Mùa lá rụng trong vườn - Chương 4 (Ma Văn Kháng)
Phương Như | Chat Online | |
09/07/2019 17:22:34 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
193 lượt xem
- * Mùa lá rụng trong vườn - Chương 5 (Ma Văn Kháng) (Văn học trong nước)
- * Mùa lá rụng trong vườn - Chương 6 (Ma Văn Kháng) (Văn học trong nước)
- * Mùa lá rụng trong vườn - Chương 3 (Ma Văn Kháng) (Văn học trong nước)
- * Mùa lá rụng trong vườn - Chương 2 (Ma Văn Kháng) (Văn học trong nước)
Chị Hoài, chị ngắm cái gì đấy?
Thoáng nghe thấy tiếng xe máy phanh kít rồi lại rồ máy vụt đi, đã nghe thấy giọng Lý reo lanh lảnh ở ngoài cổng. Trong làn sương mờ lúc chiều xuân, từ khu vườn nhìn ra, nhận được ngay là Lý vừa chụp cái mũ liền áo lên che đầu, lách qua khe mở của hai cánh cổng sắt, bước vào. Lý đang nghỉ phép, để kéo dài thêm niềm vui của cái Tết ba ngày ngắn ngủi. Ai đó vừa đèo xe máy đưa chị về.
- A, chị trồng hộ em cây quất ra vườn rồi cơ à? Cảm ơn chị Hoài quá!
Lý đứng lại, tháo đôi găng tay đen, xoa gương mặt nõn nà ướt hơi sương, lại hớn hở reo.
Chiều xuân ẩm đang ngả bóng mờ trong khu vườn.
Đó là một khu vườn nhỏ thường thấy ở những biệt thự xinh xắn trong thành phố này. Người dẫu có thế nào cũng vẫn còn quyến luyến cây xanh. Và, căn nhà nhỏ nằm giữa cho cây xanh bao quanh như bức tranh thu nhỏ lại, nói lên một điều phổ quát cao xa: nền văn minh của con người trỗi lên từ giữa tự nhiên và họ còn nhớ mãi điều đó.
Ở thành phố, đất vốn hiếm. Ở đây, vườn cây chỉ được dành một khoảng hẹp, chủ yếu là ở bên phải căn nhà, thêm chút ít ở phía sau và lấn lên cái nền phần nhà đã phá sau cơn hoả hoạn. Tuy vậy không gian chật chội vẫn đủ thu xếp cho cuộc tụ hội của cây. Khu vườn vẫn hiển hiện sức sống cây xanh nhiệt đới và đậm đà phong cách tao nhã, dồi dào tính thiết thực và khiếu năng thẩm mĩ của con người.
Mở lối đón từ cổng vào là hai cây thông bách tán yểu điệu nghiêng mình. Tiếp đó, phía trái là bụi trúc nhỏ tỉa tót kĩ càng, gây cảm giác khó chịu về vẻ cằn cỗi, giả tạo của kiểu núi non bộ, nhưng bù lại, phía đối diện xanh um một nhóm mai xanh thả bóng rườm rà. Dọc theo bờ tường, áp sát gốc mai, chạy về phía sau khoảng hơn ba chục thước là phần chính của khu vườn. Nơi đây không theo một hàng lối, khuôn thước nhất định, những mít, ổi, nhãn, vải, táo, sấu, xoài, chen nhau từng tấc đất không thừa thãi, nhưng thoải mái giao cành. Tất cả các chủng loại dường như đều cùng một lứa, giờ cao ngang tầm nhau và đang ở thời kì sung sức nhất. Cây nào cũng như được chọn lọc trong đồng loại, ngùn ngụt sức sống nhưng khiêm nhường đứng cạnh nhau, tạo nên một mảng xanh sẫm, nhạt dần sắc độ khi vòng sang phía trái căn nhà và chấm dứt ở hàng tường vi
giới hạn phía sau nơi cư trú của các loại hoa thảo. Ở đây rậm rì các bụi xạ căn, bạc hà. Ở đây layơn thập thò những tai hoa mảnh như lụa, cạnh những khóm ngọc trâm trắng như tuyết và những chậu cúc đơn, cúc đại đoá vàng rượi như một vệt nắng vừa rớt xuống.
Cạnh bếp là cái nền phần nhà đã cháy, lờm xờm xanh mờ cỏ gà dưới chân một cái xà đơn, đôi bánh xe goòng, mấy quả tạ gang, dụng cụ tập tành của mấy người đàn ông trong nhà. Ở đó, mấy ngày nay đã xuất hiện một cái giàn làm bằng tre khô, nó chờ đợi những hạt mướp hương của chị Hoài mang lên, Phượng gieo đêm ba mươi Tết, nảy mầm, vươn ngọn leo lên.
Vào mùa này, chim chưa trở lại, cây qua mùa lá rụng đang bật nảy chồi non, khu vườn toả lan một làn không khí tươi lành và thanh tịnh, rất dễ chịu. Nơi đây, sau những giờ làm việc mệt mỏi, ông Bằng có thói quen hay đi đi lại lại để thư giãn. Cũng có lúc ông ngồi ngả lưng xoải dài tay chân trên cái ghế đá đặt dưới một cây táo. Cây có một khuôn mặt dịu dàng: dưới bóng cây, mệt nhọc được giải toả và những phiền tạp trong đời sống thường ngày được thanh thản khỏi tâm hồn.
Dừng lại dưới bóng cây, nhìn thấy người phụ nữ nông thôn đang vun đất quanh cây quất mới trồng, Lý thoáng một giây bỡ ngỡ, xa lạ. Tưởng như lần đầu tiên Lý nhìn thấy chị và khu vườn. Trong giây lát, vai Lý thõng xuống, chị thở một hơi dài, có cảm giác tất cả các đầu dây thần kinh và mạch máu đều buột ra khỏi hai điểm căng níu, mềm xỉu đi. Sau mấy ngày cuốn mình trong vui chơi ồ ạt, náo động, Lý vừa bắt gặp một nhịp điệu khác hẳn, nhịp điệu êm ả, thư thái của khu vườn.
