Tuổi thơ trong chiến tranh - Chương 6
Đỗ Phương Lam | Chat Online | |
31/08/2019 21:43:01 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
115 lượt xem
- * Tuổi thơ trong chiến tranh - Chương 7 (Văn học trong nước)
- * Tuổi thơ trong chiến tranh - Chương 8 (Văn học trong nước)
- * Tuổi thơ trong chiến tranh - Chương 5 (Văn học trong nước)
- * Tuổi thơ trong chiến tranh - Chương 4 (Văn học trong nước)
CHÉT KHÔNG XONG, TÔI SỐNG LÀM NGƯỜI!
Mùa thu năm 1969.
Một hôm, tôi cảm thấy trong người khó chịu, chân tay bải hoải,cứ ngáp ngắn ngáp dài, hai mí mắt sụp xuống, muốn ngủ nhưng không tài nào ngủđược. Đầu nặng trình trịch và nóng hầm hập, nhưng trong xương tủy lại nghe lànhlạnh. Thằng Cu Đen ngó tôi có dáng điệu “lừ đừ như Ông Từ vào đền” nên tự giáctrông coi thằng Cu Em. Mệt quá, tôi đi nằm. Mồ hôi mồ kê túa ra đầm đìa, tuynhiên tôi vẫn thấy lành lạnh trong người. Quơ tấm chăn cũ kỹ màu cứt ngựa đắplên, nhưng tôi vẫn cứ run cầm cập vì rét! Đành phải xổ tung chiếc màn xô thủnglỗ chỗ quấn bên ngoài, chỉ chừa cái đầu to quá cỡ ra thở khò khè...
Xế chiều, Nghe tiếng súng bắn kêu, ba mẹ tôi ở bên ngoài ấpchiến lược thôn Hữu Lâm mới lật đật trở về. Thằng Cu Đen chạy lon ton ra sân ômchân ba tôi, nói: “Ba ơi, ba! Anh Năm bị đau rồi! Hồi trưa tới chừ, ảnh vừa nằmrên hừ hừ, vừa trùm mền đến toát mồ hôi hột tê tề...” [36]. Thằng Cu Em cũng lồmcồm bò qua bậc cửa, níu ống quần mẹ tôi, ngọng nghịu bảo: “Bẹ...bẹ... úc chẹt...úc chẹt ủ... ông ậy...” [37]. mẹ tôi cố nén tiếng thở dài và gắng giấu nỗi loâu hằn in trên khuôn mặt khắc khổ. Rồi mẹ bồng thằng Cu Em, lấy khăn lau chùimũi dãi lòng thòng cho nó. Còn ba xoa đầu thằng Cu Đen khen biết ở nhà trôngem. Đến bên giường tôi nằm, cả ba lẫn mẹ cùng đưa tay sờ khắp người tôi. “Ôi,người ngợm thằng Cúc Đẹt nóng ran như là than lửa! Hắn ốm nặng, ông ơi!”. Mẹ hốthoảng nói với ba. “Không đâu! Chắc là bị cảm xoàng thôi!”. Ba tôi bảo thế để mẹyên tâm. Sẩm tối, ba tôi mời cô Dung y tá đến nhà. Cũng như ba tôi, cô Dung chobiết tôi bị cảm, chỉ cần uống vài liều thuốc là khỏi. Nhung mấy ngày trôi quamà bệnh tình của tôi vẫn không thuyên giảm. Cô Dung thay đổi phương pháp điềutrị. Cùng với uống thuốc viên, hằng ngày tôi còn bị cô Dung bắt nằm úp sấp đểtiêm thuốc vào mông. Lại mấy ngày trôi qua. Và bệnh tình của tôi ngày càng trầmtrọng thêm...
“Em hết cách rồi!”, cô Dung bảo với ba mẹ tôi, “Anh chị nênđưa cháu xuống Trạm xá quận để người ta chữa trị thì hơn!”. Nghe cô Dung “tuyênbố đầu hàng”, mẹ tôi phát hoảng. Còn ba tôi, tuy ngoài miệng cứ nói “không cóchi”, nhưng trên khuôn mặt khắc khổ lộ rõ vẻ hoang mang lo sợ... Ngay buổi chiềuhôm đó, tôi được anh Hai, anh Ba và ba tôi thay phiên nhau khiêng xuống Trạm xáquận bằng chiếc võng đay mượn của bà Cả Chững. Thấy người ngợm tôi nóng bừngnhưng lại lạnh trong xương, các y bác sĩ khẳng định tôi bị... sốt rét! Và họ cứnhè thuốc ký ninh điều trị cho tôi! Với kinh nghiệm “trông mặt mà bắt hìnhdong” như thế, chỉ trong vòng chưa tới một tuần, các y bác sĩ ở Trạm xá quận đãlàm cho tôi không còn là tôi nữa! Sau này, mẹ tôi kể lại, tôi mới biết tính mạngcủa mình mong manh hệt ngàn cân treo sợi tóc! Mẹ tôi bảo, lúc bấy giờ tôi cứ nằmmê man, thỉnh thoảng lên cơn co giật, la hét huyên thiên như một thằng điên. Đólà những ngày đầu. Còn về sau, do không ăn uống được nên thể xác tôi suy kiệt,gầy nhom. Bám sát vào “bộ xương cách trí” để làm thành cái hình hài tội nghiệpcủa tôi là mớ da nhăn nhúm! Các y bác sĩ ở Trạm xá quận “bó tay” với con bệnh“vô phương cứu chữa” đã chân thành khuyên ba mẹ tôi sớm đem tôi về nhà nhằmtránh phải chết ở nơi Trạm
Ba tôi quyết giành lại tôi từ bàn tay của Tử thần bằng bất cứgiá nào! Thông qua ông Phó Tài - người luôn coi ba tôi là “bậc thầy” về địa lývà nhân tướng học, ba tôi nhờ Trung úy Mậu - viên sĩ quan bác sĩ quân y ở Chikhu Quân sự Tiên Phước, chữa trị cho tôi với hy vọng “còn nước còn tát”. Ông talà một bác sĩ giỏi, lại rất trọng những người có học, rành chữ Hán Nôm, am hiểulịch sử nước nhà và có tính khảng khái của một nhà Nho. Do vậy, viên Trung úy Mậusốt sắng nhận lời khi nghe ông Phó Tài giới thiệu sơ qua về ba tôi. Ông ta xuốngtận Trạm xá quận khám bệnh cho tôi, rồi lắc đầu bảo: “Cháu bị thương hàn. Rấttiếc là các y tá, bác sĩ ở Trạm xá quận đã chẩn đoán sai dẫn đến điều trị khôngđúng thuốc. Khả năng cứu sống cháu chỉ còn chưa tới... vài chục phần trăm! Nếugia đình đồng ý làm giấy cam đoan, trong quá trình điều trị, lỡ cháu có mệnh hệgì cũng không kiện tụng thì tôi mới dám đưa cháu về nhà chữa chạy!”.
