Bàn về vấn đề thi cử và học tập

108 lượt xem
Mỗi lần ngồi trong phòng thi, tôi nghe thấy đủ thứ tiếng động: từ tiếng chim chóc ngoài cửa sổ, tiếng bút viết loẹt xoẹt, tiếng giám thị coi thi đi lại lạch cạch, rồi vân vân. Nhưng có lẽ thứ tiếng động khuynh náo nhất lại phải là tiếng học sinh trao đổi bài. Mặc cho giám thị liên tục nhắc nhở, vẫn lác đác đủ những trò "ăn gian". Đây bạn này trao đổi với bạn kế bên, kia lại có bạn giở sgk đã lén mang vào phòng thi. Thật không hiểu nổi!
Cái thói quen chép bài giờ ngày càng phổ biến trong giới học sinh sinh viên. Cái hậu quả đầu tiên là hiệu quả giáo dục học tập cứ giảm sút dần. Sách vở, đồ dùng, trang biết bị thì đầy đủ; nhưng học sinh thì lười nhác, ỷ lại. Đến lúc làm bài thi thì chẳng nắm được bài và để có thành tích tốt, tất yếu là gian lận. Thành tích xán lạn, giấy khen chất thành "đống", đủ thứ khen thưởng nhưng đằng sau đó là một sự trống rỗng đến gần như hoàn toàn. Học để ấm vào thân mình, chứ đừng học kiểu chống đối. Nếu cứ lười nhác thì sẽ chẳng có tí kiến thức gì áp dụng vào đời đâu, thành tích cao chót vót hay không thì cũng vẫn thế. Cả ngày đến lớp không nghe giảng. Đến tối chẳng được gì vào đầu, đủng đỉnh tra kết quả đầy rẫy trên mạng rồi chép vào. Rồi đến mùa thi lại gian lận....
Không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà còn làm khổ những người khác. Bố mẹ làm lụng vất vả, cứ ngỡ rằng con cái giỏi giang, thi gì cũng điểm cao thì cho là giỏi; nhưng sự thật, đó chính là nhờ gian lận. Điểm cao tự đi khoe với bạn bè, sự thực chửa chắc đã nắm được nhiều kiến thức như người ta. Cái bệnh thành tích làm mờ mắt con người, là công cụ để đem ra so sánh. Và cuối cùng học sinh không biết gì, bố mẹ nắm không rõ khả năng thực sự của con, các thầy cô cũng nhầm lẫn. Nếu cá nhân nào cũng thế, nền giáo dục chả mấy mà xuống cấp!
Người Việt Nam từ bao đời nay có truyền thống hiếu học, hãy noi theo ông cha ta ngày xưa, hãy học tập hết sức mình, đừng chạy theo danh hiệu. Nói không với gian lận thi cử, hãy vì một nền giáo dục Việt Nam ngày càng đi lên.
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo