờ có ông đội võ nghệ cao cường, ổng trở lại phụ lực với lính, nên mới trói được tên Ðó mà dắt về khám.
Lê-văn-Ðó đã phạm tội trốn một lần rồi, nay còn trốn nữa, mà thêm tội đánh lính, nên quan nghị án đày anh ta thêm 10 năm, cọng về trước về sau là 20 năm.
Anh ta bị chồng án thì càng thêm uất-ức, lòng càng thêm phiền hà. Tội gì còn một năm nữa thì mãn tù, mà bây giờ phải ở thêm 10 năm! Luật gì lấy một trã cháo heo cho mẹ với cháu ăn đỡ đói mà phải chịu 20 năm khổ hình! Ác quá! Ức quá!
Lê-văn-Ðó càng nghĩ càng buồn, càng muốn trốn nữa. Ngặt vì anh ta là đứa quê dốt thiệt thà, vô mưu thấp trí, nên muốn thì muốn lung, mà làm thì làm không được.
Ngày qua tháng lại, thảm dập khổ dồn, Lê-văn-Ðó nấn ná trong chốn lao tù tội nhơn nhiều đứa mãn hạn đã về rồi, còn nhiều đứa khác đã vô mà thế, song tên Ðó cũng còn ở trong khám Gia-định hoài.
Ðến năm Mậu-tí (1928), nhằm Minh-mạng cửu niên, Lê-văn-Ðó bị đày đã đủ 20 năm, quan mới kêu mà thả. Trước khi cho anh ta ra khỏi khám, quan lại dặn về nhà phải lo làm ăn không nên làm việc quấy nữa, nếu anh ta còn tái phạm, thì quan sẽ chiếu luật mà đày chung thân.
Lời dặn phải lo làm ăn, nghe thiệt là kỳ. Từ nhỏ đến lớn lo làm ăn, chớ có tính cướp giựt của ai đâu? Lời dặn đừng làm việc quấy nữa, nghe thiệt là lạ. Ðã có làm việc gì quấy đâu mà dặn đừng làm nữa? Lê-văn-Ðó tuy biết như vậy song bổn tánh thiệt-thà, nên không dám cãi lẽ cứ cúi đầu vưng chịu mà lui ra.
Lê-văn-Ðó khi vô khám thì mới 20 tuổi, nay anh ta ra khỏi khám thì râu-ria xồm-xàm, lại vì buồn rầu cực khổ trót 20 năm, nên tóc trên đầu đã điểm bạc. Tuy vậy mà nhờ bị đày nên trí anh ta mở sáng thêm chút đỉnh. Lại dầu lao tâm khổ xác, nhưng mà sức lực anh ta không giảm chút nào.
Anh ta ra khỏi tỉnh rồi, mới bẻ một khúc cây làm gậy mà đi và hỏi thăm đường tính lần về Tân-Hòa. Ðường sá không có, nên đi cực khổ không biết chừng nào. Khi thì phải băng ngang rừng, sợ nỗi cọp hùm không dung, khi thì phải lội qua sông, lo nỗi cá mập gấp nuốt. Khi khát nước thì kiếm vũng hào mà uống đỡ, khi đói bụng thì hái trái cây thế làm cơm. Ban ngày mệt mỏi thì lựa chỗ cao ráo ngồi nghỉ chơn, ban đêm buồn ngủ thì leo lên nhành cây mà nhắm mắt.
Lê-văn-Ðó đi một mình trong rừng, nghĩ bây giờ mình được thong thả, thì trong lòng hân-hoan, mà hễ nhớ tới việc nhà, thì lại châu mày ủ mặt. Mẹ mình đã chết rồi, bây giờ mình về xứ sở làm chi? Tên Thiệt nói sắp cháu mình còn sống được ít đứa, mà chị dâu mình đã xiêu lạc đâu mất, bây giờ mình biết đâu mà tìm?
Lê-văn-Ðó đi được 2 ngày 2 đêm, cứ ăn trái cây trong rừng mà thôi, chớ không có một hột cơm, bởi vậy trong bụng đói quá chịu không nổi. Qua ngày thứ ba, trời mưa dầm dề, Lê-văn-Ðó mình mặc một cái áo vải xanh với một cái quần vắn, đầu không có nón, bị trời mưa nên áo quần đầu cổ ướt loi-ngoi.
Ðến trưa anh ta qua khỏi truông rồi thấy trước mặt một cái bưng[6] lớn. Anh ta không biết hướng nào, cứ nhắm ngay trước mặt rồi lội xuống bưng mà đi nhầu, tính hễ có gặp nhà rồi sẽ hỏi thăm đường.
Anh ta đi tới chiều, trời mưa rỉ rả, chớ không mưa lớn nữa, song bị áo quần ướt nhẹp, lại gió thổi lai-rai, nên lạnh lẽo môi tái xanh, hai hàm răng đánh bò-cạp[7] nghe lộp-cộp. Anh ta đã lạnh mà bị đói bụng, muốn ngồi nghỉ chơn mà ở giữa bưng không có một chỗ nào cao ráo, nên nó phải ráng lội mà đi hoài.
Lối chạng-vạng tối, anh ta ra khỏi bưng rồi, lại thấy có một xóm đông, vườn tược thạnh mậu, nhà cửa sung túc. Anh ta mừng thầm trong bụng, tính đi riết vô xóm ấy xin cơm mà ăn đỡ đói, và kiếm chỗ ngủ đậu đợi sáng mai rồi sẽ đi nữa. Anh ta vừa vô xóm, thì gặp một đứa nhỏ, chừng 12, 13 tuổi, ở ngoài đồng đương lùa trâu về. Anh ta hỏi thăm thì mới hay chỗ nầy là huyện Trường-Bình. Trong bụng anh ta lại càng mừng hơn nữa. Anh ta hỏi đứa nhỏ ấy vậy có chỗ nào xin ngủ đậu được hay không. Ðứa nhỏ đưa tay chỉ mà nói rằng: „Kìa, chú đi thẳng đường nầy đi khỏi năm sáu cái nhà rồi thì có một cái quán, chú vô đó mà nghỉ.”
Lê-văn-Ðó nghe nói thì gặc đầu rồi lầm lủi đi riết. Thiệt quả anh ta đi khỏi sáu cái nhà rồi thì thấy có một cái nhà lá cất dựa bên đường dài đến 5 căn, trong nhà đèn đốt leo-heo, song có chín mười người đương ngồi ăn uống, nói chuyện om sòm. Anh ta đứng ngoài đường mà dòm một hồi, rồi có một người mấp-mạp cao lớn, ở trong nhà bước ra cửa, ngó thấy anh ta đứng trân-trân ngoài mưa, bèn hỏi rằng; “Ai đó? Sao không vô lại đứng mà rình giống gì vậy?”
Tên Ðó thủng thẳng bước vô cửa, áo quần nước chảy ròng-ròng, tay mặt cầm gậy hèo chống xuống đất, tay trái vuốt mặt cho ráo nước mưa, rồi cóm róm nói rằng: “Tôi là người ở phương xa đi lỡ đường, vậy xin anh làm phước cho tôi nhờ một bữa cơm và cho tôi ngủ đậu một đêm rồi sáng mai tôi đi”.