Quả thật khu vườn có một nhịp điệu riêng.Và bây giờ, đó là nhịp đều đặn, khoan thai của cây chổi trong tay chị Hoài, và tiếng lăn rào rào của lá khô theo hơi gió tạt trên nền đất ẩm.
- Chị Hoài, chị quét làm gì! Có lần em quét, ông không nghe, ông bảo: Để lá khô cho nó tự nhiên.
Lý thốt nói, rồi tần ngần gỡ cái khăn quàng cổ, mắt thoáng bần thần như đang cố nhớ lại cái buổi Lý quét lá cuối cùng.
- Quét một tí cho nó sạch. Cũng có việc gì nữa đâu. Thăm hỏi hàng xóm, người quen thì cũng suốt lượt rồi. Cô Lý này, lúc rỗi rãi, bắc cái ghế ra đây ngồi chơi, không có con ruồi con muỗi cũng thích lắm, cô ạ. Mùa hè, ừ, chỉ ít ngày nữa thôi, ngồi ở đây ngửi thấy cả mùi thơm hoa hoàng lan từ nhà ông xích lô đầu phố đưa về kia. Thơm lắm! Tôi nhớ, cái hồi tôi ở đây, cái phần nhà kia chưa cháy, chiều chiều gia đình ta, bà lang Chí, và người mấy gia đình nữa đem ghế ra đây ngồi chơi, trò chuyện vui lắm.
Người phụ nữ tựa cán cây chổi cọ vào thân cây nhãn. Câu nói dài, nhuần nhuỵ, đưa nỗi nhớ về tít xa. Chị đang nhớ! Nỗi nhớ dâng tràn cặp
mắt hai mí đằm thắm và gương mặt hồn hậu. Rồi chẳng cần biết Lý đang nghĩ gì, chị bước lên, giọng bỗng náo nức lạ thường:
- Cô Lý ơi, cây mít này hồi tôi lấy anh Tường nó mới bói quả đầu tiên, thế mà giờ nó đã cao chừng này rồi. Còn cây táo này, tôi nhớ anh Tường trồng, ngọn nó chỉ cao bằng chú Luận hồi đó. Tôi nhớ anh Tường ba mươi, hơn chú Đông năm tuổi. Chú Luận chỉ mới mười bốn mười lăm. Cây táo lớn quá, nhưng tôi vẫn nhớ cái dáng ngả, chẽ ba cành của nó.
Người phụ nữ đi trong vườn cây, thỉnh thoảng lại dừng lại vỗ nhè nhẹ vào từng thân cây, như người mẹ đi xa về vỗ về, ve vuốt những đứa con yêu. Thân thiết quá, cây vải, cây nhãn này, chị mang từ quê lên. Khóm trúc kia chị tưới tắm, bắt sâu bọ măng cho nó. Cây ổi nọ chị hái búp sao làm thuốc cho bà, cành cụt nọ chị cắt làm chạc súng cao su và cho Cừ và Cần.
- Tôi còn nhớ những buổi chiều hè, ông ngồi đọc sách ở cái ghế đá dưới gốc táo kia. Từ hồi nhà dọn về đây đã có cái ghế ấy rồi. Còn khu vườn, hồi đó còn thưa lắm. Nắng chan hoà cả. Chú Đông, chú Luận hay tập thể dục ở đây. Tôi kéo một cái dây thép từ bờ tường kia tới ống nước cạnh nhà, phơi quần áo của cả nhà vẫn chưa hết chỗ. Dạo đó tôi làm ở Công trường xây dựng nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Một hôm tôi đi làm về, anh Tường bảo tôi cùng anh ra ngồi ở cái ghế đá kia. Anh nói với tôi: Hoài à, anh đi lần này không chắc đã về…
Người phụ nữ buông lửng câu nói, quay đi, đưa tay che mặt. Lý rơm rớm nước mắt, Lý không thật hiểu cái gì vừa xảy ra ở Lý, ở chị Hoài, Lý không có kỉ niệm. Lý chỉ nhớ lũ con nhà ông thợ mộc cột nhà cháy hay trèo tường sang hái trộm hoa quả và có lần lấy cái khăn voan của Lý.
- Anh Tường đi Nam năm năm chín, chị nhỉ? - Lý hỏi, như buột miệng.
- Năm ấy đấy, cô ạ. - Người phụ nữ quay lại, giọng nghèn nghẹn - Năm ấy quân ta bắt đầu mở đường giải phóng miền Nam, tôi nhớ lắm. Tôi nhớ, năm năm nhăm, anh ấy cưới tôi.
Mặt người phụ nữ hơi gằm xuống. Chị đưa tay, gạt sợi tóc mai vương trên má, giọng bỗng nhỏ hẳn đi:
- Anh ấy biết tôi từ năm bốn nhăm, cô Lý ạ.
- Trời, lâu thế kia ư?
- Thật là thế đấy, cô Lý à.
Người phụ nữ ngẩng lên, đôi mắt thật kì lạ, trẻ như mắt thiếu nữ, lóng lánh sáng. Và đôi môi chị se khô toả ra một nét cười vừa sung sướng, vừa ngượng ngùng:
- Nó là cái duyên, cái số, cô Lý ạ. Dạo đó, đơn vị anh ấy đóng quân hai tháng ở làng tôi, luyện tập để đi Nam tiến. Cô biết phong trào Nam tiến hồi đó chứ! Cả làng tôi giã bánh dầy làm lương khô cho các anh. Ôi, sao hồi ấy vui thế! Cối giã bánh thậm thịch suốt ngày suốt đêm. Tôi vuốt bánh. Vuốt bánh vất vả lắm, cô Lý ạ. Nếp nhuyễn dính chặt vào chày, phải kéo, phải vuốt thật khéo. Thế rồi một hôm lúc đơn vị anh sửa soạn lên đường, anh đột ngột gọi tôi ra cạnh cây rơm. “Cô mình này - Anh nói - đôi tay em đẹp quá. Em có bằng lòng làm vợ anh không?" Tôi rủn hết cả chân tay. Rồi anh ấy đi. Thình lình năm năm tư anh trở về làng tôi. "Cô mình còn nhớ anh không?" Câu đầu tiên anh ấy hỏi tôi thế! Tôi không trả lời, tôi bật khóc tấm tức. Sao lúc ấy tôi lại khóc nhỉ?
