Sống mòn - Phần 11 (Nam Cao)
Phương Như | Chat Online | |
10/07/2019 23:14:18 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
79 lượt xem
- * Sống mòn - Phần 12 (Nam Cao) (Văn học trong nước)
- * Sống mòn - Phần 13 (Nam Cao) (Văn học trong nước)
- * Sống mòn - Phần 10 (Nam Cao) (Văn học trong nước)
- * Sống mòn - Phần 9 (Nam Cao) (Văn học trong nước)
Bà chủ nhà tuy người chẳng đẹp đẽ gì, nhưng được cái ăn mặc trông sạch sẽ, gọn gàng, mà nói năng thì mềm mỏng lắm. Có lẽ vì công việc bà là phải đi ở ngoài đường, phải bán mua. Ông chồng, trái lại, suốt ngày chỉ ở nhà. Ông chỉ ra khỏi cổng để đổ rác bẩn ra cái lối đi hay để tiểu tiện vào những cái vũng ngầu ngầu ở chân tường. Cả tháng ông cũng chẳng đi đâu. Cũng chẳng mấy khi có khách khứa đến nhà ông. Thành thử giá không có mùa rét thì quần áo, đối với ông là những vật thừa. Tuy trời chưa nực, có những hôm còn lành lạnh, mà ông chỉ cởi trần trùng trục. Bà cụ Hà gọi ông là ông Học. Học là tên thằng con trai lớn nhất của ông. Nó đã toét mắt như cả nhà, lại còn thêm bệnh thối tai. Trông nó hơi có vẻ ngẩn ngơ. Thằng thứ hai, kém nó vài tuổi, nhanh nhẹn hơn nhưng cũng cục hơn anh. Những lúc tức lên, nó thường nắm lấy áo thằng anh mà đấm bình bịch vào giữa ngực. Cả hai đứa cùng bẩn thỉu. Thật là một sự trái ngược buồn cười. Ông Học chẳng ngày nào không cọ rửa sân nhà, chuồng lợn, chuồng tiêu và giội nước cho đàn lợn của ông, nhưng chẳng bao giờ nghĩ đến sự cọ rửa và giội nước cho hai đứa con lớn của ông. Chính cái thân ông, ông cũng chẳng săn sóc gì nhiều. Thành thử chỉ có nhà, cửa, sân, bếp là sạch sẽ. Nhưng sự sạch sẽ cũng chỉ ở bên trong những tường, giậu mà thôi. Có lẽ ông nghĩ rằng bên ngoài không còn phải là đất nhà ông. Không những ông không quét dọn đến bao giờ, bao nhiêu cái bẩn thỉu ở bên trong, ông đều tống ra đấy cả...
Vào khoảng quá nửa đêm, khi ở trong buồng, San xếp sách vở, tắt đèn, đi ngủ, thì ở nhà ngoài, ông Học sực nhớ ra một việc cần. Dậy một cái, tỉnh táo ngay, in như một cái máy, gài theo ý định trước khi đặt xuống giường. Ông sờ cái bao diêm để ở cạnh bàn. Ông cầm diêm, châm vào cây đèn búp măng để ở giữa bàn. Ông cầm đèn xuống bếp. Người ta nghe tiếng bước chân ông bình bịch chạy đi chạy lại vài ba lượt, tiếng nồi, xanh loảng xoảng, tiếng nước giội xuống sân gạch kêu toang toảng... Ông hì hục ngồi làm đậu, luộc đậu một mình cho đến bốn giờ, bà vợ gọi u em dậy ẵm đứa con bé nhất cho bà. Bà xuống bếp giúp chồng làm nốt, rồi sửa gánh hàng để ra đi. Bà đi từ sáng tin sương. Vợ đi rồi, ông Học cho lợn ăn, xếp dọn nồi xanh, rồi bắt đầu quét, giội nước và kỳ cọ sân, chuồng tiêu, chuồng lợn... Thường thường lúc San và Thứ đi dạy học, thì ông ngồi xay bột, người trần như một con ếch, chỉ có một cái quần đùi ròng rọc, che một tí thân, hai đầu gối khuỳnh ra, hai chân ôm lấy cái cối xay bằng đá, tay quay cối. Cả buổi sáng ông ngồi như vậy. Mười giờ, ông thổi nấu ăn, lấy mâm bát sẵn sàng. Bà vợ về, họ ăn cơm. Ăn xong, ông ngủ trưa một giấc khá dài, để bù lại cái thì giờ thức đêm. Bà vợ ngủ ít thôi. Vào khoảng một giờ, bà đã lại ra đi, hoặc để bán hàng thừa, hoặc để đi đong đậu. Hơn hai giờ, ông Học dậy. Ông giội mấy gáo nước cho tỉnh táo người hơn là vì muốn sạch người. Rồi ông lại hì hục xay đậu, chẻ củi, cho lợn ăn, làm mọi việc, trước khi làm bữa cơm chiều. Bữa chiều, ăn sớm lắm. Nếu bà vợ chưa kịp về thì họ để phần, nhưng phần nhiều bà về kịp, để cùng ăn. Cơm xong u em rửa bát đũa rồi đi gánh nước. Vợ chồng con cái nhà ông Học làm mỗi người vài gióng mía của bà vợ mua về. Không mấy chiều họ không ăn, dường như đã nghiện rồi. Họ ngồi xúm xít cả vào một cái giường. Ông bố, vẫn trùng trục nằm duỗi dài ở giường. Hai đứa con lớn, đứa đè đầu, đứa ấn chân ông. Ông hết quát con hay cười đến gần bật mái nhà, lại vỗ ngực bình bịch, đánh nhịp để kéo gân cổ thổi kèn tầu bằng mồm ầm ĩ. Hai đứa con thích, hét lên cười, đập tay phành phạch xuống giường. Bà vợ ngồi ở một góc giường, giữ đứa con nhỏ, xem nó cười, nhún nhảy vẫy tay có vẻ không bằng lòng, những khi cái trò lố bịch của chồng diễn ra trước mặt hai ông giáo. Bà hơi đỏ mặt, cúi ngay mặt xuống. Bà cười ngượng, khẽ trách chồng. Ông chồng thổi kèn tầu hăng quá, không nghe thấy. Hai mắt ông trợn ngược lên. Hai má phình to. Cái cổ to như cái cổ trâu, nổi cục lên. Cái đầu lúc lắc, trông ngộ lắm. Hai đứa con càng cười, càng hét, càng đập giường, càng reo hò khỏe. Và vợ bực. Bà nhìn trộm San và Thứ. Thứ làm như không để ý, coi cái trò của ông chủ là một việc rất thường, ai cũng có thể làm. San cố nghiêm trang. Nhưng mặt họ vẫn gờn gợn và nụ cười thấp thoáng trên môi họ, cứ vừa bị xua đi đã lại lộn về. Họ buồn cười lắm. Bởi cố nín, mặt họ đỏ bừng lên. Nếu không vì bận chấm bài hoặc làm gì, thế nào họ cũng lảng vào buồng. Có lúc bà cũng ngượng quá mắng hai con. Nhưng tiếng choe chóe, hò hét của chúng át cả tiếng bà đi. Bà tức mình phang cho mỗi đứa mấy cái gióng quạt vào đầu. Tiếng hò hét, chí chéo bỗng im bặt. Cả tiếng kèn tầu cũng tắc. Hai đứa con xoa đầu, chực mếu. Bà mẹ gắt gỏng:
- Khiếp! Làm cái gì mà om nhà lên thế? Con nhà hư quá!
