Cánh đồng bất tận - Chương 4 (Nguyễn Ngọc Tư)
Phương Như | Chat Online | |
10/07/2019 10:30:07 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
183 lượt xem
- * Cánh đồng bất tận - Chương 4 (Nguyễn Ngọc Tư) (Văn học trong nước)
- * Cánh đồng bất tận - Chương 5 (Nguyễn Ngọc Tư) (Văn học trong nước)
- * Cánh đồng bất tận - Chương 3 (Nguyễn Ngọc Tư) (Văn học trong nước)
- * Cánh đồng bất tận - Chương 2 (Nguyễn Ngọc Tư) (Văn học trong nước)
Lần đầu tiên hai chị em tôi lạc giữa đồng. Cơn mưa buổi xế chiều làm tắt rụi ánh mặt trời, và đêm tối nhanh chóng ập xuống. Mưa giăng bốn bề, những rặng vườn trở nên xa vời, mờ mịt, căn lều và chiếc ghe của mình nằm ở phía nào vậy ta, Điền hoang mang hỏi. Chúng tôi lội xom xom xuống một mé vườn và rã rời tuyệt vọng xua bầy vịt quay ra. Cha tôi đã bỏ về ghe từ giữa trưa, có thể cha đã uống rượu say và ngủ mất tiêu. Có thể cha còn thức nhưng cha không đi tìm. Khóc đã đời, một hồi, thấy trời ngày càng tối, chúng tôi quyết định buông trôi, tha thểu đi theo bầy vịt, biết đâu… May sao, chúng nhớ đường về. Khi nhìn thấy ánh đèn chong leo lét đầu ghe, chúng tôi mừng như chết đi sống lại, Điền nắm tay tôi chạy như điên, nước đồng văng sáng trắng. Bầy vịt tao tác một phen (báo hại đêm đó tụi nó nín đẻ). Cha tôi ngồi chờ bên cạnh cây roi.
Sau này, đã tự học cách định hướng bằng bằng mặt trời, bằng sao đêm, bằng gió, bằng ngọn cây… nghĩ tới lần lạc đồng, thấy cười quá chừng. Mắc cười hơn là Điền, vốn rất sành sỏi đường đi nước bước, lại bị lạc lần nữa, giữa ban ngày. Nó loay hoay ở giữa một gò đất chùm gọng leo dày mịt, không biết vô đó bằng đường nào nhưng chẳng thể quay ra, có người đàn bà bưng rổ bánh quy lại, biểu nó ăn. Đói quá, thằng Điền ngốn gần chục cái. Lúc tôi tìm được nó nhờ tiếng rên ư ử, bụng nó đã lặc lè, và miệng đầy sình đất. Quay đi quay lại không có bóng người, chỉ có cái mả lạng nằm sát đất, rời rợi cỏ xanh.
Những ngày sau này, tôi một mình trở lại gò đất, nhưng chờ hoài không thấy ma hiện ra. Nghe thằng Điền kể, người đàn bà đó thiệt hiền, chỉ đau đáu vuốt tóc nó và ánh nhìn chan chứa thương yêu. Tôi nghe mà khóc muốn chết, sao con ma đó không chịu giấu tôi giùm cái.
Rồi tôi ngồi quẹt tay lau nước mắt đi, kỹ càng, để gương mặt an nhiên, ráo hoảnh. Tôi quyết không để cha thấy mình buồn, quyết không để cha bật ra cái câu “Chịu hết nổi cái cảnh sống này rồi hả? Chừng nào đi?”.
Cha vẫn thường đánh chị em tôi, thường đánh khi vừa ngủ dậy. Đó là khi người ta thấy hoang hoải, chán chường, sau một giấc dài, mở mắt ra, vẫn gió đìu hiu, vẫn nắng võ vàng trên những cánh đồng hoang lạnh. Và tôi tự nhớ lại coi hồi sáng này, hồi trưa này mình đã làm gì giống má, kho cá bỏ quá nhiều tiêu? Hay vì tôi buộc tóc nhong nhỏng? Hay tại tôi ngồi bắt chí cho thằng Điền?
