Nặng gánh cang thương - Chương 5 (Hồ Biểu Chánh)
Hope Star | Chat Online | |
04/08/2019 10:11:04 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
77 lượt xem
- * Nặng gánh cang thương - Chương 6 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Nặng gánh cang thương - Chương 7 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Nặng gánh cang thương - Chương 4 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Nặng gánh cang thương - Chương 3 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
Dùng Phi kiếm một trận thành công
Gởi bức thơ, hai hàng sái lựu
Quan Tả Tướng quốc đi chầu vua, phu nhơn ở nhà lo sợ hết sức. Ðến chừng hộ vệ quân áp tới bắt Thanh Tòng mà dẫn đi, thì bà ngã lăn mà khóc, hết trông thấy mặt con nữa!
Ðinh Long và Ðinh Hổ không hiểu việc chi hết, thình lình thấy quân bắt người bằng hữu của mình thì nóng lòng, nên biểu Tô Hộ dắt đường đặng đi theo coi lành dữ thế nào. Ði tới ngọ môn, quân không cho hai anh em họ Ðinh với Tô Hộ vào, nên ba người phải đứng ngoài mà ngóng: Ðinh Hổ tánh nóng nảy, bị quân cản chàng lấy làm tức giận, nên đứng không yên chỗ, cứ đi tới đi lui, mà cặp mắt coi lườn lườn.
Cách một hồi quân dẫn Thanh Tòng trở ra. Anh em họ Ðinh nghi việc chẳng lành, nên dắt nhau đi theo, còn Tô Hộ thì chạy riết về dinh mà báo tin cho Thân phu nhơn hay.
Ra khỏi cửa thành, thiên hạ chạy theo coi đông nức. Quân hộ vệ để Thanh Tòng đứng giữa, còn chúng nó bao chung quanh, để đứa nào cũng cầm dao trần sáng dới. Ðinh Long và Ðinh Hổ chen với những người đi coi mà đứng vô vòng trong, mắt ngó quân hộ vệ lườm lườm, coi bộ hễ quân mà động đến Thanh Tòng thì ắt chẳng khỏi để hai người làm dữ. Té ra quân không chém mà một hồi lâu rồi lại có người đem lịnh ra dắt Thanh Tòng trở vô. Anh em họ Ðinh cũng đi theo vô trước ngọ môn đứng lóng ngóng chờ nữa.
Ðinh Hổ bước lại hỏi nhỏ Ðinh Long rằng: ''Nó đem vô trong nó chém, mình ở ngoài nầy làm sao mà hay đặng. Ði nhấu[1] vô trong coi nào''. Ðinh Long khoát tay lắc đầu, Ðinh Hổ châu mày trợn mắt coi bộ hầm hầm muốn móc họng mấy tên quân giữ cửa.
Cách một hồi lâu, các cơ quan ở trong rùng rùng kéo nhau đi ra. Anh em họ Ðinh ngó lom lom, chừng thấy dạng Thanh Tòng thì trong lòng hớn hở, bởi vậy Thanh Tòng vừa ra khỏi ngọ môn thì Ðinh Hổ chạy lại nắm tay mà nói om sòm rằng: ''Chớ phải hồi nãy mà mấy thằng quân đó nó động đến công tử thì chúng nó chết hết''. Thanh Tòng trợn mắt nạt rằng: ''Hai anh đừng có nói quấy''.
Kiệu của Tướng quốc ra tới, ba anh em đứng nép lại bên đường mà thi lễ, rồi dắt nhau đi theo kiệu mà đi về. Ðinh Hổ cứ theo hỏi duyên cớ làm sao mà quân bắt rồi lại dẫn ra dẫn vô như vậy. Thanh Tòng phải thuật hết mọi việc cho anh em họ Ðinh hiểu. Ðinh Hổ nghe nói Thanh Tòng lãnh cầm binh đi dẹp giặc Chiêm Thành chàng mừng quá, nên theo hỏi chừng nào đi, vua cấp bao nhiêu binh, có cho tướng nào theo giúp sức hay không?
Thanh Tòng mắc trò chuyện với anh em họ Ðinh nên về tới dinh mà không hay. Thân phu nhơn chạy ra mừng chồng mừng con, mà nước mắt nước mũi chàm ngoàm.
Quan Tướng quốc vào dinh thuật sơ lịnh của vua lại cho phu nhơn nghe, rồi dạy con phải lo sắp đặt mà xuất binh cho chóng. Anh em họ Ðinh nhơn dịp ấy mới xin lãnh tiền đạo tiên phong. Thanh Tòng nhận lời và khuyên hai chàng phải tận tâm, trước giúp anh em sau giúp nước. Quan Tướng quốc căn dặn mọi việc rồi lại cho Tô Hộ tùng chinh nữa.
Thanh Tòng làm lễ tế cờ rồi hiệp với anh em họ Ðinh mà tháo luyện quân sĩ. Trong ba ngày đội ngũ sắp đặt an bài. Thanh Tòng dắt Ðinh Long và Ðinh Hổ trở về phủ mà từ biệt cha mẹ đặng xuất binh. Quan Tướng quốc dặn rằng: ''Nầy con, Thánh hoàng dạy con cầm binh xuất trận đây, song kỳ trung thì cũng là một dịp cho con vực nước cứu dân. Sanh mạng của 2 vạn quân ở trong tay con, mà hạnh phước của nhân dân trong mấy châu hướng nam cũng ở trong tay con. Cái trách nhiệm của con trong buổi nầy thật nặng nề to tát. Vậy xuất binh con phải thận trọng, con phải làm sao cho khỏi uổng công ăn học bấy lâu nay, cho rỡ ràng danh dự của kiến họ Thân, cho quan Binh bộ Thượng thơ khỏi phải bị tội về sự tiến dẫn con giữa triều đình. Con xuất binh, cha mẹ ở nhà trông tin lắm. Con phải gắng lấy.''