Ông chồng biết mình là chính phạm, ngượng nghịu nhìn hai con, nhìn trộm vợ. Mặt bà đỏ lừ. Bà nhìn xuống để giấu mặt đi. Bà nuốt nghẹn, như cái tức đã đưa lên đến cổ... Ông chồng quát hai con:
- Im ngay! Có thế mà cũng chực khóc!... Tao dận cổ! Nằm xuống đây!
Bà vợ không còn nhịn được. Bà cau mặt:
- Nói be bé chứ! Làm gì mà phải quát lên như vậy?... Khiếp thật thôi!
Tiếng bà đã run run. Bà có vẻ như chực khóc. Có lẽ nước mắt bà đã ứa ra một chút, và chảy vòng quanh mắt. Bà ấm ức. Cả nhà im lặng. Rồi ông chồng trở mình quay mặt vào.
Thứ thấy một chút gì nằng nặng ở trong lòng. Y ái ngại cho cả đôi vợ chồng kia. Cho người chồng, bởi vì ông có vẻ như phải nhịn vợ, phải chịu bẽ mặt trước hai người lạ. Và cho người vợ, vì bà có vẻ lấy làm xấu hổ vì chồng thô lỗ quá. Người ta chẳng phiền gì đến ai, thật cũng khó lắm thay! Thứ và San dù chẳng muốn chút nào, nhưng chỉ vì có mặt ở đây cũng đã đem đến cho hạnh phúc gia đình ông Học những cơn sầu nho nhỏ. Nói là nho nhỏ bởi vì xưa nay người ta vốn khinh thường những nỗi khó chịu giây lát kia. Thật ra thì chúng chẳng nhỏ tí nào. Chúng như một cái hạt táo, hay một cái đầu đanh trồi lên, bên dưới cái chiếu ta nằm. Nó chẳng giết chết ai, chẳng làm đau, chỉ cồm cộm cái lưng thôi, nhưng chính vì nó đã làm người ta mất hết cả cái thú vị của sự nghỉ ngơi êm ái... Ông Học thổi kèn tầu như vậy, có lẽ đã hàng chục năm rồi. Có lẽ ông bắt đầu thổi mãi từ hồi còn trẻ trung, hai vợ chồng mới lấy nhau. Thứ tưởng tượng ra những buổi chiều xưa của đôi vợ chồng son. Họ đã ở riêng. Nhà chỉ có hai người. Ngày tàn rất quạnh hiu. Đôi lòng càng thấy muốn gần nhau. Công việc một ngày đã xong rồi. Bây giờ là lúc nghỉ ngơi. Chồng nằm ngửa ở giữa giường, vợ ngồi bên. Lòng phơi phới vui và chẳng còn câu chuyện gì để nói với nhau. Ông Học tự nhiên vỗ ngực, thổi kèn tầu, để vợ bật cười, nguýt yêu, phát khẽ cho một cái và mắng là phải gió!... Đến khi có con, ông thổi kèn tầu để dỗ con. Rồi bây giờ, có lẽ ông thổi, để nhớ lại những buổi chiều đẹp êm đềm xưa. Cái ấy đã thành một thói quen như thói quen ăn mía của ông. Một cách giải trí hơi lố lăng, hơi ầm ỹ, nhưng mà ông thích. Chỉ xét một điều ông bị vợ trách mấy lần rồi mà thỉnh thoảng vẫn buột miệng rống lên, là đủ biết. Từ trước đến nay, ông vẫn được tự do: không ai cấm ông, mà vợ ông cũng không lấy sự ấy làm khó chịu bao giờ. Họ vẫn sung sướng hưởng cái vui gia đình của những buổi chiều. Chợt hai con người lịch sự lọt vào nhà, hai ông giáo cứ động ra khỏi cửa là quần áo hẳn hoi, cử chỉ giữ gìn, nói năng nhẹ nhàng, mềm mại. Vẻ nho nhã của họ làm nổi bật cái lỗ mãng của ông chủ nhà thành lỗ mãng thêm lên. Người đàn bà xấu hổ. Và những buổi chiều, đôi vợ chồng ấy không còn tự do, vui vẻ như trước nữa. Một cái đầu đanh đã trồi lên, làm vướng víu cái hạnh phúc giản dị của gia đình họ...
Thứ hơi bịn rịn về chỗ ấy. Y muốn y cũng có thể lỗ mãng, cũng có thể nói xô bồ, làm những trò lố lăng như ông Học thổi kèn tầu, mà không đỏ mặt, để bà Học không nhìn thấy sự kém cỏi của chồng. Nhưng mà không thể được. Người ta không mỗi chốc bỏ được những ngôn ngữ, cử chỉ mà cái hoàn cảnh của mình đã tạo cho mình. Học làm sang, đã đành là một sự khó khăn rồi. Học làm hèn cũng khó khăn không kém.
Một hôm Thứ ngỏ ý phàn nàn cho những người như ông Học, thất học từ thủa nhỏ, dốt nát, trí óc hẹp hòi, sống một cuộc đời gần như súc vật: thô kệch, mù tối, nghèo nàn. San lộ vẻ hoài nghi:
- Anh tưởng ông Học khổ hơn chúng mình ư? Tôi ngờ lắm. Để tôi tính cho anh nghe. Ông Học làm việc mười giờ thì anh cũng làm việc mười giờ. Công việc của ông ta dễ dàng hơn công việc của anh, dễ dàng và đỡ mệt người hơn. Dạy học xong, anh đã thật yên lòng về bọn học trò chưa? Ông, trái lại: miễn làm sao cho đậu ra thành bột, bột đậu thành ra đậu phụ thế là ông có thể ngủ rất ngon giấc rồi... Bây giờ nói đến tiền làm đậu như thế, mỗi ngày ông có thể lãi được từ một đến hai đồng. Đủ cho cả nhà ăn. Có thể thừa, nhưng tôi chỉ nói đủ thôi. Bã đậu dùng để nuôi lợn đẻ ra. Mỗi năm vài lứa lợn, lại không được trăm bạc, hơn trăm bạc à?... Còn anh, anh làm có nuôi nổi vợ con không? Liệu suốt đời anh, có bao giờ anh tậu được một mảnh đất, xây nổi một cái nhà, tạo nổi một cơ nghiệp xoàng xoàng như cái cơ nghiệp của ông Học thôi không? Ấy là chưa nói đến nỗi bấp bênh của chúng mình, tay không, bao nhiêu tiền của đổ ra để học mất cả rồi, nhỡ thất nghiệp một cái thì chết toi...