Người mập-mạp cao lớn ấy liếc mắt ngó tên Ðó từ trên đầu xuống dưới chơn, rồi bỏ đi vô nhà không thèm nói chi hết. Tên Ðó mệt mỏi đói lạnh, tưởng người ấy vô nhà lấy cơm cho mình ăn, nên ngồi bẹp xuống đất dưới mái hiên mà chờ. Ðã ba bữa rồi anh ta không có một hột cơm mà đút vô miệng, nên ngồi thấy mấy người trong nhà ăn uống, thì anh ta thèm vô cùng. Anh ta ngồi, răng thì đánh bò-cạp, mà mắt thì ngó lom-lom. Cách một lát người mập mạp hồi nãy đó ở dưới bếp đi lên, bưng một dĩa thịt để thêm cho mấy người ăn đó họ ăn, rồi bước ra cửa, hai tay chống nạnh mà hỏi tên Ðó rằng: Chú muốn ăn cơm, mà trong lưng chú có tiền hay không?”
Tên Ðó lật đật đứng dậy nói nhỏ nhẻ rằng: Tôi nghèo quá, tiền không có đồng nào hết. Xin anh thương kẻ nghèo …”
Anh ta nói chưa dứt lời thì người ấy cười ngất mà đáp rằng: “Trời ơi, không có tiền mà vô đây làm gì? Dọn cơm cho chú ăn rồi tiền đâu chú trả?”
Mây người ngồi ăn trong nhà nghe trước hiên nói chuyện như vậy thì áp ngó ra rồi cười rộ. Có một người lại hỏi rằng: “Ai mà anh hùng dữ vậy? Không có tiền mà đòi ăn cơm nỗi gì?”
Người mập-mạp ấy liền day vô nói rằng: “Bộ chi chú là Lưu-Khánh hay sao mà; tính ăn cơm rồi thế cặp cánh chớ gì” Người ấy day ra hỏi tên Ðó rằng: “Phải hôn? Chú có cặp cánh đâu chú đưa cho tôi thử một chút coi”.
Tên Ðó tuy không hiểu họ nói Lưu-Khánh đó là ai, và cặp cánh đó là vật gì, song thấy bộ tịch thì biết người ta ngạo báng mình, nên mắc cỡ đứng gục mặt không nói chi hết. Người ấy lại tiếp nói rằng: “Không được, chú đi chỗ khác mà kiếm ăn. Ðây là quán chú biết hôn? Nếu không có tiền thì không ăn không ngủ được. Thôi chú đi đi, đừng để tôi nói nhiều thất công”.
Người ấy nói rồi bỏ vô trong. Lê-văn-Ðó đứng ngó theo mà ứa nước mắt. Anh ta liệu thế người ta không thương, dầu nói nữa cũng vô ích, nên ríu-ríu bước ra đường, trời còn mưa rỉ-rả làm cho ruột héo gan sầu.
Lê-văn-Ðó thấy đường ngay thì cứ noi theo đường đó mà bước tới. Nhà ở hai bên đường tuy còn đốt đèn, song phần nhiều đã sập cửa, rồi người ở trong nói chuyện nghe rầm-rì. Anh ta đi múp[8] cái đường đó rồi, lại bắt đi qua đường khác, đi được một hồi, bỗng thấy có một cái nhà ở sát mé đường, cửa mở tác hoác (rộng, toang), đèn đốt sáng trưng, có hai vợ chồng chủ nhà, trạc chừng 35 tới 40 tuổi, đương ngồi trên ván mà ăn cơm với một đứa con. Anh ta dòm một lát, thầm nghĩ nhà nầy giàu có nếu mình xin ăn, chắc họ không nỡ hẹp hòi như chủ quán hồi nãy, bèn lần lần bước vô đứng ngoài sân, ngay chỗ vợ chồng chủ nhà đương ăn cơm đó, mà nói rằng: “Thưa cậu, làm phước cho tôi ba hột cơm dư ăn đỡ dạ, và cho tôi ngủ đậu trước hiên nầy cho khỏi bị mưa lạnh lẽo rồi khuya tôi đi.”
Người chủ nhà đương nói chuyện với vợ, thình-lình nghe tiếng nói trước sân thì giựt mình ngó ra, thấy tên Ðó đứng sầm-sầm, hình dạng dị kỳ, thì đổ quạu, bèn nạt lớn rằng: “É! Ði ra nà! Ðồ gì ở đâu mà hì-hợm lắm vậy! Người ta đương ăn cơm, tới làm lộn-xộn hoài. Ði ra đi cho mau.” Tên Ðó chấp tay thưa rằng: “Thưa cậu mợ, cậu mợ giàu có, tiếc chi một chén cơm với kẻ nghèo hèn đói lạnh”. Bà chủ nhà hỏi rằng: “Muốn ăn cơm ngủ đậu thì có quán ở đàng kia, sao không lại đó?” Lê-văn-Ðó đáp rằng: “Thưa mợ, tôi có lại đó rồi, vì tôi không có tiền nên họ không cho ăn, mà cũng không cho ở”.
Người chủ nhà châu mày nói rằng: “Ủa! Quán mà họ không thèm chứa thay, vậy sao không biết thân còn tới đây làm chi? Ði ra cho mau đi”. Tên Ðó đứng duc-dặc, muốn lấy lời nhỏ-nhẻ mà năn nỉ nữa. Người chủ nhà nổi giận, buông đũa rồi lại xách cây gài cửa muốn đập tên Ðó và nói rằng: “Ta đã đuổi, sao không đi ra, còn đứng nói rán gì đó? Bộ muốn dọ đường đặng khuya khoét vách người ta phải hôn?”
Lê-văn-Ðó sợ chủ nhà đánh, nên lật đật thối lui bước ra ngoài đường mà trong lòng đau đớn phiền muộn vô cùng. Mình đói lạnh họ đã không thương, mà lại còn nghi cho mình muốn khoét vách, nhơn tình dường ấy nghĩ thiệt rất buồn !
Mà người ta thấy bộ Lê-văn-Ðó hì-hợm, không thương nên người ta xô đuổi thì đã đành, thậm chí ông trời, xưa nay ai cũng nói ông công bình, mà ông cũng không biết thương kẻ nghèo hèn đói lạnh nữa, nên Lê-văn-Ðó không có chỗ ngủ đậu, ông lại cứ lâm-râm mưa hoài rồi còn thêm thổi gió hiu-hiu, áo ướt sát da, lạnh lẽo ruột teo môi tái.
Lê-văn-Ðó thơ thẩn không biết bây giờ phải đi đâu, bụng tuy đói mà không dám tính xin cơm ăn, mình tuy lạnh mà không dám tính xin ngủ đậu. Anh ta đi lần ra khỏi xóm, không biết hướng nào là hướng về huyện Tân-Hòa, nên đứng dụ dự, không dám bước tới nữa. Gió thổi lạnh run lập-cập, anh ta mới tính trở vô xóm kiếm chỗ khô ráo mà đụt mưa, đợi sáng mai rồi sẽ hỏi thăm đường mà đi.
Anh ta trở vô, đi được ít chục bước, thì gặp một cái nhà lớn, trong nhà còn đốt đèn, ngoài sân kiểng-vật ê-hề, mà vắng teo. Dựa bên đường có một cái cửa ngõ ván. Trên lợp lá dưới thềm cây, nhờ lá che mưa nên thềm cây khô ráo. Tên Ðó ghé vô đó, ngồi dựa lưng ngay cẳng mà nghỉ. Giọt mưa đổ ngoài đường lác-đác, ngọn gió đùa cây cối lào-xào.
Tên Ðó ngồi ngó mấy vũng nước mưa, tuy mờ mờ, song thấy bọt nổi rồi tan, tan rồi lại nổi. Anh ta vừa muốn cổi áo ra mà vắt cho ráo nước đặng bớt lạnh, thình-lình có hai con chó vàng lớn ở phía tay trái tuôn chạy lại sủa om-sòm. Anh ta lật đật đứng dây, hai con chó càng làm dữ, nhảy xốc tới cắn ống quần mà kéo lằn nhằn.
