Hai khối tình - Chương 12 (Hồ Biểu Chánh)
Hope Star | Chat Online | |
05/08/2019 18:02:23 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
95 lượt xem
- * Hai khối tình - Chương 13 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Hai khối tình - Chương 14 (Hồ Biểu chánh) (Văn học trong nước)
- * Hai khối tình - Chương 11 (Hồ Biểu chánh) (Văn học trong nước)
- * Hai khối tình - Chương 10 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
Một buổi chiều, ông trạng sư Xương đi qua đi lại trong phòng làm việc, rồi có lúc ông lại đứng dựa cửa sổ ngó mông ra đường, có khi ông ngồi lại bàn viết giở hồ sơ vụ Lê Thị Thu Cúc ra mà nghiên cứu. Vụ nầy làm cho ông phải lo nhiều lắm, bởi vậy dầu ngồi hay đứng, ông cũng châu mày mà suy nghĩ hoài.
Trong phòng vắng teo, chỉ có cái đồng hồ treo trên tường đi tiếng nghe lắc cắc nhỏ nhỏ mà thôi.
Thầy Ba, là người phụ sự mà ông tin cậy hơn hết thủng thẳng mở cửa nhè nhẹ bước vô trao giấy tờ cho ông ký tên. Ông liền hỏi:
- Kiếm thầy đội An chưa được hay sao thầy Ba?
- Tôi sai người kiếm từ sớm mai hôm qua, kiếm hết sức mà không gặp. Hồi sớm mai này tôi ghé nhà thẩy thì vợ con thẩy nói đi đâu cả tuần nay không có về nhà. Hồi trưa tôi lại sở của thẩy mà hỏi thăm, thì họ nói cách ba bốn bữa trước thẩy có xin một nhơn viên phụ sự đi với thẩy, đi đâu không biết mà đến bữa nay cũng chưa trở về.
- Lạ quá! Thẩy đi đâu vậy kia?...
- Chắc việc ông cậy đó thẩy làm không xong rồi thẩy hổ thẹn, nên ẩn mặt chớ gì.
- Có lẽ.
- Còn một tuần lễ nữa thì tòa đại hình xử. Tìm kẻ giết Trần Thái Dương không được, vậy ông phải lấy những lý gì để luận biện mà cứu cô Lê Thị Thu Cúc.
- Tôi bối rối quá, tôi suy nghĩ việc đó đã mấy bữa rày mà chưa nhứt định phải dùng lý nào mà cãi. Có hai cách cãi: 1- Cãi không có tội, 2- Cãi có tội. Cãi không có tội có thể cứu cô Cúc được. Tôi viện những lý này: Cô Cúc là gái yếu đuối lẽ nào đè ông Dương mà đâm cho nổi. Dấu tay cạy hộc tủ mà lấy bạc thì không phải dấu tay của cô Cúc. Xét nhà cô thì không có tiền bạc lại cũng không lấy được một vật gì dính máu để làm bằng cớ.
- Tuy không có bằng cớ, song cô Cúc thú nhận cô giết ông Dương. Lời nhận tội phải qúy hơn bằng cớ hết thảy chớ.
- Ồ! Bác lời nhận tội dễ như chơi. Gái đời nay phần nhiều đều có cái tâm hồn lãng mạn. Cô Cúc mang chứng bịnh lãng mạn nặng nề lắm. Quyển tiểu thuyết “Mảnh gương trinh” của cô viết đó, đủ chứng cái tâm hồn lãng mạn của cô. Vì giận ông Dương muốn làm nhục thân danh của cô, nên cô nhận đâm ông nọ đặng làm lem luốc vong hồn ông nọ chơi, cũng như cô Quỳnh trong tiểu thuyết vậy. Người trẻ tuổi lại có óc lãng mạn thì có kể tới tội là gì.
- Tôi sợ cãi thế ấy bất quá bị án nhẹ thôi, chớ không đến nỗi trắng án được. Sao ông không cãi rằng cô Cúc điên?
- Tôi có nghĩ đến chỗ đó rồi, nhưng tôi sợ không hay. Mình nói cô điên, thì phải xin lương y khám nghiệm. Như tòa nhận lời, thì tòa đình lại, đợi lương y xét rồi kỳ sau sẽ xử. Ví như lương y xét trí não cô Cúc bình tỉnh rồi mình làm sao? Bít đường không còn ngã đi nữa.
- Còn như cãi có tội thì ông sẽ viện lý gì?
- À!... Cãi thế này thì dồi dào sôi nổi lắm!... Không cần lý, chỉ dùng khẩu biện mà thôi. Danh dự của phụ nữ, phải vịnh nơi đó mà làm gốc. Trinh tiết của phụ nữ, phải sùng bái cái hạnh ấy là qúy báu thứ nhứt của gia đình, của xã hội. Ai làm lem luốc cái hạnh ấy là dã man, là ngu xuẩn, mỗi người đều được phép trừng trị. Một cô gái mới lớn lên, lại có học thức, lòng còn trinh bạch như gương như tuyết, tình cờ gặp một bợm dã man thô lỗ, không biết giá châu ngọc, muốn toan vày bừa, cô gái nọ phải làm sao?... Đành khoanh tay cúi đầu để cho bọn tiểu nhơn khốn nạn ấy nó hủy hoại thân liễu bồ, nó làm lem luốc mình ngà vóc ngọc hả?... Không, không thể làm như vậy được... Các ông, nếu các ông có con cái, mà con của các ông bị đồ thô lỗ nó hiếp dâm, mà các ông ráng cười mà nhìn được hay sao?... Không thể nhìn được... Dầu các ông là Phật ngồi trên bàn cao, các ông cũng phải leo xuống, mà trừng trị đứa tiểu nhơn khốn nạn đó. Chúng ta không thấy, chúng ta chỉ nghe lời khai của cô gái bị hãm hiếp đó mà thôi, nhưng mà chúng ta còn tức giận, không thể dằn được thay. Huống chi cô gái ấy, là người bị hại, làm sao mà cô dằn cho được. Cô phải bảo thủ cái thân ngọc ngà của cô, cô phải bảo thủ cái trinh qúy báu của cô chớ. Bảo thủ bằng cách nào cũng được. Nên lúc ấy sẵn có cây súng cầm trong tay thì cô sẽ bắn liền, bắn đứa hiếp dâm cho khỏi mất tiết, cũng như người ta bắn bọn cướp đặng khỏi mất bạc vậy. Rủi cô không có súng, mà may cô thấy có cái dao để trên bàn, cô điên trí, cô lòa mắt, không còn chọn lựa, không kịp suy nghĩ gì nữa hết, cô chụp lấy cái dao mà đâm con thú dữ để thoát thân, con thú ấy càng làm dữ hơn nữa, cô phải đâm thêm nữa. Đâm đặng thoát thân, chớ không phải cố ý giết. Con thú dữ té xuống, hết ôm hết níu cô nữa. Cô được thong thả mới chạy ra đường mà thoát cái bẫy khốn nạn của người ta gài để hại cô. Cô không dè con thú dữ chết. Ôi! chết cũng mặc kệ. Quân đó chết có ai tiếc đâu, nó sống càng nhục cho gia đình, càng hại luân lý của xã hội, chớ sống có ích gì... Các ông đều có con gái, các ông thay mặt cho xã hội, các ông nỡ vì cái chết của một con thú dữ mà phạt một cô gái có can đảm bảo thủ trinh tiết hay sao? Tôi chắc các ông không làm như vậy...
