Cánh đồng bất tận - Chương 5 (Nguyễn Ngọc Tư)
Phương Như | Chat Online | |
10/07/2019 10:30:25 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
110 lượt xem
- * Cánh đồng bất tận - Chương 6 (Nguyễn Ngọc Tư) (Văn học trong nước)
- * Dứt Tình - Chương 10 (Vũ Trọng Phụng) (Văn học trong nước)
- * Cánh đồng bất tận - Chương 4 (Nguyễn Ngọc Tư) (Văn học trong nước)
- * Cánh đồng bất tận - Chương 4 (Nguyễn Ngọc Tư) (Văn học trong nước)
Mùa khô năm tôi mười ba tuổi, bầy vịt lăn ra chết gió. Để kiếm sống, cha tôi quay lại với nghề thợ mộc. Cha nhận đóng giường, tủ cho một vài nhà trong xóm Bàu Sen, chúng tôi neo ghe lại đó dài ngày.
Cái cảm giác đang ở xóm cũ (có ngôi nhà cũ) vây riết lấy chúng tôi (chữ “chúng tôi” tôi không kể cha vào). Những trưa xế ngồi ngoài hàng ba một nhà trong xóm, tôi tước lá dừa thắt cào cào châu chấu, Điền ngó nắng rưng rưng ngoài sân, nói “sao gió ở đây giống hệt gió nhà mình”. Hai đứa tôi muốn khóc.
Chị chủ nhà ngần ngại nói với cha, “Ngó mặt hai đứa con anh thấy thương quá, thấy… không bình thường”. Cha tôi cười nhẹ, “Vậy hả? Ờ ờ…”.
Đứa con gái chị chủ nhà trạc tuổi thằng Điền, rủ chúng tôi vào nhà chơi. Nhưng nó luôn nhận được những cái lắc đầu. Chúng tôi sợ quá cái bồ lúa trong nhà, hình ảnh nó làm cả hai chị em ngạt thở. Thật lạ làm sao, khi mà chúng tôi đã quen dần với những - hình - ảnh - giống - mình (tức là bị bỏ giữa đời chơi vơi), thí dụ như nhìn một chiếc đũa gãy, cái nắp nồi vỡ, hay bầy gà con lạc mẹ nhao nhác… Nhưng không quên được, cái bồ lúa ngai ngái mùi cứt trâu, giữa nó và vách nhà là một khoảng hơi tối nhưng rất thu hút trẻ con. Chúng hay giả bộ đó là nhà của riêng chúng, để bày biện, nấu nướng, đóng vai chồng vợ, vai má con. Để lúc bị đòn, chúng cũng chui tọt vào đó, khóc một mình, nhiều khi ngủ quên luôn (và người lớn thì hãi hùng, sao không thấy đứa nhỏ đâu, nó bỏ đi về ngoại, nội? hay đã vô ý trợt chân té xuống đìa?). Cái kẹt bồ lúa, cũng đã từng là thiên đường mơ mộng của hai chị em tôi, bẻ trái trứng cá làm cơm, muổng dừa là chén, giả đò “ăn” no, giả đò tối rồi, đi ngủ, một bữa kia chơi chán lăn ra ngủ thiệt, thức dậy bỗng thấy cuộc đời mình thay đổi quá trời đất, như đã sống qua một kiếp rồi. Nhưng chín mười tuổi đã đủ để gọi là một kiếp người chưa?
Chúng tôi chẳng phải những đứa trẻ bình thường, cuối cùng nhỏ con chị chủ nhà cũng nhận ra, nó bỏ mặc. Nó là một đứa trẻ xinh đẹp nhưng hỗn hào, cái kỉnh, nó chẳng khi nào kêu má ơi má à, khi cần, nó chỉ cộc lốc bảo, tui đói bụng quá bà ơi. Người mẹ phân bua với cha tôi, “Tại ba nó mê theo vợ bé nên không ai dạy…”.