Hay tại tôi càng lớn càng giống má. Có bữa, nửa đêm thằng Điền thức giấc, nhìn thấy tôi day lưng lại lui cui vá áo, nó thảng thốt kêu “Má ơi!”. Tôi cảm thấy mình thất vọng đến rã rời. Những thói quen, những cái gì liên quan đến má tôi phủi gần sạch rồi, nhưng tôi làm sao có thể từ bỏ hình hài này.
Tôi đành để cha đánh để ông bớt đau chút lòng. Sau này chị em tôi không day dứt chi cho mệt, vì hiểu thấu ra, mình bị đòn chỉ vì là con của má, vậy thôi.
Với chúng tôi, quãng thời gian ấy vẫn còn vui lắm, sau này, cha tôi chán không đánh nữa. Cha ơ thờ, lạt lẽo, chuyện gì cần nói thì nói vài câu nhát gừng. Cha giao bầy vịt cho hai đứa tôi, lúc rảnh ngồi gọt đẽo những cán dao, tấm thớt hay lẳng lặng vác cần câu đi câu cá, vừa bán được tiền, vừa khỏi phải nhìn những đứa con của một bà mẹ bạc lòng. Thành ra, cái ghe thấy nhỏ, lại rộng vô cùng tận, loay hoay chỉ ba con người, nhưng nhiều năm trôi qua, hai chị em tôi vẫn cảm thấy xa cách cha. Có lần, khi đi trên sông, thằng Điền giả đò té chìm ngỉm mất tăm, tôi giả đò kêu la chói lói, cha hơi giật mình hoảng hốt, dợm lao xuống nước, nhưng rồi cha điềm nhiên ngồi lại, tiếp tục gọt đẻo, chắc là nhớ ra thằng Điền đã lặn lội nước sông từ năm bốn tuổi, sức mấy mà chết trôi.
Chúng tôi biết là khó đòi hỏi gì hơn nữa, chỉ một chút xao lòng của cha, là mừng lắm rồi. Cha giống như đồ vật bằng gốm vừa qua cơn lửa lớn, vẫn hình dáng ấy nhưng đã rạn nứt, nên chúng tôi chỉ dám đứng xa mà nhìn, mủ mỉ nâng niu, nếu không thì vỡ mất.
Và chiếc ghe, cánh đồng, dòng sông thênh thang mãi… Tôi và Điền buộc phải tự học lấy cách sống. Nhiều khi dễ đến không ngờ… Nhờ Điền bị rắn hổ đất cắn mà chúng tôi biết được cách phân biệt vết răng của rắn độc. Nó để lại trên cổ chân Điền một cặp vết răng như hai cái lổ nhỏ, sâu hoắm. Tất nhiên, phải nhờ người thợ gặt tốt bụng vác thằng Điền chạy một đỗi đồng để tới ông thầy lấy nọc rắn, nó mới giữ được cái mạng để rút… kinh nghiệm. Sau này, một lần băng qua một đám cỏ dày, đến lượt tôi bị rắn cắn, tôi kêu, Điền ơi, chắc Hai chết trước à. Thằng Điền nhìn vết thương nó cười, nói không sao, số Hai sống lâu lắm, hai hàng răng tươm máu giống hệt nhau như vầy, chắc cú là rắn bông súng cắn chơi thôi. Và nhìn bướm bay, nhìn mây trôi tôi biết ngày nắng hay mưa. Nghe bìm bịp kêu chúng tôi biết nước lên. Dừng ghe ở một tuyến kinh nào, thằng Điền trèo lên ngọn cây cao, ngó bao quát cánh đồng và tính toán xem có thể cầm vịt ở đấy bao lâu thì hết thức ăn, đúng chóc. Hay chúng tôi tự phán đoán ở đâu vụ mùa đến sớm, vùng nào lại trễ tràng để rời cánh đồng này, chúng tôi đến ngay một cánh đồng khác, ngay khi lúa vừa chín tới.
Thành ra, mùa du mục của chúng tôi kéo dài liên tục từ mùa mưa sang nắng, rồi lại mưa. Nhiều lúc tôi hơi nhớ con - người. Họ ở trong cái xóm nhỏ kia, chỉ cách chỗ chúng tôi dựng trại vài ba công đất. Họ lúc nhúc trên thị trấn kia, nơi chúng tôi vẫn thường ghé lại mua gạo, cám, mắm muối… dự trữ cho những chuyến chạy đồng xa. Và họ ở gần ngay đây, họ vừa gặt lúa vừa nói chuyện tục tĩu rồi cười vang bên bầy vịt đang rúc rích tìm thức ăn, nhưng tôi vẫn nhớ...