Ba tôi đồng ý ngay. Và thay vì khiêng tôi về nhà lo hàng vỏ[38] để chôn, ba tôi cùng các anh cáng tôi đến nhà viên Trung úy Mậu ở bên cầuBình An. Mẹ tôi bảo, một tuần, rôi hai tuần trôi qua, nhưng tôi vẫn trong tìnhtrạng mê man. Tuy nhiên, viên Trung úy Mậu lại vui mừng thông báo cho ba tôi biết:“Cháu đã vượt qua được giai đoạn nguy kịch. Khả năng cứu sống cháu đã trên tám,chín chục phần trăm! Đây là một trường hợp hy hữu. Có lẽ cháu còn sống là nhờphần phước của gia đình anh chị...”.
Viên Trung úy Mậu nói đúng. Sang tuần thứ ba nằm điều trị ởnhà ông, tôi đã nhận biết thế giới chung quanh. Nghe và phân biệt được tiếng mẹ,tiếng ba và tiếng các anh tôi đi học ghé vào thăm. Thỉnh thoảng mở hai mí mắt nặngtrịch ra dòm, tôi vẫn gọi đúng tên và nhận diện từng khuôn mặt người thân hiệnlên chao đảo, nhập nhòa... Và hơn một tháng sau thì tôi khỏi bệnh. Vậy là chếtkhông xong, tôi lại sống làm người! Ba mẹ tôi mừng vui khôn xiết! Thoát khỏibàn tay của Tử thần, nhưng tôi trở thành một đứa trẻ chỉ còn dọc xương, y hệtnhững em bé Xômali bị chiến tranh và đói nghèo hành hạ mà ngày nay chúng ta vẫnthường hay nhìn thấy trên vô tuyến truyền hình. Đã thế, hai mông tôi vì tiêmthuốc quá nhiều nên bị áp-xe, lắm chỗ bên trong chứa cả bộng mủ, phải nằm úp sấphoặc nằm nghiêng mới bớt đớn đau. Tôi lại tiếp tục ở nhà viên Trung úy Mậu đểông chữa trị thêm một thời gian nữa cho lành các vết mổ áp-xe. Tôi vẫn còn nhớ,ông người Huế, nói năng nhỏ nhẹ, lúc nào nụ cười cũng thường trực trên môi. Ôngluôn động viên tôi cố gắng chịu đựng “một tý ty thôi” mỗi khi ông dùng dao kéo,bông băng rửa các vết mổ. Ông cứ bảo tôi: “Đừng nghĩ đến đau đớn thì nó sẽkhông đau đớn. Nó chỉ hơi nhoi nhói như kiến cắn thì ăn nhằm gì, có đúng vậykhông?”.
Nằm điều trị bệnh ròng rã gần hai tháng trời tại tư gia viênTrung úy Mậu thì tôi được ba và các anh tôi khiêng về nhà. Thằng Cu Đen và thằngCu Em thấy tôi gầy ốm đến độ chỉ còn da bọc xương, cứ ngỡ là ai chứ không phảianh Năm “Cúc Đẹt” của chúng. Những ngày đầu, hai đứa sợ, luôn đứng ở góc nhànhìn ngó tôi như một người xa lạ. Và cho đến bây giờ, dẫu đã ba mươi lăm nămtrôi qua, nhưng tôi vẫn còn nhớ như in về hai đứa em tôi trong những ngày thángấy. Thấy tôi được mẹ “ưu tiên” lấy đường cát trắng đổ vào bát nước cơm khuấy đềucho uống, hai đứa cứ đứng giương mắt ngó chằm chằm đầy vẻ thèm thuồng. Thươngem, tôi lén mẹ bảo hai đứa cùng uống chung, nhưng chúng cứ lắc đầu quầy quậy.Thằng Cu Đen một mực khăng khăng: “Mẹ bảo để anh Năm uống nước cơm đường mớimau khỏe mạnh. Hai đứa em không uống mô!”. Thằng Cu Em cũng líu lô như vậy. Tôibiết, hai đứa kiên quyết nhịn thèm, nhất định không “uống ké”, thật tội! Từ dướixóm Chợ thỉnh thoảng viên Trung úy Mậu lại lên ấp chiến lược thôn Hữu Lâm thămgia đình tôi. Ông kiểm tra sức khỏe của tôi có khá hơn không. Biết nhà tôinghèo, không có điều kiện bồi bổ cho đứa con vừa ốm dậy, ông bày cho mẹ tôi kiếmcác loại rau củ nấu cháo với đường đen, tán nhuyễn bón cho tôi ăn. Rồi ông ngồiđàm đạo chuyện thơ phú, chuyện thời cuộc với ba tôi. S hiện diện của viên sĩquan quân y làm việc tại Chi khu quân sự quận Tiên Phước ở một gia đình bịchính quyền tề ngụy tình nghi “Cộng sản nằm vùng” và ghi tên vào “sổ đen” đểtheo dõi, khiến bọn mật vụ và cảnh sát chìm chú ý. Chính vì vậy mà chẳng baolâu sau viên Trung úy Mậu bị điều chuyển đi nơi khác.
Tất nhiên, vợ con ông cũng theo chồng theo cha rời khỏi TiênPhước. Trước khi rời mảnh đất có con sông Tiên hiền hòa thơ mộng với dòng chảyngược từ Đông sang Tây, ông có đến thăm gia đình tôi. Như mọi lần, ông xoa xoacái đầu trọc lóc không còn sợi tóc nào của tôi, nói đùa mấy câu, rồi cùng batôi bàn luận chuyện đời. “Thời phải thế, thế thời phải thế! Có thể, khi rờivùng quê đã sản sinh ra nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, tôi không còn dịp nào đểquay trở lại. Phải chia xa anh, thật tiếc! Mới quen nhau mà anh với tôi đã nhưhai người bạn tâm giao tri kỷ từ lâu...!”. Lúc bắt tay ba tôi, ra về, ông bảothế. Ba mẹ tôi rất buồn. Bởi ông - viên sĩ quan bác sĩ quân y giàu lòng nhânái, là ân nhân của gia đình tôi. Hồi đó, tôi còn quá nhỏ. Nhưng tôi vẫn nhớ rấtrõ về ông - người đã cứu tôi sống để làm người...
CẢ NHÀ VỀ CHỐN CŨ VƯỜN XƯA..