- Đã đành rồi. Nhưng nói như San, thì người ta mất bạc nghìn để học, chả là dại lắm sao?
San cười:
- Người ta không dại, nhưng lầm. Người ta cho con đi học, ai cũng muốn cho con sau này thi đỗ làm quan, hay ít cũng là ông phán, ông tham, chứ có định cho con làm ký khổ nhà buôn, giáo khổ trường tư hay thất nghiệp đâu. Nhưng sự đời nó xoay ra thế. Bố mẹ chúng mình bây giờ nghĩ tiếc số tiền bỏ ra cho chúng mình học ngày xưa lắm đấy nhé!
Đích cũng đã có lần nói với Thứ na ná như San vậy. Y ngỏ ý tiếc số tiền và cái công lao đã bỏ ra để học hành. Nhất là số sức khỏe bị mất đi. Gia đình y cho y đi học, cũng như làm một việc buôn. Y phải cố học hành cho đáng với số phí tổn về việc học của y, cho khỏi phụ lòng mong mỏi của mẹ, cha. Y đã học ngày học đêm, mỗi đêm chỉ ngủ có ba giờ. Học đêm ốm người. Cái thời kì đang lớn lên, đã phải lao tâm, lao lực quá độ như vậy, lại chẳng được bồi dưỡng gì. Chỉ có thể trả ít tiền, y phải trọ học ở những chỗ rẻ tiền, ăn thế nào thì thôi, có khi chưa đủ no, ở thì bẩn thỉu, chật chội, tối tăm, ít không khí nhưng lại nhiều người, nhiều chuột, gián và muỗi rệp. Y không ra đến ngoài, không đi chơi, không tập thể thao, vì sợ tốn thì giờ. Do thế mà sức khỏe bị bại đi. Vào một trong những phút chán nản nhất của đời y, y đã rơm rớm nước mắt bảo Thứ bằng một cái giọng nửa như oán than, nửa như buồn rầu:
- Giá bố mẹ chúng mình cứ để cho chúng mình đi chăn trâu, cắt cỏ, rồi đi cuốc đi cày lại hơn. Chỗ tiền cho chúng mình đi học, để chúng mình làm cái vốn làm ăn. Cứ vậy thì có lẽ bây giờ chúng mình đã yên thân rồi. Biết đâu chăng đã giàu? Cho chúng mình đi học thì sạt nghiệp mà chúng mình thành ra khổ. Chúng mình hóa dở dang. Chạy chọt để vào làm sở nọ, sở kia thì chúng mình lấy tiền đâu? Làm thợ thì không có nghề. Đi buôn thì không vốn. Về nhà quê làm ruộng thì chúng nó cười cho thối đầu lâu. Vả lại cuốc không hay, cày không biết, với cũng không có sức. Ngay lưng quen rồi.
Đúng vậy. Cảnh Thứ thì cũng rứa. Và đó cũng là cái cảnh chung của một số đông thanh niên, con của những nhà mới chỉ có thể gọi là hơi có máu mặt ở nhà quê, mà đã có cái hứng khởi muốn cho con vượt khỏi cuộc đời bức bối, trói buộc của ông cha. Nhưng Thứ không hoàn toàn đồng ý với Đích và San. Đã đành, nếu họ không dùng gần hết cái cơ nghiệp của nhà vào việc học, thì có lẽ bây giờ họ không đến nỗi phải chật vật trong việc mưu sinh quá thế này đâu. Nhưng họ có sung sướng hơn được tí nào chăng? Thứ không tin lắm. Y thấy cuộc đời ở nhà quê chẳng vui gì. Người nhà quê làm quần quật suốt ngày như một kẻ chung thân bị khổ sai mà chẳng có quyền nghĩ đến gì hơn, ngoài mỗi ngày mấy bữa cơm gạo đỏ như nâu, độn ngô khoai, mà họ ăn chẳng đủ no, ăn mải mốt vội vàng, như chỉ cốt ngốn thật nhiều, cho đầy bụng thì thôi, chẳng kịp biết ngon. Họ sống dò dẫm, tối tăm, nhút nhát, suốt đời chỉ những sợ cùng lo: mưa nhiều lo, nắng nhiều lo, nước lớn lo, gió to lo... Họ lo những tai họa của trời của đất, của sông, họ lo những sự nhũng nhiễu của thần thánh, quỷ ma; họ lo trộm cướp ban đêm và những trộm cướp ban ngày. Bất cứ cái gì cũng khiến họ lo, họ sợ. Họ là những người nhẫn nại đến cực độ, luôn luôn nhận mình là con sâu, cái kiến, con giun, cái dế, ai muốn dẫm lên cũng được, những kẻ bị bóc lột, đè nén, ức hiếp, đánh chửi đã quá quen rồi, nên hầu như không còn biết phẫn uất là gì. Những kẻ hiểu danh giá một cách khá buồn cười, họ có thể cho kẻ khác tát một cái để được lợi một vài hào, nhưng lại rất có thể vứt ra đôi, ba trăm để được người ta gọi là ông phó, những người luôn luôn tính toán nhưng lại tính rất nhầm, họ tiếc, không dám giết một con gà cho bố mẹ ăn, nhưng nếu bố mẹ chết đi lại rất có thể giết đến mấy con bò để làm ma thật lớn. Những người rất ngờ nghệch nhưng lại rất đa nghi, chẳng khó gì mà có thể khiến cho họ tin rằng một con cá chép vừa hóa thành một ông lão tóc bạc phơ để nói thành lời báo tin đói kém, mất mùa, nhưng đố ai phân trần được cho họ chịu rằng trồng đậu không ngăn được bệnh đậu mùa vì bệnh đậu mùa sinh ra chỉ là do một cái giống vi trùng chứ chẳng có các bà, các cô nào đi rải quả, những người đối với bề trên thì run rẩy, khúm núm, sợ sệt nhưng đối với hàng xóm thì lại thô tục, gắt gỏng, ghen ghét, độc bụng, ích kỷ cay nghiệt, nghi nan; những kẻ thích đánh vợ bằng đòn gánh và dạy con bằng roi vọt... Đàn anh thì bóp nặn, hà hiếp, gian giảo, vô liêm sỉ, chuyên sống bằng mồ hôi nước mắt của con em. Nói tóm lại, trong cách sống, trong việc mưu sinh, trong sự giao tiếp của người dưới đối với người trên, của người nọ đối với người kia chẳng có một chút gì có thể gọi là lạc thú. Bị người ta cưỡi lên đầu, lên cổ hay cưỡi lên đầu, lên cổ người ta, thì chẳng qua cũng là những kẻ dốt nát, ngu muội, bị giam hãm lâu đời trong cái khổ, trong sự tù túng và thối nát. Ngay đến cái đời của hạng người như ông Học, đủ ăn, sống yên ổn ở một chốn bán thành thị, bán thôn quê, Thứ cũng chẳng mơ ước một chút nào. Yên thân, nhưng yên thân như vậy để làm gì? Làm để có ăn, ăn để sống, sống để đợi chết... cả cuộc đời chỉ thu gọn vào bằng ấy việc thôi ư? Và có sung sướng gì cái kẻ suốt đời chỉ cởi trần trùng trục, chúi mũi vào cái cối xay bột, chẳng bao giờ dám nhìn xa hơn một chút, thu hẹp cuộc sống và sự hiểu biết của mình vào trong cái phạm vi nhỏ hẹp của mảnh đất cỏn con của mình...