Chị cũng bận rộn, te tái cắp nón đi suốt, tìm ông thầy này, bà cốt kia, để thỉnh bùa chú cho ông chồng quay lại. Và mỗi khi thất bại, chị lại quả quyết là bùa của tình địch mạnh hơn. Nói như vậy dường như để cho tâm bớt đau trước sự thay lòng. Chị có cả một kho tàng về chuyện đồng cốt, những người có khả năng thấu đáo cõi âm, cõi trời và cõi người. Họ biết chữa bệnh (có thể lấy từ bụng ta ra một nùi tóc với cái lưỡi dao cạo, hay dùng hột gà luộc lăn trên da thịt ta, sau đó bẻ cái trứng ra cho ta coi một nhúm lông… chó mực), cũng biết dùng những tấm bùa được vẽ bằng máu… lưỡi để ếm chết người và cuối cùng, họ đem được người ta yêu trở lại. Chỗ này khá mắc cười, bởi tấm bùa có linh nghiệm thiệt thì người quay về cũng không phải của - mình. Những săn sóc nâng niu, những lời nói ngọt ngào… tất cả đều không thật (mình biết tỏng tòng tong là nhờ bùa ngãi chớ thương yêu gì). Và cái cười dịu dàng kia, ánh mắt ấm áp kia, nụ hôn ngọt ngào kia, vòng tay nồng nàn kia… cũng vậy. Đó là chưa kể phải thoi thóp lo âu một ngày bùa thiêng hết tác dụng, thằng đàn ông rùng mình một cái, ngơ ngác hỏi ủa, sao hai đứa mình nằm chung giường vậy, xin lổi nghen, chắc tại hồi hôm tui xỉn quá nên chui ẩu vô mùng bà. Rồi ông ta nhìn vẻ mặt đau đớn của mình, kinh hoàng: “Trời đất ơi, bộ tui đã làm gì bậy bạ sao?”. Tất cả sẽ chấm dứt ở đó, ông nọ phủi sạch những ngày tháng mặn nồng. Với ký ức trống trơn, họ phơi phới ra đi, còn mình thì nhớ hoài, đau hoài… Nhưng chẳng tin vào bùa thì còn biết làm gì nữa, chị cũng đã lặn lội tới nhà tình địch, đã xé quần áo của cô ta, xởn tóc, lôi xểnh ra biêu riếu giữa chợ rồi, chị kể. Bằng cái giọng rộn rã, giòn tan chỗ cao trào, rồi chị hết sức chậm rãi, tỉ mỉ, tả cái đoạn chị dùng dao rạch mặt cô ta và xát muối ớt vào (những người quê mình vẫn thường làm chuyện đó rất bình thường, sẽ buồn cười khi có ai đó nói làm vậy là vi phạm điều X chương Y luật hình sự, họ cãi ngay, “Ủa, nó cướp chồng tui thì tui phải đánh cho tởn chớ”, với vẻ mặt tự hào ngút ngất, tỉnh bơ, ngây thơ, tựa như một người đi qua trận địa cũ và nói với ông bạn mình, hồi năm bảy hai tui bắn thằng lính cộng hòa ở chỗ này, óc nó nát như chao, con mắt văng ra xa cả thước. Ông bạn chẳng ớn, nói tôi cũng cắt cổ thằng Mỹ ở đây chớ đâu) Sau đận đó, chồng chị bỏ ngay cô nhân tình này và trớ trêu, anh ta chạy theo… cô khác. Ba mùa lúa rồi chị ra đồng một mình. Một mình nuôi con. Một mình nhìn gương, tự ve vuốt và yêu lấy mình… Cái sàn lãn sau nhà đã ba năm vắng bóng đàn ông. Một chiều chúng tôi đến, xẻ mấy cây đố xong, cha ra đó tắm. Nước chảy re rắt trên khuôn mặt lạnh lùng, nước mỏng tang tràn qua những thớ thịt đỏ au của cha tôi. Chị chợt giật thót người, cài vội chiếc nút áo bung ra vì không chịu nỗi đôi vú căng tức.
Ngay lập tức, tôi có cảm giác câu chuyện về những lá bùa vẽ nhì nhằng chị dấu trong áo gối, ém dưới chiếu, hay kẹt giường… không còn ý nghĩa gì hết. Chị cũng sững sốt khi nhận ra điều đó. Giường đã làm xong, đáng lẽ chúng tôi phải dời đi, nhưng chị chủ nhà muốn đóng thêm hai cái tủ nữa. Chị thuê hàng xóm xuống ao mò lên những thân gỗ đã ngâm lâu và chở tới xưởng cưa. Rõ ràng là chị không chuẩn bị trước, rõ ràng chị muốn giữ cả nhà chúng tôi lại.