Có lẽ vì cuộc sống của họ ngày càng xa lạ, với chúng tôi. Họ có nhà để về, chúng tôi thì không. Họ sống giữa chòm xóm đông đúc, chúng tôi thì không. Họ ngủ với những giấc mơ đẹp, chúng tôi thì không. Nằm chèo queo, co rúm, chen chúc nhau trên sạp ghe, chúng tôi đánh mất thói quen chiêm bao. Điều này làm tôi và Điền buồn biết bao nhiêu, vì cách duy nhất để được nhìn lại hình bóng má cũng tan rồi. Mà, thí dụ như những cơn chiêm bao quay trở lại, chúng tôi không biết chắc là hình ảnh ấy của má có xuất hiện hay không.
Sau này, đã tự học cách định hướng bằng bằng mặt trời, bằng sao đêm, bằng gió, bằng ngọn cây… nghĩ tới lần lạc đồng, thấy cười quá chừng. Mắc cười hơn là Điền, vốn rất sành sỏi đường đi nước bước, lại bị lạc lần nữa, giữa ban ngày. Nó loay hoay ở giữa một gò đất chùm gọng leo dày mịt, không biết vô đó bằng đường nào nhưng chẳng thể quay ra, có người đàn bà bưng rổ bánh quy lại, biểu nó ăn. Đói quá, thằng Điền ngốn gần chục cái. Lúc tôi tìm được nó nhờ tiếng rên ư ử, bụng nó đã lặc lè, và miệng đầy sình đất. Quay đi quay lại không có bóng người, chỉ có cái mả lạng nằm sát đất, rời rợi cỏ xanh.
Những ngày sau này, tôi một mình trở lại gò đất, nhưng chờ hoài không thấy ma hiện ra. Nghe thằng Điền kể, người đàn bà đó thiệt hiền, chỉ đau đáu vuốt tóc nó và ánh nhìn chan chứa thương yêu. Tôi nghe mà khóc muốn chết, sao con ma đó không chịu giấu tôi giùm cái.
Rồi tôi ngồi quẹt tay lau nước mắt đi, kỹ càng, để gương mặt an nhiên, ráo hoảnh. Tôi quyết không để cha thấy mình buồn, quyết không để cha bật ra cái câu “Chịu hết nổi cái cảnh sống này rồi hả? Chừng nào đi?”.
Cha vẫn thường đánh chị em tôi, thường đánh khi vừa ngủ dậy. Đó là khi người ta thấy hoang hoải, chán chường, sau một giấc dài, mở mắt ra, vẫn gió đìu hiu, vẫn nắng võ vàng trên những cánh đồng hoang lạnh. Và tôi tự nhớ lại coi hồi sáng này, hồi trưa này mình đã làm gì giống má, kho cá bỏ quá nhiều tiêu? Hay vì tôi buộc tóc nhong nhỏng? Hay tại tôi ngồi bắt chí cho thằng Điền?
Hay tại tôi càng lớn càng giống má. Có bữa, nửa đêm thằng Điền thức giấc, nhìn thấy tôi day lưng lại lui cui vá áo, nó thảng thốt kêu “Má ơi!”. Tôi cảm thấy mình thất vọng đến rã rời. Những thói quen, những cái gì liên quan đến má tôi phủi gần sạch rồi, nhưng tôi làm sao có thể từ bỏ hình hài này.
Tôi đành để cha đánh để ông bớt đau chút lòng. Sau này chị em tôi không day dứt chi cho mệt, vì hiểu thấu ra, mình bị đòn chỉ vì là con của má, vậy thôi.