Anh ta liệu ở đây bất tiện, nếu phải chống cự với chó nầy, thì không nghỉ được, mà còn sợ e chủ nhà họ không nghĩ, họ nói mình rình mà ăn trộm, họ bắt giải đến quan càng khổ cho mình nữa. Anh ta mới thối lui ra đường, mà cặp chó còn rượt theo hoài.
Tên Ðó nghĩ thân chí khổ, đến nỗi chó mà nó cũng không thương, nên không cho mình đụt mưa, thì trong lòng tức-tủi vô cùng. Anh ta liều nhắm mắt mà đi ra ngoài đồng, không kể đói bụng mỏi chơn, không kể gió mưa chi hết, quyết xa lánh loài người hoặc may có bớt buồn, bớt giận hay chăng.
Anh ta đi một hồi, nhớ tới việc oan-ức của mình trót 20 năm nay, nhớ tới những việc húng hiếp của mấy hồn ma thuật với mình trong khám ngày trước, nghĩ loài người ngoài miệng thì họ nói nghĩa nhơn nhơn nghĩa, mà kỳ trung thì là mạnh hiếp yếu, giàu hiếp nghèo, sang hiếp hèn, khôn hiếp dại, chớ chẳng có chi khác. Vì mình nghèo, vì mình hèn, vì mình dại, nên bấy lâu nay mình mới bị người ta đày đọa tấm thân. Vậy thì mình phải làm làm sao cho được giàu, được sang, được khôn, tự nhiên hết ai húng hiếp mình nữa được. Mà muốn giàu, muốn sang, muốn khôn, không phải dễ. Nay mình đã sẵn có sức mạnh, vậy thì mình phải dùng sức mạnh mà chống cự với thiên hạ, chớ dại gì mà chịu thua, để cho thiên hạ hiếp đáp hoài.
Anh ta nghĩ tới đó thì châu mày, xụ mặt, trợn mắt, vinh râu, coi bộ tức giận dữ lắm. Tức việc gì? Giận ai đó? Tức mình cũng có tai, có mắt, có ruột, có gan như người, mà vì phận nghèo hèn, nên mới bị người chà xát. Giận người giàu sao không thương kẻ nghèo hèn, giận người lớn sao không thương kẻ nhỏ, đã không giúp đỡ dìu-dắt, mà lại còn bỉ bạc khinh khi, sá chi một vài giạ lúa mà để chết gần hết một nhà, sá chi một trã cháo heo mà làm cho người khốn khổ đến 20 năm chẵn. Ðời thiệt là hung bạo! Người thiệt là độc ác! Ðời như vậy há không đáng giận sao? Người như vậy há không đáng thù sao?
Lê-văn-Ðó vác mặt ngó ngay phía trước, hai bàn tay nắm chắc cứng, và đứng giữa đồng nói lớn lên rằng: “Bây không biết thương thân thằng Ðó nầy há? Vậy thì thằng Ðó nầy ghét bây, bây đừng có trách nghé! Ðể rồi bây coi!”
Anh ta nói mấy lời rồi cúi mặt đi tới.
[1] tình trạng hầu như mất hết tri giác
[2] giã
[3] chàng hiu: một loại nhái, lưng màu sọc xanh-nâu
[4] thủy liễu, loại cây mọc dựa bờ nước, bông trắng, trái tròn và giẹp
[5] giọng sáo
[6] khu đất ngập nước sâu
[7] răng khua nhau vì lạnh run
[8] mút, cuối
Thuở nay trí não nó u-ám nên không biết suy nghĩ chi hết. Nay trí nó tuy đã được mở được rồi, song còn yếu ớt lắm nên mới chiêm-nghiệm được việc đời được một chút thì đã mê mệt, nằm thiếp-thiếp[1] như người ngủ.
Tù đi làm hết, nên trong khám vắng teo. Tên Ðó nằm một hồi rồi nghe có tiếng người ta chạy qua chạy lại rần-rật trên đầu. Một lát nữa lại nghe có tiếng người ta nói lào-xào phía dưới chơn. Tên Ðó mở mắt ra thì thấy có chín mười người đứng bao chung quanh mình, có già, có trẻ, có sồn sồn, người nắm tay, người nắm chơn, người đỡ đầu biểu ngồi dậy, mà người nào cũng mặt mày xanh lét, hình dạng ốm teo, xem thấy phát sợ. Tên Ðó tuy mê mệt, song bị người ta trì kéo nên phải ráng sức ngồi dậy. Nó thấy mấy người ấy đều lạ hết thảy, chớ không phải bọn tù ở trong khám, nó bèn hỏi: “Mấy người ở đâu? Vô đây làm gì? Tôi mệt mỏi để cho tôi nằm nghỉ, bắt tôi ngồi dậy làm chi đây?”
Mấy người ấy ngó nó mà cười ngất. Có một ông già chừng bảy tám mươi tuổi, tóc râu bạc trắng, bước lại vỗ vai mà nói rằng: “Chúng ta cũng ở trong khám nầy cháu không biết hay sao? Anh em chúng ta đây ai cũng bị ở tù oan-ức như cháu vậy hết thảy. Người trên dương thế nầy họ xấu lắm, nhứt là mấy nhà giàu với mấy nhà quan họ ỷ tiền ỷ thế mà húng hiếp kẻ nghèo hèn không xiết kể. Khi chúng ta còn sống, chúng ta thầm tiếc không ra cho khỏi ngục được mà trả thù trả oán cho hết uất-ức trong lòng. Nay chúng ta chết rồi, hồn chúng ta phưởng phất, tuy thong thả muốn đi đâu cũng được, ai làm việc gì cũng thấy hết thảy, nhưng mà thấy thì càng tức càng giận, chớ cũng không báo thù báo oán được, nghĩ thiệt tức không biết chừng nào. Cháu muốn thấy thằng Bá-hộ Cao là đứa giàu độc ác, vì một trã cháo heo mà nó bắt cháu rồi giết luôn năm sáu mạng trong nhà cháu hay không? Như cháu muốn đi, thì chúng ta dắt đi cho mà coi”.
Lê-văn-Ðó nghe nói tới Bá-hộ Cao thì nổi giận, muốn biết coi bây giờ nó còn giàu sang nữa hay không, nên xin mấy hồn ma dắt mình đi. Trong một giây phút, bỗng thấy nhà Bá-hộ Cao rõ ràng: trong hai ba tòa nhà kinh dinh, ngoài một vuông tre kín mích. Bá-hộ Cao đương ngồi tại ván giữa bồng cháu nội mà giởn, dâu con đương ngồi ăn uống trong buồng, gia-dịch làm lăng-xăng, đứa cuốc đất ngoài vườn, đứa nấu cơm dưới bếp, đứa xay lúa, đứa dã[2] gạo. Lê-văn-Ðó thấy tới chỗ mình bưng trã cháo heo mà đi, lại cũng thấy chỗ họ đóng nọc trói mình mà đánh nữa. Nó thấy rõ ràng thì càng tủi giận, nên xin mấy hồn ma dắt giùm ra khỏi chỗ ấy cho mau.
Mấy hồn ma dắt nó đi về, mà trước khi trở về khám lại dắt nó ghé chỗ nhà nó ở hồi trước cho nó coi. Cái chò của nó ở bây giờ sập ngã nằm sát đất, chằn hiêu[3] rắn mối chun vô chun ra rụt rịt., chớ không thấy dạng người ta. Cách chỗ đó chừng một công đất có một cái mả đất lúp-lúp, cỏ mọc bít núm hết, mấy hồn ma chỉ mà nói đó là mả của mẹ nó.