Đầu năm 1971. Đơn vị cuối cùng của quân viễn chinh Mỹ đóng tạicứ điểm xây dựng bên bờ sông Tiên thuộc địa phận thôn Tiên Bình, xã Phước Kỳ,rút khỏi quận lỵ Tiên Phước. Bọn chúng vừa kéo đi thì ngay lập tức hàng ngànngười dân từ các khu dồn ở những vùng phụ cận đổ xô đến tháo dỡ sân bay dã chiến,tháo dỡ các nhà hầm, lấy các tấm ghi sắt, ghi nhôm, ghi mái vòm, gỗ thông, vánép và nhiều thứ linh tinh khác! Bọn cảnh sát rằn ri, cảnh sát áo trắng và bọnlính ngụy không sao ngăn cản được, đành bất lực để cho mọi người tự do tháo dỡ.Chỉ trong vòng vài ba ngày, cả cứ điểmsự của quân viễn chinh Mỹ bị phá tanhbành. Chứng tích duy nhất còn sót lại là những lớp rào kẽm gai bùng nhùng baoquanh cứ điểm của lũ “mắt xanh mũi lõ”. Người ta không dám xóa sổ nó vì đó lànhững bãi mìn! Đụng vào, nếu không chết thì cũng bị trọng thương... Sự hiện diệncủa nó như để cho bàn dân thiên hạ biết, đấy chính là nơi xuất phát các cuộchành quân càn quét với những tội ác “trời không dung, đất không tha”; là nơicác cỗ đại bác thi nhau nã đạn ra vùng giải phóng; là nơi các loại máy bay mangbom oanh tạc bao xóm mạc ở bên ngoài ấp chiến lược...
Trước khi cuốn cờ cút xéo về nước, quân viễn chinh Mỹ đãđánh phá khốc liệt khắp nơi bằng đạn bom và hóa chất độc khai quang rừng núi.Chớp lấy thời cơ ấy, năm 1970 bọn ngụy quân ngụy quyền lấn chiếm ra vùng giảiphóng. Chúng mở rộng địa bàn về hướng Đông, khai thông tuyến đường huyết mạch từTam Kỳ lên Tiên Phước. Thôn Hữu Lâm hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của“chính phủ quốc gia”.
Và để bảo vệ phần đất lấn chiếm, chúng xây dựng thêm hệ thốngđồn bót mới chung quanh khu vực ngã ba bà Xù. Mạn nam là đồn Hố Tre. Hướng bắclà đồn Gò Mè. Phía đông là các đồn Gò Cao, Dương Hợi, Dương Ươi... Rồi chúng dờidân “xúc tát” được từ vùng giải phóng đem về “giam lỏng” trong các khu định cư ởthôn Bình An ra. Xóm Đồng Eo trở thành khu dồn của xã Phước Lộc. Dốc ông Lô trởthành khu dồn của dân ở một nửa xã Phước Tiên. Xóm Chùa nhỏ bé của tôi là nơingụ cư của một số bà con ở xã Phước Hiệp. Ở mỗi khu dồn, tùy theo số dân đônghay dân ít mà chúng thành lập một, hoặc hai trung đội “nhân dân tự vệ” với “sắcphục quần áo bà ba đen”. Và quản lý mỗi cụm dân cư trong khu dồn là “Liên gia”.Đám “lính làng” bận đồ đen như quạ ấy, chuyên lo gìn giữ trật tự trị an và phốihợp với bọn lính “nghĩa quân” ở các đồn bót ngày đêm canh gác không cho “Cộng sảnđột nhập” vào bên trong khu dồn. Còn những tên “Liên gia” có nhiệm vụ theo dõichặt chẽ thái độ của các gia đình có người thân tham gia kháng chiến để qua đólần tìm và bóc gỡ các cơ sở cách mạng. Bọn chúng là những tên “chỉ điểm” cực kỳnguy hiểm. Bởi vậy, bà con trong các khu dồn mới có câu ca: “Bắt được Tổng thốngthì tha... Bắt được Liên gia: Chặt đầu!”.
Sau gần sáu năm “ăn nhờ ở đậu” cạnh nhà bà Cả Chững, giađình tôi mới được về nơi chốn cũ vườn xưa. Mọi vật đổi thay đến độ không ngờ. Nềnnhà cũ là một bãi cỏ tranh lau lách cao lút đầu người. Khu vườn rộng mênh môngcủa ông bà nội tôi hoang tàn xơ xác. Mặt đất hục hang những bom hố pháo. Mấycây xoài tượng nơi góc rào, cụt ngọn, chết khô. Những cây cam sành, quýt đường,cành nhánh trụi trơ vì bị máy bay Mỹ rải hóa chất độc khai quang rụng sạch lá.Những cây mít mật cũng cùng chung số phận. Chẳng còn cây quả để hái ăn. Tôi buồn.Và buồn nhất là, cánh đồng bậc thang nhỏ hẹp phía trước ngõ nhà tôi không cònlà một cánh đồng nữa! Cỏ ống ken dày như một tấm thảm xanh. Lác đác những buộisậy mọc thành từng cụm lớn, thoáng trông giống hệt những khóm mía hoang còi cọcvì không người chăm sóc. Khi hoàng hôn buông xuống, những con chim cuốc lẻ đôitừ những bụi sậy lại cất tiếng kêu đều đều nghe não nùng ai oán... Đối với tôivà thằng Cu Đen, cánh đồng bậc thang nhỏ hẹp trước ngõ là cả một thế giới thầntiên! Mùa đông, hai anh em tôi đi dạo khắp các bờ vùng bờ thửa lùng bắt nhữngcon cua đồng phá hại lúa, buộc dây vào càng để làm trâu chọi nhau. Chán tròchơi đó, hai anh em tôi lại hì hục làm cầu bằng cọng cỏ mật, hoặc que củi bé týxíu, bắc ngang qua lỗ nước cho lũ kiến bò qua. Còn mùa hè, hai anh em tôi cầm vợttìm kiếm những con cá thia cờ làm tổ che nắng bằng cách nhả những đám bọt trắngbu quanh bụi lúa đã lên xanh, bắt đem về nuôi trong những chiếc lọ thuỷ tinhxinh xắn. Con nào to khỏe thì lựa ra, cho vào chiếc thẩu nhựa để chúng cắn xénhau đến trày vi tróc vảy trong tiếng reo hò cố vũ nồng nhiệt của hai anh emtôi...