Chúng tôi được đối xử rất tử tế, ngoài hai bữa cơm, buổi trưa, chị hay đãi thêm nồi chè, hay khoai luộc. Chị nồng nhiệt bảo chúng tôi lên nhà ngủ, nhà rộng rinh như vầy không cớ gì phải ngủ ghe. Cha tôi trù trừ nhưng rốt cuộc cũng gật đầu (với một thoáng giễu cợt), thật không nỡ chối từ một tấm lòng như thế.
Tôi và Điền ở lại ghe, tôi nói, ngủ ở đây gió mát quen rồi, với lại, tụi tui phải giữ đồ. Nói tới chỗ này tôi mắc cười muốn chết, chiếc ghe tơi tả, đáng giá gì đâu mà giữ. Có mấy ông thống kê gì đó làm chứng, mấy ổng đã ngao ngán như thế nào khi thấy chỗ ở ngang mét hai dài ba mét mốt cho ba nhân khẩu, điều tra thêm thì phương tiện nghe nhìn giải trí chỉ cái radio trị giá mười bốn ngàn, nguồn nước sinh hoạt từ sông, thu nhập ờ thì vài ba triệu một năm, tuỳ vào ông trời, như năm nay, thì trắng tay… Và ngó lại cái khạp da bò nứt, trong rỗ úp vài cái chén sành, một thùng giấy chứa quần áo cũ… thấy mình lấy cớ giữ đồ hơi vô căn cớ. Nhưng chị chủ nhà không để ý, chị đang ưng bụng, ngây ngất tràn trề trong mắt. Và cha tôi lên đó, một mình.
Tôi ôm quắp thằng Điền nghe những con sóng nhỏ lách tách vỗ vào mũi ghe, nói, Hai nhớ trường học quá à, cưng (Ôi cái trường xiêu dựng trên khu vườn chùa đầy cây thuốc, có ông thầy trẻ tuổi hay vò đầu tôi và xao xuyến hỏi, má khoẻ hôn con?). Thằng Điền hỏi lại, “Mắc gì mà nhớ? Lãng òm…”. Tôi không biết, tôi đã ngưng nhớ nó từ khi sống cuộc sống trên đồng, nhưng đêm nay, sao tôi lại nghĩ tới, cả chuyện kiếm tiền để chữa mắt cho Điền (tôi vẫn nghĩ, sự xuất hiện của nước mắt chỉ có ý nghĩa khi người ta khóc). Đêm nay, tôi sao thế này? Vì nhìn thấy niềm hy vọng ư?
Và tôi ngủ trong nỗi xốn xang.
Lúc thức dậy thì hy vọng cũng thức theo, sáng hôm đó, tôi thấy cha trút bỏ vẻ lầm lũi thường ngày, mắt ông hay rực lên, nói cười rất lạ, dường như cha bừng tỉnh nhận ra giá trị của mình, tìm thấy con đường sẽ đi. Những suy nghĩ cồn cào làm cho vẻ mặt cha lung linh như bầu trời nhiều mây và gió. Thoắt quang đãng thoắt âm u, thoắt khoái trá, thoắt đau đớn… Chị chủ nhà cũng thất thường, đang tươi hơn hớn bỗng bần thần khi thấy cha đóng xong một cái tủ nữa rồi. Chiếc tủ chén này, cha mất năm ngày mới hoàn thành, nhưng không sớm hơn được, vì chị chủ nhà lúc thì bưng nước ra, lúc lại kêu nghỉ tay ăn bánh, anh thợ à. Nhiều lúc chơi ngoài hàng ba, nghe tiếng bào trượt trên ván ọt ẹt ngừng lại, buổi trưa im phắc. Và đống dăm bào bị dẫm tạo ra âm thanh lạo xạo lao xao lào xào. Chúng tôi biết chị đang ở ngay chỗ cha.
Không hiểu sao tôi lại nghĩ chị chủ nhà chính là hy vọng để chị em tôi trở về cuộc sống bình thường với một người - cha - bình - thường. Chúng tôi luôn tạo cơ hội, khoảng trống cho chị gần gủi với cha. Cực nhất là phải rủ rê lôi kéo nhỏ con chị chơi với chúng tôi, thằng Điền khó chịu, “đồ con nít…”. Tôi cười, “thôi, kệ nó…” mà lòng nghĩ, biết đâu mai mốt con nhỏ này với mình là một gia đình. Biết đâu đó là một mối tình dài.