Lê-văn-Ðó thấy quê nhà, thấy mả mẹ thì khóc vùi.
Mấy hồn ma dắt trở về khám rồi người già hơn hết mới nói rằng: “Cháu thấy hay chưa, kẻ giàu sang họ hại cháu là đứa nghèo hèn đến nỗi tan nhà nát cửa, làm cho mẹ với cháu đói khát mà chết hết, vậy mà họ cũng còn sung sướng, quan đã không phạt họ, mà trời cũng không hại họ, thế thì hai chữ “công bình” là chữ người ta bày đặt mà gạt bọn nghèo hèn như chúng ta đây, chớ không có nghĩa lý chi hết. Cháu coi lấy đó mà coi, chúng ta oán loài người có đáng hay không hử?”
Lê-văn-Ðó ngồi lặng thinh, châu mày trợn mắt, coi bộ giận lắm. Cách một hồi lâu nó mới hỏi mấy hồn ma rằng: “Tôi bị oan-ức nên tôi giận thì phải, chớ mấy người có oan ức chi đâu mà mấy người giận?”.
Ông già hơn hết cười rồi nói rằng: “Sao cháu biết anh em chúng ta đây không bị oan-ức? Nếu không oan-ức thì chúng ta giận sao được? Cháu nằm xuống, để chúng ta thuật chuyện của chúng ta cho cháu nghe”.
Lê-văn-Ðó nghe lời nằm xuống liền. Mấy hồn ma ngồi vây chung quanh, rồi ông già hơn hết khởi đầu thuật chuyện của ông như vầy:
“Tôi tên là Huỳnh-văn-Hiền, già đã được 75 tuổi trên đầu, mà không có vợ con chi hết. Năm trước tôi câu được ít con cá lóc, bèn đem xuống chợ Vũng-Gù đổi lấy gạo về mà ăn. Vừa xuống tới chợ tôi gặp hai tên lính áp bắt tôi, biểu phải chèo ghe cho con quan Tri-phủ Tân-An đi chơi. Tôi nói tôi mắc bán cá nếu bắt tôi chèo ghe thì cá tôi chết rồi bán không được. Họ không nghe, cứ bắt tôi đem xuống ghe. Con quan Tri-phủ mới 18, 19 tuổi, mà vì quan Tri-phủ cưng cậu, nên cậu hổn-hào ngang-tàng lắm. Cậu dạy lính ở nhà để một mình tôi bơi xuồng cho cậu chơi. Tôi bơi chậm cậu chửi tưng bừng, mà tôi bơi mau, xuồng lắc cậu lại còn chửi hơn nữa. Bơi đi được vài khúc sông, gặp một cây bần[4] lớn, trái chín treo lòng-thòng, cậu biểu tôi ghé xuồng cho cậu hái. Cậu vói tay hái bần, xuồng lắc cậu té nhào xuống sông. Tôi nhảy theo vớt cậu rủi cái vịnh ấy sâu mà nhảy mạnh quá, nên cậu chìm rồi trôi mất, tôi mò không đặng.
Tôi về phủ mà báo. Quan Tri-phủ bắt tôi nói tôi xô con ngài xuống sông, nên làm án đày tôi chung thân. Tôi vô khám nầy được hai năm rồi thọ bịnh mà chết. Tôi là người vô tội, mà phải chết trong ngục như vậy không ức-hiếp hay sao?”.
Hồn ma thứ nhì cất tiếng nói rằng: “Chuyện của ông tuy ức, song quan Tri-phủ vì con chết nóng lòng nên bỏ tù ông, nghĩ cũng còn có lý nghiệm. Chuyện của tôi đây mới là oan-ức lung lắm chớ. Tôi là Lê-văn-Tố, gốc ở Trường-Bình, vợ chồng nghèo nên phải mướn ruộng của tên Trương-công-Sanh mà làm. Trương-công-Sanh giàu lớn mà nó khắc bạc lắm. Năm nọ trời hạn lúa của tôi cấy bị nắng khô hết, nên tới mùa không gặt mà đong lúa ruộng cho chủ được. Trương-công-Sanh bắt vợ chồng tôi phải đem con để ở đợ cho nó mà trừ. Vợ chồng tôi có một đứa con gái mới 17 tuổi; vợ tôi thương nó lắm, ngặc vì mình nghèo, nợ trả không nổi, nên cực chẳng đả phải cắt ruột đem con cho ở đợ mà trừ. Con tôi khờ dại, ở với Trương-công-Sanh, nó rúng ép làm sao không biết, mà chừng một năm tôi nghe con tôi có nghén. Tôi nghe tin ấy thì đau lòng xót dạ hết sức, tới năn nỉ với nó mà xin đem con tôi về. Nó không cho. Tôi xin cho tôi thấy mặt con tôi một chút, nó cũng không chịu. Tôi tức giận nên hăm đến làng mà kiện nó. Tối lại nó sai người đem một gói đồ giấu sau hè tôi, rồi đi báo với làng nói tôi ăn trộm đồ của nó. Làng bắt tôi mà giải đến quan. Tôi kêu oan hết sức, mà vì nó nhiều tiền đến đâu nó cũng trám miệng họ hết thảy, nên quan không chịu nghe lời tôi khai, cứ làm án đày tôi. Vợ tôi phần thì rầu nỗi con ô danh xủ tiết, phần thì thương nỗi chồng cực khổ lao tù, nên ở nhà nhuốm bịnh mà chết. Tôi ở trong khám nầy, tôi hay vợ tôi chết tôi thương tiếc buồn rầu chịu không nổi, nên tôi phải thắt họng mà chết theo vợ cho yên thân. Chuyện của tôi như vậy đó, bà con xét thử coi có đáng giận hay không?”.
Hồn ma thứ ba nghe vừa dứt lời thì thở dài một cái rồi đứng dậy trợn mắt múa tay mà nói rằng: “Chủ-điền của anh ác nghiệt thiệt, nhưng mà đầu giây mối nhợ cũng tại con gái của anh một chút; nếu nó biết giữ trinh tiết, Trương-công-Sanh làm ngang, nó la làng la xóm lên, đừng chịu ở trong nhà nó nữa, thì vợ chồng anh khỏi thác oan. Chuyện của tôi cũng giống như chuyện của anh vậy, song con gái tôi chặc dạ nó không thuận tùng, mà tôi cũng bị chủ điền nó hại được, nghĩ mới thiệt là ức chớ. Tôi đây Nguyễn-văn-Ðạo ở dưới Bến-lức. Vợ chồng tôi mướn ruộng của Chánh-tổng Hà mà làm. Tôi có một đứa con gái 20 tuổi, tôi đã hứa gả nó cho thằng Mỹ, là con của người bạn thiết tôi, ở làng gần đó. Chánh-tổng Hà có một thằng con trai tên là cậu ba Ngọc, đã có vợ có con rồi, mà hễ nó thấy trong làng trong xóm có con ai xinh đẹp, thì nó theo ve vãn, lập mưu nầy kế nọ, làm sao cũng phá danh tiết người ta cho được nó mới nghe. Một bữa nọ cậu ba Ngọc đi chơi gặp con gái tôi đi cấy về. Cậu thấy nó cậu muốn, nên theo ghẹo chọc, rồi cậy mai cậy mối nói vô nói ra mà dụ dỗ nó. Nó chặc lòng, không thèm nghe hơi đờn giọng quyển[5]. Cậu cùng thế mới nói với tôi để cậu cưới về làm tiểu thiếp. Tôi nói con tôi đã có hứa gả cho người ta rồi nên không thể gả cho cậu được và xin cậu đừng có theo ghẹo chọc gái có chồng mà làm cho người ta mang tiếng. Cậu giận tôi, nên về nhà xúi Chánh-tổng lấy ruộng lại, không cho tôi mướn nữa. Tôi đi mướn ruộng khác mà làm, té ra đi đến đâu cũng bị cậu ta chận đầu nên không mướn ruộng ai được hết.