Ông Xương ngồi nói một hơi, lời nói hùng hào cũng như lúc ông luận biện trước tòa vậy. Thầy Ba để ông nói dứt rồi thầy mới cười mà đáp: “Tôi xem ông cãi có tội thì dễ hơn là cãi vô tội”.
Ông Xương suy nghĩ.
Người tống thơ văn mở cửa bước vô nói:
- Thưa ông, có bà Dương xin vào hầu chuyện với ông.
- Bà Dương nào?
- Vợ của ông Dương bị đâm chết đó.
- Ạ! Mời bà vào.
Thầy Ba đi ra.
Một người đàn bà sồn sồn, mặc đồ hàng đen may thiệt khéo, đầu bịt khăn chế, thủng thẳng bước vô, sau lưng lại có một cô gái, lối vài mươi tuổi đi theo, cô nầy cũng mặc đồ đen, nước da bánh ích, miệng rộng, mắt lươn, tuy cô trang điểm sắc xảo, nhưng mà sự trang điểm ấy cũng không làm cho cô đẹp được.
Ông Xương đứng dậy cúi đầu chào và chỉ hai cái ghế trước bàn viết mà mời khách ngồi.
Ông cứ ngó bà Dương mà hỏi:
- Bà đến thăm tôi, chẳng hay bà muốn dạy bảo tôi điều chi, hay là bà có cần dùng tôi về việc chi chăng?
- Tôi có chuyện riêng muốn tỏ với ông... Ông biết tôi hay không?
- Hôm nọ tôi có gặp bà trong tòa. Mà hồi nãy người tống thơ văn cũng có nói trước cho tôi biết rồi. Phải bà là sương phụ của ông Trần Thái Dương hay không?
- Thưa, phải.
- Còn cô đây?
- Con này là con của tôi.
- Được, bà với cô đến thăm thì tôi lấy làm vinh hạnh hết sức. Bà muốn tỏ với tôi chuyện chi?
- Cách mấy tháng trước, chồng tôi bán lúa lấy 11 ngàn đồng. Kẻ gian hay việc ấy mới nom theo. Chúng nó muốn vô nhà giựt bạc, song không biết làm sao, mới bày mưu sai một đứa con gái tên Cúc, y phục nhổn nha, trang điểm bén ngót, đến nhà trêu ghẹo chồng tôi. Hai đàng nói chuyện qua lại, thình lình kẻ gian áp vô đâm chồng tôi chết rồi xúm nhau mở tủ lấy bạc. Chuyện như vậy đó, mà tòa bắt con Cúc, nó không chịu chỉ bọn đồng lõa với nó, nó lại chịu nó đâm chồng tôi, nó còn khai chồng tôi muốn hiếp dâm nên nó mới đâm. Nó khai như vậy thì nhục vong hồn của chồng tôi quá. Tôi nghe nói nó mướn ông bào chữa cho nó, không biết có phải như vậy hay không?
- Thưa, phải. Song không phải bị cáo mướn tôi. Tự tôi lãnh bào chữa, chớ không có ai mướn hết. Đó là một điều bà nghe lầm. Bà còn lầm một điều nầy nữa là bà nói kẻ gian lập mưu sai cô Cúc đến trêu ghẹo ông, đặng chúng nó áp vô đâm ông mà giựt bạc. Bà nói như vậy không đúng với sự thật. Ông hứa kiếm giùm công việc cho cô Cúc làm, rồi bữa đó ông viết thơ mời cô Cúc đến nhà cho ông nói chuyện. Tòa bắt được cái bóp của cô Cúc, có bức thơ của ông ở trong ấy, sự thật là vậy đó, không thể chối cãi được.
- Con Cúc nó muốn gánh vác tội sát nhơn đặng cứu bọn ăn cướp, nên nó lập kế mà khai với tòa như vậy, chớ chồng tôi mời nó đến nhà làm gì.
- Thưa bà, thiệt cô Cúc khai như vậy, mà cũng có bức thơ của ông để làm chứng cho lời khai của cô, chớ không phải cô bày mưu thiết kế để mà khai gian đặng làm nhục vong hồn ông.
- Ông làm trạng sư, ông lãnh bào chữa cho con Cúc, ông phải nói như vậy đặng gỡ tội cho nó, chớ nó là con nhà nghèo, lại tuổi nó đáng con đáng cháu có lẽ nào chồng tôi gạt nó đến nhà rồi toan hãm hiếp nó. Ví như chồng tôi có bụng xấu thì thiếu gì người, có tiền muốn ai lại không được, cần gì phải làm như vậy.
- Thưa bà, người đàn ông hễ họ có tánh háo sắc, thì họ có kể phải quấy gì đâu. Thuở nay thiếu gì người sang trọng họ làm như vậy.
- Té ra ông cũng nghi chồng tôi muốn con Cúc nên gạt nó tới nhà rồi hãm hiếp nên bị nó đâm chết đó hay sao?
- Thưa, tôi không có nghi. Tôi biết chắc chớ; tôi có đủ bằng cớ mà nói chắc rằng ông gạt cô Cúc đến nhà rồi ông ve cô. Cô chống cự, cô lấy bóp đánh ông mà chạy. Còn sự đâm ông chết đó, tuy cô Cúc khai như vậy, song tôi chắc không phải cô đâm.
- Vậy chớ ai?
- Tôi chưa biết được.
Bà Dương ngồi ngơ ngác, ngó quanh trong phòng.
Nói chuyện đã nhiều rồi, mà ông Xương chưa hiểu bà Dương đến thăm có mục đích gì. Ông ngồi chờ một hồi lâu. Thình lình bà Dương nói.
- Tôi đến đây có ý muốn cậy ông một việc, song tôi ái ngại quá, nên không dám nói.
- Có việc gì xin bà nói ngay ra.
- Mấy tuần nay nhựt báo rập nhau nhục mạ chồng tôi dữ quá.
- Tôi đọc nhựt báo, tôi thấy có như vậy. Bà tính cậy tôi biểu mấy nhà nhựt báo đừng công kích ông nữa hay sao? Việc đó tôi giúp bà không được, bởi vì tôi không có quyền bụm miệng dư luận.
- Thưa không phải vậy... Tôi tỏ thiệt với ông, vợ chồng tôi là người giàu có, thuở nay từ Sài Gòn xuống tới lục tỉnh được người ta kính trọng lắm. Nay chồng tôi bị chết, mất hết 11 ngàn đồng bạc, mà lại còn mang tiếng xấu nữa, tôi nghĩ thiệt tôi buồn hết sức.
- Cái họa nó đến cho nhà bà như vậy, tôi lấy làm thương tiếc, nhưng mà tôi biết làm sao bây giờ?
