Bỉ vỏ - Chương 20 (Nguyên Hồng)
Phương Như | Chat Online | |
10/07/2019 10:20:40 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
98 lượt xem
- * Bỉ vỏ - Chương 21 (Nguyên Hồng) (Văn học trong nước)
- * Bỉ vỏ - Chương 22 (Nguyên Hồng) (Văn học trong nước)
- * Bỉ vỏ - Chương 19 (Nguyên Hồng) (Văn học trong nước)
- * Xuân này con không về (Văn học trong nước)
Một buổi chiều gần tàn, nắng vàng nhạt, chân trời lặng lẽ mờ mờ sương.
Tám Bính đứng ở đầu toa chở hành khách hạng tư, trong cảnh vật bên đường thấp thoáng chập chờn trong ánh nắng và khói sương. Giời tối dần. Rồi mưa bụi. Gió rào qua những mặt ruộng mênh mông đen sẫm, tạt qua mặt Bính những hạt mưa lấm tấm. Bính né lùi người vào bên cửa lối ra vào, đưa mắt nhìn suốt một lượt:
- Phải cứ ngủ cho rõ say vào.
Dứt lời, Bính cười, Bính vui sướng thấy dạo này đổi sang đường tàu Hải Phòng Hà Nội vợ chồng Bính "trúng" được luôn, và nhờ những thủ đoạn đưa đón của Bính, công việc êm như ru, "hàng" "trôi" không vấp váp. Thấy thế, Năm Sài Gòn chặc lưỡi bảo Hai Sơn:
- Về đi "dọc" đường này nếu không có Tám Bính tôi đến bó tay mất!
Năm phải phục thầm Tám Bính những khi Bính bình tĩnh suy tính rất chóng trong các cơn nguy hiểm. Năm thật không ngờ từ ngày Tám Bính bị kẹp mất một bàn tay, Bính lại trở nên một "bỉ vỏ" xuất trận gan trường lạ thường.
... Như ngày tháng năm mới rồi, Tám Bính không nhanh mắt, không mau trí khôn thì Năm Sài Gòn vừa bị bắt, vừa bị đòn đau trên một chuyến xe lửa rất đông.
Người ta còn nhớ đến ga Cẩm giàng có một bọn lái lợn hơn mười người say rượu bét nhè, chen nhau lên tàu. Những hầu bao xóc xách tiếng hào cạnh thắt lưng làm Năm đương buồn vì tối qua thua sóc đĩa trần trụi, tỉnh hẳn người, tươi ngay nét mặt.
Một lúc lâu, Năm giở dao sắp sửa cắt túi một người chuyện huyên thuyên bên cạnh hắn thì Bính ngăn lại, bảo khẽ:
- Việc gì phải vội thế, hẵng "tròm" xem "so" nào "tễ bướu" nhất hãy "khai"(1) nào.
Nói đoạn Bính bấm khẽ Năm Sài Gòn.
o O o
1. Hẵng nhìn xem thằng nào nhiều tiền nhất hãy cắt nào.
- "Nhe" đằng "hậu đớm"(1) anh Năm!
Năm đưa mắt nhìn theo một ông cụ già nhất trong tụi ấy, thắt lưng lụa hồ thủy, mặc áo cánh lụa nâu, ý chừng là trùm phường lái lợn này - đương xốc hầu bao đếm tiền.
Năm tờ giấy bạc một đồng, hai tờ giấy năm đồng, non hai chục hào ván.. những giấy bạc mới, những bạc hào sủng soảng như nhảy múa trước mặt Năm, Năm cười:
- Ừ nhỉ, tý nữa!
Tám Bính cười, đáp lại, hai tay vẫn ủ trong một cái đẫy vải, lảng ra khỏi chỗ khác. Nhưng chẳng phải Tám Bính không có "khách hàng" đâu, mắt Bính tuy trông ra ngoài, song Bính cứ lùi dần đến bên anh lái trẻ tuổi ít cười, khư khư giữ một bọc tiền trong lòng. Tuy thế anh cũng lẳng lơ lắm, luôn luôn đưa mắt liếc Bính. Mỗi lần Bính đều trả lại một nụ cười kín đáo.
Lúc đó ông lái già vẫn say bự, vẫn chuyện trò huyên thuyên, còn Năm Sài Gòn đã ngồi sát cạnh ông.
Bỗng Năm rút lưỡi dao, nhẹ đưa cắt túi tiền của ông già. Tức thì người trẻ tuổi đĩ thõa nọ đứng vội lên, vớ đòn ống, giơ thẳng cánh tay nhằm đầu Năm giáng xuống.