Mắt người phụ nữ giàn giụa. Cảnh ngày nào như đang tái hiện. Chị lắc đầu, rồi ngẩng lên, hoài niệm vẫn vương vấn trong tâm trí.
Nhưng, hình như không quen phô bày quá lâu kỉ niệm riêng, chị liền quay mặt lại nhìn Lý và vỗ nhẹ vào thân cây vải đứng cạnh, giọng sáng hừng:
- Cô Lý này, cây nó cũng biết cảm xúc, biết nghe nhạc đấy. Ông bảo tôi thế. Có lần, ông đọc sách, kể cho tôi, anh Tường nghe. Có một nhà vũ đạo Ấn Độ sáng nào cũng tập múa mười lăm phút theo tiếng đàn ở vườn hoa. Ông ta nhận ra, những bông hoa ở đấy bao giờ cũng nở sớm hơn ở những nơi khác.
"Bà này quê mùa mà lãng mạn ghê!" Thực tình là Lý đã đứng nghe chị giãi bày tâm sự, đã có lúc Lý cảm thương quý mến chị. Còn bây giờ Lý nghĩ, mỉm cười, ra khỏi sức lôi cuốn của câu chuyện.
- Cô Lý ạ, - người phụ nữ bước sát lại cạnh Lý, giọng chợt hạ xuống, thật trầm buồn. - Tôi quý nhất gia đình ta ở cái nghĩa, cái tình. Tiếc quá, giá mà tôi có được một đứa con với anh Tường…
Ngẩng lên, tránh cái nhìn của chị Hoài, Lý muốn thoát ra khỏi những quyến rũ uỷ mị. Nhưng chị nhận thấy, trên những cành nhãn, cành vải trong tầm mắt chị nhu nhú những hạt sương treo, trông như những giọt nước mắt.
Hai người đi vào nhà thì gặp Luận chạy xộc ra.
- Chị Hoài, chị Lý đã thấy Phượng về chưa? Quái sao giờ này còn chưa về là thế nào nhỉ? - Giọng Luận lo âu thái quá. Lướt qua Luận, Lý quay mặt đi, giọng tưng tửng:
- Ngày đầu đi làm còn để người ta xem mặt đã chứ!
Chị Hoài nhìn Luận, mắt chớp chớp, ngần ngừ:
- Ừ, ngày đầu nhận việc chắc còn phải gặp các phòng, các ban, còn bàn giao nên cô ấy về muộn một tí đấy thôi, chú ạ.
Luận ậm ừ, mặt càng đăm chiêu. Anh đang chờ vợ đi làm buổi đầu tiên về. Buổi đầu tiên kết quả thế nào? Càng chờ càng sốt ruột. Thông thường, buổi đầu tiên không thể quá giờ được. Nhẩm tính rồi. Lấy xe cho là mất năm phút. Vậy, năm giờ kém năm là có mặt ở cổng rồi. Thế mà bây giờ đã sáu giờ mười. Chiều nay Luận ở nhà viết bài. Viết xong, ngồi chờ. Chưa bao giờ được hưởng cái thú thẩm mĩ là chờ vợ đi làm về rồi cùng ăn cơm, cũng như mấy ngày Tết hưởng cái hạnh phúc nho nhỏ là cùng vợ đi thăm hỏi những người thân thích họ hàng. Hai người đã xa cách nhau gần chục năm trời, nhiều lúc như lãng quên cả những niềm vui của đời sống đôi lứa. Nhưng càng chờ càng sốt ruột. Đường phố giờ cao điểm đầy xe, kẻ đi ẩu không ít, Phượng lại mới ở tỉnh lẻ về. Tai hoạ, còn những gì nữa, biết thế nào mà lường!
Lý kéo tay chị Hoài, nguýt ông em chồng:
- Thôi, mặc lão, chị. Cứ như vợ chồng mới cưới không bằng.
- Thì chú cứ vào ăn cơm trước đi. Ngộ nhỡ cô ấy còn gặp bạn bè, còn rẽ vào đâu đó mua bán cái gì thì sao nào!
Nói với lại như để trấn an Luận xong, chị Hoài mới chịu theo cái kéo tay của Lý, lên gác, vào buồng vợ chồng Lý.
Mấy ngày chơi ở đây, đây là lần đầu tiên chị vào buồng vợ chồng Lý. Những lần lên gác, thu dọn buồng ông Bằng theo một thói quen từ ngày làm dâu đã xa, chị có gặp Lý nhưng chưa bao giờ Lý mời chị vào buồng. Cứ nghĩ, cô ấy giữ kẽ, hay có điều gì không tiện phô phang cho người khác biết. Nào ngờ, căn buồng tuềnh toàng và thiếu ngăn nắp quá. Lạ nữa là một người ưa đẹp và khéo như Lý sao lại để nơi ăn chốn ở luộm thuộm như vậy. Cứ như nơi ăn ở tạm bợ. Buồng rộng, đồ đạc có vẻ nhiều, nhưng tất cả đều gói kín trong các bao tải, túi ni lông, hòm gỗ, hòm sắt giúi dưới gầm giường, gầm tủ và chất đống ở một góc nhà. Không có sự kê dọn, bài trí, ngoại trừ cái giường mô đéc chân lùn kê trước cái tủ gương kiểu cổ, trán tủ, bệ tủ chạm khắc chim hoa rườm rà. Góc buồng đối diện với đống đồ đạc bọc gói là nơi để những là ngựa gỗ, xe đạp con, búp bê, bàn tính, bàn cá ngựa, những đồ chơi bằng nhựa, chắc là của Dư, con Lý hồi còn nhỏ, trừ cái khung xe đạp kiểu Mifa bao bọc kín các tuýp, chỉ để hở cái càng phuốc nguệch ngoạc tì sát vào tường.