Nên tôi thấy hơi lo khi cha sắp hoàn thành chiếc tủ áo cuối cùng. Buổi chiều, cha xin những mảnh cây ván vụn đắp vá lại mui ghe. Nghĩa là chúng tôi sẽ tiếp tục đi. Chị chủ nhà ủ ê, suốt buổi chị giằm đũa vào chén cơm nguội ngắt. Cha nhìn chị, cười nhẹ, rồi hỏi khẽ khàng:
- Cô đi với cha con tôi nghen?
Như chờ đợi chỉ có thế, chị gật đầu, mặt tở mở và rạng rỡ, gần như không suy nghĩ gì (Má tôi cũng đã từng chọn lựa nhanh như thế sao?). Tôi bất giác ứa nước mắt, rồi nhận thấy cha đang nhìn mình, tôi bệu bạo cười, “cắn trúng cái lưỡi đau quá trời”.
Chị chủ nhà bắt đầu sống với những giây phút bồn chồn, chị loay hoay, te tái tới lui. Chị kiếm lủ khủ giỏ xách, những muốn gói ghém thật nhiều đồ đạc nhưng nhận ra chiếc ghe chẳng chứa nổi, nên quăng phẹp một bên. Cuối cùng, chị đưa nhỏ con về chơi bên ngoại, và trong lòng chị em tôi bùi ngùi tiễn nó đi như đưa tiễn một cuộc đời. Mai nó vẫn sống, nhưng mà sống khác. Rồi chị quay lại, ra bực sông, ngồi đắm đuối nhìn ngôi nhà của chúng tôi, “những ngày sắp tới của mình ra làm sao, ta?”.
Dễ hình dung lắm. Như chỗ cái sạp xỉn màu tôi đang giặt vải lau đây sẽ là nơi chị sẽ ngủ, sáng ra chị vẫn không phải rời chỗ ấy, vì chỉ cần ngồi dậy, day mặt ra phía sau là đụng bếp, là có thể nhen lên một lọn khói buồn teo. Mấy đêm đầu có lẽ không quen, vì phải nằm chèo queo, ghe thì chao sóng. Mấy đêm đầu chắc chị hơi ngại ngùng, mắc cỡ vì ở ghe không có vách ngăn, vì thế chị em tôi sẽ cố ngủ thật say, ngáy thật to để át những tiếng thở hổn hển, dìu dặt. Chị cũng sẽ mất khá lâu để thích hợp với nhiều hình ảnh mang tính ước lệ, thí dụ như mấy bụi hành ngò trồng trên cái xô bể (thay vì khu vườn cây cỏ hoa trái mênh mông), hay cái lò cà ràng nhỏ (thay vì cả một gian bếp ấm sực mùi củi lửa)… Và nghe cha tôi than, tôi chán cái nhà này quá rồi, thì cũng nên hiểu là không có cái nhà nào cả. Nhà chúng tôi là cái này, là cánh đồng nào đó, con sông nào đó... Riêng chúng tôi thì không cần chị phải yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ gì hết. Chúng tôi không hy vọng điều đó (đến con chị còn không hy vọng gì mà). Ngay lúc này đây, cứ nghĩ, một bữa trưa mai trưa mốt nào đó, có nắng hiu hiu và gió hiu hiu, vì muốn chứng minh tấm lòng của mình với cha, muốn tỏ thái độ hoà hợp với hai đứa trẻ lạ lùng này, chị bắt thằng Điền lại, xối nước kỳ cọ những mảng đất đã dính khắn trên làn da mốc meo của nó, miệng cắm cẳn, cằn nhằn hay biểu tôi ngồi để chị thắt bím tóc cho, chắc tôi thấy khó chịu vì xa lạ và buồn cười.
Nhưng tiếc rằng không có ngày mai, mốt đó. Chị bị cha tôi bỏ lại, khi vừa đi được một đoạn đường. Một đoạn đường đầy khó khăn. Chị buộc mình tin rằng sự chọn lựa này là đúng, tình yêu này xứng đáng được đánh đổi. Xóm làng, ngôi nhà, vườn tược trôi tuột lại phía sau. Và đứa con gái… Rất cố gắng, chị mới thôi thảng thốt. Cha ghé một chợ nhỏ đầu xóm kinh, biểu chị lên mua một ít củ cải muối đem theo. Người vừa khuất trong tiệm tạp hóa, cha cười. Chị em chúng tôi mãi mãi không quên cái cười đó, nó vừa dữ dội, đau đớn, hoang dã, cay đắng, nghiệt ngã. Cái cười thật dài, riết lấy khuôn mặt cha, làm mắt cha hơi lồi ra, ánh lên như có nước. Cha quăng đồ đạc của chị lên bờ vung vãi. Và nổ máy cho ghe đi.