San triết lý:
- Học nhiều là dại. Học là để biết. Nhưng biết làm cái quái gì. Ngu si hưởng thái bình. Biết lắm càng khổ lắm. Chúng mình thì đã được bao nhiêu? Ấy thế mà tôi dám chắc một thằng dốt đặc không bao giờ có nhiều cái khổ như chúng mình.
Vậy mà y vẫn học như thường, học đến nỗi không còn một chút thì giờ nào để nghỉ ngơi! Y có thể cãi rằng đó là vì y trót học rồi, không thể trở về, cần theo đuổi cho được một mảnh bằng giúp cho y có thể tìm một chỗ làm. Nhưng y lại đã lo lắng đến cả chuyện làm thế nào để bốn năm nữa có tiền để cho đứa con đầu lòng của y đến nhà trường... Thứ mỉm cười:
- Anh tin vào luật thừa trừ, nghĩa là ông trời ông ấy cứ nhè những người nào được hưởng học thức nhiều để phân phát cho nhiều đau khổ hay sao?
- Không phải thế. Cái khổ thì vẫn vậy. Có điều người hiểu biết nhìn rõ cái khổ của mình. Kẻ dốt nát khổ nhưng không biết rằng mình khổ. Không biết rằng mình khổ thì không khổ.
Thứ vẫn mỉm cười, nhưng nụ cười của y trở nên chế nhạo hơn. Y hỏi vặn San:
- Anh có bằng lòng làm một cục đá để sung sướng hay không!
Y tự trả lời:
- Cố nhiên không. Anh vẫn muốn làm người, làm vật sống, vẫn muốn sống như thường. Nhưng anh sống mà anh khinh sự sống. Bởi vì sống - tôi nói cái sự sống nó tự biết nó, chứ không phải cái lối sống vô tri của cỏ cây, sống tức là cảm giác và tư tưởng. Sống cũng là hành động nữa, nhưng hành động chỉ là phần phụ, có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động. Bản tính cốt yếu của sự sống chính là cảm giác và tư tưởng. Cảm giác càng mạnh, càng linh diệu, tư tưởng càng cao. Kẻ vô học cũng giống như những giống người mọi rợ, sống nông cạn, thấp kém, thô kệch hơn những kẻ có học và những người văn minh.
- Nhưng hạnh phúc?... Anh tưởng văn minh tạo cho loài người hạnh phúc ư?
- Hãy khoan nói văn minh! Ta phải tự hỏi xem nền văn minh hiện thời đã là một nền văn minh trọn vẹn chưa?... Hãy nói nguyên về sự học thôi. Tôi không nói chắc rằng học thức có thể tạo ra hạnh phúc cho loài người. Nhưng nếu quả thật nó không tạo nổi hạnh phúc cho loài người, theo như anh tưởng, thì nó cũng chẳng tạo ra đau khổ, chính anh vừa bảo thế. Nó chỉ làm người ta nhìn rõ cái khổ mà thôi. Như thế nghĩa là cái khổ vẫn có, dù người ta nhìn thấy hay không nhìn thấy. Không biết rằng chỉ là ngu muội, có phải là diệt được nỗi khổ trên đời này đâu?...
Thứ cho rằng người ta cần biết khổ, cần nhìn nhận rõ ràng cái khổ, để tìm cách diệt khổ. Nhắm mắt không phải là can đảm, cũng không phải là một phương sách tốt. Sự tìm tòi, sự suy nghĩ sẽ khiến cho nhân loại dần dần hiểu biết, và sự hiểu biết sẽ vạch ra những con đường, sẽ chỉ rõ cho người ta phải làm thế nào... Y bực tức bảo San:
- Tôi cáu vô cùng, cáu mà lại thương, lại chán nản, lại buồn khi thấy những người khổ mà không biết rằng mình khổ. Họ cam chịu quá. Họ hầu như tin rằng đời họ không thể còn đổi thay được nữa.
Y thú thật:
- Tôi quý cái học thức ít ỏi của tôi. Tôi lấy làm kiêu vì nó. Tôi nghèo, tôi khổ, tôi ốm yếu thật, nhưng nếu bảo tôi đổi cái học thức của tôi lấy cái giàu, cái sướng, cái khỏe mạnh của người dốt nát, nhất định tôi không đổi. Anh thử nghĩ kĩ mà xem. Chỉ có cái thú đọc sách cũng đã kéo lại cho chúng mình nhiều lắm...
Thứ đọc sách rất ham mê. Chỗ ở rất tiện cho việc đọc sách của y. Thường, thường sau bữa cơm chiều, San đi học tối ngay, Thứ vào buồng, đóng chặt cửa ra vào. Y buông màn sẵn, bỏ đèn vào trong màn, đọc. Y rất kín tiếng. Ở nhà ngoài, người ta khó biết y thức hay ngủ, có nhà hay đã đi chơi. Người ta có thể tự do hơn một chút.
San học về vào khoảng mười giờ. Vào giờ ấy, chỗ này đã có vẻ khuya vắng lắm. Ở nhà ngoài, tiếng nói cười im đã từ lâu. Cả nhà ông Học ngủ say rồi. Bởi cần dậy sớm nên bao giờ cũng chỉ chập tối một lát là họ ngủ. Mấy nhà chung quanh cũng vậy. Mỏi mắt, mỏi tay, úp quyển sách xuống ngực và đè bàn tay phải lên trên, Thứ nghe tiếng những con ngựa ở chuồng bên nhai cỏ kêu rạo rạo. Thỉnh thoảng một con quất cái đuôi vào cạnh sườn, đuổi muỗi, đập chân và thở hắt ra một tiếng giống như tiếng xì mũi mạnh. Có con hứng lại kêu: "Hí... hi... hi..." như một người đàn bà béo, cười nức nở... San về bằng cái lối đi ở sau nhà. Y cầm quyển vở cuộn tròn lại, đập vào lưới thép căng trên cửa sổ. Thứ thưa khẽ một tiếng, cho San biết rằng y còn thức. Y trỗi dậy, lê ra cạnh giường, buông thõng chân xuống đất, tìm đôi guốc. Y rón rén đi thật nhẹ chân. Mở cái cửa buồng ra, y thấy nhà ngoài vẫn còn đèn. Người u em đang ngồi vá áo dưới đất, ngay chỗ cửa ra, ngẩng lên một thoáng rồi lại cúi xuống, im lặng vá. Thứ có cảm tưởng như thị vá, chỉ vì đêm dài quá, không sao ngủ hết, cũng như bà ngoại y thường bắt rận vào những đêm mùa rét, vì không ngủ được. Y đưa mắt nhìn nhanh về phía giường vợ chồng ông Học. Nhưng màn buông kín mít... Những tiếng ngáy lớn và nhỏ, đều đều đưa ra...