Tôi tức quá nên khi gả con tôi cho thằng Mỹ rồi, thì tôi dỡ nhà về bên làng của rể tôi mà ở, đặng kiếm phương khác làm ăn. Cậu ba Ngọc nghe tôi cho thằng Mỹ cưới con tôi thì cậu càng oán tôi hơn nữa, quyết kiếm chuyện mà hại cha con tôi. Một bữa nọ thằng rể tôi đi xóm về, nó đi ngang qua bờ ruộng của cậu ba Ngọc. Vì thằng rể tôi nó biết nghề võ khá lắm, cậu nghe danh cậu sợ, nên không dám đánh nó. Cậu xúi đứa nhỏ coi trâu của cậu theo chửi, nói sao dám đi trên bờ của nó. Thằng rể tôi lấy lời êm ái mà nói với nó rằng đi một chút không hao mòn bờ là bao nhiêu. Thằng nhỏ không thèm nghe cứ theo chửi hoài. Rể tôi giận, trở lại đánh nó một bốp tai nhẹ-nhẹ. Cậu ba Ngọc nhơn dịp ấy chạy ra xúi thằng nhỏ nhào trong nhà tôi mà la làng. Rể tôi đi trước, thằng nhỏ theo sau mà la. Vô tới sân, thằng nhỏ vấp hàng rào té nhằm lưỡi cuốc đứt họng mà chết. Xóm riềng ai cũng thấy rõ như vậy hết thảy, mà cậu ba Ngọc đi cáo với quan nói tôi với rể tôi giết thằng nhỏ. Cậu lo lót sao đó không biết, mà quan không đòi hỏi chứng cớ chi hết, cứ bắt cha con tôi mà bỏ tù. Anh em xét coi có oan-ức hay không? Tôi buồn rầu nên ở tù mới mấy tháng kế tôi nhuốm bịnh mà chết, còn rể tôi bây giờ còn ở trong khám nầy, không biết chừng nào quan mới tha nó”.
Hồn ma Nguyễn-văn-Ðạo thuật chuyện mới tới đó, kế tù kéo nhau về khám bước vô rần rần. Mấy hồn ma biến đi mất. Lê-văn-Ðó mở mắt thấy tên Thiệt đứng dựa bên nó và rờ đầu nó mà hỏi có bớt nóng hay không.
Lê-văn-Ðó mồ hôi đổ ướt dầm, ngực hơi nhảy thịch-thịch, song đầu nhẹ nhàng, không mê mệt như mấy bữa trước nữa.
Ðêm ấy nó nằm suy xét việc đời, nhớ chuyện của mình thì căm giận Bá-hộ Cao, người giàu có mà sao không biết thương kẻ nghèo nàn, thấy người ta đói khát đã không chịu giùm giúp, rồi vì một trã cháo heo mà đành hại luôn cả một nhà. Nó ngẫm-nghĩ lần lần, nhớ tới việc của tên Thiệt rồi nhớ luôn tới mấy chuyện hồn ma thuật với nó đó. Ban đầu nó giận một mình Bá-hộ Cao là người hại nó mà thôi, chừng nó chiêm nghiệm tới mấy việc kia, nó nghĩ những người giàu có sang trọng đều ỷ bạc tiền, ỷ quyền tước mà làm hại bọn nghèo hèn, bởi vậy nó giận nhà giàu sang hết thảy, châu mày trợn mắt, vùng đứng dậy đấm ngực thụi-thụi mà nói lớn rằng: “Tức thiệt! Tức lắm! Tội gì mà bị đày!”
Tên Thiệt nằm ngủ gần đó, nghe tên Ðó nói lớn tiếng, giựt mình mở mắt, dòm thấy tên Ðó đứng trân-trân cặp mắt lỏ chao-oảo, hai lỗ mũi thở hơi ra khì-khì, không hiểu chuyện gì, sợ tên Ðó mê sảng, nên lật-đật chạy lại nắm tay biểu nằm xuống mà nghỉ.
Tên Ðó ngó tên Thiệt rồi ríu-ríu nằm xuống, mà bộ coi hung ác lắm, dường như đương gây-gổ với ai vây.
Cách chẳng mấy ngày tên Ðó hết đau, rồi mỗi bữa đi làm với bọn tù như cũ. Nếu ai có ý coi chừng nó, thì có lẽ thấy nó từ ấy ý tứ khác hơn xưa, đi đứng chần chờ, mặt mày hầm hừ, không muốn nói chuyện với ai, mà cũng không thèm ngó ai hết, ban ngày đi làm công việc thì nó lững-đững lờ đờ, bộ như riêng tính việc chi vậy, còn ban đêm về khám thì nó nằm thiếp-thiếp, mà chừng người ta ngủ hết rồi, nó lại thức dậy, ngồi khoanh tay ngó sửng vô trong vách trót một hai canh rồi mới chịu ngủ.
Những đội với lính coi tù chỉ biết hiếp đáp đánh đập mà thôi, chớ không biết xem-xét trí ý, bởi vậy tên Ðó tính những việc gì chúng nó không hay, không dè chút nào hết.
*
* *
Lê-văn-Ðó ở trong chốn lao tù trót mấy năm, tấm thân cực khổ không xiết kể, nhưng mà cực thì chịu chớ không than khổ cũng ở chớ không trốn. Từ ngày anh ta nhờ tên Thiệt nhắc chuyện cũ cho anh ta nhớ, thuật việc nhà cho anh ta nghe, rồi lại nhờ mấy hồn ma thác oan chỉ thói đời ác nghiệt cho anh ta biết, thì trí khôn của anh ta lần lần mới mở mang ra, anh ta mới biết suy nghĩ việc đời, anh ta mới biết than thân trách phận, anh ta mới biết oán hận kẻ giàu sang.
Cách chẳng bao lâu, có lịnh quan dạy chú lính, tên là Phạm Kỳ, dắt 10 tên tội-nhơn lên rừng đốn củi. Vã đi đốn củi thì người ta thường lựa tội nhơn trai tráng mạnh dạng mà dắt đi, lại mỗi lần đi thì lính với tội-nhơn lên trên rừng tới năm mười bữa, hoặc nửa tháng, chừng nào đốn được nhiều rồi quan mới cắt thêm một tốp nữa lên phụ mà gánh về.
Lê-văn-Ðó sức lực rất mạnh-mẽ ai cũng đều biết, bởi vậy Phạm Kỳ mới cắt phần đốn củi với tên 9 tội nhơn khác. Lên tới rừng rồi, Phạm Kỳ biểu tội nhơn đốn cây làm gác đặng ban đêm ngủ với nhau cho khỏi cọp beo làm hại.
Lê-văn-Ðó đã để ý muốn trốn, nhưng vì chưa gặp dịp nào thoát thân được, nên mới còn ở tù đây. Nay lên tới rừng, anh ta nghĩ rừng rú rậm rợp, còn lính thì có một người mà thôi, nếu thừa dịp nầy mà trốn thì chắc không thế nào họ kiếm được.