Có ai chờ chúng tôi, trên những cánh đồng khơi?
Cái cảm giác đang ở xóm cũ (có ngôi nhà cũ) vây riết lấy chúng tôi (chữ “chúng tôi” tôi không kể cha vào). Những trưa xế ngồi ngoài hàng ba một nhà trong xóm, tôi tước lá dừa thắt cào cào châu chấu, Điền ngó nắng rưng rưng ngoài sân, nói “sao gió ở đây giống hệt gió nhà mình”. Hai đứa tôi muốn khóc.
Chị chủ nhà ngần ngại nói với cha, “Ngó mặt hai đứa con anh thấy thương quá, thấy… không bình thường”. Cha tôi cười nhẹ, “Vậy hả? Ờ ờ…”.
Đứa con gái chị chủ nhà trạc tuổi thằng Điền, rủ chúng tôi vào nhà chơi. Nhưng nó luôn nhận được những cái lắc đầu. Chúng tôi sợ quá cái bồ lúa trong nhà, hình ảnh nó làm cả hai chị em ngạt thở. Thật lạ làm sao, khi mà chúng tôi đã quen dần với những - hình - ảnh - giống - mình (tức là bị bỏ giữa đời chơi vơi), thí dụ như nhìn một chiếc đũa gãy, cái nắp nồi vỡ, hay bầy gà con lạc mẹ nhao nhác… Nhưng không quên được, cái bồ lúa ngai ngái mùi cứt trâu, giữa nó và vách nhà là một khoảng hơi tối nhưng rất thu hút trẻ con. Chúng hay giả bộ đó là nhà của riêng chúng, để bày biện, nấu nướng, đóng vai chồng vợ, vai má con. Để lúc bị đòn, chúng cũng chui tọt vào đó, khóc một mình, nhiều khi ngủ quên luôn (và người lớn thì hãi hùng, sao không thấy đứa nhỏ đâu, nó bỏ đi về ngoại, nội? hay đã vô ý trợt chân té xuống đìa?). Cái kẹt bồ lúa, cũng đã từng là thiên đường mơ mộng của hai chị em tôi, bẻ trái trứng cá làm cơm, muổng dừa là chén, giả đò “ăn” no, giả đò tối rồi, đi ngủ, một bữa kia chơi chán lăn ra ngủ thiệt, thức dậy bỗng thấy cuộc đời mình thay đổi quá trời đất, như đã sống qua một kiếp rồi. Nhưng chín mười tuổi đã đủ để gọi là một kiếp người chưa?
Chúng tôi chẳng phải những đứa trẻ bình thường, cuối cùng nhỏ con chị chủ nhà cũng nhận ra, nó bỏ mặc. Nó là một đứa trẻ xinh đẹp nhưng hỗn hào, cái kỉnh, nó chẳng khi nào kêu má ơi má à, khi cần, nó chỉ cộc lốc bảo, tui đói bụng quá bà ơi. Người mẹ phân bua với cha tôi, “Tại ba nó mê theo vợ bé nên không ai dạy…”.