- Chị ngồi đây, em pha nước. - Lý vứt cái áo khoác lên giường. - Chị nhìn nhà em xem, có đúng là tiếng cả nhà không không? Gói, bọc, hòm xiểng kia là của người ta gửi. Mình, đến cái bàn nước cũng không có. Ơ, cái phích nước đâu rồi. Quỷ tha ma bắt cái nhà ông Đông này lại xách đi hội tổ tôm rồi. Chị Hoài ạ, không ai vô tích sự như cái ông Đông
nhà này. Hôm Tết, lập lá số tử vi cho ông ấy, ông thầy bảo: ông ta mệnh vô chính diệu, tức là loại người chẳng làm nên cơm cháo gì cả. Thật cứ tức anh ách mà phải chịu. Chị ngồi đây, em cắm điện, đun ít nước nhé!
- Thôi nước nôi làm gì! Cô ngồi đây, chị em nói dăm ba câu rồi tôi còn phải đi đàng này một lát.
- Chị định đi đâu bây giờ?
- Hôm qua gặp bà Chí, bà ấy lại mời đến chơi. Cũng là chỗ quen thân ngày trước cả. Ờ, cái buồng này ngày trước chú Đông, chú Luận ở đây. Ông bà ở bên kia. Ông rèn tập con giai ráo riết lắm, nhất là cậu Cừ. Còn ở dưới nhà, buồng vợ chồng cô Phượng xưa là cái kho để đồ đoàn chật hẹp lắm!
Lý nghiêng đầu, gỡ cặp tóc, thưỡi cái môi dưới:
- Được như thế là sướng quá rồi, chật hẹp gì nữa. Thử hỏi, ở cái nhà này, có ai sướng bằng cô Phượng không? Tự dưng được hưởng hết mọi thứ. Chuyển công tác về thành phố này, nhà cửa có sẵn này. Nhẽ ra cái buồng ấy là của em, em lấy để dành cho thằng Dư chứ. Lại còn cái ông Luận, trông có mẽ thế thôi chứ lương phóng viên ăn nhằm gì. Không có ông cụ thúi cho, này trăm này, mai trăm khác thì có ối ra đấy mà ăn tiêu.
- Chết, tôi tưởng… ông cụ thì làm gì có tiền.
- Thế thì chị không biết rồi. - Lý trợn mắt. - Sổ tiết kiệm này. Lại còn nhẫn, xuyến của bà cụ. Bán đi thì cũng vẫn còn. Chị thấy buồng cụ không? Toàn những thứ đáng tiền cả đấy. - Lý thở đánh thượt. - Thật, khổ nhất ở cái nhà này là em. Đứng mũi chịu sào, trăm cái tội cái nợ đổ lên đầu em hết. Chị tính, Tết vừa rồi, tiêu pha tốn kém bạc nghìn chứ ít à. Rồi bây giờ, cái Phượng nó lại về đây. Em bảo nó: Ăn chung là dứt khoát không nên rồi. Nhưng, ăn riêng tiếng vậy cũng phiền lắm. Vì ở cạnh nhau, hơn kém nhau một tí cũng nhòm ngó, suy bì tị nạnh, trò đời, xưa nay vẫn thế.
- Anh em trong nhà ai lại thế!
- Ôi giời, hoàn cảnh nó sẽ nảy nòi ra cái tính ấy chứ chị. Chung quy tại cái mệnh em. Mệnh em là mệnh thoa xuyến kim, tức là chuyên đi làm cho người khác hưởng, như là cái thoa, cái xuyến, vàng thật đấy, nhưng là để trang sức cho người ta thôi, chị ạ.
Chị Hoài gượng cười:
- Cô còn tin số mệnh thế kia à!
- Khoa học đấy chị ạ. Bây giờ, bọn em, đứa nào cũng chăm lễ bái lắm.
Đang sôi nổi, Lý bỗng dừng. Dưới sân có tiếng kêu thất thanh của Luận. Tiếng Luận nghe hốt hoảng lắm. Chị Hoài vội bước ra cửa, chạy xuống thang gác.
Luận và Phượng đang đi vào nhà. Mặt Phượng cúi gằm. Cái khăn không thắt, để hờ trên vai.
- Phượng mất xe đạp rồi, chị Hoài ạ.
Luận nói, cố giữ giọng bình tĩnh. Chị Hoài kêu giật:
- Mất lúc nào, cô?
Phượng đứng lại, hai con mắt đỏ hoe, giọng ngàn ngạt:
- Em dựa xe ở trước cổng xí nghiệp, khoá hai khoá. Nửa tiếng sau ra thì không thấy đâu nữa.
- Thế đã tìm hết các nơi chưa? Báo cơ quan, trình công an chưa?
Lý đã từ trên gác xuống từ lúc nào, đứng ở chân cầu thang, tay chống nạnh, nghe chị Hoài nói xong, rít:
- Có mà tìm đằng giời! Thằng cha nào xông nhà cô năm nay? Có phải lão thợ mộc không?
Chị Hoài nắm tay Phượng, xót xa:
- Thôi vào nhà đi đã, Phượng. Cứ bình tĩnh. Sao tay em lạnh giá thế này!
Đủng đỉnh bước ra, Lý nhìn Luận, lạnh tanh:
- Của đi thay người thế cũng còn may đấy, cậu Luận ạ. Bây giờ ăn trộm ăn cắp nó tinh vi lắm. Hai khoá đã đi đến đâu. Nó còn xịt cả ête vào cho ngủ mê mệt đi rồi mới vào khuân đồ đạc kia. Hừ, có của thì phải chịu khó mà giữ chứ. Hai khoá! Chứ mười khoá mà mất thì cũng cứ mất!