- Tôi rầu quá; chớ chi một mình tôi thì dễ, tôi xuống ruộng tôi ở một hai năm cho nguôi ngoai rồi thôi. Ngặt vì tôi có con, lại có xui gia, chồng tôi chết mà mang tiếng không tốt thì tôi hổ thẹn hết sức. Chẳng giấu ông làm chi, tôi đã hứa gả con nầy đây cho con trai của ông Phượng, là chủ chành lúa “Phượng Hoàng” trong Bình Đông.
- Ạ! Chành lúa chỗ ông bán lấy 11 ngàn đồng bạc đó phải không?
- Thưa, phải, tôi đợi tòa xử vụ án mạng xong rồi thì tôi cho làm lễ cưới. Mà hổm nay nhựt trình nói quá, làm tôi thẹn thùa với nhà sui tôi hết sức. Người ta hay chuyện xấu như vậy, người ta nghi hễ rau nào thì sâu nấy, rồi người ta kiếm cớ để mà hồi lễ cưới được chớ. Tôi xem ý thầy Hoàng, là rể tôi hổm nay không vui, thì tôi lo quá. Nhựt trình nói thì dễ chịu một chút; cha chả; nếu ngày tòa xử mà con cúc đứng giữa tòa đó dặt chuyện mà khai rối nùi, mà ông tiếp tay nói thêm nữa, mấy tờ nhựt báo họ chép những lời khai, lời cãi về chuyện khốn nạn ấy, thì còn gì danh giá vợ chồng tôi! Tôi đến đay có ý cậy ông làm sao dạy con Cúc đừng có khai như vậy. Nó muốn chối, nó nói không phải nó đâm cũng được, miễn là nó đừng khai sự xấu cho chồng tôi thì thôi.
Bây giờ tới phiên ông Xương ngồi ngẩn ngơ. Ông suy nghĩ rồi lắc đầu mà đáp.
- Làm sao mà cản cô Cúc cho được! Thiệt cô không có đâm, mà tôi nói hết sức, biểu cô đừng có thú nhận việc ấy mà bị án, cô còn không chịu nghe lời thay. Việc ông làm nhục thân danh của cô, ông làm cho cô phiền quá, cô quyết thà bị tù tội mà làm cho lem luốc vong hồn của ông được cô mới nghe, tôi biết làm sao mà cản.
- Xin ông ráng nói giùm. Ông ăn tiền công năm bảy trăm, hoặc một ngàn tôi cũng chịu.
- Thưa bà, dầu làm nghề nào cũng vậy, phải có lương tâm với chức nghiệp. Tôi làm trạng sư, phận sự của tôi là soi sáng cho quan tòa mà bào chữa cho kẻ vô tội, chớ không phải bài mưu lập kế để kiếm tiền. Xin bà đừng có tính cậy tôi ép phạm nhơn, bởi vì việc đó tôi không thể làm được.
- Ông bào chữa cho phạm nhơn, ông nói thế nào nó cũng nghe theo thế ấy, có gì khó.
- Nếu bà tưởng như vậy thì bà lầm. Phạm nhơn như cô Cúc, chẳng phải dễ ép trí đâu. Mà trạng sư như tôi, cũng chẳng bao giờ chịu làm việc như vậy đâu...
Bà Dương nghe nói cứng cỏi, không dám nài nỉ nữa, mẹ con mới đứng dậy từ giả mà về, mặt mày buồn xo.
Ông Xương đi qua đi lại ở trong phòng mà suy nghĩ. Tội nghiệp cho bà Dương, Vì mắc người chồng tiểu nhơn, nên bây giờ mới cực trí như vậy! Tội nghiệp cho con của ông Dương, vì mắc một người cha thô lỗ, nên phải mang một vết không tốt nơi trán trọn đời. Làm người mà không thận trọng nết na, thì cử chỉ không tốt nó sẻ ảnh hưởng sâu xa như vậy, dầu chết rồi cũng còn để nó lại cho vợ con chung trả.
Ông Xương đang tư lự, bỗng nghe tiếng gõ cửa bên ngoài. Ông biểu “Vô”.
Cửa mở ra. Thầy đội An bước vô.
Ông Xương vội vã hỏi:
- Dữ hôn! Thầy đi đâu mấy hôm nay tôi biểu kiếm thầy cùng hết, song kiếm không được vậy?
- Tôi mắc đi dọ kiếm bắt cho hết bọn âm mưu giết ông Dương mà lấy bạc chớ đi đâu.
- Bắt được hay không?
- Được. Bọn nó bốn đứa tôi lượm đủ hết.
- Ạ!... Mà chúng nó có chịu đâm ông Dương hay không?
- Chịu chớ, không chịu sao được.
- May dữ à! Nếu vậy thì cô Cúc hết bị tình nghi nữa rồi.
- Cô Cúc không có dính dấp chút nào trong vụ nầy hết.
- Tôi cũng biết như vậy. Ngồi thầy đội, ngồi thuật rõ công chuyện lại cho tôi nghe một chút.
Hai người ngồi. Thầy đội An lấy thuốc đốt mà hút. Ông Xương nóng nảy nên hỏi:
- Bọn nó bây giờ thầy để đâu?
- Ông cò đang giải chúng lên tòa.
- Làm gấp như vậy à?
- Tôi khởi đầu bắt hai đứa mà giao cho ông cò từ sớm mai hôm qua lận. Hồi hôm tôi bắt đứa thứ ba, chánh thằng đó vô nhà đâm ông Dương và cạy tủ lấy bạc. Còn thằng chót, là chủ mưu; thì tôi mới bắt hồi hai giờ trưa nay.
- Té ra từ sớm mai hôm qua có thầy về sở hay sao?
- Tôi đi đi về về hoài, sao lại không có.
- Vậy mà thầy Ba hồi trưa lại sở hỏi thăm, thì họ nói thầy đi đâu mất mấy bữa rày, không có về.
- Sự hành động của tôi người ta không thể nói cho người ngoài biết được.
- A!... Tôi không dè,... Thôi, thầy làm sao mà tìm được bọn giết người cướp của đó, đâu thầy nói phức cho tôi nghe thử coi.
- Hôm trước nói chuyện với ông, tôi có tỏ sơ mấy nẻo đường tôi tính phải ghé mắt. Ông Dương chết mà có mất số tiền 11 ngàn, thế thì vụ sát nhơn nầy gốc ở nơi trộm cướp mà ra. Ai hay ông Dương bán lúa lấy 11 ngàn đồng bạc? Người trong chành lúa với người sớp phơ của ông. Ai biết ông Dương để số bạc ấy lại tủ bàn viết mà cạy? Người trong nhà nghĩa là sớp phơ, bồi và bếp. Sớp phơ đi xe với ông Dương vô Bình Đông lấy bạc bán lúa hồi 9 giờ sớm mai, rồi đến một giờ trưa thì đi với con của ông Dương ra Long Hải. Nó có thể biết ông Dương lấy bạc và thấy chỗ ông Dương cất bạc, song không phải nó đâm ông và cạy tủ. Còn bồi và bếp thì chúng nó có thể nghe nói ông Dương đi lấy bạc và cũng có thể thấy ông Dương cất bạc được. Ấy vậy phải theo ba người nầy thì tìm ra mối. Tôi cho người phụ sự của tôi coi chừng cách đi đứng và cách ăn xài của ba tên nầy luôn luôn. Tuy vậy mà có cô Cúc xen vô vụ nầy, cô lại khai chính tay cô đâm ông Dương, thế thì tôi cũng để ý về phía bên đó nữa. Thầy Hoàng là con của ông chủ chành lúa, chắc thẩy hay ông Dương lấy bạc. Thầy là người chơi bời bài bạc, mấy tháng thầy thua nhiều lắm, lớp thua ngựa, lớp thua bài. Thầy có tình với cô Cúc. Có phải thầy biết ông Dương lấy bạc, thầy a ý với tôi tớ của ông Dương, thầy lại lập kế cậy cô Cúc vô nhà trước rồi thầy vô sau, hiệp nhau giết ông Dương rồi cạy tủ hay không?