Chị cũng bận rộn, te tái cắp nón đi suốt, tìm ông thầy này, bà cốt kia, để thỉnh bùa chú cho ông chồng quay lại. Và mỗi khi thất bại, chị lại quả quyết là bùa của tình địch mạnh hơn. Nói như vậy dường như để cho tâm bớt đau trước sự thay lòng. Chị có cả một kho tàng về chuyện đồng cốt, những người có khả năng thấu đáo cõi âm, cõi trời và cõi người. Họ biết chữa bệnh (có thể lấy từ bụng ta ra một nùi tóc với cái lưỡi dao cạo, hay dùng hột gà luộc lăn trên da thịt ta, sau đó bẻ cái trứng ra cho ta coi một nhúm lông… chó mực), cũng biết dùng những tấm bùa được vẽ bằng máu… lưỡi để ếm chết người và cuối cùng, họ đem được người ta yêu trở lại. Chỗ này khá mắc cười, bởi tấm bùa có linh nghiệm thiệt thì người quay về cũng không phải của - mình. Những săn sóc nâng niu, những lời nói ngọt ngào… tất cả đều không thật (mình biết tỏng tòng tong là nhờ bùa ngãi chớ thương yêu gì). Và cái cười dịu dàng kia, ánh mắt ấm áp kia, nụ hôn ngọt ngào kia, vòng tay nồng nàn kia… cũng vậy. Đó là chưa kể phải thoi thóp lo âu một ngày bùa thiêng hết tác dụng, thằng đàn ông rùng mình một cái, ngơ ngác hỏi ủa, sao hai đứa mình nằm chung giường vậy, xin lổi nghen, chắc tại hồi hôm tui xỉn quá nên chui ẩu vô mùng bà. Rồi ông ta nhìn vẻ mặt đau đớn của mình, kinh hoàng: “Trời đất ơi, bộ tui đã làm gì bậy bạ sao?”. Tất cả sẽ chấm dứt ở đó, ông nọ phủi sạch những ngày tháng mặn nồng. Với ký ức trống trơn, họ phơi phới ra đi, còn mình thì nhớ hoài, đau hoài… Nhưng chẳng tin vào bùa thì còn biết làm gì nữa, chị cũng đã lặn lội tới nhà tình địch, đã xé quần áo của cô ta, xởn tóc, lôi xểnh ra biêu riếu giữa chợ rồi, chị kể. Bằng cái giọng rộn rã, giòn tan chỗ cao trào, rồi chị hết sức chậm rãi, tỉ mỉ, tả cái đoạn chị dùng dao rạch mặt cô ta và xát muối ớt vào (những người quê mình vẫn thường làm chuyện đó rất bình thường, sẽ buồn cười khi có ai đó nói làm vậy là vi phạm điều X chương Y luật hình sự, họ cãi ngay, “Ủa, nó cướp chồng tui thì tui phải đánh cho tởn chớ”, với vẻ mặt tự hào ngút ngất, tỉnh bơ, ngây thơ, tựa như một người đi qua trận địa cũ và nói với ông bạn mình, hồi năm bảy hai tui bắn thằng lính cộng hòa ở chỗ này, óc nó nát như chao, con mắt văng ra xa cả thước. Ông bạn chẳng ớn, nói tôi cũng cắt cổ thằng Mỹ ở đây chớ đâu) Sau đận đó, chồng chị bỏ ngay cô nhân tình này và trớ trêu, anh ta chạy theo… cô khác. Ba mùa lúa rồi chị ra đồng một mình. Một mình nuôi con. Một mình nhìn gương, tự ve vuốt và yêu lấy mình… Cái sàn lãn sau nhà đã ba năm vắng bóng đàn ông. Một chiều chúng tôi đến, xẻ mấy cây đố xong, cha ra đó tắm. Nước chảy re rắt trên khuôn mặt lạnh lùng, nước mỏng tang tràn qua những thớ thịt đỏ au của cha tôi. Chị chợt giật thót người, cài vội chiếc nút áo bung ra vì không chịu nỗi đôi vú căng tức.
Ngay lập tức, tôi có cảm giác câu chuyện về những lá bùa vẽ nhì nhằng chị dấu trong áo gối, ém dưới chiếu, hay kẹt giường… không còn ý nghĩa gì hết. Chị cũng sững sốt khi nhận ra điều đó. Giường đã làm xong, đáng lẽ chúng tôi phải dời đi, nhưng chị chủ nhà muốn đóng thêm hai cái tủ nữa. Chị thuê hàng xóm xuống ao mò lên những thân gỗ đã ngâm lâu và chở tới xưởng cưa. Rõ ràng là chị không chuẩn bị trước, rõ ràng chị muốn giữ cả nhà chúng tôi lại.
Chúng tôi được đối xử rất tử tế, ngoài hai bữa cơm, buổi trưa, chị hay đãi thêm nồi chè, hay khoai luộc. Chị nồng nhiệt bảo chúng tôi lên nhà ngủ, nhà rộng rinh như vầy không cớ gì phải ngủ ghe. Cha tôi trù trừ nhưng rốt cuộc cũng gật đầu (với một thoáng giễu cợt), thật không nỡ chối từ một tấm lòng như thế.