Mới tối bữa ban đầu thì Lê-văn-Ðó đã thao thức tính trốn hoài, nên ngủ không được. Ðến khuya anh ta rình coi lính với tù đều ngủ hết, anh ta mới lén lấy một cái rựa giắt vào lưng rồi leo xuống gác mà đi. Phần thì trời tối đen như mực, phần thì cây-cối giao nhành bít-chịt, phần thì anh ta không quen thuộc đường rừng, bởi vậy anh ta cứ đi lẩn quẩn trong rừng hoài, đi đến sáng cũng chưa ra ngoài trảng được.
Sáng ngày Phạm Kỳ thức dậy thấy mất Lê-văn-Ðó, bèn dắt tội-nhơn theo dấu mà kiếm. Vã đất trong rừng thì ướt, Lê-văn-Ðó đi tới đâu đều có dấu chơn tới đó. Ðã vây mà hễ anh ta gặp nhánh cản bít đường, thì chặt cho trống mà đi, nên còn để dấu cho người ta dễ theo mà kiếm nữa.
Phạm Kỳ theo dấu hoài đến chừng nửa buổi sớm mai gặp Lê-văn-Ðó đương ngồi dựa gốc cây mà nghỉ, mới dắt tội-nhơn áp lại mà bắt. Lê-văn-Ðó liệu không thế thoát thân được, nên chịu phép để cho Phạm Kỳ trói mà dắt về trại. Phạm Kỳ sợ tên Ðó trốn nữa nên ban ngày thì để cho đốn củi, còn ban đêm thì bắt trói lại, không để cho thong-thả nữa.
Chừng củi đốn xong và gánh về hết rồi, Phạm Kỳ dắt tội nhơn về tỉnh mới bẩm cho quan hay sự tên Ðó lên rừng thừa lúc canh khuya bỏ trại mà trốn. Quan chồng án Lê-văn-Ðó thêm 5 năm nữa, cọng là 10 năm, lại dặn lính coi khám phải canh giữ nghiêm-nhặt, nhứt là đừng cắt tên Ðó đi lên rừng nữa.
Vì muốn cứu gia quyến khỏi chết đói, đi lấy cháo của họ để cho heo ăn đem về cho mẹ với cháu ăn đỡ mà phải bị đày 5 năm! Vì oan-ức chịu không được nên mới trốn mà đi lại còn phải bị đày thêm 5 năm nữa! Thân phận kẻ nghèo hèn khổ như vậy, ai có thấy chăng?
Lê-văn-Ðó tức giận quá nên chí quyết dầu thế nào cũng trốn nữa. Ngặt vì anh ta tính trốn mà lính cũng tính không để cho anh ta trốn, nên canh giữ nghiệm-nhặt luôn luôn, ban ngày dầu anh ta làm việc gì cũng có người coi chừng, ban đêm dầu anh ta ngủ họ cũng không mở gông mà lại còn xiềng chơn nữa. Lê-văn-Ðó không thế trốn được, nên phải chịu phép ở tù cho tới 9 năm.
Ngày nọ quan Tổng-Trấn dạy đấp một cái lộ từ tỉnh lên cho tới huyện Bình-dương. Các tội nhơn trong khám đều phải đi đào đất mà đấp lộ ấy. Một buổi chiều, lính đương dắt tội- nhơn trở về khám, đi dọc đường gặp một đám giông mưa ầm ầm. Trời đã tối rồi, mà lính với tội-nhơn bị mưa lạnh nên dắt nhau chạy lúp-xúp cho mau tới khám.
Lê-văn-Ðó thủng-thẳng thụt ra phía sau chót, chạy được một hồi, bỗng thấy bên đường có một bụi râm, bèn chun vào đó mà núp, tính để cho họ chạy xa rồi mình sẽ xông ra tìm đường mà thoát thân. Chẳng dè anh ta chun vô bụi đó, có một tên lính còn thụt lùi phía sau nữa anh ta không hay. Tên lính thấy anh ta muốn trốn, bèn la lên, mấy tên lính kia lật-đật trở lại áp bắt. Lê-văn-Ðó thấy mưu mình đã lậu nữa thì tức giận quá, không dằn lòng được, nên nhảy ra đánh lính tưng-bừng. Vì tên Ðó mạnh quá nên ba bốn tên lính muốn bắt mà bắt không được. May nhờ có ông đội võ nghệ cao cường, ổng trở lại phụ lực với lính, nên mới trói được tên Ðó mà dắt về khám.
Lê-văn-Ðó đã phạm tội trốn một lần rồi, nay còn trốn nữa, mà thêm tội đánh lính, nên quan nghị án đày anh ta thêm 10 năm, cọng về trước về sau là 20 năm.
Anh ta bị chồng án thì càng thêm uất-ức, lòng càng thêm phiền hà. Tội gì còn một năm nữa thì mãn tù, mà bây giờ phải ở thêm 10 năm! Luật gì lấy một trã cháo heo cho mẹ với cháu ăn đỡ đói mà phải chịu 20 năm khổ hình! Ác quá! Ức quá!
Lê-văn-Ðó càng nghĩ càng buồn, càng muốn trốn nữa. Ngặt vì anh ta là đứa quê dốt thiệt thà, vô mưu thấp trí, nên muốn thì muốn lung, mà làm thì làm không được.
Ngày qua tháng lại, thảm dập khổ dồn, Lê-văn-Ðó nấn ná trong chốn lao tù tội nhơn nhiều đứa mãn hạn đã về rồi, còn nhiều đứa khác đã vô mà thế, song tên Ðó cũng còn ở trong khám Gia-định hoài.
Ðến năm Mậu-tí (1928), nhằm Minh-mạng cửu niên, Lê-văn-Ðó bị đày đã đủ 20 năm, quan mới kêu mà thả. Trước khi cho anh ta ra khỏi khám, quan lại dặn về nhà phải lo làm ăn không nên làm việc quấy nữa, nếu anh ta còn tái phạm, thì quan sẽ chiếu luật mà đày chung thân.
Lời dặn phải lo làm ăn, nghe thiệt là kỳ. Từ nhỏ đến lớn lo làm ăn, chớ có tính cướp giựt của ai đâu? Lời dặn đừng làm việc quấy nữa, nghe thiệt là lạ. Ðã có làm việc gì quấy đâu mà dặn đừng làm nữa? Lê-văn-Ðó tuy biết như vậy song bổn tánh thiệt-thà, nên không dám cãi lẽ cứ cúi đầu vưng chịu mà lui ra.
Lê-văn-Ðó khi vô khám thì mới 20 tuổi, nay anh ta ra khỏi khám thì râu-ria xồm-xàm, lại vì buồn rầu cực khổ trót 20 năm, nên tóc trên đầu đã điểm bạc. Tuy vậy mà nhờ bị đày nên trí anh ta mở sáng thêm chút đỉnh. Lại dầu lao tâm khổ xác, nhưng mà sức lực anh ta không giảm chút nào.
Anh ta ra khỏi tỉnh rồi, mới bẻ một khúc cây làm gậy mà đi và hỏi thăm đường tính lần về Tân-Hòa. Ðường sá không có, nên đi cực khổ không biết chừng nào. Khi thì phải băng ngang rừng, sợ nỗi cọp hùm không dung, khi thì phải lội qua sông, lo nỗi cá mập gấp nuốt. Khi khát nước thì kiếm vũng hào mà uống đỡ, khi đói bụng thì hái trái cây thế làm cơm. Ban ngày mệt mỏi thì lựa chỗ cao ráo ngồi nghỉ chơn, ban đêm buồn ngủ thì leo lên nhành cây mà nhắm mắt.