Có phải cô Cúc thấy việc đổ bể, cô sợ thầy Hoàng mang họa, cô phải viện lẽ ông Dương ôm cô, nên cô đâm, cô khai như vậy mà làm cho người tra vấn phải lạc đường để cô cứu người yêu của cô cho khỏi tội hay không? Vụ nhơn mạng xảy ra hồi chiều, tối lại tại rạp hát cô Cúc với thầy Hoàng to nhỏ nói chuyện trót giờ, làm cho mình phải nghi quá. Tôi tỏ thiệt với ông, một mặt tôi dọ tôi tớ của ông Dương, còn một mặt tôi dọ thầy Hoàng. tôi cho dọ kỹ lắm. May quá tôi dọ hai đường trúng hết, duy trật có chỗ nầy: Người bếp không có đồng lõa với bọn người đó; cô Cúc không có liên can. Còn đứa cầm dao đâm ông Dương rồi cạy tủ lấy bạc là tên Đáo trong chợ Lớn, người của Hoàng mướn.
- Trời đất ơi! Thầy Hoàng là người tánh tình dường ấy hay sao?
- Phải. Thầy Hoàng là người chủ mưu. Để thủng thẳng tôi thuật hết các cách tôi làm sao mà tìm ra mối cho ông nghe. Dài lắm...
- Thôi, thôi, để bữa nào rảnh rồi thầy sẽ kể đặng tôi hiểu mánh lới. Bây giờ xin thầy nói sơ cho tôi biết coi bọn nó sắp đặt thế nào mà làm chuyện đó.
- Chuyện như vầy: Thầy Hoàng thấy ông Dương bán một chài lúa thì thầy chíp trong bụng. Thầy làm quen với sớp phơ rồi nhờ sớp phơ tiến dẫn thầy làm quen luôn với người bồi. Ba người sắp đặt trước bữa ông Dương lấy bạc mang về, người bồi coi chừng cho biết chủ cất bạc ở chỗ nào. Đến 11 giờ trưa, người bồi đem thơ cho cô Cúc ra đường gặp thầy Hoàng, mới nói cho thầy Hoàng hay rằng bạc để ở trong hộc tủ bàn viết. Thầy Hoàng phải lập thế gạt người bếp đi chơi và chừng lối 3 giờ, bồi với sớp phơ cũng kiếm chuyện mà đi khỏi nhà cho tới 5 giờ sẽ về, để khỏi bị người ta nghi. Đến 1 giờ sớp phơ đi Long Hải với con của ông Dương. Ngươi bồi gạt người bếp đi nữa. Gần 3 giờ chiều người bồi xin với chủ mà đi chợ. Chủ cho phép liền, lại đưa tiền dặn mua thuốc nữa. Thầy Hoàng mướn xe hơi đưa tên Đáo lại trước nhà ông Dương rồi biểu ngồi ngoài mà rình, chừng nào mà vắng người ta thì vô nhà bắt ông Dương trói lại, nhét khăn trong họng cho ông đừng la được, mà cạy tủ lấy bạc. Còn thầy đem xe hơi lại đường Hàng Sao đậu mà chờ, hễ làm công chuyện xong thì chạy lại đó, thầy sẽ rước đi liền. Tên Đáo ngồi ngoài đường thấy ông Dương cứ đi thơ thẩn một mình trước sân hoài, nên phải đợi chừng ông vô nhà rồi sẽ theo vô. Chẳng dè cô Cúc lại tới rồi cô vô nhà với ông Dương. Tên Đáo phải ngồi chờ nữa. Chừng nó thấy cô Cúc hơ hãi ra cửa rồi nó mới lật đật xông vô nhà, tuốt lên lầu, nhảy a lại ôm ông Dương, toan nhét khăn vào họng. Ông Dương vùng vẫy, lại la lên, túng thế nó phải đâm ông mấy dao, làm cho ông té nằm trơ trơ, rồi nó mới cạy tủ lấy bạc ôm đi ra và tuốt qua đường Hàng Sao. Gặp xe của thầy Hoàng đậu chờ, nó mới leo lên xe mà đi.
- Khốn nạn quá! Tên Đáo chịu tội hay không?
- Nó khai thiệt hết. Mà chối sau được, dấu tay cạy hộc tủ thiệt dấu tay của nó rõ ràng.
- Còn bạc, bọn nó chia nhau mỗi đứa bao nhiêu?
- Tên Đáo chịu có lãnh hai ngàn. Tên bồi với sớp-phơ mỗi đứa Hòang cho một ngàn.
- Té ra phần Hoàng tới bảy ngàn.
- Phải.
- Mới bắt đem về sở hồi hai giờ nầy, thì anh ta chối. Mà ba đứa kia đồng khai như nhau làm sao chối cho được.
- Tại sao mà bể chuyện ra mà thầy bắt được đó.
- Người bếp thấy bồi và sớp phơ có tiền nhiều nó nghi, nên theo xin một trăm, hai đứa kia không cho, nên nó vạch với tôi. Tôi theo dọ riết, đến sớm mai hôm qua tôi dọ quả quyết rồi mới bắt.
- Giỏi lắm, giỏi lắm! Tôi sẽ đền ơn cho thầy.
- Không, không. Xin ông đừng nói chuyện ấy. Ông tính như vậy là ông muốn nhục tôi đa.
- Thôi, để thủng thẳng rồi mình sẽ nói chuyện đó lại. Cha chả, bà Phán hay đây chắc bà mừng lắm.
- Ông làm ơn nói giùm cho bà hay sớm cho bà hết buồn.
- Tôi sẽ đi liền bây giờ.
- Thôi, để tôi về cho ông đi. Chừng nào tòa mới thả cô Cúc?
- Hể quan thẩm án lấy khai bọn kia, xét có đủ bằng cớ rồi tha cô Cúc liền. May quá! Tôi đã thối chí, tôi đương tính làm lý đoán đặng bào chữa cho cô đây. Nếu thầy trễ chừng một tuần nữa thì tòa xử cô rồi còn gì.
- Hổm nay nhựt trình công kích ông Dương dữ quá. Tôi tìm ra mối rồi thì cô Cúc đã khỏi tội, mà vong hồn ông Dương cũng hết xao xuyến nữa.
- Bà Dương sẽ cám ơn thầy lắm.
- Sao vậy?
- Để bữa khác rảnh rồi tôi sẽ cắt nghĩa cho thầy nghe. Bà Dương đã hứa gả con gái cho thầy Hoàng rồi đa, thầy hay chưa?