Tôi và Điền ở lại ghe, tôi nói, ngủ ở đây gió mát quen rồi, với lại, tụi tui phải giữ đồ. Nói tới chỗ này tôi mắc cười muốn chết, chiếc ghe tơi tả, đáng giá gì đâu mà giữ. Có mấy ông thống kê gì đó làm chứng, mấy ổng đã ngao ngán như thế nào khi thấy chỗ ở ngang mét hai dài ba mét mốt cho ba nhân khẩu, điều tra thêm thì phương tiện nghe nhìn giải trí chỉ cái radio trị giá mười bốn ngàn, nguồn nước sinh hoạt từ sông, thu nhập ờ thì vài ba triệu một năm, tuỳ vào ông trời, như năm nay, thì trắng tay… Và ngó lại cái khạp da bò nứt, trong rỗ úp vài cái chén sành, một thùng giấy chứa quần áo cũ… thấy mình lấy cớ giữ đồ hơi vô căn cớ. Nhưng chị chủ nhà không để ý, chị đang ưng bụng, ngây ngất tràn trề trong mắt. Và cha tôi lên đó, một mình.
Tôi ôm quắp thằng Điền nghe những con sóng nhỏ lách tách vỗ vào mũi ghe, nói, Hai nhớ trường học quá à, cưng (Ôi cái trường xiêu dựng trên khu vườn chùa đầy cây thuốc, có ông thầy trẻ tuổi hay vò đầu tôi và xao xuyến hỏi, má khoẻ hôn con?). Thằng Điền hỏi lại, “Mắc gì mà nhớ? Lãng òm…”. Tôi không biết, tôi đã ngưng nhớ nó từ khi sống cuộc sống trên đồng, nhưng đêm nay, sao tôi lại nghĩ tới, cả chuyện kiếm tiền để chữa mắt cho Điền (tôi vẫn nghĩ, sự xuất hiện của nước mắt chỉ có ý nghĩa khi người ta khóc). Đêm nay, tôi sao thế này? Vì nhìn thấy niềm hy vọng ư?
Và tôi ngủ trong nỗi xốn xang.
Lúc thức dậy thì hy vọng cũng thức theo, sáng hôm đó, tôi thấy cha trút bỏ vẻ lầm lũi thường ngày, mắt ông hay rực lên, nói cười rất lạ, dường như cha bừng tỉnh nhận ra giá trị của mình, tìm thấy con đường sẽ đi. Những suy nghĩ cồn cào làm cho vẻ mặt cha lung linh như bầu trời nhiều mây và gió. Thoắt quang đãng thoắt âm u, thoắt khoái trá, thoắt đau đớn… Chị chủ nhà cũng thất thường, đang tươi hơn hớn bỗng bần thần khi thấy cha đóng xong một cái tủ nữa rồi. Chiếc tủ chén này, cha mất năm ngày mới hoàn thành, nhưng không sớm hơn được, vì chị chủ nhà lúc thì bưng nước ra, lúc lại kêu nghỉ tay ăn bánh, anh thợ à. Nhiều lúc chơi ngoài hàng ba, nghe tiếng bào trượt trên ván ọt ẹt ngừng lại, buổi trưa im phắc. Và đống dăm bào bị dẫm tạo ra âm thanh lạo xạo lao xao lào xào. Chúng tôi biết chị đang ở ngay chỗ cha.
Không hiểu sao tôi lại nghĩ chị chủ nhà chính là hy vọng để chị em tôi trở về cuộc sống bình thường với một người - cha - bình - thường. Chúng tôi luôn tạo cơ hội, khoảng trống cho chị gần gủi với cha. Cực nhất là phải rủ rê lôi kéo nhỏ con chị chơi với chúng tôi, thằng Điền khó chịu, “đồ con nít…”. Tôi cười, “thôi, kệ nó…” mà lòng nghĩ, biết đâu mai mốt con nhỏ này với mình là một gia đình. Biết đâu đó là một mối tình dài.
Nên tôi thấy hơi lo khi cha sắp hoàn thành chiếc tủ áo cuối cùng. Buổi chiều, cha xin những mảnh cây ván vụn đắp vá lại mui ghe. Nghĩa là chúng tôi sẽ tiếp tục đi. Chị chủ nhà ủ ê, suốt buổi chị giằm đũa vào chén cơm nguội ngắt. Cha nhìn chị, cười nhẹ, rồi hỏi khẽ khàng:
- Cô đi với cha con tôi nghen?