Gần bảy năm trời chìm trong lửa đạn chiến tranh xóm Chùa yêuquý của tôi đã trở thành bình địa! Chỉ có chùa Tế Nam nhờ ơn Đức Phật Thích Caphù hộ độ trì nên không bị pháo tầm xa băm vằm. Nhà sư trụ trì chùa là thầy Tư.cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bước vào giai đoạn quyết liệt thì thầy Tưcởi bỏ áo cà sa, tham gia cách mạng. Và ông đã anh dũng hy sinh trong một trậnchống giặc càn ở xã Phước Tiên. Thay thế thầy Tư trụ trì chùa là thầy Sáu Hoanhvà thầy Bốn Phụng. Cùng tu hành với hai thầy còn có cô Năm Duân và cô Tư Kiêm.Không ai tham gia cách mạng, nhưng lại hết lòng đùm bọc chở che cán bộ cách mạng.Và tôi biết, chùa Tế Nam là nơi ba tôi thường bí mật gặp gỡ với bác Địch, chúAn, chú Kế, chú Thiều, chú Tá... trong Đội công tác Phước Kỳ để báo cáo tìnhhình hoạt động của địch ở trong ấp chiên lược thôn Hữu Lâm. Mỹ ngụy xâm lấn rộngra vùng giải phóng, vì vậy, chùa Tế Nam cũng đã nằm trong tầm kiểm soát của“chính phủ quốc gia”.
Cả nhà tôi trở về chốn cũ vườn xưa, do chưa có nơi ăn chốn ởnên bước đầu phải tá túc ở chùa. Cửa ngõ phần bị miểng bom vỡ toác hoác, phần bịmối xông mọt đục, dẫu cô Năm Duân có đóng lại, ba anh em tôi vẫn chui vào bêntrong dễ dàng như không. Cơ man là Phật. Ông to bằng người lớn. Ông nhỏ tựa nắmtay. Ông cau mày suy nghĩ. Ông ngồi xếp bằng tư lự. Ông tay vân vê cái bụng phệ,còn miệng cười toe toét. Ông mặt đỏ. Ông mặt đen. Ông râu dài. Ông râu ngắn...Tôi với thằng Cu Đen chỉ ngắm nhìn, không dám đụng chạm vào các tượng Phật, vìsợ. Nhưng thằng Cu Em còn nhỏ quá, chưa biết gì, cứ ngỡ đấy là đồ chơi của contrẻ! Hắn hết lôi ông Quan Công xuống vặt râu, lại rinh ông Di Lặc đem thả vô ổkiến lửa cho chúng xúm lại chích đốt coi chơi!
Cuối cùng rồi ba mẹ tôi cũng dựng được căn nhà gỗ tạp khátươm tất ngay trên nền nhà cũ của ông bà nội. Người cáng đáng mọi công việc nặngnhọc trong quá trình làm nhà là anh Ba tôi. Bởi ba tôi sau trận đòn roi của “gãmắt chó”, không còn mạnh khỏe như xưa. Còn anh Hai tôi học xong trung học đệ nhịcấp [39] tiếp tục xuống Tam Kỳ theo học trung học đệ nhất cấp []. Có nơi ăn chốnở đàng hoàng, gia đình tôi mới tập trung khai hoang vỡ hóa ruộng nương để trồngkhoai cấy lúa. Trở về nơi chốn cũ vườn xưa, gia đình tôi thành dân sở tại. Đã từngnếm trải bao khổ cực của “thân phận người dân tản cư” nên ba mẹ tôi luôn giúp đỡnhững gia đình có người thân tham gia cách mạng, quê ở Phước Hiệp, bị Mỹ ngụy“xúc tát” vào vùng tạm chiếm. Đó là gia đình ông Điệp, ông Lam, bà Phước, bà Thận,bà Chuyển... Ông bà nội tôi vốn là địa chủ. Ruộng đất nhiều vô kể. Trong thời kỳchín năm, ông bà nội tôi đã hiến phần lớn gia sản cho Chính phủ Cụ Hồ và đượccông nhận là địa chủ kháng chiến. Tuy nhiên, số ruộng đất còn lại mà ba mẹ tôithừa hưởng cũng hơn vài ba chục mẫu. Ba mẹ tôi san sẻ số ruộng đất ấy cho mọingười cùng làm ăn sinh sống. Dẫu không dư dả nhưng nhà ai cũng tạm đủ ăn ngàyba bữa. Vào thời điểm “gạo tháng Giêng, tiền tháng Chạp” gia đình tôi cũng nhưbao gia đình tản cư khác, không đến nỗi phải rối trí vì lo bếp lửa lạnh tàntro! Điều đó làm cho ba tôi rất vui. Ông thường nói với mẹ tôi: “Ở đời, của cảilà thứ phù vân. Chỉ có tình thân giữa người với người mới là thứ quý giá! Mìnhgiúp đỡ mọi người là để phúc đức cho con cái sau này...”.
Từ ngày trở về nơi chốn cũ vườn xưa, ba anh em tôi có thêmnhiều bạn mới. Đó là thằng Lý, thằng Đào, thằng Khương con bà Thận; thằng Út lớncon bà Phước; thằng Nhỏ, thằng Điền con bà Năng; bé Xíu cháu bà Chuyển; thằngMày cháu bà dì của mẹ tôi... Cùng trang lứa với nhau và cùng thất học như nhau,do vậy, suốt ngày bọn trẻ chúng tôi rong chơi thoải mái khắp nơi. Xuống hố bà Hạnhlượm hạt mít nài, vào khe suối nhỏ ở cạnh nhà ông Thủ Sáu hái trái sắm, đem vềrang ăn. Lội quanh Gò Dưa, Đồng Dầu, rồi quành lên cánh đồng Cây Thị ở phía saukhu dồn dốc ông Lô, bắt cá rô ron, cá thia cờ, cua cáy. Lùng sục vườn ông Xã,vườn bà Tấu, kiếm ổi hoang, tìm tổ chim chào mào, chim bồ chao, cà cưỡng, cu đất...Leo lên đồi Mù U hái sim mua. Lang thang đây đó chán, bọn trẻ chúng tôi lại phụgiúp cô Ba Xúm chăn thả mấy con bò để được cô trả công bằng cách kể những câuchuyện cổ tích về Núi Sấu, về thác Lò Thung, về hang bà Thuộc, về sông Tiên códòng chảy ngược từ hướng Đông sang hướng Tây... Cô Ba Xúm mồ côi cả cha lẫn mẹkhi còn bé. Chân trái bị tật, bước đi cà lỉa rất khó khăn. Đã thế, lại còn bịchùm bao. May nhờ có thầy Sáu Hoanh tận tình chạy chữa bằng thuốc nam một thờigian dài mới khỏi. Không hiểu sao cô chẳng chịu lấy chồng, cứ ở chùa Tế Nam locơm nước cho các thầy các cô. Khi luống tuổi, cô về sống với gia đình cô TưKiêm, làm nghề chăn bò. Cô Ba Xúm có cả một “kho” chuyện cổ tích, chuyện đờixưa. Cô kể cho bọn trẻ chúng tôi nghe hoài mà vẫn không hết. Và cô có biệt tàilà kể chuyện rất hấp dẫn, rất hay...