Bính xanh mắt, lao nhanh người chắn ngay bước người trẻ tuổi, nhổ toẹt quết trầu và kêu:
- Chết, phang cả vào mặt tôi bây giờ. Làm sao thế này?
Người trẻ tuổi bực tức kêu lên:
- Ô kìa!
Tiếng "kìa" chưa buông xong, đánh cái vút, Năm Sài Gòn đã cầm túi tiền chạy ra cửa toa rồi lao xuống đường.
o O o
1. Nhìn đừng sau lưng.
- Thế là cô để kẻ cắp xẻo túi tiền của ông tôi thoát rồi!
Bính trừng mắt:
- Đâu kẻ cắp đâu? Và nó chạy đâu?
Người trẻ tuổi đỏ mặt:
- Thôi không thèm nói với cô nữa. Khéo mèo!
Bính ra dáng bẽn lẽn, lùi lũi về chỗ ngồi. Một lúc sau, cả tàu bớt nhao nhao bàn về chuyện ông lái già mất hai chục bạc, Tám Bính đã thoắt xuống ga Đình dù với cái đẫy tiền của anh chàng nọ, và để lại trong trí nhớ anh một bài học về sự đứng đắn trên đường trường đáng giá cũng non hai mươi đồng.
... Trời tối âm u, gió càng rít mạnh, mưa thêm mau và nặng hạt. Vùng quê mênh mông dần chìm hẳn trong sương mờ mịt. Một bóng người từ đầu toa đằng kia đi tới, Bính ngẩng đầu khẽ gọi:
- Anh Năm!
Năm thầm nói:
- Một "so sì".
Dứt lời Năm quay lại lấm lét nhìn:
- So sì nào?
- So sì "trưng tẩy" đằng "hậu đớm" mình "tễ bướu"(1) lắm.
- Sao anh không "loại tươi"(2).
- "So hắc" lắm! Cá nó "diếm" ở "dắm thượng"(3) áo ba-đờ-suy cơ.
- Thì phải "khai"(4) chứ sao.
o O o
1. Thằng người ta diện tây ở sau mình nhiều tiền lắm.
2. Loại tươi: lấy ngay.
3. Ví nó dấu ở túi trên áo ba-đờ-suy cơ.
4. Khai: xẻo, cắt, rạch.
- Không thể được, anh đến gần nó, nó cứ lảng đi, mà một "bỉ đượi"(1) đến bên nó, nó đứng yên mình ạ...
Tám Bính ngắt lời:
- Em hiểu rồi.
Năm đi sang toa khác, Tám Bính rón rén đi vào chỗ ngồi, khi qua mặt một người đàn ông vận âu phục. Bính đưa mắt nhìn. Ánh đèn điện trong toa không sáng lắm, vẻ lẳng lơ của Bính đẹp dịu thêm. Người đàn ông phừng phừng cả mặt. Hắn đứng dậy xốc cổ áo ba-đờ-suy, kéo phu-la lên quá mang tai, theo nhanh Bính.
Đến đầu toa, Tám Bính đứng lại, tỳ tay lên lan can thẩn thơ trông. Hắn liền nhẹ vỗ vai Bính:
- Cô! à em! Mưa rét thế này buồn lắm nhỉ.
Bính mỉm cười, nhích nhích người đi không đáp. "Làm tiền" nhưng ra cái vẻ "bò lạc" đấy. Hắn tự nhủ. Rồi bằng một giọng êm ái nhưng sỗ sàng hắn hói:
- Còn vẽ sự! Đứng hẳn lại đây với tôi rồi nói chuyện có phải vui không?
Vừa nói hắn vừa vuốt lưng Bính tấm tắc khen:
- Chà! Xinh tệ! Đáng yêu tệ!
Bính gạt tay hắn:
- Này, trẻ con vừa chứ!
... Trước còn thưa, dần thêm đậm đà rồi đằm thắm. Và Tám Bính càng chuyện trò, cười cợt khi thấy hắn cởi phanh áo ba-đờ-suy ra định choàng lấy người Bính cùng lúc Năm Sài Gòn nhẹ bước tiến đến. Nhưng, vẫn như không hay biết, hắn chỉ càng mê mệt, nhìn ngắm đôi má ửng hồng của Bính. Tay phải hắn ôm choàng
o O o
1. Bỉ đượi: Con đĩ.
lấy Bính, tay trái bíu lấy cánh cửa tàu để một bên áo khoác trễ hẳn xuống.
Năm Sài Gòn liền đưa lưỡi dao sáng loáng nhẹ rạch cái túi đựng ví tiền.
Nhưng đầu Năm vừa che khuất ánh đèn vệt một bóng tối trên mặt Tám Bính, hắn vùng quay lại túm ngay được đầu Năm.