Thanh Tòng vưng lời nghiêm huấn rồi bái biệt cha mẹ mà lên ngựa đi đến võ đài, đầu bịt một cái khăn màu lục, mình mặc một cái áo võ bào màu huỳnh, lưng thắt một sợi dây đai bạc, tay cầm một cây hoa kích, cỡi ngựa tía, mang giày lông, mắt sáng như sao, mặt trắng như phấn, coi đã có tướng anh hùng mà lại có vẻ thanh nhã. Hai anh em họ Ðinh mỗi người cỡi một con ngựa kim đi theo sau, người cầm búa, người cầm siêu, oai nghi lẫm liệt.
Ra đến võ trường, Thanh Tòng bước lên đài mà truyền lịnh. Quân mấy đội đều phất cờ gióng trống. Bỗng nghe trên võ đài nổ ba tiếng pháo, rồi quân mấy đội sắp hàng kéo ra đi, hai đạo đi trước có hai cây cờ đề chữ: ''Ðinh tiên phong'' còn đại đội đi sau thì cờ đề “Bình Nam Thân Tướng quân''.
Quân đi trót 10 ngày vào tới địa giới đạo Thuận Hóa, thì gặp binh Chiêm Thành ở miền trong kéo ra.
Thân Tướng quân bèn truyền lịnh dừng binh, hiệp với Ðinh Long đi xem địa giới thế rồi mới định hạ trại dựa mé núi Kỳ Sơn, đối với binh Chiêm Thành đương đóng tại tràng Thiên Lịch. Tối lại Thân Tướng quân sai Ðinh Hổ đi do thám thế lực của giặc và dặn Ðinh Long phải đi khắp các trại mà tuần phòng.
Vừa bước đầu canh ba, Ðinh Hổ trở về Trung quân báo tin rằng tướng Chiêm Thành đồn binh không có thứ tự không trúng binh pháp. Ðã vậy mà thế giặc coi ơ hờ lắm, dường như chúng nó không dè đã có binh triều đến rồi; nếu nhơn chúng nó không phòng bị mà sai một đạo binh qua cướp trại, thì chắc là toàn thắng. Thanh Tòng lắc đầu đáp rằng: ''Không nên. Theo binh pháp không nên làm việc cầu may. Sự ơ hờ mà Ðinh huynh xem thấy đó, không biết chừng là cái kế của giặc. Huống chi binh của ta đi trót mười bữa rày, người ngựa đều mệt mỏi. Vậy nên để cho binh nghỉ một đêm nay cho khỏe, rồi mai chúng ta sẽ liệu kế mà phá giặc. Tôi khuyên Nhị huynh phải gia tâm quan phòng thì hơn. Ðinh Hổ nghe nói như vậy, coi bộ chàng không vừa ý nên chàng đáp rằng:
- Chiêm Thành là quân dã man, chúng nó có tài trí gì mà sợ trúng kế. Ngu đệ chắc nếu Nguyên soái cho ngu đệ dẫn bổn bộ binh qua cướp trại, thì ngu đệ sẽ phá giặc nội đêm nay.
- Ðinh huynh chẳng nên nóng nảy. Chúng ta chưa rõ binh giặc bao nhiêu, phân làm mấy đạo. Nếu chúng ta cướp trại, rủi có đạo binh nào khác úng tiếp rồi đoạn đường về thì chúng ta làm sao? Xin hưỡn để sáng mai chúng ta giáp chiến mà thử tài lực rồi sẽ hay.
Ðinh Hổ lui về trại mà trong lòng muốn xuất trận quá, nên ngủ không được. Hướng đông mặt trăng đã ló mọc, dọi cây cỏ vàng vàng. Gió bấc phát thổi lao rao, lay ngọn cờ lúc lắc. Ðinh Hổ ngồi trên lưng ngựa thủng thẳng đi tuần các trại trước. Chàng đi mới qua khỏi hai trại, xảy gặp Thanh Tòng dắt Tô Hộ cũng đi tuần. Hai đàng chào nhau rồi hiệp nhau đi lần qua trảng Thiên Lịch đặng thừa trăng tỏ mà ngó xem trại giặc coi tình hình thế nào.
Trống ở trung quân vừa tỏ canh năm, bỗng thấy bên trại Chiêm Thành quân mã lao xao, mà bên hướng tây lại có một đạo binh đương kéo tới nữa. Thanh Tòng thấy giặc động binh, lật đật hối Ðinh Hổ với Tô Hộ trở về trại, đòi Ðinh Long đến hội diện, rồi phân phát binh mà phòng bị.
Trời vừa mới hừng sáng thì quả thấy Trà Na với Trà Phi dẫn hai đạo binh đến trước trại mà khiêu chiến.
Thanh Tòng truyền lịnh cho Ðinh Long và Ðinh Hồ ra đối địch. Hai bên hỗn chiến từ hồi tảng sáng cho tới mặt trời gần đứng đầu mà chưa phân thắng bại. Thanh Tòng lấy làm lo, vừa muốn kéo đại binh ra tiếp chiến thì bỗng thấy đạo binh của Ðinh Long vỡ chạy rồi đạo binh của Ðinh Hổ cũng chạy theo. Thanh Tòng nổi giận hét lên một tiếng rồi kéo binh xông ra gặp Trà Na đương rượt Ðinh Long, thì chận đường mà giao chiến, Ðinh Long trở lại muốn tiếp chiến với Nguyên soái, Thanh Tòng dòm thấy bèn hô lớn lên rằng: ''Ðinh huynh hãy theo mà cứu nhị lộ tiên phong, để thằng nầy đây cho tôi''.