San như ngượng về cái chỗ đêm nào Thứ cũng phải đợi, mở cổng cho y. Y hỏi:
- Anh chưa ngủ hay sao mà tôi vừa đập cửa anh đã biết ngay?
- Tôi còn đang xem sách.
- May quá nhỉ! Giá anh lại thiu thiu sắp ngủ rồi, mà phải dậy thì phiền anh quá!
Y bảo thứ cứ về buồng trước, để y đóng cổng. Về đến buồng, y vừa cởi quần áo, vừa nhăn nhở:
- Hôm nay, tôi gặp chuyện này hay lắm...
- Chuyện gì?
- Để tôi đóng cửa buồng đã nhé!
Y ra đóng cửa buồng. Rồi y vào giường, nằm bên cạnh Thứ, nhõng nhẹo, kể khe khẽ với Thứ việc một gái ăn sương đã ngăn y lại, giữa một con đường tối trong vườn bách thảo và gạ gẫm y như thế nào...
Vào khoảng quá nửa đêm, khi ở trong buồng, San xếp sách vở, tắt đèn, đi ngủ, thì ở nhà ngoài, ông Học sực nhớ ra một việc cần. Dậy một cái, tỉnh táo ngay, in như một cái máy, gài theo ý định trước khi đặt xuống giường. Ông sờ cái bao diêm để ở cạnh bàn. Ông cầm diêm, châm vào cây đèn búp măng để ở giữa bàn. Ông cầm đèn xuống bếp. Người ta nghe tiếng bước chân ông bình bịch chạy đi chạy lại vài ba lượt, tiếng nồi, xanh loảng xoảng, tiếng nước giội xuống sân gạch kêu toang toảng... Ông hì hục ngồi làm đậu, luộc đậu một mình cho đến bốn giờ, bà vợ gọi u em dậy ẵm đứa con bé nhất cho bà. Bà xuống bếp giúp chồng làm nốt, rồi sửa gánh hàng để ra đi. Bà đi từ sáng tin sương. Vợ đi rồi, ông Học cho lợn ăn, xếp dọn nồi xanh, rồi bắt đầu quét, giội nước và kỳ cọ sân, chuồng tiêu, chuồng lợn... Thường thường lúc San và Thứ đi dạy học, thì ông ngồi xay bột, người trần như một con ếch, chỉ có một cái quần đùi ròng rọc, che một tí thân, hai đầu gối khuỳnh ra, hai chân ôm lấy cái cối xay bằng đá, tay quay cối. Cả buổi sáng ông ngồi như vậy. Mười giờ, ông thổi nấu ăn, lấy mâm bát sẵn sàng. Bà vợ về, họ ăn cơm. Ăn xong, ông ngủ trưa một giấc khá dài, để bù lại cái thì giờ thức đêm. Bà vợ ngủ ít thôi. Vào khoảng một giờ, bà đã lại ra đi, hoặc để bán hàng thừa, hoặc để đi đong đậu. Hơn hai giờ, ông Học dậy. Ông giội mấy gáo nước cho tỉnh táo người hơn là vì muốn sạch người. Rồi ông lại hì hục xay đậu, chẻ củi, cho lợn ăn, làm mọi việc, trước khi làm bữa cơm chiều. Bữa chiều, ăn sớm lắm. Nếu bà vợ chưa kịp về thì họ để phần, nhưng phần nhiều bà về kịp, để cùng ăn. Cơm xong u em rửa bát đũa rồi đi gánh nước. Vợ chồng con cái nhà ông Học làm mỗi người vài gióng mía của bà vợ mua về. Không mấy chiều họ không ăn, dường như đã nghiện rồi. Họ ngồi xúm xít cả vào một cái giường. Ông bố, vẫn trùng trục nằm duỗi dài ở giường. Hai đứa con lớn, đứa đè đầu, đứa ấn chân ông. Ông hết quát con hay cười đến gần bật mái nhà, lại vỗ ngực bình bịch, đánh nhịp để kéo gân cổ thổi kèn tầu bằng mồm ầm ĩ. Hai đứa con thích, hét lên cười, đập tay phành phạch xuống giường. Bà vợ ngồi ở một góc giường, giữ đứa con nhỏ, xem nó cười, nhún nhảy vẫy tay có vẻ không bằng lòng, những khi cái trò lố bịch của chồng diễn ra trước mặt hai ông giáo. Bà hơi đỏ mặt, cúi ngay mặt xuống. Bà cười ngượng, khẽ trách chồng. Ông chồng thổi kèn tầu hăng quá, không nghe thấy. Hai mắt ông trợn ngược lên. Hai má phình to. Cái cổ to như cái cổ trâu, nổi cục lên. Cái đầu lúc lắc, trông ngộ lắm. Hai đứa con càng cười, càng hét, càng đập giường, càng reo hò khỏe. Và vợ bực. Bà nhìn trộm San và Thứ. Thứ làm như không để ý, coi cái trò của ông chủ là một việc rất thường, ai cũng có thể làm. San cố nghiêm trang. Nhưng mặt họ vẫn gờn gợn và nụ cười thấp thoáng trên môi họ, cứ vừa bị xua đi đã lại lộn về. Họ buồn cười lắm. Bởi cố nín, mặt họ đỏ bừng lên. Nếu không vì bận chấm bài hoặc làm gì, thế nào họ cũng lảng vào buồng. Có lúc bà cũng ngượng quá mắng hai con. Nhưng tiếng choe chóe, hò hét của chúng át cả tiếng bà đi. Bà tức mình phang cho mỗi đứa mấy cái gióng quạt vào đầu. Tiếng hò hét, chí chéo bỗng im bặt. Cả tiếng kèn tầu cũng tắc. Hai đứa con xoa đầu, chực mếu. Bà mẹ gắt gỏng:
- Khiếp! Làm cái gì mà om nhà lên thế? Con nhà hư quá!
Ông chồng biết mình là chính phạm, ngượng nghịu nhìn hai con, nhìn trộm vợ. Mặt bà đỏ lừ. Bà nhìn xuống để giấu mặt đi. Bà nuốt nghẹn, như cái tức đã đưa lên đến cổ... Ông chồng quát hai con:
- Im ngay! Có thế mà cũng chực khóc!... Tao dận cổ! Nằm xuống đây!
Bà vợ không còn nhịn được. Bà cau mặt:
- Nói be bé chứ! Làm gì mà phải quát lên như vậy?... Khiếp thật thôi!
Tiếng bà đã run run. Bà có vẻ như chực khóc. Có lẽ nước mắt bà đã ứa ra một chút, và chảy vòng quanh mắt. Bà ấm ức. Cả nhà im lặng. Rồi ông chồng trở mình quay mặt vào.