Thoáng nghe thấy tiếng xe máy phanh kít rồi lại rồ máy vụt đi, đã nghe thấy giọng Lý reo lanh lảnh ở ngoài cổng. Trong làn sương mờ lúc chiều xuân, từ khu vườn nhìn ra, nhận được ngay là Lý vừa chụp cái mũ liền áo lên che đầu, lách qua khe mở của hai cánh cổng sắt, bước vào. Lý đang nghỉ phép, để kéo dài thêm niềm vui của cái Tết ba ngày ngắn ngủi. Ai đó vừa đèo xe máy đưa chị về.
- A, chị trồng hộ em cây quất ra vườn rồi cơ à? Cảm ơn chị Hoài quá!
Lý đứng lại, tháo đôi găng tay đen, xoa gương mặt nõn nà ướt hơi sương, lại hớn hở reo.
Chiều xuân ẩm đang ngả bóng mờ trong khu vườn.
Đó là một khu vườn nhỏ thường thấy ở những biệt thự xinh xắn trong thành phố này. Người dẫu có thế nào cũng vẫn còn quyến luyến cây xanh. Và, căn nhà nhỏ nằm giữa cho cây xanh bao quanh như bức tranh thu nhỏ lại, nói lên một điều phổ quát cao xa: nền văn minh của con người trỗi lên từ giữa tự nhiên và họ còn nhớ mãi điều đó.
Ở thành phố, đất vốn hiếm. Ở đây, vườn cây chỉ được dành một khoảng hẹp, chủ yếu là ở bên phải căn nhà, thêm chút ít ở phía sau và lấn lên cái nền phần nhà đã phá sau cơn hoả hoạn. Tuy vậy không gian chật chội vẫn đủ thu xếp cho cuộc tụ hội của cây. Khu vườn vẫn hiển hiện sức sống cây xanh nhiệt đới và đậm đà phong cách tao nhã, dồi dào tính thiết thực và khiếu năng thẩm mĩ của con người.
Mở lối đón từ cổng vào là hai cây thông bách tán yểu điệu nghiêng mình. Tiếp đó, phía trái là bụi trúc nhỏ tỉa tót kĩ càng, gây cảm giác khó chịu về vẻ cằn cỗi, giả tạo của kiểu núi non bộ, nhưng bù lại, phía đối diện xanh um một nhóm mai xanh thả bóng rườm rà. Dọc theo bờ tường, áp sát gốc mai, chạy về phía sau khoảng hơn ba chục thước là phần chính của khu vườn. Nơi đây không theo một hàng lối, khuôn thước nhất định, những mít, ổi, nhãn, vải, táo, sấu, xoài, chen nhau từng tấc đất không thừa thãi, nhưng thoải mái giao cành. Tất cả các chủng loại dường như đều cùng một lứa, giờ cao ngang tầm nhau và đang ở thời kì sung sức nhất. Cây nào cũng như được chọn lọc trong đồng loại, ngùn ngụt sức sống nhưng khiêm nhường đứng cạnh nhau, tạo nên một mảng xanh sẫm, nhạt dần sắc độ khi vòng sang phía trái căn nhà và chấm dứt ở hàng tường vi
giới hạn phía sau nơi cư trú của các loại hoa thảo. Ở đây rậm rì các bụi xạ căn, bạc hà. Ở đây layơn thập thò những tai hoa mảnh như lụa, cạnh những khóm ngọc trâm trắng như tuyết và những chậu cúc đơn, cúc đại đoá vàng rượi như một vệt nắng vừa rớt xuống.
Cạnh bếp là cái nền phần nhà đã cháy, lờm xờm xanh mờ cỏ gà dưới chân một cái xà đơn, đôi bánh xe goòng, mấy quả tạ gang, dụng cụ tập tành của mấy người đàn ông trong nhà. Ở đó, mấy ngày nay đã xuất hiện một cái giàn làm bằng tre khô, nó chờ đợi những hạt mướp hương của chị Hoài mang lên, Phượng gieo đêm ba mươi Tết, nảy mầm, vươn ngọn leo lên.
Vào mùa này, chim chưa trở lại, cây qua mùa lá rụng đang bật nảy chồi non, khu vườn toả lan một làn không khí tươi lành và thanh tịnh, rất dễ chịu. Nơi đây, sau những giờ làm việc mệt mỏi, ông Bằng có thói quen hay đi đi lại lại để thư giãn. Cũng có lúc ông ngồi ngả lưng xoải dài tay chân trên cái ghế đá đặt dưới một cây táo. Cây có một khuôn mặt dịu dàng: dưới bóng cây, mệt nhọc được giải toả và những phiền tạp trong đời sống thường ngày được thanh thản khỏi tâm hồn.
Dừng lại dưới bóng cây, nhìn thấy người phụ nữ nông thôn đang vun đất quanh cây quất mới trồng, Lý thoáng một giây bỡ ngỡ, xa lạ. Tưởng như lần đầu tiên Lý nhìn thấy chị và khu vườn. Trong giây lát, vai Lý thõng xuống, chị thở một hơi dài, có cảm giác tất cả các đầu dây thần kinh và mạch máu đều buột ra khỏi hai điểm căng níu, mềm xỉu đi. Sau mấy ngày cuốn mình trong vui chơi ồ ạt, náo động, Lý vừa bắt gặp một nhịp điệu khác hẳn, nhịp điệu êm ả, thư thái của khu vườn.
Quả thật khu vườn có một nhịp điệu riêng.Và bây giờ, đó là nhịp đều đặn, khoan thai của cây chổi trong tay chị Hoài, và tiếng lăn rào rào của lá khô theo hơi gió tạt trên nền đất ẩm.