Thanh Tòng với Trà Na đánh nhau dư trăm hiệp, thương qua kích lại sáng ngời như sao xẹt, kẻ đỡ người đâm mau lẹ như tơ chùm bay. Thanh Tòng thấy Trà Na võ nghệ cao cường liệu thế dùng tài mà đối địch thì khó thắng nổi, bởi vậy chàng trá bại quày ngựa nhắm núi Kỳ Sơn mà chạy. Trà Na huơi thương giục ngựa đuổi theo, Thanh Tòng bèn dùng cái tài phi kiếm là tài riêng của chàng, đợi Trà Na theo gần kịp, chàng mới rút cây kiếm ra rồi nhắm ngay mặt Trà Na mà phóng. Trà Na ơ hờ, cứ lo mà rượt thôi, chớ không dè nguy hiểm, bởi vậy chừng ngó thấy cây kiếm gần tới mặt thì lật đật né mình mà tránh, làm cho con ngựa giựt mình trở qua một bên, Trà Na trật yên té lăn xuống đất. Thanh Tòng quay ngựa trở lại, huơi kích muốn đâm, song thấy kẻ địch còn ngồi dưới đất mà trong tay lại không có khí giới, bởi vậy chàng bất nhẫn không nỡ giết, bèn hô cho quân bắt trói.
Thanh Tòng bắt Trà Na xong rồi chàng dạy Tô Hộ coi cho quân dẫn về trại, còn chàng kéo binh đi tiếp hai anh em họ Ðinh. Binh vừa mới quày đầu, bỗng nghe phía sau núi có tiếng người tiếng trống vang vầy. Thanh Tòng nóng lòng, nên giục ngựa riết tới mà ứng tiếp. Ðại binh tới nơi thì thấy quân Chiêm Thành vỡ tan. Thanh Tòng lấy làm mừng, bèn truyền lịnh các đội xua binh vô mà rượt giặc. Ðến mặt trời chen lặn, Thanh Tòng gióng chiêng thâu quân.
Thanh Tòng vào trướng viết một tờ sớ báo tin cho vua hay rằng mình bắt Trà Na, đã giết Trà Phi và đã đánh tan binh Chiêm Thành, còn đợi chiêu an ít ngày rồi sẽ ban sư[2]. Viết sớ xong rồi chàng bèn cho đòi Tô Hộ vào đưa cái sớ mà dạy rằng: “Tô Hộ ngươi phải mau bắt ngựa cỡi về Kinh, giao cho phụ thân ta, đặng phụ thân ta dưng lên cho Bệ hạ xem. Như phụ thân ta có hỏi thăm việc chinh chiến, thì ngươi bẩm các việc lại cho Phụ thân ta rõ nghé''.
Tô Hộ lãnh sớ rồi bái mà lui ra. Thanh Tòng kêu lại và nói rằng:
- Ði đâu mà vội lắm vậy?
- Nguyên nhung dạy tôi phải đi cho mau.
- Có đi mau thì cũng phải chờ cho ta dặn đủ mọi việc rồi sẽ đi chớ.
- Nguyên nhung còn dặn điều chi nữa hay sao?
- Còn... Nầy Tô Hộ việc ta đã dạy người đó là việc công. Bây giờ ta có việc tư, ta muốn cậy ngươi, không biết ngươi có hết lòng làm giùm cho ta hay không?
- Thưa công tử... ủa! Thưa Nguyên nhung, tôi là đạo thần tử, dầu Nguyên nhung dạy chết tôi cũng phải chết, có lẽ nào Nguyên nhung có việc, Nguyên nhung sai mà tôi lại không làm, nên Nguyên nhung ngại.
- Ta muốn gởi một bức thơ riêng về Kinh.
- Tưởng việc chi khó kia, chớ gởi thêm một bức thơ mà Nguyên nhung ngại nỗi gì. Nguyên nhung gởi một trăm bức thơ cũng được, chẳng luận là một bức.
- Nếu vậy thì ngươi chờ ta một chút.
Thanh Tòng cằm bút mà viết thơ' viết ít hàng rồi ngồi suy nghĩ, suy nghĩ một hồi rồi rơi nước mắt. Viết xong rồi mới niêm lại mà trao cho Tô Hộ mà nói răng: „Ðây bức thơ nằm đây, hễ ngươi về tới Kinh rồi thì cứ coi chữ đề ngoài bao đó mà giao thơ. Phải giao cho tới tay, chớ đừng có giao chuyền cho người khác mà lạc mất nghé“.
Tô Hộ lãnh thơ rồi bái mà bước ra. Lúc ra gần tới cửa, anh ta đưa thơ lên mà xem, thì thấy ngoài bao đề mấy chữ ''Lệ Bích quí công nương niệm tình khai khán“.
Anh ta đọc rồi vùng trở vô và nói răng:
- Úy! Cha chả! Việc nầy không được đâu. Bẩm Nguyên nhung, Nguyên nhung không thương tôi nên Nguyên nhung muốn hại tôi. Thà Nguyên nhung dạy tôi đem một trăm bức thơ cho ai tôi cũng đem hết thảy, chớ thiệt bức thơ nầy tôi không dám lãnh.
- Tô Hộ, sao mà ngươi không dám lãnh?
- Bẩm Nguyên nhung, thà là Nguyên nhung dạy đem chém tôi thì tôi chịu, chớ dạy đem thơ cho công nương Lệ Bích thì khó quá!
- Sao mà khó?