Thứ thấy một chút gì nằng nặng ở trong lòng. Y ái ngại cho cả đôi vợ chồng kia. Cho người chồng, bởi vì ông có vẻ như phải nhịn vợ, phải chịu bẽ mặt trước hai người lạ. Và cho người vợ, vì bà có vẻ lấy làm xấu hổ vì chồng thô lỗ quá. Người ta chẳng phiền gì đến ai, thật cũng khó lắm thay! Thứ và San dù chẳng muốn chút nào, nhưng chỉ vì có mặt ở đây cũng đã đem đến cho hạnh phúc gia đình ông Học những cơn sầu nho nhỏ. Nói là nho nhỏ bởi vì xưa nay người ta vốn khinh thường những nỗi khó chịu giây lát kia. Thật ra thì chúng chẳng nhỏ tí nào. Chúng như một cái hạt táo, hay một cái đầu đanh trồi lên, bên dưới cái chiếu ta nằm. Nó chẳng giết chết ai, chẳng làm đau, chỉ cồm cộm cái lưng thôi, nhưng chính vì nó đã làm người ta mất hết cả cái thú vị của sự nghỉ ngơi êm ái... Ông Học thổi kèn tầu như vậy, có lẽ đã hàng chục năm rồi. Có lẽ ông bắt đầu thổi mãi từ hồi còn trẻ trung, hai vợ chồng mới lấy nhau. Thứ tưởng tượng ra những buổi chiều xưa của đôi vợ chồng son. Họ đã ở riêng. Nhà chỉ có hai người. Ngày tàn rất quạnh hiu. Đôi lòng càng thấy muốn gần nhau. Công việc một ngày đã xong rồi. Bây giờ là lúc nghỉ ngơi. Chồng nằm ngửa ở giữa giường, vợ ngồi bên. Lòng phơi phới vui và chẳng còn câu chuyện gì để nói với nhau. Ông Học tự nhiên vỗ ngực, thổi kèn tầu, để vợ bật cười, nguýt yêu, phát khẽ cho một cái và mắng là phải gió!... Đến khi có con, ông thổi kèn tầu để dỗ con. Rồi bây giờ, có lẽ ông thổi, để nhớ lại những buổi chiều đẹp êm đềm xưa. Cái ấy đã thành một thói quen như thói quen ăn mía của ông. Một cách giải trí hơi lố lăng, hơi ầm ỹ, nhưng mà ông thích. Chỉ xét một điều ông bị vợ trách mấy lần rồi mà thỉnh thoảng vẫn buột miệng rống lên, là đủ biết. Từ trước đến nay, ông vẫn được tự do: không ai cấm ông, mà vợ ông cũng không lấy sự ấy làm khó chịu bao giờ. Họ vẫn sung sướng hưởng cái vui gia đình của những buổi chiều. Chợt hai con người lịch sự lọt vào nhà, hai ông giáo cứ động ra khỏi cửa là quần áo hẳn hoi, cử chỉ giữ gìn, nói năng nhẹ nhàng, mềm mại. Vẻ nho nhã của họ làm nổi bật cái lỗ mãng của ông chủ nhà thành lỗ mãng thêm lên. Người đàn bà xấu hổ. Và những buổi chiều, đôi vợ chồng ấy không còn tự do, vui vẻ như trước nữa. Một cái đầu đanh đã trồi lên, làm vướng víu cái hạnh phúc giản dị của gia đình họ...
Thứ hơi bịn rịn về chỗ ấy. Y muốn y cũng có thể lỗ mãng, cũng có thể nói xô bồ, làm những trò lố lăng như ông Học thổi kèn tầu, mà không đỏ mặt, để bà Học không nhìn thấy sự kém cỏi của chồng. Nhưng mà không thể được. Người ta không mỗi chốc bỏ được những ngôn ngữ, cử chỉ mà cái hoàn cảnh của mình đã tạo cho mình. Học làm sang, đã đành là một sự khó khăn rồi. Học làm hèn cũng khó khăn không kém.
Một hôm Thứ ngỏ ý phàn nàn cho những người như ông Học, thất học từ thủa nhỏ, dốt nát, trí óc hẹp hòi, sống một cuộc đời gần như súc vật: thô kệch, mù tối, nghèo nàn. San lộ vẻ hoài nghi:
- Anh tưởng ông Học khổ hơn chúng mình ư? Tôi ngờ lắm. Để tôi tính cho anh nghe. Ông Học làm việc mười giờ thì anh cũng làm việc mười giờ. Công việc của ông ta dễ dàng hơn công việc của anh, dễ dàng và đỡ mệt người hơn. Dạy học xong, anh đã thật yên lòng về bọn học trò chưa? Ông, trái lại: miễn làm sao cho đậu ra thành bột, bột đậu thành ra đậu phụ thế là ông có thể ngủ rất ngon giấc rồi... Bây giờ nói đến tiền làm đậu như thế, mỗi ngày ông có thể lãi được từ một đến hai đồng. Đủ cho cả nhà ăn. Có thể thừa, nhưng tôi chỉ nói đủ thôi. Bã đậu dùng để nuôi lợn đẻ ra. Mỗi năm vài lứa lợn, lại không được trăm bạc, hơn trăm bạc à?... Còn anh, anh làm có nuôi nổi vợ con không? Liệu suốt đời anh, có bao giờ anh tậu được một mảnh đất, xây nổi một cái nhà, tạo nổi một cơ nghiệp xoàng xoàng như cái cơ nghiệp của ông Học thôi không? Ấy là chưa nói đến nỗi bấp bênh của chúng mình, tay không, bao nhiêu tiền của đổ ra để học mất cả rồi, nhỡ thất nghiệp một cái thì chết toi...
- Đã đành rồi. Nhưng nói như San, thì người ta mất bạc nghìn để học, chả là dại lắm sao?
San cười:
- Người ta không dại, nhưng lầm. Người ta cho con đi học, ai cũng muốn cho con sau này thi đỗ làm quan, hay ít cũng là ông phán, ông tham, chứ có định cho con làm ký khổ nhà buôn, giáo khổ trường tư hay thất nghiệp đâu. Nhưng sự đời nó xoay ra thế. Bố mẹ chúng mình bây giờ nghĩ tiếc số tiền bỏ ra cho chúng mình học ngày xưa lắm đấy nhé!