Những ngày tháng ấy, dẫu bây giờ đã trở thành dĩ vãng xa xôinhưng tôi vẫn nhớ mãi không quên. Bởi đấy là những tháng ngày mà tôi và bạn bècùng trang lứa vô lo, sống hồn nhiên tuổi nhỏ với biết bao kỷ niệm của một thờiniên thiếu dưới thời lửa đạn...
Mùa thu năm 1969.
Một hôm, tôi cảm thấy trong người khó chịu, chân tay bải hoải,cứ ngáp ngắn ngáp dài, hai mí mắt sụp xuống, muốn ngủ nhưng không tài nào ngủđược. Đầu nặng trình trịch và nóng hầm hập, nhưng trong xương tủy lại nghe lànhlạnh. Thằng Cu Đen ngó tôi có dáng điệu “lừ đừ như Ông Từ vào đền” nên tự giáctrông coi thằng Cu Em. Mệt quá, tôi đi nằm. Mồ hôi mồ kê túa ra đầm đìa, tuynhiên tôi vẫn thấy lành lạnh trong người. Quơ tấm chăn cũ kỹ màu cứt ngựa đắplên, nhưng tôi vẫn cứ run cầm cập vì rét! Đành phải xổ tung chiếc màn xô thủnglỗ chỗ quấn bên ngoài, chỉ chừa cái đầu to quá cỡ ra thở khò khè...
Xế chiều, Nghe tiếng súng bắn kêu, ba mẹ tôi ở bên ngoài ấpchiến lược thôn Hữu Lâm mới lật đật trở về. Thằng Cu Đen chạy lon ton ra sân ômchân ba tôi, nói: “Ba ơi, ba! Anh Năm bị đau rồi! Hồi trưa tới chừ, ảnh vừa nằmrên hừ hừ, vừa trùm mền đến toát mồ hôi hột tê tề...” [36]. Thằng Cu Em cũng lồmcồm bò qua bậc cửa, níu ống quần mẹ tôi, ngọng nghịu bảo: “Bẹ...bẹ... úc chẹt...úc chẹt ủ... ông ậy...” [37]. mẹ tôi cố nén tiếng thở dài và gắng giấu nỗi loâu hằn in trên khuôn mặt khắc khổ. Rồi mẹ bồng thằng Cu Em, lấy khăn lau chùimũi dãi lòng thòng cho nó. Còn ba xoa đầu thằng Cu Đen khen biết ở nhà trôngem. Đến bên giường tôi nằm, cả ba lẫn mẹ cùng đưa tay sờ khắp người tôi. “Ôi,người ngợm thằng Cúc Đẹt nóng ran như là than lửa! Hắn ốm nặng, ông ơi!”. Mẹ hốthoảng nói với ba. “Không đâu! Chắc là bị cảm xoàng thôi!”. Ba tôi bảo thế để mẹyên tâm. Sẩm tối, ba tôi mời cô Dung y tá đến nhà. Cũng như ba tôi, cô Dung chobiết tôi bị cảm, chỉ cần uống vài liều thuốc là khỏi. Nhung mấy ngày trôi quamà bệnh tình của tôi vẫn không thuyên giảm. Cô Dung thay đổi phương pháp điềutrị. Cùng với uống thuốc viên, hằng ngày tôi còn bị cô Dung bắt nằm úp sấp đểtiêm thuốc vào mông. Lại mấy ngày trôi qua. Và bệnh tình của tôi ngày càng trầmtrọng thêm...
“Em hết cách rồi!”, cô Dung bảo với ba mẹ tôi, “Anh chị nênđưa cháu xuống Trạm xá quận để người ta chữa trị thì hơn!”. Nghe cô Dung “tuyênbố đầu hàng”, mẹ tôi phát hoảng. Còn ba tôi, tuy ngoài miệng cứ nói “không cóchi”, nhưng trên khuôn mặt khắc khổ lộ rõ vẻ hoang mang lo sợ... Ngay buổi chiềuhôm đó, tôi được anh Hai, anh Ba và ba tôi thay phiên nhau khiêng xuống Trạm xáquận bằng chiếc võng đay mượn của bà Cả Chững. Thấy người ngợm tôi nóng bừngnhưng lại lạnh trong xương, các y bác sĩ khẳng định tôi bị... sốt rét! Và họ cứnhè thuốc ký ninh điều trị cho tôi! Với kinh nghiệm “trông mặt mà bắt hìnhdong” như thế, chỉ trong vòng chưa tới một tuần, các y bác sĩ ở Trạm xá quận đãlàm cho tôi không còn là tôi nữa! Sau này, mẹ tôi kể lại, tôi mới biết tính mạngcủa mình mong manh hệt ngàn cân treo sợi tóc! Mẹ tôi bảo, lúc bấy giờ tôi cứ nằmmê man, thỉnh thoảng lên cơn co giật, la hét huyên thiên như một thằng điên. Đólà những ngày đầu. Còn về sau, do không ăn uống được nên thể xác tôi suy kiệt,gầy nhom. Bám sát vào “bộ xương cách trí” để làm thành cái hình hài tội nghiệpcủa tôi là mớ da nhăn nhúm! Các y bác sĩ ở Trạm xá quận “bó tay” với con bệnh“vô phương cứu chữa” đã chân thành khuyên ba mẹ tôi sớm đem tôi về nhà nhằmtránh phải chết ở nơi Trạm
Ba tôi quyết giành lại tôi từ bàn tay của Tử thần bằng bất cứgiá nào! Thông qua ông Phó Tài - người luôn coi ba tôi là “bậc thầy” về địa lývà nhân tướng học, ba tôi nhờ Trung úy Mậu - viên sĩ quan bác sĩ quân y ở Chikhu Quân sự Tiên Phước, chữa trị cho tôi với hy vọng “còn nước còn tát”. Ông talà một bác sĩ giỏi, lại rất trọng những người có học, rành chữ Hán Nôm, am hiểulịch sử nước nhà và có tính khảng khái của một nhà Nho. Do vậy, viên Trung úy Mậusốt sắng nhận lời khi nghe ông Phó Tài giới thiệu sơ qua về ba tôi. Ông ta xuốngtận Trạm xá quận khám bệnh cho tôi, rồi lắc đầu bảo: “Cháu bị thương hàn. Rấttiếc là các y tá, bác sĩ ở Trạm xá quận đã chẩn đoán sai dẫn đến điều trị khôngđúng thuốc. Khả năng cứu sống cháu chỉ còn chưa tới... vài chục phần trăm! Nếugia đình đồng ý làm giấy cam đoan, trong quá trình điều trị, lỡ cháu có mệnh hệgì cũng không kiện tụng thì tôi mới dám đưa cháu về nhà chữa chạy!”.