Như chờ đợi chỉ có thế, chị gật đầu, mặt tở mở và rạng rỡ, gần như không suy nghĩ gì (Má tôi cũng đã từng chọn lựa nhanh như thế sao?). Tôi bất giác ứa nước mắt, rồi nhận thấy cha đang nhìn mình, tôi bệu bạo cười, “cắn trúng cái lưỡi đau quá trời”.
Chị chủ nhà bắt đầu sống với những giây phút bồn chồn, chị loay hoay, te tái tới lui. Chị kiếm lủ khủ giỏ xách, những muốn gói ghém thật nhiều đồ đạc nhưng nhận ra chiếc ghe chẳng chứa nổi, nên quăng phẹp một bên. Cuối cùng, chị đưa nhỏ con về chơi bên ngoại, và trong lòng chị em tôi bùi ngùi tiễn nó đi như đưa tiễn một cuộc đời. Mai nó vẫn sống, nhưng mà sống khác. Rồi chị quay lại, ra bực sông, ngồi đắm đuối nhìn ngôi nhà của chúng tôi, “những ngày sắp tới của mình ra làm sao, ta?”.
Dễ hình dung lắm. Như chỗ cái sạp xỉn màu tôi đang giặt vải lau đây sẽ là nơi chị sẽ ngủ, sáng ra chị vẫn không phải rời chỗ ấy, vì chỉ cần ngồi dậy, day mặt ra phía sau là đụng bếp, là có thể nhen lên một lọn khói buồn teo. Mấy đêm đầu có lẽ không quen, vì phải nằm chèo queo, ghe thì chao sóng. Mấy đêm đầu chắc chị hơi ngại ngùng, mắc cỡ vì ở ghe không có vách ngăn, vì thế chị em tôi sẽ cố ngủ thật say, ngáy thật to để át những tiếng thở hổn hển, dìu dặt. Chị cũng sẽ mất khá lâu để thích hợp với nhiều hình ảnh mang tính ước lệ, thí dụ như mấy bụi hành ngò trồng trên cái xô bể (thay vì khu vườn cây cỏ hoa trái mênh mông), hay cái lò cà ràng nhỏ (thay vì cả một gian bếp ấm sực mùi củi lửa)… Và nghe cha tôi than, tôi chán cái nhà này quá rồi, thì cũng nên hiểu là không có cái nhà nào cả. Nhà chúng tôi là cái này, là cánh đồng nào đó, con sông nào đó... Riêng chúng tôi thì không cần chị phải yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ gì hết. Chúng tôi không hy vọng điều đó (đến con chị còn không hy vọng gì mà). Ngay lúc này đây, cứ nghĩ, một bữa trưa mai trưa mốt nào đó, có nắng hiu hiu và gió hiu hiu, vì muốn chứng minh tấm lòng của mình với cha, muốn tỏ thái độ hoà hợp với hai đứa trẻ lạ lùng này, chị bắt thằng Điền lại, xối nước kỳ cọ những mảng đất đã dính khắn trên làn da mốc meo của nó, miệng cắm cẳn, cằn nhằn hay biểu tôi ngồi để chị thắt bím tóc cho, chắc tôi thấy khó chịu vì xa lạ và buồn cười.
Nhưng tiếc rằng không có ngày mai, mốt đó. Chị bị cha tôi bỏ lại, khi vừa đi được một đoạn đường. Một đoạn đường đầy khó khăn. Chị buộc mình tin rằng sự chọn lựa này là đúng, tình yêu này xứng đáng được đánh đổi. Xóm làng, ngôi nhà, vườn tược trôi tuột lại phía sau. Và đứa con gái… Rất cố gắng, chị mới thôi thảng thốt. Cha ghé một chợ nhỏ đầu xóm kinh, biểu chị lên mua một ít củ cải muối đem theo. Người vừa khuất trong tiệm tạp hóa, cha cười. Chị em chúng tôi mãi mãi không quên cái cười đó, nó vừa dữ dội, đau đớn, hoang dã, cay đắng, nghiệt ngã. Cái cười thật dài, riết lấy khuôn mặt cha, làm mắt cha hơi lồi ra, ánh lên như có nước. Cha quăng đồ đạc của chị lên bờ vung vãi. Và nổ máy cho ghe đi.
Có ai chờ chúng tôi, trên những cánh đồng khơi?
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!