Đích cũng đã có lần nói với Thứ na ná như San vậy. Y ngỏ ý tiếc số tiền và cái công lao đã bỏ ra để học hành. Nhất là số sức khỏe bị mất đi. Gia đình y cho y đi học, cũng như làm một việc buôn. Y phải cố học hành cho đáng với số phí tổn về việc học của y, cho khỏi phụ lòng mong mỏi của mẹ, cha. Y đã học ngày học đêm, mỗi đêm chỉ ngủ có ba giờ. Học đêm ốm người. Cái thời kì đang lớn lên, đã phải lao tâm, lao lực quá độ như vậy, lại chẳng được bồi dưỡng gì. Chỉ có thể trả ít tiền, y phải trọ học ở những chỗ rẻ tiền, ăn thế nào thì thôi, có khi chưa đủ no, ở thì bẩn thỉu, chật chội, tối tăm, ít không khí nhưng lại nhiều người, nhiều chuột, gián và muỗi rệp. Y không ra đến ngoài, không đi chơi, không tập thể thao, vì sợ tốn thì giờ. Do thế mà sức khỏe bị bại đi. Vào một trong những phút chán nản nhất của đời y, y đã rơm rớm nước mắt bảo Thứ bằng một cái giọng nửa như oán than, nửa như buồn rầu:
- Giá bố mẹ chúng mình cứ để cho chúng mình đi chăn trâu, cắt cỏ, rồi đi cuốc đi cày lại hơn. Chỗ tiền cho chúng mình đi học, để chúng mình làm cái vốn làm ăn. Cứ vậy thì có lẽ bây giờ chúng mình đã yên thân rồi. Biết đâu chăng đã giàu? Cho chúng mình đi học thì sạt nghiệp mà chúng mình thành ra khổ. Chúng mình hóa dở dang. Chạy chọt để vào làm sở nọ, sở kia thì chúng mình lấy tiền đâu? Làm thợ thì không có nghề. Đi buôn thì không vốn. Về nhà quê làm ruộng thì chúng nó cười cho thối đầu lâu. Vả lại cuốc không hay, cày không biết, với cũng không có sức. Ngay lưng quen rồi.
Đúng vậy. Cảnh Thứ thì cũng rứa. Và đó cũng là cái cảnh chung của một số đông thanh niên, con của những nhà mới chỉ có thể gọi là hơi có máu mặt ở nhà quê, mà đã có cái hứng khởi muốn cho con vượt khỏi cuộc đời bức bối, trói buộc của ông cha. Nhưng Thứ không hoàn toàn đồng ý với Đích và San. Đã đành, nếu họ không dùng gần hết cái cơ nghiệp của nhà vào việc học, thì có lẽ bây giờ họ không đến nỗi phải chật vật trong việc mưu sinh quá thế này đâu. Nhưng họ có sung sướng hơn được tí nào chăng? Thứ không tin lắm. Y thấy cuộc đời ở nhà quê chẳng vui gì. Người nhà quê làm quần quật suốt ngày như một kẻ chung thân bị khổ sai mà chẳng có quyền nghĩ đến gì hơn, ngoài mỗi ngày mấy bữa cơm gạo đỏ như nâu, độn ngô khoai, mà họ ăn chẳng đủ no, ăn mải mốt vội vàng, như chỉ cốt ngốn thật nhiều, cho đầy bụng thì thôi, chẳng kịp biết ngon. Họ sống dò dẫm, tối tăm, nhút nhát, suốt đời chỉ những sợ cùng lo: mưa nhiều lo, nắng nhiều lo, nước lớn lo, gió to lo... Họ lo những tai họa của trời của đất, của sông, họ lo những sự nhũng nhiễu của thần thánh, quỷ ma; họ lo trộm cướp ban đêm và những trộm cướp ban ngày. Bất cứ cái gì cũng khiến họ lo, họ sợ. Họ là những người nhẫn nại đến cực độ, luôn luôn nhận mình là con sâu, cái kiến, con giun, cái dế, ai muốn dẫm lên cũng được, những kẻ bị bóc lột, đè nén, ức hiếp, đánh chửi đã quá quen rồi, nên hầu như không còn biết phẫn uất là gì. Những kẻ hiểu danh giá một cách khá buồn cười, họ có thể cho kẻ khác tát một cái để được lợi một vài hào, nhưng lại rất có thể vứt ra đôi, ba trăm để được người ta gọi là ông phó, những người luôn luôn tính toán nhưng lại tính rất nhầm, họ tiếc, không dám giết một con gà cho bố mẹ ăn, nhưng nếu bố mẹ chết đi lại rất có thể giết đến mấy con bò để làm ma thật lớn. Những người rất ngờ nghệch nhưng lại rất đa nghi, chẳng khó gì mà có thể khiến cho họ tin rằng một con cá chép vừa hóa thành một ông lão tóc bạc phơ để nói thành lời báo tin đói kém, mất mùa, nhưng đố ai phân trần được cho họ chịu rằng trồng đậu không ngăn được bệnh đậu mùa vì bệnh đậu mùa sinh ra chỉ là do một cái giống vi trùng chứ chẳng có các bà, các cô nào đi rải quả, những người đối với bề trên thì run rẩy, khúm núm, sợ sệt nhưng đối với hàng xóm thì lại thô tục, gắt gỏng, ghen ghét, độc bụng, ích kỷ cay nghiệt, nghi nan; những kẻ thích đánh vợ bằng đòn gánh và dạy con bằng roi vọt... Đàn anh thì bóp nặn, hà hiếp, gian giảo, vô liêm sỉ, chuyên sống bằng mồ hôi nước mắt của con em. Nói tóm lại, trong cách sống, trong việc mưu sinh, trong sự giao tiếp của người dưới đối với người trên, của người nọ đối với người kia chẳng có một chút gì có thể gọi là lạc thú. Bị người ta cưỡi lên đầu, lên cổ hay cưỡi lên đầu, lên cổ người ta, thì chẳng qua cũng là những kẻ dốt nát, ngu muội, bị giam hãm lâu đời trong cái khổ, trong sự tù túng và thối nát. Ngay đến cái đời của hạng người như ông Học, đủ ăn, sống yên ổn ở một chốn bán thành thị, bán thôn quê, Thứ cũng chẳng mơ ước một chút nào. Yên thân, nhưng yên thân như vậy để làm gì? Làm để có ăn, ăn để sống, sống để đợi chết... cả cuộc đời chỉ thu gọn vào bằng ấy việc thôi ư? Và có sung sướng gì cái kẻ suốt đời chỉ cởi trần trùng trục, chúi mũi vào cái cối xay bột, chẳng bao giờ dám nhìn xa hơn một chút, thu hẹp cuộc sống và sự hiểu biết của mình vào trong cái phạm vi nhỏ hẹp của mảnh đất cỏn con của mình...
San triết lý:
- Học nhiều là dại. Học là để biết. Nhưng biết làm cái quái gì. Ngu si hưởng thái bình. Biết lắm càng khổ lắm. Chúng mình thì đã được bao nhiêu? Ấy thế mà tôi dám chắc một thằng dốt đặc không bao giờ có nhiều cái khổ như chúng mình.
Vậy mà y vẫn học như thường, học đến nỗi không còn một chút thì giờ nào để nghỉ ngơi! Y có thể cãi rằng đó là vì y trót học rồi, không thể trở về, cần theo đuổi cho được một mảnh bằng giúp cho y có thể tìm một chỗ làm. Nhưng y lại đã lo lắng đến cả chuyện làm thế nào để bốn năm nữa có tiền để cho đứa con đầu lòng của y đến nhà trường... Thứ mỉm cười:
- Anh tin vào luật thừa trừ, nghĩa là ông trời ông ấy cứ nhè những người nào được hưởng học thức nhiều để phân phát cho nhiều đau khổ hay sao?