Với chúng tôi, quãng thời gian ấy vẫn còn vui lắm, sau này, cha tôi chán không đánh nữa. Cha ơ thờ, lạt lẽo, chuyện gì cần nói thì nói vài câu nhát gừng. Cha giao bầy vịt cho hai đứa tôi, lúc rảnh ngồi gọt đẽo những cán dao, tấm thớt hay lẳng lặng vác cần câu đi câu cá, vừa bán được tiền, vừa khỏi phải nhìn những đứa con của một bà mẹ bạc lòng. Thành ra, cái ghe thấy nhỏ, lại rộng vô cùng tận, loay hoay chỉ ba con người, nhưng nhiều năm trôi qua, hai chị em tôi vẫn cảm thấy xa cách cha. Có lần, khi đi trên sông, thằng Điền giả đò té chìm ngỉm mất tăm, tôi giả đò kêu la chói lói, cha hơi giật mình hoảng hốt, dợm lao xuống nước, nhưng rồi cha điềm nhiên ngồi lại, tiếp tục gọt đẻo, chắc là nhớ ra thằng Điền đã lặn lội nước sông từ năm bốn tuổi, sức mấy mà chết trôi.
Chúng tôi biết là khó đòi hỏi gì hơn nữa, chỉ một chút xao lòng của cha, là mừng lắm rồi. Cha giống như đồ vật bằng gốm vừa qua cơn lửa lớn, vẫn hình dáng ấy nhưng đã rạn nứt, nên chúng tôi chỉ dám đứng xa mà nhìn, mủ mỉ nâng niu, nếu không thì vỡ mất.
Và chiếc ghe, cánh đồng, dòng sông thênh thang mãi… Tôi và Điền buộc phải tự học lấy cách sống. Nhiều khi dễ đến không ngờ… Nhờ Điền bị rắn hổ đất cắn mà chúng tôi biết được cách phân biệt vết răng của rắn độc. Nó để lại trên cổ chân Điền một cặp vết răng như hai cái lổ nhỏ, sâu hoắm. Tất nhiên, phải nhờ người thợ gặt tốt bụng vác thằng Điền chạy một đỗi đồng để tới ông thầy lấy nọc rắn, nó mới giữ được cái mạng để rút… kinh nghiệm. Sau này, một lần băng qua một đám cỏ dày, đến lượt tôi bị rắn cắn, tôi kêu, Điền ơi, chắc Hai chết trước à. Thằng Điền nhìn vết thương nó cười, nói không sao, số Hai sống lâu lắm, hai hàng răng tươm máu giống hệt nhau như vầy, chắc cú là rắn bông súng cắn chơi thôi. Và nhìn bướm bay, nhìn mây trôi tôi biết ngày nắng hay mưa. Nghe bìm bịp kêu chúng tôi biết nước lên. Dừng ghe ở một tuyến kinh nào, thằng Điền trèo lên ngọn cây cao, ngó bao quát cánh đồng và tính toán xem có thể cầm vịt ở đấy bao lâu thì hết thức ăn, đúng chóc. Hay chúng tôi tự phán đoán ở đâu vụ mùa đến sớm, vùng nào lại trễ tràng để rời cánh đồng này, chúng tôi đến ngay một cánh đồng khác, ngay khi lúa vừa chín tới.
Thành ra, mùa du mục của chúng tôi kéo dài liên tục từ mùa mưa sang nắng, rồi lại mưa. Nhiều lúc tôi hơi nhớ con - người. Họ ở trong cái xóm nhỏ kia, chỉ cách chỗ chúng tôi dựng trại vài ba công đất. Họ lúc nhúc trên thị trấn kia, nơi chúng tôi vẫn thường ghé lại mua gạo, cám, mắm muối… dự trữ cho những chuyến chạy đồng xa. Và họ ở gần ngay đây, họ vừa gặt lúa vừa nói chuyện tục tĩu rồi cười vang bên bầy vịt đang rúc rích tìm thức ăn, nhưng tôi vẫn nhớ...
Có lẽ vì cuộc sống của họ ngày càng xa lạ, với chúng tôi. Họ có nhà để về, chúng tôi thì không. Họ sống giữa chòm xóm đông đúc, chúng tôi thì không. Họ ngủ với những giấc mơ đẹp, chúng tôi thì không. Nằm chèo queo, co rúm, chen chúc nhau trên sạp ghe, chúng tôi đánh mất thói quen chiêm bao. Điều này làm tôi và Điền buồn biết bao nhiêu, vì cách duy nhất để được nhìn lại hình bóng má cũng tan rồi. Mà, thí dụ như những cơn chiêm bao quay trở lại, chúng tôi không biết chắc là hình ảnh ấy của má có xuất hiện hay không.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!