- Dạ bẩm Nguyên nhung, từ nhỏ chí lớn tôi không thạo cái nghề đem thơ từ cho đàn bà con gái. Vả Nguyên nhung giết quan Thái úy, công nương Lệ Bích thù oán Nguyên nhung lắm. Tôi láng cháng đem thơ qua phủ đây mang khốn chớ...
- Không có hại chi đâu mà sợ.
- Có hại thì tôi bị hại không sợ sao được?
- Ngươi cứ vưng lời ta. Có chuyện chi ta chịu cho.
- Chịu giống gì! Nguyên nhung còn ở trong nầy, nếu có chuyện chi thì chết tôi, Nguyên nhung đâu có đó mà chịu?
- Ngươi cứ đi đi. Ta đã nói không có sao đâu mà.
Tô Hộ dụ dự, muốn bước ra, mà rồi không đi, lại nói rằng:
- Dạ, xin Nguyên nhung cho phép tôi bẩm vài lời cho Nguyên nhung nghe thử coi có phải hay không.
- Ngươi nói chi thì nói đi.
- Xin Nguyên nhung đuổi quân hầu ra ngoài rồi tôi nói mới được.
Thanh Tòng liền dạy quân hầu lui ra ngoài hết. Tô Hộ bước lại gần mà hỏi rằng:
- Bẩm Nguyên nhung, vậy chớ Nguyên nhung gởi thơ cho công nương Lệ Bích! Nguyên nhung nói việc chi đó? Người ta giận Nguyên nhung nhiều lắm đa, nói lôi thôi đây người ta bắt thơ người ta đem tâu lịnh Bệ hạ không dễ gì đâu.
- Ta không có nói việc chi quan hệ đâu mà ngươi sợ.
- Nếu không có việc chi, thì gởi thơ làm chi? Bẩm Nguyên nhung, tôi trộng tuổi rồi, tuy tôi khôn ngoan không bằng thiên hạ, song cũng biết việc đời chút đỉnh. Phàm con trai muốn nói việc chi với con gái thì nói miệng tốt hơn là gởi thơ. Mình nói miệng, nếu họ không vừa lòng họ rầy thì mình chối được, chớ gởi thơ nếu họ không chịu họ nắm cái thơ họ thưa kiện thì hết chối. Thôi Nguyên nhung muốn nói sự chi thì Nguyên nhung nói với tôi, rồi về tới Kinh tôi ghé tôi nói lại tiện hơn. Tôi lanh lợi lắm mà, Nguyên nhung dạy sao tôi nói y như vậy, không sai sót đâu mà sợ.
- É! Chuyện riêng của ta, mà nhắn với ngươi sao được.
- Ðó vậy mà hồi nãy Nguyên nhung nói rằng không có chuyện chi quan hệ chớ! Còn giấu nữa thôi?... Bẩm Nguyên nhung tôi nghe nói công nương Lệ Bích còn giận Nguyên nhung lắm. Tôi sợ Nguyên nhung có năn nỉ cũng thất công, không có ích chi đâu mà gởi thơ.
- Thì cũng bởi ta sợ Lệ Bích không hết oán ta, nên ta mới gởi thơ chớ.
- Tôi hỏi thiệt Nguyên nhung, vậy chớ bây giờ Nguyên nhung muốn lẽ nào. Nguyên nhung giết quan Thái úy rồi mà Nguyên nhung cũng còn muốn kết duyên Châu Trần với công nương phải hay không?
- Chớ sao.
- Việc đó thì chắc rồi, cần gì Nguyên nhung còn phải lo. Bệ hạ có hứa hễ Nguyên nhung thắng trận thì Bệ hạ xá tội lại tứ hôn nữa. Nay Nguyên nhung thắng trận rồi thì tự nhiên cưới vợ được, có lo gì.
- Tuy lịnh Bệ hạ phán như vậy, mà nếu Lệ Bích hờn ta, nàng không khứng rồi làm sao? Bởi vậy ta mới viết thơ mà phân trần phải quấy với nàng.
- Phải, Nguyên nhung tính như vậy thì phải lắm. Thôi để tôi về trao thơ rồi tôi làm mai luôn. Tôi làm mai giỏi lắm!
- Tô Hộ, vả công nương còn giận ta lắm. Vậy ngươi về tới đó công nương có hỏi về việc chi, ngươi phải lựa lời mà đáp, đừng có nói bậy bạ không nên đa nghé.
- Nguyên nhung tưởng tôi dại sao. Tôi đưa thơ rồi tôi nhắm dèo[3] chớ, hễ coi bộ chịu thì tôi nói dồi[4] vô, còn coi như bộ giận thì tôi mở bét ra, tôi cứ kiếm chuyện xấu của Nguyên nhung tôi nói riết ắt phải được chớ gì?
- È! Người ta giận thì phải kiếm lời mà khuyên giải chớ ngươi kiếm chuyện xấu của ta ngươi nói dồi vô, thì người càng ghét hơn nữa, chớ được nỗi gì?
- Ấy! Nguyên nhung không thạo cách làm mai thì đừng có cãi mà. Người ta giận, tôi kiếm chuyện xấu tôi dồi vô, người ta tưởng tôi một phe, người ta tin, rồi lần lần tôi nói mới được chớ.
- Giỏi! Thôi, hãy đi đi.
Tô Hộ bước ra miệng cười ngón ngoẻn...
Cách hai ngày sau, quan Thủ ngự Kinh lược đạo Thuận Hóa đến khao quân và ra mắt Nguyên soái. Thanh Tòng dặn dò hết lòng lo chiêu an, rồi mới truyền lịnh bạt trại ban sư.