Lê-văn-Ðó đi một mình trong rừng, nghĩ bây giờ mình được thong thả, thì trong lòng hân-hoan, mà hễ nhớ tới việc nhà, thì lại châu mày ủ mặt. Mẹ mình đã chết rồi, bây giờ mình về xứ sở làm chi? Tên Thiệt nói sắp cháu mình còn sống được ít đứa, mà chị dâu mình đã xiêu lạc đâu mất, bây giờ mình biết đâu mà tìm?
Lê-văn-Ðó đi được 2 ngày 2 đêm, cứ ăn trái cây trong rừng mà thôi, chớ không có một hột cơm, bởi vậy trong bụng đói quá chịu không nổi. Qua ngày thứ ba, trời mưa dầm dề, Lê-văn-Ðó mình mặc một cái áo vải xanh với một cái quần vắn, đầu không có nón, bị trời mưa nên áo quần đầu cổ ướt loi-ngoi.
Ðến trưa anh ta qua khỏi truông rồi thấy trước mặt một cái bưng[6] lớn. Anh ta không biết hướng nào, cứ nhắm ngay trước mặt rồi lội xuống bưng mà đi nhầu, tính hễ có gặp nhà rồi sẽ hỏi thăm đường.
Anh ta đi tới chiều, trời mưa rỉ rả, chớ không mưa lớn nữa, song bị áo quần ướt nhẹp, lại gió thổi lai-rai, nên lạnh lẽo môi tái xanh, hai hàm răng đánh bò-cạp[7] nghe lộp-cộp. Anh ta đã lạnh mà bị đói bụng, muốn ngồi nghỉ chơn mà ở giữa bưng không có một chỗ nào cao ráo, nên nó phải ráng lội mà đi hoài.
Lối chạng-vạng tối, anh ta ra khỏi bưng rồi, lại thấy có một xóm đông, vườn tược thạnh mậu, nhà cửa sung túc. Anh ta mừng thầm trong bụng, tính đi riết vô xóm ấy xin cơm mà ăn đỡ đói, và kiếm chỗ ngủ đậu đợi sáng mai rồi sẽ đi nữa. Anh ta vừa vô xóm, thì gặp một đứa nhỏ, chừng 12, 13 tuổi, ở ngoài đồng đương lùa trâu về. Anh ta hỏi thăm thì mới hay chỗ nầy là huyện Trường-Bình. Trong bụng anh ta lại càng mừng hơn nữa. Anh ta hỏi đứa nhỏ ấy vậy có chỗ nào xin ngủ đậu được hay không. Ðứa nhỏ đưa tay chỉ mà nói rằng: „Kìa, chú đi thẳng đường nầy đi khỏi năm sáu cái nhà rồi thì có một cái quán, chú vô đó mà nghỉ.”
Lê-văn-Ðó nghe nói thì gặc đầu rồi lầm lủi đi riết. Thiệt quả anh ta đi khỏi sáu cái nhà rồi thì thấy có một cái nhà lá cất dựa bên đường dài đến 5 căn, trong nhà đèn đốt leo-heo, song có chín mười người đương ngồi ăn uống, nói chuyện om sòm. Anh ta đứng ngoài đường mà dòm một hồi, rồi có một người mấp-mạp cao lớn, ở trong nhà bước ra cửa, ngó thấy anh ta đứng trân-trân ngoài mưa, bèn hỏi rằng; “Ai đó? Sao không vô lại đứng mà rình giống gì vậy?”
Tên Ðó thủng thẳng bước vô cửa, áo quần nước chảy ròng-ròng, tay mặt cầm gậy hèo chống xuống đất, tay trái vuốt mặt cho ráo nước mưa, rồi cóm róm nói rằng: “Tôi là người ở phương xa đi lỡ đường, vậy xin anh làm phước cho tôi nhờ một bữa cơm và cho tôi ngủ đậu một đêm rồi sáng mai tôi đi”.
Người mập-mạp cao lớn ấy liếc mắt ngó tên Ðó từ trên đầu xuống dưới chơn, rồi bỏ đi vô nhà không thèm nói chi hết. Tên Ðó mệt mỏi đói lạnh, tưởng người ấy vô nhà lấy cơm cho mình ăn, nên ngồi bẹp xuống đất dưới mái hiên mà chờ. Ðã ba bữa rồi anh ta không có một hột cơm mà đút vô miệng, nên ngồi thấy mấy người trong nhà ăn uống, thì anh ta thèm vô cùng. Anh ta ngồi, răng thì đánh bò-cạp, mà mắt thì ngó lom-lom. Cách một lát người mập mạp hồi nãy đó ở dưới bếp đi lên, bưng một dĩa thịt để thêm cho mấy người ăn đó họ ăn, rồi bước ra cửa, hai tay chống nạnh mà hỏi tên Ðó rằng: Chú muốn ăn cơm, mà trong lưng chú có tiền hay không?”
Tên Ðó lật đật đứng dậy nói nhỏ nhẻ rằng: Tôi nghèo quá, tiền không có đồng nào hết. Xin anh thương kẻ nghèo …”
Anh ta nói chưa dứt lời thì người ấy cười ngất mà đáp rằng: “Trời ơi, không có tiền mà vô đây làm gì? Dọn cơm cho chú ăn rồi tiền đâu chú trả?”
Mây người ngồi ăn trong nhà nghe trước hiên nói chuyện như vậy thì áp ngó ra rồi cười rộ. Có một người lại hỏi rằng: “Ai mà anh hùng dữ vậy? Không có tiền mà đòi ăn cơm nỗi gì?”
Người mập-mạp ấy liền day vô nói rằng: “Bộ chi chú là Lưu-Khánh hay sao mà; tính ăn cơm rồi thế cặp cánh chớ gì” Người ấy day ra hỏi tên Ðó rằng: “Phải hôn? Chú có cặp cánh đâu chú đưa cho tôi thử một chút coi”.
Tên Ðó tuy không hiểu họ nói Lưu-Khánh đó là ai, và cặp cánh đó là vật gì, song thấy bộ tịch thì biết người ta ngạo báng mình, nên mắc cỡ đứng gục mặt không nói chi hết. Người ấy lại tiếp nói rằng: “Không được, chú đi chỗ khác mà kiếm ăn. Ðây là quán chú biết hôn? Nếu không có tiền thì không ăn không ngủ được. Thôi chú đi đi, đừng để tôi nói nhiều thất công”.
Người ấy nói rồi bỏ vô trong. Lê-văn-Ðó đứng ngó theo mà ứa nước mắt. Anh ta liệu thế người ta không thương, dầu nói nữa cũng vô ích, nên ríu-ríu bước ra đường, trời còn mưa rỉ-rả làm cho ruột héo gan sầu.
Lê-văn-Ðó thấy đường ngay thì cứ noi theo đường đó mà bước tới. Nhà ở hai bên đường tuy còn đốt đèn, song phần nhiều đã sập cửa, rồi người ở trong nói chuyện nghe rầm-rì. Anh ta đi múp[8] cái đường đó rồi, lại bắt đi qua đường khác, đi được một hồi, bỗng thấy có một cái nhà ở sát mé đường, cửa mở tác hoác (rộng, toang), đèn đốt sáng trưng, có hai vợ chồng chủ nhà, trạc chừng 35 tới 40 tuổi, đương ngồi trên ván mà ăn cơm với một đứa con. Anh ta dòm một lát, thầm nghĩ nhà nầy giàu có nếu mình xin ăn, chắc họ không nỡ hẹp hòi như chủ quán hồi nãy, bèn lần lần bước vô đứng ngoài sân, ngay chỗ vợ chồng chủ nhà đương ăn cơm đó, mà nói rằng: “Thưa cậu, làm phước cho tôi ba hột cơm dư ăn đỡ dạ, và cho tôi ngủ đậu trước hiên nầy cho khỏi bị mưa lạnh lẽo rồi khuya tôi đi.”