- Chị Hoài, chị quét làm gì! Có lần em quét, ông không nghe, ông bảo: Để lá khô cho nó tự nhiên.
Lý thốt nói, rồi tần ngần gỡ cái khăn quàng cổ, mắt thoáng bần thần như đang cố nhớ lại cái buổi Lý quét lá cuối cùng.
- Quét một tí cho nó sạch. Cũng có việc gì nữa đâu. Thăm hỏi hàng xóm, người quen thì cũng suốt lượt rồi. Cô Lý này, lúc rỗi rãi, bắc cái ghế ra đây ngồi chơi, không có con ruồi con muỗi cũng thích lắm, cô ạ. Mùa hè, ừ, chỉ ít ngày nữa thôi, ngồi ở đây ngửi thấy cả mùi thơm hoa hoàng lan từ nhà ông xích lô đầu phố đưa về kia. Thơm lắm! Tôi nhớ, cái hồi tôi ở đây, cái phần nhà kia chưa cháy, chiều chiều gia đình ta, bà lang Chí, và người mấy gia đình nữa đem ghế ra đây ngồi chơi, trò chuyện vui lắm.
Người phụ nữ tựa cán cây chổi cọ vào thân cây nhãn. Câu nói dài, nhuần nhuỵ, đưa nỗi nhớ về tít xa. Chị đang nhớ! Nỗi nhớ dâng tràn cặp
mắt hai mí đằm thắm và gương mặt hồn hậu. Rồi chẳng cần biết Lý đang nghĩ gì, chị bước lên, giọng bỗng náo nức lạ thường:
- Cô Lý ơi, cây mít này hồi tôi lấy anh Tường nó mới bói quả đầu tiên, thế mà giờ nó đã cao chừng này rồi. Còn cây táo này, tôi nhớ anh Tường trồng, ngọn nó chỉ cao bằng chú Luận hồi đó. Tôi nhớ anh Tường ba mươi, hơn chú Đông năm tuổi. Chú Luận chỉ mới mười bốn mười lăm. Cây táo lớn quá, nhưng tôi vẫn nhớ cái dáng ngả, chẽ ba cành của nó.
Người phụ nữ đi trong vườn cây, thỉnh thoảng lại dừng lại vỗ nhè nhẹ vào từng thân cây, như người mẹ đi xa về vỗ về, ve vuốt những đứa con yêu. Thân thiết quá, cây vải, cây nhãn này, chị mang từ quê lên. Khóm trúc kia chị tưới tắm, bắt sâu bọ măng cho nó. Cây ổi nọ chị hái búp sao làm thuốc cho bà, cành cụt nọ chị cắt làm chạc súng cao su và cho Cừ và Cần.
- Tôi còn nhớ những buổi chiều hè, ông ngồi đọc sách ở cái ghế đá dưới gốc táo kia. Từ hồi nhà dọn về đây đã có cái ghế ấy rồi. Còn khu vườn, hồi đó còn thưa lắm. Nắng chan hoà cả. Chú Đông, chú Luận hay tập thể dục ở đây. Tôi kéo một cái dây thép từ bờ tường kia tới ống nước cạnh nhà, phơi quần áo của cả nhà vẫn chưa hết chỗ. Dạo đó tôi làm ở Công trường xây dựng nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Một hôm tôi đi làm về, anh Tường bảo tôi cùng anh ra ngồi ở cái ghế đá kia. Anh nói với tôi: Hoài à, anh đi lần này không chắc đã về…
Người phụ nữ buông lửng câu nói, quay đi, đưa tay che mặt. Lý rơm rớm nước mắt, Lý không thật hiểu cái gì vừa xảy ra ở Lý, ở chị Hoài, Lý không có kỉ niệm. Lý chỉ nhớ lũ con nhà ông thợ mộc cột nhà cháy hay trèo tường sang hái trộm hoa quả và có lần lấy cái khăn voan của Lý.
- Anh Tường đi Nam năm năm chín, chị nhỉ? - Lý hỏi, như buột miệng.
- Năm ấy đấy, cô ạ. - Người phụ nữ quay lại, giọng nghèn nghẹn - Năm ấy quân ta bắt đầu mở đường giải phóng miền Nam, tôi nhớ lắm. Tôi nhớ, năm năm nhăm, anh ấy cưới tôi.
Mặt người phụ nữ hơi gằm xuống. Chị đưa tay, gạt sợi tóc mai vương trên má, giọng bỗng nhỏ hẳn đi:
- Anh ấy biết tôi từ năm bốn nhăm, cô Lý ạ.
- Trời, lâu thế kia ư?
- Thật là thế đấy, cô Lý à.
Người phụ nữ ngẩng lên, đôi mắt thật kì lạ, trẻ như mắt thiếu nữ, lóng lánh sáng. Và đôi môi chị se khô toả ra một nét cười vừa sung sướng, vừa ngượng ngùng:
- Nó là cái duyên, cái số, cô Lý ạ. Dạo đó, đơn vị anh ấy đóng quân hai tháng ở làng tôi, luyện tập để đi Nam tiến. Cô biết phong trào Nam tiến hồi đó chứ! Cả làng tôi giã bánh dầy làm lương khô cho các anh. Ôi, sao hồi ấy vui thế! Cối giã bánh thậm thịch suốt ngày suốt đêm. Tôi vuốt bánh. Vuốt bánh vất vả lắm, cô Lý ạ. Nếp nhuyễn dính chặt vào chày, phải kéo, phải vuốt thật khéo. Thế rồi một hôm lúc đơn vị anh sửa soạn lên đường, anh đột ngột gọi tôi ra cạnh cây rơm. “Cô mình này - Anh nói - đôi tay em đẹp quá. Em có bằng lòng làm vợ anh không?" Tôi rủn hết cả chân tay. Rồi anh ấy đi. Thình lình năm năm tư anh trở về làng tôi. "Cô mình còn nhớ anh không?" Câu đầu tiên anh ấy hỏi tôi thế! Tôi không trả lời, tôi bật khóc tấm tức. Sao lúc ấy tôi lại khóc nhỉ?