[1] đi bướng, đị đại
[2] đem quân về sau một cuộc viễn chinh và thắng trận
[3] coi mòi, nhận định tình hình
[4] dồn, nhét cho đầy
Gởi bức thơ, hai hàng sái lựu
Quan Tả Tướng quốc đi chầu vua, phu nhơn ở nhà lo sợ hết sức. Ðến chừng hộ vệ quân áp tới bắt Thanh Tòng mà dẫn đi, thì bà ngã lăn mà khóc, hết trông thấy mặt con nữa!
Ðinh Long và Ðinh Hổ không hiểu việc chi hết, thình lình thấy quân bắt người bằng hữu của mình thì nóng lòng, nên biểu Tô Hộ dắt đường đặng đi theo coi lành dữ thế nào. Ði tới ngọ môn, quân không cho hai anh em họ Ðinh với Tô Hộ vào, nên ba người phải đứng ngoài mà ngóng: Ðinh Hổ tánh nóng nảy, bị quân cản chàng lấy làm tức giận, nên đứng không yên chỗ, cứ đi tới đi lui, mà cặp mắt coi lườn lườn.
Cách một hồi quân dẫn Thanh Tòng trở ra. Anh em họ Ðinh nghi việc chẳng lành, nên dắt nhau đi theo, còn Tô Hộ thì chạy riết về dinh mà báo tin cho Thân phu nhơn hay.
Ra khỏi cửa thành, thiên hạ chạy theo coi đông nức. Quân hộ vệ để Thanh Tòng đứng giữa, còn chúng nó bao chung quanh, để đứa nào cũng cầm dao trần sáng dới. Ðinh Long và Ðinh Hổ chen với những người đi coi mà đứng vô vòng trong, mắt ngó quân hộ vệ lườm lườm, coi bộ hễ quân mà động đến Thanh Tòng thì ắt chẳng khỏi để hai người làm dữ. Té ra quân không chém mà một hồi lâu rồi lại có người đem lịnh ra dắt Thanh Tòng trở vô. Anh em họ Ðinh cũng đi theo vô trước ngọ môn đứng lóng ngóng chờ nữa.
Ðinh Hổ bước lại hỏi nhỏ Ðinh Long rằng: ''Nó đem vô trong nó chém, mình ở ngoài nầy làm sao mà hay đặng. Ði nhấu[1] vô trong coi nào''. Ðinh Long khoát tay lắc đầu, Ðinh Hổ châu mày trợn mắt coi bộ hầm hầm muốn móc họng mấy tên quân giữ cửa.
Cách một hồi lâu, các cơ quan ở trong rùng rùng kéo nhau đi ra. Anh em họ Ðinh ngó lom lom, chừng thấy dạng Thanh Tòng thì trong lòng hớn hở, bởi vậy Thanh Tòng vừa ra khỏi ngọ môn thì Ðinh Hổ chạy lại nắm tay mà nói om sòm rằng: ''Chớ phải hồi nãy mà mấy thằng quân đó nó động đến công tử thì chúng nó chết hết''. Thanh Tòng trợn mắt nạt rằng: ''Hai anh đừng có nói quấy''.
Kiệu của Tướng quốc ra tới, ba anh em đứng nép lại bên đường mà thi lễ, rồi dắt nhau đi theo kiệu mà đi về. Ðinh Hổ cứ theo hỏi duyên cớ làm sao mà quân bắt rồi lại dẫn ra dẫn vô như vậy. Thanh Tòng phải thuật hết mọi việc cho anh em họ Ðinh hiểu. Ðinh Hổ nghe nói Thanh Tòng lãnh cầm binh đi dẹp giặc Chiêm Thành chàng mừng quá, nên theo hỏi chừng nào đi, vua cấp bao nhiêu binh, có cho tướng nào theo giúp sức hay không?
Thanh Tòng mắc trò chuyện với anh em họ Ðinh nên về tới dinh mà không hay. Thân phu nhơn chạy ra mừng chồng mừng con, mà nước mắt nước mũi chàm ngoàm.
Quan Tướng quốc vào dinh thuật sơ lịnh của vua lại cho phu nhơn nghe, rồi dạy con phải lo sắp đặt mà xuất binh cho chóng. Anh em họ Ðinh nhơn dịp ấy mới xin lãnh tiền đạo tiên phong. Thanh Tòng nhận lời và khuyên hai chàng phải tận tâm, trước giúp anh em sau giúp nước. Quan Tướng quốc căn dặn mọi việc rồi lại cho Tô Hộ tùng chinh nữa.
Thanh Tòng làm lễ tế cờ rồi hiệp với anh em họ Ðinh mà tháo luyện quân sĩ. Trong ba ngày đội ngũ sắp đặt an bài. Thanh Tòng dắt Ðinh Long và Ðinh Hổ trở về phủ mà từ biệt cha mẹ đặng xuất binh. Quan Tướng quốc dặn rằng: ''Nầy con, Thánh hoàng dạy con cầm binh xuất trận đây, song kỳ trung thì cũng là một dịp cho con vực nước cứu dân. Sanh mạng của 2 vạn quân ở trong tay con, mà hạnh phước của nhân dân trong mấy châu hướng nam cũng ở trong tay con. Cái trách nhiệm của con trong buổi nầy thật nặng nề to tát. Vậy xuất binh con phải thận trọng, con phải làm sao cho khỏi uổng công ăn học bấy lâu nay, cho rỡ ràng danh dự của kiến họ Thân, cho quan Binh bộ Thượng thơ khỏi phải bị tội về sự tiến dẫn con giữa triều đình. Con xuất binh, cha mẹ ở nhà trông tin lắm. Con phải gắng lấy.''
Thanh Tòng vưng lời nghiêm huấn rồi bái biệt cha mẹ mà lên ngựa đi đến võ đài, đầu bịt một cái khăn màu lục, mình mặc một cái áo võ bào màu huỳnh, lưng thắt một sợi dây đai bạc, tay cầm một cây hoa kích, cỡi ngựa tía, mang giày lông, mắt sáng như sao, mặt trắng như phấn, coi đã có tướng anh hùng mà lại có vẻ thanh nhã. Hai anh em họ Ðinh mỗi người cỡi một con ngựa kim đi theo sau, người cầm búa, người cầm siêu, oai nghi lẫm liệt.
Ra đến võ trường, Thanh Tòng bước lên đài mà truyền lịnh. Quân mấy đội đều phất cờ gióng trống. Bỗng nghe trên võ đài nổ ba tiếng pháo, rồi quân mấy đội sắp hàng kéo ra đi, hai đạo đi trước có hai cây cờ đề chữ: ''Ðinh tiên phong'' còn đại đội đi sau thì cờ đề “Bình Nam Thân Tướng quân''.
Quân đi trót 10 ngày vào tới địa giới đạo Thuận Hóa, thì gặp binh Chiêm Thành ở miền trong kéo ra.
Thân Tướng quân bèn truyền lịnh dừng binh, hiệp với Ðinh Long đi xem địa giới thế rồi mới định hạ trại dựa mé núi Kỳ Sơn, đối với binh Chiêm Thành đương đóng tại tràng Thiên Lịch. Tối lại Thân Tướng quân sai Ðinh Hổ đi do thám thế lực của giặc và dặn Ðinh Long phải đi khắp các trại mà tuần phòng.
Vừa bước đầu canh ba, Ðinh Hổ trở về Trung quân báo tin rằng tướng Chiêm Thành đồn binh không có thứ tự không trúng binh pháp. Ðã vậy mà thế giặc coi ơ hờ lắm, dường như chúng nó không dè đã có binh triều đến rồi; nếu nhơn chúng nó không phòng bị mà sai một đạo binh qua cướp trại, thì chắc là toàn thắng. Thanh Tòng lắc đầu đáp rằng: ''Không nên. Theo binh pháp không nên làm việc cầu may. Sự ơ hờ mà Ðinh huynh xem thấy đó, không biết chừng là cái kế của giặc. Huống chi binh của ta đi trót mười bữa rày, người ngựa đều mệt mỏi. Vậy nên để cho binh nghỉ một đêm nay cho khỏe, rồi mai chúng ta sẽ liệu kế mà phá giặc. Tôi khuyên Nhị huynh phải gia tâm quan phòng thì hơn. Ðinh Hổ nghe nói như vậy, coi bộ chàng không vừa ý nên chàng đáp rằng:
- Chiêm Thành là quân dã man, chúng nó có tài trí gì mà sợ trúng kế. Ngu đệ chắc nếu Nguyên soái cho ngu đệ dẫn bổn bộ binh qua cướp trại, thì ngu đệ sẽ phá giặc nội đêm nay.
- Ðinh huynh chẳng nên nóng nảy. Chúng ta chưa rõ binh giặc bao nhiêu, phân làm mấy đạo. Nếu chúng ta cướp trại, rủi có đạo binh nào khác úng tiếp rồi đoạn đường về thì chúng ta làm sao? Xin hưỡn để sáng mai chúng ta giáp chiến mà thử tài lực rồi sẽ hay.
Ðinh Hổ lui về trại mà trong lòng muốn xuất trận quá, nên ngủ không được. Hướng đông mặt trăng đã ló mọc, dọi cây cỏ vàng vàng. Gió bấc phát thổi lao rao, lay ngọn cờ lúc lắc. Ðinh Hổ ngồi trên lưng ngựa thủng thẳng đi tuần các trại trước. Chàng đi mới qua khỏi hai trại, xảy gặp Thanh Tòng dắt Tô Hộ cũng đi tuần. Hai đàng chào nhau rồi hiệp nhau đi lần qua trảng Thiên Lịch đặng thừa trăng tỏ mà ngó xem trại giặc coi tình hình thế nào.
Trống ở trung quân vừa tỏ canh năm, bỗng thấy bên trại Chiêm Thành quân mã lao xao, mà bên hướng tây lại có một đạo binh đương kéo tới nữa. Thanh Tòng thấy giặc động binh, lật đật hối Ðinh Hổ với Tô Hộ trở về trại, đòi Ðinh Long đến hội diện, rồi phân phát binh mà phòng bị.
Trời vừa mới hừng sáng thì quả thấy Trà Na với Trà Phi dẫn hai đạo binh đến trước trại mà khiêu chiến.
Thanh Tòng truyền lịnh cho Ðinh Long và Ðinh Hồ ra đối địch. Hai bên hỗn chiến từ hồi tảng sáng cho tới mặt trời gần đứng đầu mà chưa phân thắng bại. Thanh Tòng lấy làm lo, vừa muốn kéo đại binh ra tiếp chiến thì bỗng thấy đạo binh của Ðinh Long vỡ chạy rồi đạo binh của Ðinh Hổ cũng chạy theo. Thanh Tòng nổi giận hét lên một tiếng rồi kéo binh xông ra gặp Trà Na đương rượt Ðinh Long, thì chận đường mà giao chiến, Ðinh Long trở lại muốn tiếp chiến với Nguyên soái, Thanh Tòng dòm thấy bèn hô lớn lên rằng: ''Ðinh huynh hãy theo mà cứu nhị lộ tiên phong, để thằng nầy đây cho tôi''.