Ba tôi đồng ý ngay. Và thay vì khiêng tôi về nhà lo hàng vỏ[38] để chôn, ba tôi cùng các anh cáng tôi đến nhà viên Trung úy Mậu ở bên cầuBình An. Mẹ tôi bảo, một tuần, rôi hai tuần trôi qua, nhưng tôi vẫn trong tìnhtrạng mê man. Tuy nhiên, viên Trung úy Mậu lại vui mừng thông báo cho ba tôi biết:“Cháu đã vượt qua được giai đoạn nguy kịch. Khả năng cứu sống cháu đã trên tám,chín chục phần trăm! Đây là một trường hợp hy hữu. Có lẽ cháu còn sống là nhờphần phước của gia đình anh chị...”.
Viên Trung úy Mậu nói đúng. Sang tuần thứ ba nằm điều trị ởnhà ông, tôi đã nhận biết thế giới chung quanh. Nghe và phân biệt được tiếng mẹ,tiếng ba và tiếng các anh tôi đi học ghé vào thăm. Thỉnh thoảng mở hai mí mắt nặngtrịch ra dòm, tôi vẫn gọi đúng tên và nhận diện từng khuôn mặt người thân hiệnlên chao đảo, nhập nhòa... Và hơn một tháng sau thì tôi khỏi bệnh. Vậy là chếtkhông xong, tôi lại sống làm người! Ba mẹ tôi mừng vui khôn xiết! Thoát khỏibàn tay của Tử thần, nhưng tôi trở thành một đứa trẻ chỉ còn dọc xương, y hệtnhững em bé Xômali bị chiến tranh và đói nghèo hành hạ mà ngày nay chúng ta vẫnthường hay nhìn thấy trên vô tuyến truyền hình. Đã thế, hai mông tôi vì tiêmthuốc quá nhiều nên bị áp-xe, lắm chỗ bên trong chứa cả bộng mủ, phải nằm úp sấphoặc nằm nghiêng mới bớt đớn đau. Tôi lại tiếp tục ở nhà viên Trung úy Mậu đểông chữa trị thêm một thời gian nữa cho lành các vết mổ áp-xe. Tôi vẫn còn nhớ,ông người Huế, nói năng nhỏ nhẹ, lúc nào nụ cười cũng thường trực trên môi. Ôngluôn động viên tôi cố gắng chịu đựng “một tý ty thôi” mỗi khi ông dùng dao kéo,bông băng rửa các vết mổ. Ông cứ bảo tôi: “Đừng nghĩ đến đau đớn thì nó sẽkhông đau đớn. Nó chỉ hơi nhoi nhói như kiến cắn thì ăn nhằm gì, có đúng vậykhông?”.
Nằm điều trị bệnh ròng rã gần hai tháng trời tại tư gia viênTrung úy Mậu thì tôi được ba và các anh tôi khiêng về nhà. Thằng Cu Đen và thằngCu Em thấy tôi gầy ốm đến độ chỉ còn da bọc xương, cứ ngỡ là ai chứ không phảianh Năm “Cúc Đẹt” của chúng. Những ngày đầu, hai đứa sợ, luôn đứng ở góc nhànhìn ngó tôi như một người xa lạ. Và cho đến bây giờ, dẫu đã ba mươi lăm nămtrôi qua, nhưng tôi vẫn còn nhớ như in về hai đứa em tôi trong những ngày thángấy. Thấy tôi được mẹ “ưu tiên” lấy đường cát trắng đổ vào bát nước cơm khuấy đềucho uống, hai đứa cứ đứng giương mắt ngó chằm chằm đầy vẻ thèm thuồng. Thươngem, tôi lén mẹ bảo hai đứa cùng uống chung, nhưng chúng cứ lắc đầu quầy quậy.Thằng Cu Đen một mực khăng khăng: “Mẹ bảo để anh Năm uống nước cơm đường mớimau khỏe mạnh. Hai đứa em không uống mô!”. Thằng Cu Em cũng líu lô như vậy. Tôibiết, hai đứa kiên quyết nhịn thèm, nhất định không “uống ké”, thật tội! Từ dướixóm Chợ thỉnh thoảng viên Trung úy Mậu lại lên ấp chiến lược thôn Hữu Lâm thămgia đình tôi. Ông kiểm tra sức khỏe của tôi có khá hơn không. Biết nhà tôinghèo, không có điều kiện bồi bổ cho đứa con vừa ốm dậy, ông bày cho mẹ tôi kiếmcác loại rau củ nấu cháo với đường đen, tán nhuyễn bón cho tôi ăn. Rồi ông ngồiđàm đạo chuyện thơ phú, chuyện thời cuộc với ba tôi. S hiện diện của viên sĩquan quân y làm việc tại Chi khu quân sự quận Tiên Phước ở một gia đình bịchính quyền tề ngụy tình nghi “Cộng sản nằm vùng” và ghi tên vào “sổ đen” đểtheo dõi, khiến bọn mật vụ và cảnh sát chìm chú ý. Chính vì vậy mà chẳng baolâu sau viên Trung úy Mậu bị điều chuyển đi nơi khác.
Tất nhiên, vợ con ông cũng theo chồng theo cha rời khỏi TiênPhước. Trước khi rời mảnh đất có con sông Tiên hiền hòa thơ mộng với dòng chảyngược từ Đông sang Tây, ông có đến thăm gia đình tôi. Như mọi lần, ông xoa xoacái đầu trọc lóc không còn sợi tóc nào của tôi, nói đùa mấy câu, rồi cùng batôi bàn luận chuyện đời. “Thời phải thế, thế thời phải thế! Có thể, khi rờivùng quê đã sản sinh ra nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, tôi không còn dịp nào đểquay trở lại. Phải chia xa anh, thật tiếc! Mới quen nhau mà anh với tôi đã nhưhai người bạn tâm giao tri kỷ từ lâu...!”. Lúc bắt tay ba tôi, ra về, ông bảothế. Ba mẹ tôi rất buồn. Bởi ông - viên sĩ quan bác sĩ quân y giàu lòng nhânái, là ân nhân của gia đình tôi. Hồi đó, tôi còn quá nhỏ. Nhưng tôi vẫn nhớ rấtrõ về ông - người đã cứu tôi sống để làm người...
CẢ NHÀ VỀ CHỐN CŨ VƯỜN XƯA..