- Húy chà! Tôi chưa hay.
- Công việc đó chắc phải hư rồi.
- Gả làm sao mà gả như vậy cho được.
Thấy đội An bắt tay từ giã ông Xương mà về, ông Xương đưa ra cửa và nói: “Cám ơn thầy lắm”. Ông liền mặc cáo rồi lên xe chạy vô nhà bà Phán.
Trong phòng vắng teo, chỉ có cái đồng hồ treo trên tường đi tiếng nghe lắc cắc nhỏ nhỏ mà thôi.
Thầy Ba, là người phụ sự mà ông tin cậy hơn hết thủng thẳng mở cửa nhè nhẹ bước vô trao giấy tờ cho ông ký tên. Ông liền hỏi:
- Kiếm thầy đội An chưa được hay sao thầy Ba?
- Tôi sai người kiếm từ sớm mai hôm qua, kiếm hết sức mà không gặp. Hồi sớm mai này tôi ghé nhà thẩy thì vợ con thẩy nói đi đâu cả tuần nay không có về nhà. Hồi trưa tôi lại sở của thẩy mà hỏi thăm, thì họ nói cách ba bốn bữa trước thẩy có xin một nhơn viên phụ sự đi với thẩy, đi đâu không biết mà đến bữa nay cũng chưa trở về.
- Lạ quá! Thẩy đi đâu vậy kia?...
- Chắc việc ông cậy đó thẩy làm không xong rồi thẩy hổ thẹn, nên ẩn mặt chớ gì.
- Có lẽ.
- Còn một tuần lễ nữa thì tòa đại hình xử. Tìm kẻ giết Trần Thái Dương không được, vậy ông phải lấy những lý gì để luận biện mà cứu cô Lê Thị Thu Cúc.
- Tôi bối rối quá, tôi suy nghĩ việc đó đã mấy bữa rày mà chưa nhứt định phải dùng lý nào mà cãi. Có hai cách cãi: 1- Cãi không có tội, 2- Cãi có tội. Cãi không có tội có thể cứu cô Cúc được. Tôi viện những lý này: Cô Cúc là gái yếu đuối lẽ nào đè ông Dương mà đâm cho nổi. Dấu tay cạy hộc tủ mà lấy bạc thì không phải dấu tay của cô Cúc. Xét nhà cô thì không có tiền bạc lại cũng không lấy được một vật gì dính máu để làm bằng cớ.
- Tuy không có bằng cớ, song cô Cúc thú nhận cô giết ông Dương. Lời nhận tội phải qúy hơn bằng cớ hết thảy chớ.
- Ồ! Bác lời nhận tội dễ như chơi. Gái đời nay phần nhiều đều có cái tâm hồn lãng mạn. Cô Cúc mang chứng bịnh lãng mạn nặng nề lắm. Quyển tiểu thuyết “Mảnh gương trinh” của cô viết đó, đủ chứng cái tâm hồn lãng mạn của cô. Vì giận ông Dương muốn làm nhục thân danh của cô, nên cô nhận đâm ông nọ đặng làm lem luốc vong hồn ông nọ chơi, cũng như cô Quỳnh trong tiểu thuyết vậy. Người trẻ tuổi lại có óc lãng mạn thì có kể tới tội là gì.
- Tôi sợ cãi thế ấy bất quá bị án nhẹ thôi, chớ không đến nỗi trắng án được. Sao ông không cãi rằng cô Cúc điên?
- Tôi có nghĩ đến chỗ đó rồi, nhưng tôi sợ không hay. Mình nói cô điên, thì phải xin lương y khám nghiệm. Như tòa nhận lời, thì tòa đình lại, đợi lương y xét rồi kỳ sau sẽ xử. Ví như lương y xét trí não cô Cúc bình tỉnh rồi mình làm sao? Bít đường không còn ngã đi nữa.
- Còn như cãi có tội thì ông sẽ viện lý gì?
- À!... Cãi thế này thì dồi dào sôi nổi lắm!... Không cần lý, chỉ dùng khẩu biện mà thôi. Danh dự của phụ nữ, phải vịnh nơi đó mà làm gốc. Trinh tiết của phụ nữ, phải sùng bái cái hạnh ấy là qúy báu thứ nhứt của gia đình, của xã hội. Ai làm lem luốc cái hạnh ấy là dã man, là ngu xuẩn, mỗi người đều được phép trừng trị. Một cô gái mới lớn lên, lại có học thức, lòng còn trinh bạch như gương như tuyết, tình cờ gặp một bợm dã man thô lỗ, không biết giá châu ngọc, muốn toan vày bừa, cô gái nọ phải làm sao?... Đành khoanh tay cúi đầu để cho bọn tiểu nhơn khốn nạn ấy nó hủy hoại thân liễu bồ, nó làm lem luốc mình ngà vóc ngọc hả?... Không, không thể làm như vậy được... Các ông, nếu các ông có con cái, mà con của các ông bị đồ thô lỗ nó hiếp dâm, mà các ông ráng cười mà nhìn được hay sao?... Không thể nhìn được... Dầu các ông là Phật ngồi trên bàn cao, các ông cũng phải leo xuống, mà trừng trị đứa tiểu nhơn khốn nạn đó. Chúng ta không thấy, chúng ta chỉ nghe lời khai của cô gái bị hãm hiếp đó mà thôi, nhưng mà chúng ta còn tức giận, không thể dằn được thay. Huống chi cô gái ấy, là người bị hại, làm sao mà cô dằn cho được. Cô phải bảo thủ cái thân ngọc ngà của cô, cô phải bảo thủ cái trinh qúy báu của cô chớ. Bảo thủ bằng cách nào cũng được. Nên lúc ấy sẵn có cây súng cầm trong tay thì cô sẽ bắn liền, bắn đứa hiếp dâm cho khỏi mất tiết, cũng như người ta bắn bọn cướp đặng khỏi mất bạc vậy. Rủi cô không có súng, mà may cô thấy có cái dao để trên bàn, cô điên trí, cô lòa mắt, không còn chọn lựa, không kịp suy nghĩ gì nữa hết, cô chụp lấy cái dao mà đâm con thú dữ để thoát thân, con thú ấy càng làm dữ hơn nữa, cô phải đâm thêm nữa. Đâm đặng thoát thân, chớ không phải cố ý giết. Con thú dữ té xuống, hết ôm hết níu cô nữa. Cô được thong thả mới chạy ra đường mà thoát cái bẫy khốn nạn của người ta gài để hại cô. Cô không dè con thú dữ chết. Ôi! chết cũng mặc kệ. Quân đó chết có ai tiếc đâu, nó sống càng nhục cho gia đình, càng hại luân lý của xã hội, chớ sống có ích gì... Các ông đều có con gái, các ông thay mặt cho xã hội, các ông nỡ vì cái chết của một con thú dữ mà phạt một cô gái có can đảm bảo thủ trinh tiết hay sao? Tôi chắc các ông không làm như vậy...
Ông Xương ngồi nói một hơi, lời nói hùng hào cũng như lúc ông luận biện trước tòa vậy. Thầy Ba để ông nói dứt rồi thầy mới cười mà đáp: “Tôi xem ông cãi có tội thì dễ hơn là cãi vô tội”.