Thanh Tòng với Trà Na đánh nhau dư trăm hiệp, thương qua kích lại sáng ngời như sao xẹt, kẻ đỡ người đâm mau lẹ như tơ chùm bay. Thanh Tòng thấy Trà Na võ nghệ cao cường liệu thế dùng tài mà đối địch thì khó thắng nổi, bởi vậy chàng trá bại quày ngựa nhắm núi Kỳ Sơn mà chạy. Trà Na huơi thương giục ngựa đuổi theo, Thanh Tòng bèn dùng cái tài phi kiếm là tài riêng của chàng, đợi Trà Na theo gần kịp, chàng mới rút cây kiếm ra rồi nhắm ngay mặt Trà Na mà phóng. Trà Na ơ hờ, cứ lo mà rượt thôi, chớ không dè nguy hiểm, bởi vậy chừng ngó thấy cây kiếm gần tới mặt thì lật đật né mình mà tránh, làm cho con ngựa giựt mình trở qua một bên, Trà Na trật yên té lăn xuống đất. Thanh Tòng quay ngựa trở lại, huơi kích muốn đâm, song thấy kẻ địch còn ngồi dưới đất mà trong tay lại không có khí giới, bởi vậy chàng bất nhẫn không nỡ giết, bèn hô cho quân bắt trói.
Thanh Tòng bắt Trà Na xong rồi chàng dạy Tô Hộ coi cho quân dẫn về trại, còn chàng kéo binh đi tiếp hai anh em họ Ðinh. Binh vừa mới quày đầu, bỗng nghe phía sau núi có tiếng người tiếng trống vang vầy. Thanh Tòng nóng lòng, nên giục ngựa riết tới mà ứng tiếp. Ðại binh tới nơi thì thấy quân Chiêm Thành vỡ tan. Thanh Tòng lấy làm mừng, bèn truyền lịnh các đội xua binh vô mà rượt giặc. Ðến mặt trời chen lặn, Thanh Tòng gióng chiêng thâu quân.
Thanh Tòng vào trướng viết một tờ sớ báo tin cho vua hay rằng mình bắt Trà Na, đã giết Trà Phi và đã đánh tan binh Chiêm Thành, còn đợi chiêu an ít ngày rồi sẽ ban sư[2]. Viết sớ xong rồi chàng bèn cho đòi Tô Hộ vào đưa cái sớ mà dạy rằng: “Tô Hộ ngươi phải mau bắt ngựa cỡi về Kinh, giao cho phụ thân ta, đặng phụ thân ta dưng lên cho Bệ hạ xem. Như phụ thân ta có hỏi thăm việc chinh chiến, thì ngươi bẩm các việc lại cho Phụ thân ta rõ nghé''.
Tô Hộ lãnh sớ rồi bái mà lui ra. Thanh Tòng kêu lại và nói rằng:
- Ði đâu mà vội lắm vậy?
- Nguyên nhung dạy tôi phải đi cho mau.
- Có đi mau thì cũng phải chờ cho ta dặn đủ mọi việc rồi sẽ đi chớ.
- Nguyên nhung còn dặn điều chi nữa hay sao?
- Còn... Nầy Tô Hộ việc ta đã dạy người đó là việc công. Bây giờ ta có việc tư, ta muốn cậy ngươi, không biết ngươi có hết lòng làm giùm cho ta hay không?
- Thưa công tử... ủa! Thưa Nguyên nhung, tôi là đạo thần tử, dầu Nguyên nhung dạy chết tôi cũng phải chết, có lẽ nào Nguyên nhung có việc, Nguyên nhung sai mà tôi lại không làm, nên Nguyên nhung ngại.
- Ta muốn gởi một bức thơ riêng về Kinh.
- Tưởng việc chi khó kia, chớ gởi thêm một bức thơ mà Nguyên nhung ngại nỗi gì. Nguyên nhung gởi một trăm bức thơ cũng được, chẳng luận là một bức.
- Nếu vậy thì ngươi chờ ta một chút.
Thanh Tòng cằm bút mà viết thơ' viết ít hàng rồi ngồi suy nghĩ, suy nghĩ một hồi rồi rơi nước mắt. Viết xong rồi mới niêm lại mà trao cho Tô Hộ mà nói răng: „Ðây bức thơ nằm đây, hễ ngươi về tới Kinh rồi thì cứ coi chữ đề ngoài bao đó mà giao thơ. Phải giao cho tới tay, chớ đừng có giao chuyền cho người khác mà lạc mất nghé“.
Tô Hộ lãnh thơ rồi bái mà bước ra. Lúc ra gần tới cửa, anh ta đưa thơ lên mà xem, thì thấy ngoài bao đề mấy chữ ''Lệ Bích quí công nương niệm tình khai khán“.
Anh ta đọc rồi vùng trở vô và nói răng:
- Úy! Cha chả! Việc nầy không được đâu. Bẩm Nguyên nhung, Nguyên nhung không thương tôi nên Nguyên nhung muốn hại tôi. Thà Nguyên nhung dạy tôi đem một trăm bức thơ cho ai tôi cũng đem hết thảy, chớ thiệt bức thơ nầy tôi không dám lãnh.
- Tô Hộ, sao mà ngươi không dám lãnh?
- Bẩm Nguyên nhung, thà là Nguyên nhung dạy đem chém tôi thì tôi chịu, chớ dạy đem thơ cho công nương Lệ Bích thì khó quá!
- Sao mà khó?
- Dạ bẩm Nguyên nhung, từ nhỏ chí lớn tôi không thạo cái nghề đem thơ từ cho đàn bà con gái. Vả Nguyên nhung giết quan Thái úy, công nương Lệ Bích thù oán Nguyên nhung lắm. Tôi láng cháng đem thơ qua phủ đây mang khốn chớ...