- Không phải thế. Cái khổ thì vẫn vậy. Có điều người hiểu biết nhìn rõ cái khổ của mình. Kẻ dốt nát khổ nhưng không biết rằng mình khổ. Không biết rằng mình khổ thì không khổ.
Thứ vẫn mỉm cười, nhưng nụ cười của y trở nên chế nhạo hơn. Y hỏi vặn San:
- Anh có bằng lòng làm một cục đá để sung sướng hay không!
Y tự trả lời:
- Cố nhiên không. Anh vẫn muốn làm người, làm vật sống, vẫn muốn sống như thường. Nhưng anh sống mà anh khinh sự sống. Bởi vì sống - tôi nói cái sự sống nó tự biết nó, chứ không phải cái lối sống vô tri của cỏ cây, sống tức là cảm giác và tư tưởng. Sống cũng là hành động nữa, nhưng hành động chỉ là phần phụ, có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động. Bản tính cốt yếu của sự sống chính là cảm giác và tư tưởng. Cảm giác càng mạnh, càng linh diệu, tư tưởng càng cao. Kẻ vô học cũng giống như những giống người mọi rợ, sống nông cạn, thấp kém, thô kệch hơn những kẻ có học và những người văn minh.
- Nhưng hạnh phúc?... Anh tưởng văn minh tạo cho loài người hạnh phúc ư?
- Hãy khoan nói văn minh! Ta phải tự hỏi xem nền văn minh hiện thời đã là một nền văn minh trọn vẹn chưa?... Hãy nói nguyên về sự học thôi. Tôi không nói chắc rằng học thức có thể tạo ra hạnh phúc cho loài người. Nhưng nếu quả thật nó không tạo nổi hạnh phúc cho loài người, theo như anh tưởng, thì nó cũng chẳng tạo ra đau khổ, chính anh vừa bảo thế. Nó chỉ làm người ta nhìn rõ cái khổ mà thôi. Như thế nghĩa là cái khổ vẫn có, dù người ta nhìn thấy hay không nhìn thấy. Không biết rằng chỉ là ngu muội, có phải là diệt được nỗi khổ trên đời này đâu?...
Thứ cho rằng người ta cần biết khổ, cần nhìn nhận rõ ràng cái khổ, để tìm cách diệt khổ. Nhắm mắt không phải là can đảm, cũng không phải là một phương sách tốt. Sự tìm tòi, sự suy nghĩ sẽ khiến cho nhân loại dần dần hiểu biết, và sự hiểu biết sẽ vạch ra những con đường, sẽ chỉ rõ cho người ta phải làm thế nào... Y bực tức bảo San:
- Tôi cáu vô cùng, cáu mà lại thương, lại chán nản, lại buồn khi thấy những người khổ mà không biết rằng mình khổ. Họ cam chịu quá. Họ hầu như tin rằng đời họ không thể còn đổi thay được nữa.
Y thú thật:
- Tôi quý cái học thức ít ỏi của tôi. Tôi lấy làm kiêu vì nó. Tôi nghèo, tôi khổ, tôi ốm yếu thật, nhưng nếu bảo tôi đổi cái học thức của tôi lấy cái giàu, cái sướng, cái khỏe mạnh của người dốt nát, nhất định tôi không đổi. Anh thử nghĩ kĩ mà xem. Chỉ có cái thú đọc sách cũng đã kéo lại cho chúng mình nhiều lắm...
Thứ đọc sách rất ham mê. Chỗ ở rất tiện cho việc đọc sách của y. Thường, thường sau bữa cơm chiều, San đi học tối ngay, Thứ vào buồng, đóng chặt cửa ra vào. Y buông màn sẵn, bỏ đèn vào trong màn, đọc. Y rất kín tiếng. Ở nhà ngoài, người ta khó biết y thức hay ngủ, có nhà hay đã đi chơi. Người ta có thể tự do hơn một chút.
San học về vào khoảng mười giờ. Vào giờ ấy, chỗ này đã có vẻ khuya vắng lắm. Ở nhà ngoài, tiếng nói cười im đã từ lâu. Cả nhà ông Học ngủ say rồi. Bởi cần dậy sớm nên bao giờ cũng chỉ chập tối một lát là họ ngủ. Mấy nhà chung quanh cũng vậy. Mỏi mắt, mỏi tay, úp quyển sách xuống ngực và đè bàn tay phải lên trên, Thứ nghe tiếng những con ngựa ở chuồng bên nhai cỏ kêu rạo rạo. Thỉnh thoảng một con quất cái đuôi vào cạnh sườn, đuổi muỗi, đập chân và thở hắt ra một tiếng giống như tiếng xì mũi mạnh. Có con hứng lại kêu: "Hí... hi... hi..." như một người đàn bà béo, cười nức nở... San về bằng cái lối đi ở sau nhà. Y cầm quyển vở cuộn tròn lại, đập vào lưới thép căng trên cửa sổ. Thứ thưa khẽ một tiếng, cho San biết rằng y còn thức. Y trỗi dậy, lê ra cạnh giường, buông thõng chân xuống đất, tìm đôi guốc. Y rón rén đi thật nhẹ chân. Mở cái cửa buồng ra, y thấy nhà ngoài vẫn còn đèn. Người u em đang ngồi vá áo dưới đất, ngay chỗ cửa ra, ngẩng lên một thoáng rồi lại cúi xuống, im lặng vá. Thứ có cảm tưởng như thị vá, chỉ vì đêm dài quá, không sao ngủ hết, cũng như bà ngoại y thường bắt rận vào những đêm mùa rét, vì không ngủ được. Y đưa mắt nhìn nhanh về phía giường vợ chồng ông Học. Nhưng màn buông kín mít... Những tiếng ngáy lớn và nhỏ, đều đều đưa ra...
San như ngượng về cái chỗ đêm nào Thứ cũng phải đợi, mở cổng cho y. Y hỏi:
- Anh chưa ngủ hay sao mà tôi vừa đập cửa anh đã biết ngay?
- Tôi còn đang xem sách.
- May quá nhỉ! Giá anh lại thiu thiu sắp ngủ rồi, mà phải dậy thì phiền anh quá!
Y bảo thứ cứ về buồng trước, để y đóng cổng. Về đến buồng, y vừa cởi quần áo, vừa nhăn nhở:
- Hôm nay, tôi gặp chuyện này hay lắm...
- Chuyện gì?
- Để tôi đóng cửa buồng đã nhé!
Y ra đóng cửa buồng. Rồi y vào giường, nằm bên cạnh Thứ, nhõng nhẹo, kể khe khẽ với Thứ việc một gái ăn sương đã ngăn y lại, giữa một con đường tối trong vườn bách thảo và gạ gẫm y như thế nào...
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!