Đầu năm 1971. Đơn vị cuối cùng của quân viễn chinh Mỹ đóng tạicứ điểm xây dựng bên bờ sông Tiên thuộc địa phận thôn Tiên Bình, xã Phước Kỳ,rút khỏi quận lỵ Tiên Phước. Bọn chúng vừa kéo đi thì ngay lập tức hàng ngànngười dân từ các khu dồn ở những vùng phụ cận đổ xô đến tháo dỡ sân bay dã chiến,tháo dỡ các nhà hầm, lấy các tấm ghi sắt, ghi nhôm, ghi mái vòm, gỗ thông, vánép và nhiều thứ linh tinh khác! Bọn cảnh sát rằn ri, cảnh sát áo trắng và bọnlính ngụy không sao ngăn cản được, đành bất lực để cho mọi người tự do tháo dỡ.Chỉ trong vòng vài ba ngày, cả cứ điểmsự của quân viễn chinh Mỹ bị phá tanhbành. Chứng tích duy nhất còn sót lại là những lớp rào kẽm gai bùng nhùng baoquanh cứ điểm của lũ “mắt xanh mũi lõ”. Người ta không dám xóa sổ nó vì đó lànhững bãi mìn! Đụng vào, nếu không chết thì cũng bị trọng thương... Sự hiện diệncủa nó như để cho bàn dân thiên hạ biết, đấy chính là nơi xuất phát các cuộchành quân càn quét với những tội ác “trời không dung, đất không tha”; là nơicác cỗ đại bác thi nhau nã đạn ra vùng giải phóng; là nơi các loại máy bay mangbom oanh tạc bao xóm mạc ở bên ngoài ấp chiến lược...
Trước khi cuốn cờ cút xéo về nước, quân viễn chinh Mỹ đãđánh phá khốc liệt khắp nơi bằng đạn bom và hóa chất độc khai quang rừng núi.Chớp lấy thời cơ ấy, năm 1970 bọn ngụy quân ngụy quyền lấn chiếm ra vùng giảiphóng. Chúng mở rộng địa bàn về hướng Đông, khai thông tuyến đường huyết mạch từTam Kỳ lên Tiên Phước. Thôn Hữu Lâm hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của“chính phủ quốc gia”.
Và để bảo vệ phần đất lấn chiếm, chúng xây dựng thêm hệ thốngđồn bót mới chung quanh khu vực ngã ba bà Xù. Mạn nam là đồn Hố Tre. Hướng bắclà đồn Gò Mè. Phía đông là các đồn Gò Cao, Dương Hợi, Dương Ươi... Rồi chúng dờidân “xúc tát” được từ vùng giải phóng đem về “giam lỏng” trong các khu định cư ởthôn Bình An ra. Xóm Đồng Eo trở thành khu dồn của xã Phước Lộc. Dốc ông Lô trởthành khu dồn của dân ở một nửa xã Phước Tiên. Xóm Chùa nhỏ bé của tôi là nơingụ cư của một số bà con ở xã Phước Hiệp. Ở mỗi khu dồn, tùy theo số dân đônghay dân ít mà chúng thành lập một, hoặc hai trung đội “nhân dân tự vệ” với “sắcphục quần áo bà ba đen”. Và quản lý mỗi cụm dân cư trong khu dồn là “Liên gia”.Đám “lính làng” bận đồ đen như quạ ấy, chuyên lo gìn giữ trật tự trị an và phốihợp với bọn lính “nghĩa quân” ở các đồn bót ngày đêm canh gác không cho “Cộng sảnđột nhập” vào bên trong khu dồn. Còn những tên “Liên gia” có nhiệm vụ theo dõichặt chẽ thái độ của các gia đình có người thân tham gia kháng chiến để qua đólần tìm và bóc gỡ các cơ sở cách mạng. Bọn chúng là những tên “chỉ điểm” cực kỳnguy hiểm. Bởi vậy, bà con trong các khu dồn mới có câu ca: “Bắt được Tổng thốngthì tha... Bắt được Liên gia: Chặt đầu!”.
Sau gần sáu năm “ăn nhờ ở đậu” cạnh nhà bà Cả Chững, giađình tôi mới được về nơi chốn cũ vườn xưa. Mọi vật đổi thay đến độ không ngờ. Nềnnhà cũ là một bãi cỏ tranh lau lách cao lút đầu người. Khu vườn rộng mênh môngcủa ông bà nội tôi hoang tàn xơ xác. Mặt đất hục hang những bom hố pháo. Mấycây xoài tượng nơi góc rào, cụt ngọn, chết khô. Những cây cam sành, quýt đường,cành nhánh trụi trơ vì bị máy bay Mỹ rải hóa chất độc khai quang rụng sạch lá.Những cây mít mật cũng cùng chung số phận. Chẳng còn cây quả để hái ăn. Tôi buồn.Và buồn nhất là, cánh đồng bậc thang nhỏ hẹp phía trước ngõ nhà tôi không cònlà một cánh đồng nữa! Cỏ ống ken dày như một tấm thảm xanh. Lác đác những buộisậy mọc thành từng cụm lớn, thoáng trông giống hệt những khóm mía hoang còi cọcvì không người chăm sóc. Khi hoàng hôn buông xuống, những con chim cuốc lẻ đôitừ những bụi sậy lại cất tiếng kêu đều đều nghe não nùng ai oán... Đối với tôivà thằng Cu Đen, cánh đồng bậc thang nhỏ hẹp trước ngõ là cả một thế giới thầntiên! Mùa đông, hai anh em tôi đi dạo khắp các bờ vùng bờ thửa lùng bắt nhữngcon cua đồng phá hại lúa, buộc dây vào càng để làm trâu chọi nhau. Chán tròchơi đó, hai anh em tôi lại hì hục làm cầu bằng cọng cỏ mật, hoặc que củi bé týxíu, bắc ngang qua lỗ nước cho lũ kiến bò qua. Còn mùa hè, hai anh em tôi cầm vợttìm kiếm những con cá thia cờ làm tổ che nắng bằng cách nhả những đám bọt trắngbu quanh bụi lúa đã lên xanh, bắt đem về nuôi trong những chiếc lọ thuỷ tinhxinh xắn. Con nào to khỏe thì lựa ra, cho vào chiếc thẩu nhựa để chúng cắn xénhau đến trày vi tróc vảy trong tiếng reo hò cố vũ nồng nhiệt của hai anh emtôi...
Gần bảy năm trời chìm trong lửa đạn chiến tranh xóm Chùa yêuquý của tôi đã trở thành bình địa! Chỉ có chùa Tế Nam nhờ ơn Đức Phật Thích Caphù hộ độ trì nên không bị pháo tầm xa băm vằm. Nhà sư trụ trì chùa là thầy Tư.cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bước vào giai đoạn quyết liệt thì thầy Tưcởi bỏ áo cà sa, tham gia cách mạng. Và ông đã anh dũng hy sinh trong một trậnchống giặc càn ở xã Phước Tiên. Thay thế thầy Tư trụ trì chùa là thầy Sáu Hoanhvà thầy Bốn Phụng. Cùng tu hành với hai thầy còn có cô Năm Duân và cô Tư Kiêm.Không ai tham gia cách mạng, nhưng lại hết lòng đùm bọc chở che cán bộ cách mạng.Và tôi biết, chùa Tế Nam là nơi ba tôi thường bí mật gặp gỡ với bác Địch, chúAn, chú Kế, chú Thiều, chú Tá... trong Đội công tác Phước Kỳ để báo cáo tìnhhình hoạt động của địch ở trong ấp chiên lược thôn Hữu Lâm. Mỹ ngụy xâm lấn rộngra vùng giải phóng, vì vậy, chùa Tế Nam cũng đã nằm trong tầm kiểm soát của“chính phủ quốc gia”.