Người chủ nhà đương nói chuyện với vợ, thình-lình nghe tiếng nói trước sân thì giựt mình ngó ra, thấy tên Ðó đứng sầm-sầm, hình dạng dị kỳ, thì đổ quạu, bèn nạt lớn rằng: “É! Ði ra nà! Ðồ gì ở đâu mà hì-hợm lắm vậy! Người ta đương ăn cơm, tới làm lộn-xộn hoài. Ði ra đi cho mau.” Tên Ðó chấp tay thưa rằng: “Thưa cậu mợ, cậu mợ giàu có, tiếc chi một chén cơm với kẻ nghèo hèn đói lạnh”. Bà chủ nhà hỏi rằng: “Muốn ăn cơm ngủ đậu thì có quán ở đàng kia, sao không lại đó?” Lê-văn-Ðó đáp rằng: “Thưa mợ, tôi có lại đó rồi, vì tôi không có tiền nên họ không cho ăn, mà cũng không cho ở”.
Người chủ nhà châu mày nói rằng: “Ủa! Quán mà họ không thèm chứa thay, vậy sao không biết thân còn tới đây làm chi? Ði ra cho mau đi”. Tên Ðó đứng duc-dặc, muốn lấy lời nhỏ-nhẻ mà năn nỉ nữa. Người chủ nhà nổi giận, buông đũa rồi lại xách cây gài cửa muốn đập tên Ðó và nói rằng: “Ta đã đuổi, sao không đi ra, còn đứng nói rán gì đó? Bộ muốn dọ đường đặng khuya khoét vách người ta phải hôn?”
Lê-văn-Ðó sợ chủ nhà đánh, nên lật đật thối lui bước ra ngoài đường mà trong lòng đau đớn phiền muộn vô cùng. Mình đói lạnh họ đã không thương, mà lại còn nghi cho mình muốn khoét vách, nhơn tình dường ấy nghĩ thiệt rất buồn !
Mà người ta thấy bộ Lê-văn-Ðó hì-hợm, không thương nên người ta xô đuổi thì đã đành, thậm chí ông trời, xưa nay ai cũng nói ông công bình, mà ông cũng không biết thương kẻ nghèo hèn đói lạnh nữa, nên Lê-văn-Ðó không có chỗ ngủ đậu, ông lại cứ lâm-râm mưa hoài rồi còn thêm thổi gió hiu-hiu, áo ướt sát da, lạnh lẽo ruột teo môi tái.
Lê-văn-Ðó thơ thẩn không biết bây giờ phải đi đâu, bụng tuy đói mà không dám tính xin cơm ăn, mình tuy lạnh mà không dám tính xin ngủ đậu. Anh ta đi lần ra khỏi xóm, không biết hướng nào là hướng về huyện Tân-Hòa, nên đứng dụ dự, không dám bước tới nữa. Gió thổi lạnh run lập-cập, anh ta mới tính trở vô xóm kiếm chỗ khô ráo mà đụt mưa, đợi sáng mai rồi sẽ hỏi thăm đường mà đi.
Anh ta trở vô, đi được ít chục bước, thì gặp một cái nhà lớn, trong nhà còn đốt đèn, ngoài sân kiểng-vật ê-hề, mà vắng teo. Dựa bên đường có một cái cửa ngõ ván. Trên lợp lá dưới thềm cây, nhờ lá che mưa nên thềm cây khô ráo. Tên Ðó ghé vô đó, ngồi dựa lưng ngay cẳng mà nghỉ. Giọt mưa đổ ngoài đường lác-đác, ngọn gió đùa cây cối lào-xào.
Tên Ðó ngồi ngó mấy vũng nước mưa, tuy mờ mờ, song thấy bọt nổi rồi tan, tan rồi lại nổi. Anh ta vừa muốn cổi áo ra mà vắt cho ráo nước đặng bớt lạnh, thình-lình có hai con chó vàng lớn ở phía tay trái tuôn chạy lại sủa om-sòm. Anh ta lật đật đứng dây, hai con chó càng làm dữ, nhảy xốc tới cắn ống quần mà kéo lằn nhằn.
Anh ta liệu ở đây bất tiện, nếu phải chống cự với chó nầy, thì không nghỉ được, mà còn sợ e chủ nhà họ không nghĩ, họ nói mình rình mà ăn trộm, họ bắt giải đến quan càng khổ cho mình nữa. Anh ta mới thối lui ra đường, mà cặp chó còn rượt theo hoài.
Tên Ðó nghĩ thân chí khổ, đến nỗi chó mà nó cũng không thương, nên không cho mình đụt mưa, thì trong lòng tức-tủi vô cùng. Anh ta liều nhắm mắt mà đi ra ngoài đồng, không kể đói bụng mỏi chơn, không kể gió mưa chi hết, quyết xa lánh loài người hoặc may có bớt buồn, bớt giận hay chăng.
Anh ta đi một hồi, nhớ tới việc oan-ức của mình trót 20 năm nay, nhớ tới những việc húng hiếp của mấy hồn ma thuật với mình trong khám ngày trước, nghĩ loài người ngoài miệng thì họ nói nghĩa nhơn nhơn nghĩa, mà kỳ trung thì là mạnh hiếp yếu, giàu hiếp nghèo, sang hiếp hèn, khôn hiếp dại, chớ chẳng có chi khác. Vì mình nghèo, vì mình hèn, vì mình dại, nên bấy lâu nay mình mới bị người ta đày đọa tấm thân. Vậy thì mình phải làm làm sao cho được giàu, được sang, được khôn, tự nhiên hết ai húng hiếp mình nữa được. Mà muốn giàu, muốn sang, muốn khôn, không phải dễ. Nay mình đã sẵn có sức mạnh, vậy thì mình phải dùng sức mạnh mà chống cự với thiên hạ, chớ dại gì mà chịu thua, để cho thiên hạ hiếp đáp hoài.
Anh ta nghĩ tới đó thì châu mày, xụ mặt, trợn mắt, vinh râu, coi bộ tức giận dữ lắm. Tức việc gì? Giận ai đó? Tức mình cũng có tai, có mắt, có ruột, có gan như người, mà vì phận nghèo hèn, nên mới bị người chà xát. Giận người giàu sao không thương kẻ nghèo hèn, giận người lớn sao không thương kẻ nhỏ, đã không giúp đỡ dìu-dắt, mà lại còn bỉ bạc khinh khi, sá chi một vài giạ lúa mà để chết gần hết một nhà, sá chi một trã cháo heo mà làm cho người khốn khổ đến 20 năm chẵn. Ðời thiệt là hung bạo! Người thiệt là độc ác! Ðời như vậy há không đáng giận sao? Người như vậy há không đáng thù sao?
Lê-văn-Ðó vác mặt ngó ngay phía trước, hai bàn tay nắm chắc cứng, và đứng giữa đồng nói lớn lên rằng: “Bây không biết thương thân thằng Ðó nầy há? Vậy thì thằng Ðó nầy ghét bây, bây đừng có trách nghé! Ðể rồi bây coi!”
Anh ta nói mấy lời rồi cúi mặt đi tới.
[1] tình trạng hầu như mất hết tri giác
[2] giã
[3] chàng hiu: một loại nhái, lưng màu sọc xanh-nâu
[4] thủy liễu, loại cây mọc dựa bờ nước, bông trắng, trái tròn và giẹp
[5] giọng sáo
[6] khu đất ngập nước sâu
[7] răng khua nhau vì lạnh run
[8] mút, cuối
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!