Lính biển (Nguyễn Trọng Tạo)
Đặng Khánh Việt | Chat Online | |
17/08/2019 23:20:54 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
127 lượt xem
- * Hải chiến (Nguyễn Trọng Tạo) (Văn học trong nước)
- * Đảo bão (Nguyễn Trọng Tạo) (Văn học trong nước)
- * Những cột mốc sống (Nguyễn Trọng Tạo) (Văn học trong nước)
- * Mặn hơn muối (Nguyễn Trọng Tạo) (Văn học trong nước)
Mặc bộ quân phục hải quân hai màu xanh và trắng
Như sóng biển hai màu
Tôi thành lính biển
Mẹ lại tiễn con đi
Những người mẹ như đất liền như núi non ngước nhìn ra biển cả
Tôi chép lại bài thơ của cha
Viết ngày giặc dã:
"Những người lính đi qua thành phố
Màu áo xanh dễ nhận giữa bao người
Màu áo xanh gần gũi chợt xa vời
Lại chợt hiện vội vàng qua năm tháng
Những người lính dễ làm ta xúc động
Mắt long lanh đứng ngắm dãy nhà cao
Ba lô sau lưng như cùng ngước nhìn theo
Ngỡ thành phố nghiêng mình giây phút ấy
Cổng vườn hoa nhiều lần ta bỗng thấy
Màu áo xanh người lính lẫn bóng màu
Lẫn lứa đôi cười nói dắt tay nhau
Anh háo hức bước lên xe điện cũ
Những người lính đi qua thành phố
Người trẻ măng, người tóc bạc phơ
Chân dép lốp hay chân giày cao cổ
Chẳng nhiều đâu nhưng chưa vắng bao giờ...
*
Người lính đi qua kỷ niệm tuổi thơ
Qua bao tết xa nhà, qua bao mùa rụng lá
Qua bom đạn, chia tay gặp gỡ
Bao cát vàng, đất đỏ, đá mòn trơn
Người lính đi, bước nhớ lại bước thương
Tiếng chim hót ngỡ ngàng khu rừng cháy
Khát se môi, thèm suối oà nước chảy
Bỗng biển đề: "Suối độc" – lội qua nhanh
Người lính đi qua mấy cuộc chiến tranh
Nói về súng dẫu nhiều – chưa nhàm cũ
Nói mất mát, hy sinh dẫu cạn lời – chưa đủ
Núi lặng thầm khóc bạn dưới sao khuya
Người lính đi, kiên nhẫn tự bao giờ
Qua trận thắng lại đến cùng trận đánh
Qua cái chết lại đến cùng bom đạn
Bao lá cờ cắm mốc dọc đường qua...
Người lính đi xáp mặt bao kẻ thù
Bao loài hoa đã nở và đã rụng
Núi rừng đỏ mẫu đơn, bưng biền bông súng trắng
Vai đậu đầy Thốt Nốt, nhớ Chăm Pa...
Như sóng biển hai màu
Tôi thành lính biển
Mẹ lại tiễn con đi
Những người mẹ như đất liền như núi non ngước nhìn ra biển cả
Tôi chép lại bài thơ của cha
Viết ngày giặc dã:
"Những người lính đi qua thành phố
Màu áo xanh dễ nhận giữa bao người
Màu áo xanh gần gũi chợt xa vời
Lại chợt hiện vội vàng qua năm tháng
Những người lính dễ làm ta xúc động
Mắt long lanh đứng ngắm dãy nhà cao
Ba lô sau lưng như cùng ngước nhìn theo
Ngỡ thành phố nghiêng mình giây phút ấy
Cổng vườn hoa nhiều lần ta bỗng thấy
Màu áo xanh người lính lẫn bóng màu
Lẫn lứa đôi cười nói dắt tay nhau
Anh háo hức bước lên xe điện cũ
Những người lính đi qua thành phố
Người trẻ măng, người tóc bạc phơ
Chân dép lốp hay chân giày cao cổ
Chẳng nhiều đâu nhưng chưa vắng bao giờ...
*
Người lính đi qua kỷ niệm tuổi thơ
Qua bao tết xa nhà, qua bao mùa rụng lá
Qua bom đạn, chia tay gặp gỡ
Bao cát vàng, đất đỏ, đá mòn trơn
Người lính đi, bước nhớ lại bước thương
Tiếng chim hót ngỡ ngàng khu rừng cháy
Khát se môi, thèm suối oà nước chảy
Bỗng biển đề: "Suối độc" – lội qua nhanh
Người lính đi qua mấy cuộc chiến tranh
Nói về súng dẫu nhiều – chưa nhàm cũ
Nói mất mát, hy sinh dẫu cạn lời – chưa đủ
Núi lặng thầm khóc bạn dưới sao khuya
Người lính đi, kiên nhẫn tự bao giờ
Qua trận thắng lại đến cùng trận đánh
Qua cái chết lại đến cùng bom đạn
Bao lá cờ cắm mốc dọc đường qua...
Người lính đi xáp mặt bao kẻ thù
Bao loài hoa đã nở và đã rụng
Núi rừng đỏ mẫu đơn, bưng biền bông súng trắng
Vai đậu đầy Thốt Nốt, nhớ Chăm Pa...
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!