Ông Xương suy nghĩ.
Người tống thơ văn mở cửa bước vô nói:
- Thưa ông, có bà Dương xin vào hầu chuyện với ông.
- Bà Dương nào?
- Vợ của ông Dương bị đâm chết đó.
- Ạ! Mời bà vào.
Thầy Ba đi ra.
Một người đàn bà sồn sồn, mặc đồ hàng đen may thiệt khéo, đầu bịt khăn chế, thủng thẳng bước vô, sau lưng lại có một cô gái, lối vài mươi tuổi đi theo, cô nầy cũng mặc đồ đen, nước da bánh ích, miệng rộng, mắt lươn, tuy cô trang điểm sắc xảo, nhưng mà sự trang điểm ấy cũng không làm cho cô đẹp được.
Ông Xương đứng dậy cúi đầu chào và chỉ hai cái ghế trước bàn viết mà mời khách ngồi.
Ông cứ ngó bà Dương mà hỏi:
- Bà đến thăm tôi, chẳng hay bà muốn dạy bảo tôi điều chi, hay là bà có cần dùng tôi về việc chi chăng?
- Tôi có chuyện riêng muốn tỏ với ông... Ông biết tôi hay không?
- Hôm nọ tôi có gặp bà trong tòa. Mà hồi nãy người tống thơ văn cũng có nói trước cho tôi biết rồi. Phải bà là sương phụ của ông Trần Thái Dương hay không?
- Thưa, phải.
- Còn cô đây?
- Con này là con của tôi.
- Được, bà với cô đến thăm thì tôi lấy làm vinh hạnh hết sức. Bà muốn tỏ với tôi chuyện chi?
- Cách mấy tháng trước, chồng tôi bán lúa lấy 11 ngàn đồng. Kẻ gian hay việc ấy mới nom theo. Chúng nó muốn vô nhà giựt bạc, song không biết làm sao, mới bày mưu sai một đứa con gái tên Cúc, y phục nhổn nha, trang điểm bén ngót, đến nhà trêu ghẹo chồng tôi. Hai đàng nói chuyện qua lại, thình lình kẻ gian áp vô đâm chồng tôi chết rồi xúm nhau mở tủ lấy bạc. Chuyện như vậy đó, mà tòa bắt con Cúc, nó không chịu chỉ bọn đồng lõa với nó, nó lại chịu nó đâm chồng tôi, nó còn khai chồng tôi muốn hiếp dâm nên nó mới đâm. Nó khai như vậy thì nhục vong hồn của chồng tôi quá. Tôi nghe nói nó mướn ông bào chữa cho nó, không biết có phải như vậy hay không?
- Thưa, phải. Song không phải bị cáo mướn tôi. Tự tôi lãnh bào chữa, chớ không có ai mướn hết. Đó là một điều bà nghe lầm. Bà còn lầm một điều nầy nữa là bà nói kẻ gian lập mưu sai cô Cúc đến trêu ghẹo ông, đặng chúng nó áp vô đâm ông mà giựt bạc. Bà nói như vậy không đúng với sự thật. Ông hứa kiếm giùm công việc cho cô Cúc làm, rồi bữa đó ông viết thơ mời cô Cúc đến nhà cho ông nói chuyện. Tòa bắt được cái bóp của cô Cúc, có bức thơ của ông ở trong ấy, sự thật là vậy đó, không thể chối cãi được.
- Con Cúc nó muốn gánh vác tội sát nhơn đặng cứu bọn ăn cướp, nên nó lập kế mà khai với tòa như vậy, chớ chồng tôi mời nó đến nhà làm gì.
- Thưa bà, thiệt cô Cúc khai như vậy, mà cũng có bức thơ của ông để làm chứng cho lời khai của cô, chớ không phải cô bày mưu thiết kế để mà khai gian đặng làm nhục vong hồn ông.
- Ông làm trạng sư, ông lãnh bào chữa cho con Cúc, ông phải nói như vậy đặng gỡ tội cho nó, chớ nó là con nhà nghèo, lại tuổi nó đáng con đáng cháu có lẽ nào chồng tôi gạt nó đến nhà rồi toan hãm hiếp nó. Ví như chồng tôi có bụng xấu thì thiếu gì người, có tiền muốn ai lại không được, cần gì phải làm như vậy.
- Thưa bà, người đàn ông hễ họ có tánh háo sắc, thì họ có kể phải quấy gì đâu. Thuở nay thiếu gì người sang trọng họ làm như vậy.
- Té ra ông cũng nghi chồng tôi muốn con Cúc nên gạt nó tới nhà rồi hãm hiếp nên bị nó đâm chết đó hay sao?
- Thưa, tôi không có nghi. Tôi biết chắc chớ; tôi có đủ bằng cớ mà nói chắc rằng ông gạt cô Cúc đến nhà rồi ông ve cô. Cô chống cự, cô lấy bóp đánh ông mà chạy. Còn sự đâm ông chết đó, tuy cô Cúc khai như vậy, song tôi chắc không phải cô đâm.
- Vậy chớ ai?
- Tôi chưa biết được.
Bà Dương ngồi ngơ ngác, ngó quanh trong phòng.
Nói chuyện đã nhiều rồi, mà ông Xương chưa hiểu bà Dương đến thăm có mục đích gì. Ông ngồi chờ một hồi lâu. Thình lình bà Dương nói.
- Tôi đến đây có ý muốn cậy ông một việc, song tôi ái ngại quá, nên không dám nói.
- Có việc gì xin bà nói ngay ra.
- Mấy tuần nay nhựt báo rập nhau nhục mạ chồng tôi dữ quá.
- Tôi đọc nhựt báo, tôi thấy có như vậy. Bà tính cậy tôi biểu mấy nhà nhựt báo đừng công kích ông nữa hay sao? Việc đó tôi giúp bà không được, bởi vì tôi không có quyền bụm miệng dư luận.
- Thưa không phải vậy... Tôi tỏ thiệt với ông, vợ chồng tôi là người giàu có, thuở nay từ Sài Gòn xuống tới lục tỉnh được người ta kính trọng lắm. Nay chồng tôi bị chết, mất hết 11 ngàn đồng bạc, mà lại còn mang tiếng xấu nữa, tôi nghĩ thiệt tôi buồn hết sức.
- Cái họa nó đến cho nhà bà như vậy, tôi lấy làm thương tiếc, nhưng mà tôi biết làm sao bây giờ?
- Tôi rầu quá; chớ chi một mình tôi thì dễ, tôi xuống ruộng tôi ở một hai năm cho nguôi ngoai rồi thôi. Ngặt vì tôi có con, lại có xui gia, chồng tôi chết mà mang tiếng không tốt thì tôi hổ thẹn hết sức. Chẳng giấu ông làm chi, tôi đã hứa gả con nầy đây cho con trai của ông Phượng, là chủ chành lúa “Phượng Hoàng” trong Bình Đông.
- Ạ! Chành lúa chỗ ông bán lấy 11 ngàn đồng bạc đó phải không?