Cả nhà tôi trở về chốn cũ vườn xưa, do chưa có nơi ăn chốn ởnên bước đầu phải tá túc ở chùa. Cửa ngõ phần bị miểng bom vỡ toác hoác, phần bịmối xông mọt đục, dẫu cô Năm Duân có đóng lại, ba anh em tôi vẫn chui vào bêntrong dễ dàng như không. Cơ man là Phật. Ông to bằng người lớn. Ông nhỏ tựa nắmtay. Ông cau mày suy nghĩ. Ông ngồi xếp bằng tư lự. Ông tay vân vê cái bụng phệ,còn miệng cười toe toét. Ông mặt đỏ. Ông mặt đen. Ông râu dài. Ông râu ngắn...Tôi với thằng Cu Đen chỉ ngắm nhìn, không dám đụng chạm vào các tượng Phật, vìsợ. Nhưng thằng Cu Em còn nhỏ quá, chưa biết gì, cứ ngỡ đấy là đồ chơi của contrẻ! Hắn hết lôi ông Quan Công xuống vặt râu, lại rinh ông Di Lặc đem thả vô ổkiến lửa cho chúng xúm lại chích đốt coi chơi!
Cuối cùng rồi ba mẹ tôi cũng dựng được căn nhà gỗ tạp khátươm tất ngay trên nền nhà cũ của ông bà nội. Người cáng đáng mọi công việc nặngnhọc trong quá trình làm nhà là anh Ba tôi. Bởi ba tôi sau trận đòn roi của “gãmắt chó”, không còn mạnh khỏe như xưa. Còn anh Hai tôi học xong trung học đệ nhịcấp [39] tiếp tục xuống Tam Kỳ theo học trung học đệ nhất cấp []. Có nơi ăn chốnở đàng hoàng, gia đình tôi mới tập trung khai hoang vỡ hóa ruộng nương để trồngkhoai cấy lúa. Trở về nơi chốn cũ vườn xưa, gia đình tôi thành dân sở tại. Đã từngnếm trải bao khổ cực của “thân phận người dân tản cư” nên ba mẹ tôi luôn giúp đỡnhững gia đình có người thân tham gia cách mạng, quê ở Phước Hiệp, bị Mỹ ngụy“xúc tát” vào vùng tạm chiếm. Đó là gia đình ông Điệp, ông Lam, bà Phước, bà Thận,bà Chuyển... Ông bà nội tôi vốn là địa chủ. Ruộng đất nhiều vô kể. Trong thời kỳchín năm, ông bà nội tôi đã hiến phần lớn gia sản cho Chính phủ Cụ Hồ và đượccông nhận là địa chủ kháng chiến. Tuy nhiên, số ruộng đất còn lại mà ba mẹ tôithừa hưởng cũng hơn vài ba chục mẫu. Ba mẹ tôi san sẻ số ruộng đất ấy cho mọingười cùng làm ăn sinh sống. Dẫu không dư dả nhưng nhà ai cũng tạm đủ ăn ngàyba bữa. Vào thời điểm “gạo tháng Giêng, tiền tháng Chạp” gia đình tôi cũng nhưbao gia đình tản cư khác, không đến nỗi phải rối trí vì lo bếp lửa lạnh tàntro! Điều đó làm cho ba tôi rất vui. Ông thường nói với mẹ tôi: “Ở đời, của cảilà thứ phù vân. Chỉ có tình thân giữa người với người mới là thứ quý giá! Mìnhgiúp đỡ mọi người là để phúc đức cho con cái sau này...”.
Từ ngày trở về nơi chốn cũ vườn xưa, ba anh em tôi có thêmnhiều bạn mới. Đó là thằng Lý, thằng Đào, thằng Khương con bà Thận; thằng Út lớncon bà Phước; thằng Nhỏ, thằng Điền con bà Năng; bé Xíu cháu bà Chuyển; thằngMày cháu bà dì của mẹ tôi... Cùng trang lứa với nhau và cùng thất học như nhau,do vậy, suốt ngày bọn trẻ chúng tôi rong chơi thoải mái khắp nơi. Xuống hố bà Hạnhlượm hạt mít nài, vào khe suối nhỏ ở cạnh nhà ông Thủ Sáu hái trái sắm, đem vềrang ăn. Lội quanh Gò Dưa, Đồng Dầu, rồi quành lên cánh đồng Cây Thị ở phía saukhu dồn dốc ông Lô, bắt cá rô ron, cá thia cờ, cua cáy. Lùng sục vườn ông Xã,vườn bà Tấu, kiếm ổi hoang, tìm tổ chim chào mào, chim bồ chao, cà cưỡng, cu đất...Leo lên đồi Mù U hái sim mua. Lang thang đây đó chán, bọn trẻ chúng tôi lại phụgiúp cô Ba Xúm chăn thả mấy con bò để được cô trả công bằng cách kể những câuchuyện cổ tích về Núi Sấu, về thác Lò Thung, về hang bà Thuộc, về sông Tiên códòng chảy ngược từ hướng Đông sang hướng Tây... Cô Ba Xúm mồ côi cả cha lẫn mẹkhi còn bé. Chân trái bị tật, bước đi cà lỉa rất khó khăn. Đã thế, lại còn bịchùm bao. May nhờ có thầy Sáu Hoanh tận tình chạy chữa bằng thuốc nam một thờigian dài mới khỏi. Không hiểu sao cô chẳng chịu lấy chồng, cứ ở chùa Tế Nam locơm nước cho các thầy các cô. Khi luống tuổi, cô về sống với gia đình cô TưKiêm, làm nghề chăn bò. Cô Ba Xúm có cả một “kho” chuyện cổ tích, chuyện đờixưa. Cô kể cho bọn trẻ chúng tôi nghe hoài mà vẫn không hết. Và cô có biệt tàilà kể chuyện rất hấp dẫn, rất hay...
Những ngày tháng ấy, dẫu bây giờ đã trở thành dĩ vãng xa xôinhưng tôi vẫn nhớ mãi không quên. Bởi đấy là những tháng ngày mà tôi và bạn bècùng trang lứa vô lo, sống hồn nhiên tuổi nhỏ với biết bao kỷ niệm của một thờiniên thiếu dưới thời lửa đạn...
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!