Mắt người phụ nữ giàn giụa. Cảnh ngày nào như đang tái hiện. Chị lắc đầu, rồi ngẩng lên, hoài niệm vẫn vương vấn trong tâm trí.
Nhưng, hình như không quen phô bày quá lâu kỉ niệm riêng, chị liền quay mặt lại nhìn Lý và vỗ nhẹ vào thân cây vải đứng cạnh, giọng sáng hừng:
- Cô Lý này, cây nó cũng biết cảm xúc, biết nghe nhạc đấy. Ông bảo tôi thế. Có lần, ông đọc sách, kể cho tôi, anh Tường nghe. Có một nhà vũ đạo Ấn Độ sáng nào cũng tập múa mười lăm phút theo tiếng đàn ở vườn hoa. Ông ta nhận ra, những bông hoa ở đấy bao giờ cũng nở sớm hơn ở những nơi khác.
"Bà này quê mùa mà lãng mạn ghê!" Thực tình là Lý đã đứng nghe chị giãi bày tâm sự, đã có lúc Lý cảm thương quý mến chị. Còn bây giờ Lý nghĩ, mỉm cười, ra khỏi sức lôi cuốn của câu chuyện.
- Cô Lý ạ, - người phụ nữ bước sát lại cạnh Lý, giọng chợt hạ xuống, thật trầm buồn. - Tôi quý nhất gia đình ta ở cái nghĩa, cái tình. Tiếc quá, giá mà tôi có được một đứa con với anh Tường…
Ngẩng lên, tránh cái nhìn của chị Hoài, Lý muốn thoát ra khỏi những quyến rũ uỷ mị. Nhưng chị nhận thấy, trên những cành nhãn, cành vải trong tầm mắt chị nhu nhú những hạt sương treo, trông như những giọt nước mắt.
Hai người đi vào nhà thì gặp Luận chạy xộc ra.
- Chị Hoài, chị Lý đã thấy Phượng về chưa? Quái sao giờ này còn chưa về là thế nào nhỉ? - Giọng Luận lo âu thái quá. Lướt qua Luận, Lý quay mặt đi, giọng tưng tửng:
- Ngày đầu đi làm còn để người ta xem mặt đã chứ!
Chị Hoài nhìn Luận, mắt chớp chớp, ngần ngừ:
- Ừ, ngày đầu nhận việc chắc còn phải gặp các phòng, các ban, còn bàn giao nên cô ấy về muộn một tí đấy thôi, chú ạ.
Luận ậm ừ, mặt càng đăm chiêu. Anh đang chờ vợ đi làm buổi đầu tiên về. Buổi đầu tiên kết quả thế nào? Càng chờ càng sốt ruột. Thông thường, buổi đầu tiên không thể quá giờ được. Nhẩm tính rồi. Lấy xe cho là mất năm phút. Vậy, năm giờ kém năm là có mặt ở cổng rồi. Thế mà bây giờ đã sáu giờ mười. Chiều nay Luận ở nhà viết bài. Viết xong, ngồi chờ. Chưa bao giờ được hưởng cái thú thẩm mĩ là chờ vợ đi làm về rồi cùng ăn cơm, cũng như mấy ngày Tết hưởng cái hạnh phúc nho nhỏ là cùng vợ đi thăm hỏi những người thân thích họ hàng. Hai người đã xa cách nhau gần chục năm trời, nhiều lúc như lãng quên cả những niềm vui của đời sống đôi lứa. Nhưng càng chờ càng sốt ruột. Đường phố giờ cao điểm đầy xe, kẻ đi ẩu không ít, Phượng lại mới ở tỉnh lẻ về. Tai hoạ, còn những gì nữa, biết thế nào mà lường!
Lý kéo tay chị Hoài, nguýt ông em chồng:
- Thôi, mặc lão, chị. Cứ như vợ chồng mới cưới không bằng.
- Thì chú cứ vào ăn cơm trước đi. Ngộ nhỡ cô ấy còn gặp bạn bè, còn rẽ vào đâu đó mua bán cái gì thì sao nào!
Nói với lại như để trấn an Luận xong, chị Hoài mới chịu theo cái kéo tay của Lý, lên gác, vào buồng vợ chồng Lý.
Mấy ngày chơi ở đây, đây là lần đầu tiên chị vào buồng vợ chồng Lý. Những lần lên gác, thu dọn buồng ông Bằng theo một thói quen từ ngày làm dâu đã xa, chị có gặp Lý nhưng chưa bao giờ Lý mời chị vào buồng. Cứ nghĩ, cô ấy giữ kẽ, hay có điều gì không tiện phô phang cho người khác biết. Nào ngờ, căn buồng tuềnh toàng và thiếu ngăn nắp quá. Lạ nữa là một người ưa đẹp và khéo như Lý sao lại để nơi ăn chốn ở luộm thuộm như vậy. Cứ như nơi ăn ở tạm bợ. Buồng rộng, đồ đạc có vẻ nhiều, nhưng tất cả đều gói kín trong các bao tải, túi ni lông, hòm gỗ, hòm sắt giúi dưới gầm giường, gầm tủ và chất đống ở một góc nhà. Không có sự kê dọn, bài trí, ngoại trừ cái giường mô đéc chân lùn kê trước cái tủ gương kiểu cổ, trán tủ, bệ tủ chạm khắc chim hoa rườm rà. Góc buồng đối diện với đống đồ đạc bọc gói là nơi để những là ngựa gỗ, xe đạp con, búp bê, bàn tính, bàn cá ngựa, những đồ chơi bằng nhựa, chắc là của Dư, con Lý hồi còn nhỏ, trừ cái khung xe đạp kiểu Mifa bao bọc kín các tuýp, chỉ để hở cái càng phuốc nguệch ngoạc tì sát vào tường.