- Thưa, phải, tôi đợi tòa xử vụ án mạng xong rồi thì tôi cho làm lễ cưới. Mà hổm nay nhựt trình nói quá, làm tôi thẹn thùa với nhà sui tôi hết sức. Người ta hay chuyện xấu như vậy, người ta nghi hễ rau nào thì sâu nấy, rồi người ta kiếm cớ để mà hồi lễ cưới được chớ. Tôi xem ý thầy Hoàng, là rể tôi hổm nay không vui, thì tôi lo quá. Nhựt trình nói thì dễ chịu một chút; cha chả; nếu ngày tòa xử mà con cúc đứng giữa tòa đó dặt chuyện mà khai rối nùi, mà ông tiếp tay nói thêm nữa, mấy tờ nhựt báo họ chép những lời khai, lời cãi về chuyện khốn nạn ấy, thì còn gì danh giá vợ chồng tôi! Tôi đến đay có ý cậy ông làm sao dạy con Cúc đừng có khai như vậy. Nó muốn chối, nó nói không phải nó đâm cũng được, miễn là nó đừng khai sự xấu cho chồng tôi thì thôi.
Bây giờ tới phiên ông Xương ngồi ngẩn ngơ. Ông suy nghĩ rồi lắc đầu mà đáp.
- Làm sao mà cản cô Cúc cho được! Thiệt cô không có đâm, mà tôi nói hết sức, biểu cô đừng có thú nhận việc ấy mà bị án, cô còn không chịu nghe lời thay. Việc ông làm nhục thân danh của cô, ông làm cho cô phiền quá, cô quyết thà bị tù tội mà làm cho lem luốc vong hồn của ông được cô mới nghe, tôi biết làm sao mà cản.
- Xin ông ráng nói giùm. Ông ăn tiền công năm bảy trăm, hoặc một ngàn tôi cũng chịu.
- Thưa bà, dầu làm nghề nào cũng vậy, phải có lương tâm với chức nghiệp. Tôi làm trạng sư, phận sự của tôi là soi sáng cho quan tòa mà bào chữa cho kẻ vô tội, chớ không phải bài mưu lập kế để kiếm tiền. Xin bà đừng có tính cậy tôi ép phạm nhơn, bởi vì việc đó tôi không thể làm được.
- Ông bào chữa cho phạm nhơn, ông nói thế nào nó cũng nghe theo thế ấy, có gì khó.
- Nếu bà tưởng như vậy thì bà lầm. Phạm nhơn như cô Cúc, chẳng phải dễ ép trí đâu. Mà trạng sư như tôi, cũng chẳng bao giờ chịu làm việc như vậy đâu...
Bà Dương nghe nói cứng cỏi, không dám nài nỉ nữa, mẹ con mới đứng dậy từ giả mà về, mặt mày buồn xo.
Ông Xương đi qua đi lại ở trong phòng mà suy nghĩ. Tội nghiệp cho bà Dương, Vì mắc người chồng tiểu nhơn, nên bây giờ mới cực trí như vậy! Tội nghiệp cho con của ông Dương, vì mắc một người cha thô lỗ, nên phải mang một vết không tốt nơi trán trọn đời. Làm người mà không thận trọng nết na, thì cử chỉ không tốt nó sẻ ảnh hưởng sâu xa như vậy, dầu chết rồi cũng còn để nó lại cho vợ con chung trả.
Ông Xương đang tư lự, bỗng nghe tiếng gõ cửa bên ngoài. Ông biểu “Vô”.
Cửa mở ra. Thầy đội An bước vô.
Ông Xương vội vã hỏi:
- Dữ hôn! Thầy đi đâu mấy hôm nay tôi biểu kiếm thầy cùng hết, song kiếm không được vậy?
- Tôi mắc đi dọ kiếm bắt cho hết bọn âm mưu giết ông Dương mà lấy bạc chớ đi đâu.
- Bắt được hay không?
- Được. Bọn nó bốn đứa tôi lượm đủ hết.
- Ạ!... Mà chúng nó có chịu đâm ông Dương hay không?
- Chịu chớ, không chịu sao được.
- May dữ à! Nếu vậy thì cô Cúc hết bị tình nghi nữa rồi.
- Cô Cúc không có dính dấp chút nào trong vụ nầy hết.
- Tôi cũng biết như vậy. Ngồi thầy đội, ngồi thuật rõ công chuyện lại cho tôi nghe một chút.
Hai người ngồi. Thầy đội An lấy thuốc đốt mà hút. Ông Xương nóng nảy nên hỏi:
- Bọn nó bây giờ thầy để đâu?
- Ông cò đang giải chúng lên tòa.
- Làm gấp như vậy à?
- Tôi khởi đầu bắt hai đứa mà giao cho ông cò từ sớm mai hôm qua lận. Hồi hôm tôi bắt đứa thứ ba, chánh thằng đó vô nhà đâm ông Dương và cạy tủ lấy bạc. Còn thằng chót, là chủ mưu; thì tôi mới bắt hồi hai giờ trưa nay.
- Té ra từ sớm mai hôm qua có thầy về sở hay sao?
- Tôi đi đi về về hoài, sao lại không có.
- Vậy mà thầy Ba hồi trưa lại sở hỏi thăm, thì họ nói thầy đi đâu mất mấy bữa rày, không có về.
- Sự hành động của tôi người ta không thể nói cho người ngoài biết được.
- A!... Tôi không dè,... Thôi, thầy làm sao mà tìm được bọn giết người cướp của đó, đâu thầy nói phức cho tôi nghe thử coi.
- Hôm trước nói chuyện với ông, tôi có tỏ sơ mấy nẻo đường tôi tính phải ghé mắt. Ông Dương chết mà có mất số tiền 11 ngàn, thế thì vụ sát nhơn nầy gốc ở nơi trộm cướp mà ra. Ai hay ông Dương bán lúa lấy 11 ngàn đồng bạc? Người trong chành lúa với người sớp phơ của ông. Ai biết ông Dương để số bạc ấy lại tủ bàn viết mà cạy? Người trong nhà nghĩa là sớp phơ, bồi và bếp. Sớp phơ đi xe với ông Dương vô Bình Đông lấy bạc bán lúa hồi 9 giờ sớm mai, rồi đến một giờ trưa thì đi với con của ông Dương ra Long Hải. Nó có thể biết ông Dương lấy bạc và thấy chỗ ông Dương cất bạc, song không phải nó đâm ông và cạy tủ. Còn bồi và bếp thì chúng nó có thể nghe nói ông Dương đi lấy bạc và cũng có thể thấy ông Dương cất bạc được. Ấy vậy phải theo ba người nầy thì tìm ra mối. Tôi cho người phụ sự của tôi coi chừng cách đi đứng và cách ăn xài của ba tên nầy luôn luôn. Tuy vậy mà có cô Cúc xen vô vụ nầy, cô lại khai chính tay cô đâm ông Dương, thế thì tôi cũng để ý về phía bên đó nữa. Thầy Hoàng là con của ông chủ chành lúa, chắc thẩy hay ông Dương lấy bạc. Thầy là người chơi bời bài bạc, mấy tháng thầy thua nhiều lắm, lớp thua ngựa, lớp thua bài. Thầy có tình với cô Cúc. Có phải thầy biết ông Dương lấy bạc, thầy a ý với tôi tớ của ông Dương, thầy lại lập kế cậy cô Cúc vô nhà trước rồi thầy vô sau, hiệp nhau giết ông Dương rồi cạy tủ hay không?