"Lộ tẩy".
Bính liền nhảy đại xuống đường. Năm nổi xung thuận tay lộn mũi dao đưa luôn vào nách hắn.
Một tiếng kêu rú lên!
Nhanh như cắt, Năm rút ví tiền rồi lao mình ra ngoài tàu.
Tám Bính đứng ở đầu toa chở hành khách hạng tư, trong cảnh vật bên đường thấp thoáng chập chờn trong ánh nắng và khói sương. Giời tối dần. Rồi mưa bụi. Gió rào qua những mặt ruộng mênh mông đen sẫm, tạt qua mặt Bính những hạt mưa lấm tấm. Bính né lùi người vào bên cửa lối ra vào, đưa mắt nhìn suốt một lượt:
- Phải cứ ngủ cho rõ say vào.
Dứt lời, Bính cười, Bính vui sướng thấy dạo này đổi sang đường tàu Hải Phòng Hà Nội vợ chồng Bính "trúng" được luôn, và nhờ những thủ đoạn đưa đón của Bính, công việc êm như ru, "hàng" "trôi" không vấp váp. Thấy thế, Năm Sài Gòn chặc lưỡi bảo Hai Sơn:
- Về đi "dọc" đường này nếu không có Tám Bính tôi đến bó tay mất!
Năm phải phục thầm Tám Bính những khi Bính bình tĩnh suy tính rất chóng trong các cơn nguy hiểm. Năm thật không ngờ từ ngày Tám Bính bị kẹp mất một bàn tay, Bính lại trở nên một "bỉ vỏ" xuất trận gan trường lạ thường.
... Như ngày tháng năm mới rồi, Tám Bính không nhanh mắt, không mau trí khôn thì Năm Sài Gòn vừa bị bắt, vừa bị đòn đau trên một chuyến xe lửa rất đông.
Người ta còn nhớ đến ga Cẩm giàng có một bọn lái lợn hơn mười người say rượu bét nhè, chen nhau lên tàu. Những hầu bao xóc xách tiếng hào cạnh thắt lưng làm Năm đương buồn vì tối qua thua sóc đĩa trần trụi, tỉnh hẳn người, tươi ngay nét mặt.
Một lúc lâu, Năm giở dao sắp sửa cắt túi một người chuyện huyên thuyên bên cạnh hắn thì Bính ngăn lại, bảo khẽ:
- Việc gì phải vội thế, hẵng "tròm" xem "so" nào "tễ bướu" nhất hãy "khai"(1) nào.
Nói đoạn Bính bấm khẽ Năm Sài Gòn.
o O o
1. Hẵng nhìn xem thằng nào nhiều tiền nhất hãy cắt nào.
- "Nhe" đằng "hậu đớm"(1) anh Năm!
Năm đưa mắt nhìn theo một ông cụ già nhất trong tụi ấy, thắt lưng lụa hồ thủy, mặc áo cánh lụa nâu, ý chừng là trùm phường lái lợn này - đương xốc hầu bao đếm tiền.
Năm tờ giấy bạc một đồng, hai tờ giấy năm đồng, non hai chục hào ván.. những giấy bạc mới, những bạc hào sủng soảng như nhảy múa trước mặt Năm, Năm cười:
- Ừ nhỉ, tý nữa!
Tám Bính cười, đáp lại, hai tay vẫn ủ trong một cái đẫy vải, lảng ra khỏi chỗ khác. Nhưng chẳng phải Tám Bính không có "khách hàng" đâu, mắt Bính tuy trông ra ngoài, song Bính cứ lùi dần đến bên anh lái trẻ tuổi ít cười, khư khư giữ một bọc tiền trong lòng. Tuy thế anh cũng lẳng lơ lắm, luôn luôn đưa mắt liếc Bính. Mỗi lần Bính đều trả lại một nụ cười kín đáo.
Lúc đó ông lái già vẫn say bự, vẫn chuyện trò huyên thuyên, còn Năm Sài Gòn đã ngồi sát cạnh ông.
Bỗng Năm rút lưỡi dao, nhẹ đưa cắt túi tiền của ông già. Tức thì người trẻ tuổi đĩ thõa nọ đứng vội lên, vớ đòn ống, giơ thẳng cánh tay nhằm đầu Năm giáng xuống.
Bính xanh mắt, lao nhanh người chắn ngay bước người trẻ tuổi, nhổ toẹt quết trầu và kêu:
- Chết, phang cả vào mặt tôi bây giờ. Làm sao thế này?
Người trẻ tuổi bực tức kêu lên:
- Ô kìa!