- Chị ngồi đây, em pha nước. - Lý vứt cái áo khoác lên giường. - Chị nhìn nhà em xem, có đúng là tiếng cả nhà không không? Gói, bọc, hòm xiểng kia là của người ta gửi. Mình, đến cái bàn nước cũng không có. Ơ, cái phích nước đâu rồi. Quỷ tha ma bắt cái nhà ông Đông này lại xách đi hội tổ tôm rồi. Chị Hoài ạ, không ai vô tích sự như cái ông Đông
nhà này. Hôm Tết, lập lá số tử vi cho ông ấy, ông thầy bảo: ông ta mệnh vô chính diệu, tức là loại người chẳng làm nên cơm cháo gì cả. Thật cứ tức anh ách mà phải chịu. Chị ngồi đây, em cắm điện, đun ít nước nhé!
- Thôi nước nôi làm gì! Cô ngồi đây, chị em nói dăm ba câu rồi tôi còn phải đi đàng này một lát.
- Chị định đi đâu bây giờ?
- Hôm qua gặp bà Chí, bà ấy lại mời đến chơi. Cũng là chỗ quen thân ngày trước cả. Ờ, cái buồng này ngày trước chú Đông, chú Luận ở đây. Ông bà ở bên kia. Ông rèn tập con giai ráo riết lắm, nhất là cậu Cừ. Còn ở dưới nhà, buồng vợ chồng cô Phượng xưa là cái kho để đồ đoàn chật hẹp lắm!
Lý nghiêng đầu, gỡ cặp tóc, thưỡi cái môi dưới:
- Được như thế là sướng quá rồi, chật hẹp gì nữa. Thử hỏi, ở cái nhà này, có ai sướng bằng cô Phượng không? Tự dưng được hưởng hết mọi thứ. Chuyển công tác về thành phố này, nhà cửa có sẵn này. Nhẽ ra cái buồng ấy là của em, em lấy để dành cho thằng Dư chứ. Lại còn cái ông Luận, trông có mẽ thế thôi chứ lương phóng viên ăn nhằm gì. Không có ông cụ thúi cho, này trăm này, mai trăm khác thì có ối ra đấy mà ăn tiêu.
- Chết, tôi tưởng… ông cụ thì làm gì có tiền.
- Thế thì chị không biết rồi. - Lý trợn mắt. - Sổ tiết kiệm này. Lại còn nhẫn, xuyến của bà cụ. Bán đi thì cũng vẫn còn. Chị thấy buồng cụ không? Toàn những thứ đáng tiền cả đấy. - Lý thở đánh thượt. - Thật, khổ nhất ở cái nhà này là em. Đứng mũi chịu sào, trăm cái tội cái nợ đổ lên đầu em hết. Chị tính, Tết vừa rồi, tiêu pha tốn kém bạc nghìn chứ ít à. Rồi bây giờ, cái Phượng nó lại về đây. Em bảo nó: Ăn chung là dứt khoát không nên rồi. Nhưng, ăn riêng tiếng vậy cũng phiền lắm. Vì ở cạnh nhau, hơn kém nhau một tí cũng nhòm ngó, suy bì tị nạnh, trò đời, xưa nay vẫn thế.
- Anh em trong nhà ai lại thế!
- Ôi giời, hoàn cảnh nó sẽ nảy nòi ra cái tính ấy chứ chị. Chung quy tại cái mệnh em. Mệnh em là mệnh thoa xuyến kim, tức là chuyên đi làm cho người khác hưởng, như là cái thoa, cái xuyến, vàng thật đấy, nhưng là để trang sức cho người ta thôi, chị ạ.
Chị Hoài gượng cười:
- Cô còn tin số mệnh thế kia à!
- Khoa học đấy chị ạ. Bây giờ, bọn em, đứa nào cũng chăm lễ bái lắm.
Đang sôi nổi, Lý bỗng dừng. Dưới sân có tiếng kêu thất thanh của Luận. Tiếng Luận nghe hốt hoảng lắm. Chị Hoài vội bước ra cửa, chạy xuống thang gác.
Luận và Phượng đang đi vào nhà. Mặt Phượng cúi gằm. Cái khăn không thắt, để hờ trên vai.
- Phượng mất xe đạp rồi, chị Hoài ạ.
Luận nói, cố giữ giọng bình tĩnh. Chị Hoài kêu giật:
- Mất lúc nào, cô?
Phượng đứng lại, hai con mắt đỏ hoe, giọng ngàn ngạt:
- Em dựa xe ở trước cổng xí nghiệp, khoá hai khoá. Nửa tiếng sau ra thì không thấy đâu nữa.
- Thế đã tìm hết các nơi chưa? Báo cơ quan, trình công an chưa?
Lý đã từ trên gác xuống từ lúc nào, đứng ở chân cầu thang, tay chống nạnh, nghe chị Hoài nói xong, rít:
- Có mà tìm đằng giời! Thằng cha nào xông nhà cô năm nay? Có phải lão thợ mộc không?
Chị Hoài nắm tay Phượng, xót xa:
- Thôi vào nhà đi đã, Phượng. Cứ bình tĩnh. Sao tay em lạnh giá thế này!
Đủng đỉnh bước ra, Lý nhìn Luận, lạnh tanh:
- Của đi thay người thế cũng còn may đấy, cậu Luận ạ. Bây giờ ăn trộm ăn cắp nó tinh vi lắm. Hai khoá đã đi đến đâu. Nó còn xịt cả ête vào cho ngủ mê mệt đi rồi mới vào khuân đồ đạc kia. Hừ, có của thì phải chịu khó mà giữ chứ. Hai khoá! Chứ mười khoá mà mất thì cũng cứ mất!
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Mùa lá rụng trong vườn - Chương 4 (Ma Văn Kháng),Mùa lá rụng trong vườn - Chương 4,Ma Văn Kháng
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!