Có phải cô Cúc thấy việc đổ bể, cô sợ thầy Hoàng mang họa, cô phải viện lẽ ông Dương ôm cô, nên cô đâm, cô khai như vậy mà làm cho người tra vấn phải lạc đường để cô cứu người yêu của cô cho khỏi tội hay không? Vụ nhơn mạng xảy ra hồi chiều, tối lại tại rạp hát cô Cúc với thầy Hoàng to nhỏ nói chuyện trót giờ, làm cho mình phải nghi quá. Tôi tỏ thiệt với ông, một mặt tôi dọ tôi tớ của ông Dương, còn một mặt tôi dọ thầy Hoàng. tôi cho dọ kỹ lắm. May quá tôi dọ hai đường trúng hết, duy trật có chỗ nầy: Người bếp không có đồng lõa với bọn người đó; cô Cúc không có liên can. Còn đứa cầm dao đâm ông Dương rồi cạy tủ lấy bạc là tên Đáo trong chợ Lớn, người của Hoàng mướn.
- Trời đất ơi! Thầy Hoàng là người tánh tình dường ấy hay sao?
- Phải. Thầy Hoàng là người chủ mưu. Để thủng thẳng tôi thuật hết các cách tôi làm sao mà tìm ra mối cho ông nghe. Dài lắm...
- Thôi, thôi, để bữa nào rảnh rồi thầy sẽ kể đặng tôi hiểu mánh lới. Bây giờ xin thầy nói sơ cho tôi biết coi bọn nó sắp đặt thế nào mà làm chuyện đó.
- Chuyện như vầy: Thầy Hoàng thấy ông Dương bán một chài lúa thì thầy chíp trong bụng. Thầy làm quen với sớp phơ rồi nhờ sớp phơ tiến dẫn thầy làm quen luôn với người bồi. Ba người sắp đặt trước bữa ông Dương lấy bạc mang về, người bồi coi chừng cho biết chủ cất bạc ở chỗ nào. Đến 11 giờ trưa, người bồi đem thơ cho cô Cúc ra đường gặp thầy Hoàng, mới nói cho thầy Hoàng hay rằng bạc để ở trong hộc tủ bàn viết. Thầy Hoàng phải lập thế gạt người bếp đi chơi và chừng lối 3 giờ, bồi với sớp phơ cũng kiếm chuyện mà đi khỏi nhà cho tới 5 giờ sẽ về, để khỏi bị người ta nghi. Đến 1 giờ sớp phơ đi Long Hải với con của ông Dương. Ngươi bồi gạt người bếp đi nữa. Gần 3 giờ chiều người bồi xin với chủ mà đi chợ. Chủ cho phép liền, lại đưa tiền dặn mua thuốc nữa. Thầy Hoàng mướn xe hơi đưa tên Đáo lại trước nhà ông Dương rồi biểu ngồi ngoài mà rình, chừng nào mà vắng người ta thì vô nhà bắt ông Dương trói lại, nhét khăn trong họng cho ông đừng la được, mà cạy tủ lấy bạc. Còn thầy đem xe hơi lại đường Hàng Sao đậu mà chờ, hễ làm công chuyện xong thì chạy lại đó, thầy sẽ rước đi liền. Tên Đáo ngồi ngoài đường thấy ông Dương cứ đi thơ thẩn một mình trước sân hoài, nên phải đợi chừng ông vô nhà rồi sẽ theo vô. Chẳng dè cô Cúc lại tới rồi cô vô nhà với ông Dương. Tên Đáo phải ngồi chờ nữa. Chừng nó thấy cô Cúc hơ hãi ra cửa rồi nó mới lật đật xông vô nhà, tuốt lên lầu, nhảy a lại ôm ông Dương, toan nhét khăn vào họng. Ông Dương vùng vẫy, lại la lên, túng thế nó phải đâm ông mấy dao, làm cho ông té nằm trơ trơ, rồi nó mới cạy tủ lấy bạc ôm đi ra và tuốt qua đường Hàng Sao. Gặp xe của thầy Hoàng đậu chờ, nó mới leo lên xe mà đi.
- Khốn nạn quá! Tên Đáo chịu tội hay không?
- Nó khai thiệt hết. Mà chối sau được, dấu tay cạy hộc tủ thiệt dấu tay của nó rõ ràng.
- Còn bạc, bọn nó chia nhau mỗi đứa bao nhiêu?
- Tên Đáo chịu có lãnh hai ngàn. Tên bồi với sớp-phơ mỗi đứa Hòang cho một ngàn.
- Té ra phần Hoàng tới bảy ngàn.
- Phải.
- Mới bắt đem về sở hồi hai giờ nầy, thì anh ta chối. Mà ba đứa kia đồng khai như nhau làm sao chối cho được.
- Tại sao mà bể chuyện ra mà thầy bắt được đó.
- Người bếp thấy bồi và sớp phơ có tiền nhiều nó nghi, nên theo xin một trăm, hai đứa kia không cho, nên nó vạch với tôi. Tôi theo dọ riết, đến sớm mai hôm qua tôi dọ quả quyết rồi mới bắt.
- Giỏi lắm, giỏi lắm! Tôi sẽ đền ơn cho thầy.
- Không, không. Xin ông đừng nói chuyện ấy. Ông tính như vậy là ông muốn nhục tôi đa.
- Thôi, để thủng thẳng rồi mình sẽ nói chuyện đó lại. Cha chả, bà Phán hay đây chắc bà mừng lắm.
- Ông làm ơn nói giùm cho bà hay sớm cho bà hết buồn.
- Tôi sẽ đi liền bây giờ.
- Thôi, để tôi về cho ông đi. Chừng nào tòa mới thả cô Cúc?
- Hể quan thẩm án lấy khai bọn kia, xét có đủ bằng cớ rồi tha cô Cúc liền. May quá! Tôi đã thối chí, tôi đương tính làm lý đoán đặng bào chữa cho cô đây. Nếu thầy trễ chừng một tuần nữa thì tòa xử cô rồi còn gì.
- Hổm nay nhựt trình công kích ông Dương dữ quá. Tôi tìm ra mối rồi thì cô Cúc đã khỏi tội, mà vong hồn ông Dương cũng hết xao xuyến nữa.
- Bà Dương sẽ cám ơn thầy lắm.
- Sao vậy?
- Để bữa khác rảnh rồi tôi sẽ cắt nghĩa cho thầy nghe. Bà Dương đã hứa gả con gái cho thầy Hoàng rồi đa, thầy hay chưa?
- Húy chà! Tôi chưa hay.
- Công việc đó chắc phải hư rồi.
- Gả làm sao mà gả như vậy cho được.
Thấy đội An bắt tay từ giã ông Xương mà về, ông Xương đưa ra cửa và nói: “Cám ơn thầy lắm”. Ông liền mặc cáo rồi lên xe chạy vô nhà bà Phán.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!