Tiếng "kìa" chưa buông xong, đánh cái vút, Năm Sài Gòn đã cầm túi tiền chạy ra cửa toa rồi lao xuống đường.
o O o
1. Nhìn đừng sau lưng.
- Thế là cô để kẻ cắp xẻo túi tiền của ông tôi thoát rồi!
Bính trừng mắt:
- Đâu kẻ cắp đâu? Và nó chạy đâu?
Người trẻ tuổi đỏ mặt:
- Thôi không thèm nói với cô nữa. Khéo mèo!
Bính ra dáng bẽn lẽn, lùi lũi về chỗ ngồi. Một lúc sau, cả tàu bớt nhao nhao bàn về chuyện ông lái già mất hai chục bạc, Tám Bính đã thoắt xuống ga Đình dù với cái đẫy tiền của anh chàng nọ, và để lại trong trí nhớ anh một bài học về sự đứng đắn trên đường trường đáng giá cũng non hai mươi đồng.
... Trời tối âm u, gió càng rít mạnh, mưa thêm mau và nặng hạt. Vùng quê mênh mông dần chìm hẳn trong sương mờ mịt. Một bóng người từ đầu toa đằng kia đi tới, Bính ngẩng đầu khẽ gọi:
- Anh Năm!
Năm thầm nói:
- Một "so sì".
Dứt lời Năm quay lại lấm lét nhìn:
- So sì nào?
- So sì "trưng tẩy" đằng "hậu đớm" mình "tễ bướu"(1) lắm.
- Sao anh không "loại tươi"(2).
- "So hắc" lắm! Cá nó "diếm" ở "dắm thượng"(3) áo ba-đờ-suy cơ.
- Thì phải "khai"(4) chứ sao.
o O o
1. Thằng người ta diện tây ở sau mình nhiều tiền lắm.
2. Loại tươi: lấy ngay.
3. Ví nó dấu ở túi trên áo ba-đờ-suy cơ.
4. Khai: xẻo, cắt, rạch.
- Không thể được, anh đến gần nó, nó cứ lảng đi, mà một "bỉ đượi"(1) đến bên nó, nó đứng yên mình ạ...
Tám Bính ngắt lời:
- Em hiểu rồi.
Năm đi sang toa khác, Tám Bính rón rén đi vào chỗ ngồi, khi qua mặt một người đàn ông vận âu phục. Bính đưa mắt nhìn. Ánh đèn điện trong toa không sáng lắm, vẻ lẳng lơ của Bính đẹp dịu thêm. Người đàn ông phừng phừng cả mặt. Hắn đứng dậy xốc cổ áo ba-đờ-suy, kéo phu-la lên quá mang tai, theo nhanh Bính.
Đến đầu toa, Tám Bính đứng lại, tỳ tay lên lan can thẩn thơ trông. Hắn liền nhẹ vỗ vai Bính:
- Cô! à em! Mưa rét thế này buồn lắm nhỉ.
Bính mỉm cười, nhích nhích người đi không đáp. "Làm tiền" nhưng ra cái vẻ "bò lạc" đấy. Hắn tự nhủ. Rồi bằng một giọng êm ái nhưng sỗ sàng hắn hói:
- Còn vẽ sự! Đứng hẳn lại đây với tôi rồi nói chuyện có phải vui không?
Vừa nói hắn vừa vuốt lưng Bính tấm tắc khen:
- Chà! Xinh tệ! Đáng yêu tệ!
Bính gạt tay hắn:
- Này, trẻ con vừa chứ!
... Trước còn thưa, dần thêm đậm đà rồi đằm thắm. Và Tám Bính càng chuyện trò, cười cợt khi thấy hắn cởi phanh áo ba-đờ-suy ra định choàng lấy người Bính cùng lúc Năm Sài Gòn nhẹ bước tiến đến. Nhưng, vẫn như không hay biết, hắn chỉ càng mê mệt, nhìn ngắm đôi má ửng hồng của Bính. Tay phải hắn ôm choàng
o O o
1. Bỉ đượi: Con đĩ.
lấy Bính, tay trái bíu lấy cánh cửa tàu để một bên áo khoác trễ hẳn xuống.
Năm Sài Gòn liền đưa lưỡi dao sáng loáng nhẹ rạch cái túi đựng ví tiền.
Nhưng đầu Năm vừa che khuất ánh đèn vệt một bóng tối trên mặt Tám Bính, hắn vùng quay lại túm ngay được đầu Năm.
"Lộ tẩy".
Bính liền nhảy đại xuống đường. Năm nổi xung thuận tay lộn mũi dao đưa luôn vào nách hắn.
Một tiếng kêu rú lên!
Nhanh như cắt, Năm rút ví tiền rồi lao mình ra ngoài tàu.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!