- Không có hại chi đâu mà sợ.
- Có hại thì tôi bị hại không sợ sao được?
- Ngươi cứ vưng lời ta. Có chuyện chi ta chịu cho.
- Chịu giống gì! Nguyên nhung còn ở trong nầy, nếu có chuyện chi thì chết tôi, Nguyên nhung đâu có đó mà chịu?
- Ngươi cứ đi đi. Ta đã nói không có sao đâu mà.
Tô Hộ dụ dự, muốn bước ra, mà rồi không đi, lại nói rằng:
- Dạ, xin Nguyên nhung cho phép tôi bẩm vài lời cho Nguyên nhung nghe thử coi có phải hay không.
- Ngươi nói chi thì nói đi.
- Xin Nguyên nhung đuổi quân hầu ra ngoài rồi tôi nói mới được.
Thanh Tòng liền dạy quân hầu lui ra ngoài hết. Tô Hộ bước lại gần mà hỏi rằng:
- Bẩm Nguyên nhung, vậy chớ Nguyên nhung gởi thơ cho công nương Lệ Bích! Nguyên nhung nói việc chi đó? Người ta giận Nguyên nhung nhiều lắm đa, nói lôi thôi đây người ta bắt thơ người ta đem tâu lịnh Bệ hạ không dễ gì đâu.
- Ta không có nói việc chi quan hệ đâu mà ngươi sợ.
- Nếu không có việc chi, thì gởi thơ làm chi? Bẩm Nguyên nhung, tôi trộng tuổi rồi, tuy tôi khôn ngoan không bằng thiên hạ, song cũng biết việc đời chút đỉnh. Phàm con trai muốn nói việc chi với con gái thì nói miệng tốt hơn là gởi thơ. Mình nói miệng, nếu họ không vừa lòng họ rầy thì mình chối được, chớ gởi thơ nếu họ không chịu họ nắm cái thơ họ thưa kiện thì hết chối. Thôi Nguyên nhung muốn nói sự chi thì Nguyên nhung nói với tôi, rồi về tới Kinh tôi ghé tôi nói lại tiện hơn. Tôi lanh lợi lắm mà, Nguyên nhung dạy sao tôi nói y như vậy, không sai sót đâu mà sợ.
- É! Chuyện riêng của ta, mà nhắn với ngươi sao được.
- Ðó vậy mà hồi nãy Nguyên nhung nói rằng không có chuyện chi quan hệ chớ! Còn giấu nữa thôi?... Bẩm Nguyên nhung tôi nghe nói công nương Lệ Bích còn giận Nguyên nhung lắm. Tôi sợ Nguyên nhung có năn nỉ cũng thất công, không có ích chi đâu mà gởi thơ.
- Thì cũng bởi ta sợ Lệ Bích không hết oán ta, nên ta mới gởi thơ chớ.
- Tôi hỏi thiệt Nguyên nhung, vậy chớ bây giờ Nguyên nhung muốn lẽ nào. Nguyên nhung giết quan Thái úy rồi mà Nguyên nhung cũng còn muốn kết duyên Châu Trần với công nương phải hay không?
- Chớ sao.
- Việc đó thì chắc rồi, cần gì Nguyên nhung còn phải lo. Bệ hạ có hứa hễ Nguyên nhung thắng trận thì Bệ hạ xá tội lại tứ hôn nữa. Nay Nguyên nhung thắng trận rồi thì tự nhiên cưới vợ được, có lo gì.
- Tuy lịnh Bệ hạ phán như vậy, mà nếu Lệ Bích hờn ta, nàng không khứng rồi làm sao? Bởi vậy ta mới viết thơ mà phân trần phải quấy với nàng.
- Phải, Nguyên nhung tính như vậy thì phải lắm. Thôi để tôi về trao thơ rồi tôi làm mai luôn. Tôi làm mai giỏi lắm!
- Tô Hộ, vả công nương còn giận ta lắm. Vậy ngươi về tới đó công nương có hỏi về việc chi, ngươi phải lựa lời mà đáp, đừng có nói bậy bạ không nên đa nghé.
- Nguyên nhung tưởng tôi dại sao. Tôi đưa thơ rồi tôi nhắm dèo[3] chớ, hễ coi bộ chịu thì tôi nói dồi[4] vô, còn coi như bộ giận thì tôi mở bét ra, tôi cứ kiếm chuyện xấu của Nguyên nhung tôi nói riết ắt phải được chớ gì?
- È! Người ta giận thì phải kiếm lời mà khuyên giải chớ ngươi kiếm chuyện xấu của ta ngươi nói dồi vô, thì người càng ghét hơn nữa, chớ được nỗi gì?
- Ấy! Nguyên nhung không thạo cách làm mai thì đừng có cãi mà. Người ta giận, tôi kiếm chuyện xấu tôi dồi vô, người ta tưởng tôi một phe, người ta tin, rồi lần lần tôi nói mới được chớ.
- Giỏi! Thôi, hãy đi đi.
Tô Hộ bước ra miệng cười ngón ngoẻn...
Cách hai ngày sau, quan Thủ ngự Kinh lược đạo Thuận Hóa đến khao quân và ra mắt Nguyên soái. Thanh Tòng dặn dò hết lòng lo chiêu an, rồi mới truyền lịnh bạt trại ban sư.
[1] đi bướng, đị đại
[2] đem quân về sau một cuộc viễn chinh và thắng trận
[3] coi mòi, nhận định tình hình
[4] dồn, nhét cho đầy
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Nặng gánh cang thương - Chương 5 (Hồ Biểu Chánh),Nặng gánh cang thương - Chương 5,Hồ Biểu Chánh
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!